3.2.8.3.Thực hiện công tác quản lý sau đầu tư theo phong cách riêng của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nộ

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 128 - 133)

II. Tình hình tài chính

3.2.8.3.Thực hiện công tác quản lý sau đầu tư theo phong cách riêng của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nộ

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi sử dụng các công trình nhà ở do Tổng công ty làm chủ đầu tư

+ Chủ động xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như nhà trẻ, trường học, công viên, v.v. để hoàn chỉnh hạ tầng xã hội đảm bảo kịp thời phục vụ người dân tại các dự án.

+ Thực hiện quản lý, vận hành các dự án ngay khi các dự án đang được triển khai xây dựng, bảo đảm tốt hạ tầng cơ sở và công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh , công viên, thực hiện các công tác bảo trì, bảo dưỡng kịp thời, không để xảy ra tình trạng cơi nới trái phép, giữ gìn an ninh trật tự v.v.

3.2.8.4. Tổ chức tốt mặt bằng thi công:

Tạo ra hành lang vận chuyển vật tư, vật liệu tới chân công trình trong điều kiện tốt nhất để giảm thiểu chi phí trong khâu vận chuyển vật tư thiết bị, vật liệu đến chân công trình thi công, tránh được các rủi ro có thể xảy ra như đổ vỡ, hư hỏng máy móc vật tư.

3.2.8.5. Phát huy tối đa năng lực máy móc thiết bị hiện có:

xuất, hiện nay lực lượng máy móc của Tổng công ty còn hạn chế đặc biệt khi đấu thầu cạnh tranh với các Tổng công ty lớn, nhưng lại rất linh hoạt và phù hợp với việc thi công các công trình vừa và nhỏ, đội ngũ công nhân viên vận hành thành thạo. Hiện nay số lượng thiết bị máy móc thi công của Tổng công ty nếu thi công những công trình vừa và nhỏ thì có thể đáp ứng đủ và tốt, hầu hết các thiết bị đều đã khấu hao ở giai đoạn cuối có nhiều thiết bị đã hết thời gian khấu hao do vậy việc tận dụng thiết bị thi công để giảm chi phí là rất có thể thực hiện tốt.

3.2.8.6. Giảm chi phí từ khâu tiết kiệm vật tư, vật liệu trong thi công và trong sản xuất

+ Trong thi công xây lắp ngoài vật liệu chính như gạch, sắt thép, xi măng còn

nhiều vật liệu khác, như các loại phụ gia trong khoan nhồi, xăng, dầu trong vận hành máy, các thiết bị vệ sinh trong nội thất, ... nói chung các vật liệu này rất dễ thất thoát tự nhiên như xi măng tự động đông cứng do bảo quản không tốt, sắt thép han rỉ do bảo quản, còn có những thất thoát đáng kể trong sử dụng như rơi vỡ, lắp ghép sai kích cỡ do không nghiên cứu kỹ bản vẽ, thất thoát do các tác động xã hội như trộm cắp vật tư, ăn bớt vật tư trong thi công...

+ Để lấp kín những rủi ro trên nhằm tiết kiệm triệt để chi phí trong thi công đòi hỏi Tổng công ty phải xây dựng định mức kỹ thuật phù hợp với định mức kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành và rà soát với điều kiện thi công tại công trường, đặc biệt là định mức xăng dầu và tỷ lệ hư hao của các loại vật liệu dễ vỡ như gạch ngói. Xây dựng quy trình kiểm tra giám sát việc sử dụng vật tư tại công trình.

+ Kiểm tra chặt chẽ giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá nhập khẩu, giá mua trong nước phải sát với giá thị trường tại thời điểm mua.

3.2.8.7. Thực hiện khoán chi phí cho các gói thầu nhỏ đến các đội sản xuất:

Tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, tăng số lượng cán bộ trực tiếp thi công ngoài công trường nhằm phát hiện ra ngay các sai sót trong thi công để chỉnh sửa kịp thời từ đó giảm được chi phí, khắc phục sai sót sau khi thi công.

3.2.8.8. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng thành viên và các đội sản xuất đặc biệt là các đội trưởng và các giám đốc xí nghiệp. xuất đặc biệt là các đội trưởng và các giám đốc xí nghiệp.

tốt. Quan tâm một cách tối đa trong điều kiện có thể, có chính sách phù hợp về việc hiếu hỉ đối với người lao động. Tổ chức tốt các kỳ nghỉ để người lao động có đủ sức khỏe và tinh thần an tâm công tác sản xuất của đơn vị.

3.2.9.9. Phát huy nội lực

Bằng cách đẩy mạnh phong trào sáng tạo, phát huy sáng kiến trong tổ chức thi công cải tiến khoa học kỹ thuật, cải tiến máy móc thiết bị thi công, tìm tòi các giải pháp thi công thích hợp cho từng gói thầu ở các địa bàn khác nhau và các tầng địa chất khác nhau. Khuyến khích các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng và tính khả thi cao để đưa vào ứng dụng trong sản xuất của các đơn vị nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành và tăng hiệu quả kinh tế.

3.2.8.10. Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp đối với các Công ty con

+ Tổng công ty cần tiếp tục kiện toàn người đại diện phần vốn, Ban kiểm soát; + Quản lý tài chính các Doanh nghiệp: cần xây dựng Quy chế hợp tác, phối hợp giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, cơ chế thu chi nội bộ hợp lý;

+ Xem xét các năng lực của các đối tác chiến lược để nâng cao năng lực các Công ty liên doanh.

+ Vận dụng tối đa kinh nghiệm, năng lực phát huy sức mạnh nội sinh, tăng cường sức cạnh tranh của từng công ty thành viên, xây dựng cơ chế liên doanh liên kết khả thi, hiệu quả trong việc sử dụng sản phẩm - dịch vụ - công nghệ - thiết bị - lao động - kỹ thuật lẫn nhau giữa các công ty thành viên.

KẾT LUẬN

Lịch sử kinh tế thị trường cho thấy cạnh tranh là một tất yếu khách quan, một động lực của tăng trưởng kinh tế. Tham gia cạnh tranh và thắng lợi trong cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Bới vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội nói riêng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Những phân tích về năng lực cạnh tranh cuả Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội cho thấy:

Thứ nhất: Là một doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực chính là xây

dựng và kinh doanh bất động sản, Tổng công ty đã năng động sáng tạo để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu khi mới thành lập, sau hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty kịp thời có những quyết sách đúng đắn củng cố năng lực cạnh tranh để tự đứng vững trong cơ thị trường. Từng bước đi lên khẳng định thương hiệu của mình và trở thành một trong những Tổng công ty lớn, vững mạnh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở và và hạ tầng đô thị ở Hà Nội, và trên phạm vi cả nước. Điều đó được thể hiện ở các dự án, các công trình do Tổng công ty đã và đang tham gia triển khai thực hiện. thương hiệu HANDICO đã dần khẳng định và được nhiều người biết đến.

Thứ hai: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Tổng công ty vẫn còn tồn tại

một số hạn chế cần khắc phục như máy móc thiết bị chưa đồng bộ và hiện đại, nguồn nhân lực cần phải bổ sung và đào tạo lại, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý vẫn đang ở giai đoạn ổn định và hoàn thiện có tác động ít nhiều đến hiệu quả hoạt động chung của Tổng công ty.

Thứ ba: Để tiếp tục tăng trường và phát triển bền vững, Tổng công ty cần

phấn đấu giải quyết các hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện thành công các giải pháp mang tính chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng công ty sẽ có đủ điều kiện để nắm bắt các cơ hội và đối mặt với thách thức của nền kinh tế đất nước, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ tư: Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế gay gắt, có rất nhiều

vấn đề mà một doanh nghiệp đơn lẻ không thể làm được. Điều đó nghĩa là, trong khi phải ngày càng tham gia và thực hiện mở cửa theo các cam kết quốc tế, Nhà Nước cần tranh thủ mọi khả năng có thể để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản nói riêng, giúp các doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia hiệu quả vào thị trường trong nước và thế giới.

Với nhưng nội dung về định hướng, mục tiêu và giải pháp chiến lược lớn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội bản chiến lược này sẽ là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý và chỉ đạo điều hành hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai vì lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động và của toàn xã hội.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là một đề tài bao quát nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Do vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng, những gì đạt được trong luận văn tác giả quan niệm mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, đóng góp những kết quả nhỏ bé vào sự phát triển và thịnh vượng của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 128 - 133)