Kinh nghiệm của Tập đoàn Nam Cường.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 56 - 59)

1.2.3.3.Các lực lượng tham gia cạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường

1.3.2.Kinh nghiệm của Tập đoàn Nam Cường.

Mùa xuân năm 1984, với tên gọi ban đầu là Tổ hợp dịch vụ vận tải Xuân Thủy, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải thủy nội địa các mặt hàng phân bón, xi măng, sắt thép phục vụ cho nhu cầu các tỉnh miền Bắc – Việt Nam. Sau 10 năm hoạt động, Tổ hợp dịch vụ vận tải Xuân Thủy được đổi tên thành Công ty TNHH Nam Cường vào năm 1994. Năm 1996, công ty được đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Nam Cường. Năm 1998 Công ty đổi tên thành Công ty Thương mại và Du lịch Nam Cường. Từ năm 2001, Công ty Thương mại – Du lịch Nam Cường tăng số vốn điều lệ lên 1.111 tỷ đồng và hoạt động theo giấy phép đăng ký số 07020000148 do sở kế hoạch Đầu tư Tỉnh Nam Định cấp. Ngày

25/01/2008, Chính thức đổi tên thành Tập đoàn Nam Cường

Tiếp nối những thành công từ các dự án đầu tư tổ hợp khách sạn, thương mại, du lịch... tại Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định..., Tập đoàn Nam Cường đã nhanh chóng vận dụng, nắm bắt chủ trương của Đảng và Nhà nước thực hiện các dự án có quy mô và tầm cỡ lớn hơn.

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư đã tận dụng chính sách đổi đất lấy hạ tầng để có thể nhanh chóng tiếp cận với thị trường địa ốc "Hà Nội mới" trong bối cảnh diễn ra sự ganh đua quyết liệt để giành quyền phát triển dự án. Cách làm phổ biến là nhà đầu tư bỏ tiền xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch theo hình thức xây dựng-chuyển giao (BT). Đổi lại, nhà đầu tư được giao lại diện tích đất có giá trị tương đương để xây dựng đô thị và công trình thương mại.

Tập đoàn Nam Cường đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực "Hà Nội mới" thông qua phương thức đổi đất lấy hạ tầng. Nam Cường mở đầu chiến dịch kinh doanh địa ốc tại "Hà Nội mới" bằng dự án đầu tư trên 3.000 tỷ đồng xây dựng tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông nối đường Vành đai 4 với đường Lê Văn Lương kéo dài của "Hà Nội cũ". Đổi lại, Nam Cường được giao khoảng 190 ha đất tại xã Dương Nội, TP Hà Đông, để xây dựng khu đô thị đồng bộ, gồm khu chung cư, biệt thự, khách sạn, văn phòng, bệnh viện quốc tế, chợ đầu mối.

Vượt qua những khó khăn, thách thức, kết thúc năm 2010 kết quả sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội có sự tăng trưởng đáng kể trên tất cả các lĩnh vực.

Trong bối cảnh các khó khăn về việc thay đổi chính sách của của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thắt chặt tính pháp lý cũng như giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư tham gia thị trường kinh doanh bất động sản. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn đã dần đi vào ổn định và thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước, tạo niềm tin cho khách hàng khi tham gia đầu tư các sản phẩm của Tập đoàn. Trong năm mặc dù thị trường BĐS trầm lắng do nhiều nguyên nhân tuy nhiên tập đoàn đã triển khai thành công nhiều chương trình bán hàng. Đặc biệt là việc mở bán gần 1000 căn hộ chung cư khu CT7, CT8, HH2 tại khu ĐTM Dương Nội theo hình thức bốc thăm để người tiêu dùng được mua trực tiếp từ Chủ đầu tư đã tạo được tiếng vang rất lớn không chỉ tại TP Hà Nội mà còn đối với cả nước, được giới truyền

thông, người dân đánh giá là bước đột phá trong kinh doanh và là Chủ đầu tư đầu tiên trực tiếp bán chung cư giá gốc đến tay khách hàng. Kết quả doanh thu từ kinh doanh bất động sản các dự án đạt 96% chỉ tiêu kế hoạch đề ra và vượt 30% so với năm 2009.

Song song với việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt, Tập đoàn tiếp tục trú trọng công tác phát triển đầu tư các dự án mới. Đến nay đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án Đường 70 (Ngọc Trục - Biển Sắt – Láng Hoà Lạc) theo hình thức BT và dự án hoàn vốn Khu ĐTM Cửa Ô phía Tây, hoàn thiện và trình duyệt quy hoạch 1/500 dự án Tổ hợp Khu du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp Phú Quốc – Nam Cường, đang thực hiện việc phê duyệt dự án nước khoáng Thạch Khôi. Tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng điều chỉnh dựa án đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc – Nam tỉnh Hà Tây cũ nay là thành phố Hà Nội và các đô thị hoàn vốn theo định hướng quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội.

Năm 2010, Tập đoàn Nam Cường tiếp tục đầu tư triển khai thi công đồng loạt hệ thống đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương Hà Nội, Hải Dương, Nam Định. Tổng số các công trình hạ tầng đã thực hiện triển khai năm 2010 là gần 100 công trình, dự án với khối lượng 45,5 km đường các loại tương ứng 517.500m2 (gấp 5 lần dự án đường Lê Văn Lương kéo dài nối với đường trục phía Bắc quận Hà Đông có chiều dài 8,1km). Tổng khối lượng thi công đạt được đến lớp Subase là: 350.000 m2, tổng khối lượng thi công hoàn thiện đến bê tông nhựa là: 270.000 m2, tổng khối lượng thi công đắp cát đến lớp K98 là: 167.500 m2.

Tiêu biểu trong công tác triển khai thi công trong năm 2010 là chiến dịch thi công hoàn thiện tuyến đường trục phát triển kinh tế phía Bắc quận Hà Đông và Tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Kết quả đạt được là cả 02 công trình đã được UBND Thành phố Hà Nội gắn biển công trình 1000 năm Thăng Long Hà Nội, một lần nữa thương hiệu Nam Cường được khẳng định, uy tín và vị thế của Tập đoàn được nâng cao trên địa bàn thủ đô cũng như trong cả nước.

Năm 2010 Tập đoàn Nam Cường tiếp tục thực hiện thi công các dự án, công trình chung cư cao tầng, khách sạn, văn phòng, các khu nhà biệt thự, liền kê lần lượt được triển khai, kết quả đạt được như sau: Hoàn thành thi công trên 4000 cọc khoan

nhồi đường kính D800 đến D1400 của 28 Block nhà chung cư. Thi công hoàn thiện các hạng mục đài móng và tầng hầm của 20 Block chung cư tại khu ĐTM Dương Nội và khu ĐTM Cổ Nhuế tương ứng: 24.000 m2 xây dựng hoàn thành. Có rất nhiều công trình dự án đã đạt và vượt tiến độ như: cụm chung cư CT08 đến nay đã thi công đến tầng 10, cụm chung cư CT07 đang thi công đến tầng 01 của 10 Block, chung cư CT01 tại Khu ĐTM Cổ Nhuế thi công xong phần xây thô 14 tầng... Chi phí đầu tư trực tiếp các dự án đạt: 70% kế hoạch, nộp ngân sách nhà nước: 250 tỷ đồng.

Trong quá rình triển khai các dự án, Ban Lãnh đạo Tập đoàn luôn xác định công tác GPMB giữ vai trò then chốt để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Mặc dù đây là vấn đề nhạy cảm và khó khăn không chỉ của riêng các doanh nghiệp thực hiện dự án mà còn là khó khăn chung của các cơ quan nhà nước thực hiện công tác GPMB. Tuy nhiên với kinh nghiệm GPMB đã thực hiện trong những năm qua tại các dự án của Tập đoàn cùng với sự chỉ đạo sâu sát từ HĐQT, Ban Tổng giám đốc và sự phối hợp nhuần nhuyễn của các bộ phận chức năng trong Tập đoàn, công tác GPMB đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Tổng diện tích đã được GPMB tại tất cả các dự án trong năm 2010 là khoảng 159ha. Tiêu biểu là việc hoàn thành cơ bản GPMB phần còn lại tại khu A - Khu ĐTM Dương Nội, đặc biệt là hoàn thành công tác GPMB tại dự án tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài, điểm nhấn quan trọng nhất chính là tại nút giao với đường Khuất Duy Tiến (với 182 hộ dân) góp phần quan trọng trong việc thi công hoàn thành dự án đúng dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Không chỉ tăng trưởng về kết quả sản xuất kinh doanh, Nam Cường cũng được đánh giá là một trong số những doanh nghiệp tư nhân làm tốt công tác đoàn thể và hoạt động xã hội. Năm qua quỹ Quỹ Trái tim nhân hậu của Tập đoàn đã dành nhiều tỷ đồng để ủng hộ người ngèo, ủng hộ nhân dân miền Trung bị lũ lụt, ủng hộ xây dựng cầu qua sông Pôkô và rất nhiều các hoạt động từ thiện khác.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 56 - 59)