Những nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 42 - 47)

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.3.1. Những nhân tố bên trong

* Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức quản trị Doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phân khác nhau có mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Được chuyên môn hóa, được giao cho những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực

hiện chức năng quản trị Doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Năng lực tài chính

Trong một Doanh nghiệp, nguồn lực tài chính là vấn đề không thể không nhắc đến bởi nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng và nó quyết định đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước hết, nguồn lực tài chính của Doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn khác phục vụ sản xuất kinh doanh và sử dụng các nguồn vốn đó một cách có hiệu quả. Quy mô vốn tự có phụ thuộc vào tiền vốn đóng góp ban đầu và quá trình tích lũy hàng năm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm cao, phần lợi nhuận để lại tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ lớn và quy mô sẽ tăng. Doanh nghiệp có quy mô vốn tự có lớn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính và chiếm được lòng tin của nhà cung cấp, nhà đầu tư và khách hàng. Doanh nghiệp nên có kế hoạch tăng vốn tự có lên một mức nhất định đủ để đảm bảo khả năng thanh toán nhưng vẫn đủ kích thích để doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy tài chính khi cần thiết nhằm làm tăng lợi nhuận.

Trong sản xuất kinh doanh, để đáp ứng các yêu cầu về đồng vốn, Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn, chiếm dụng tạm thời của các nhà cung cấp, hoặc khách hàng, vay các tổ chức tài chính hoặc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Khả năng huy động vốn của Doanh nghiệp phụ thuộc vào chỉ số tín nhiệm, niềm tin, mối quan hệ của Doanh nghiệp với các bên cung ứng vốn và sự phát triển của thị trường tài chính. Nếu thị trường tài chính phát triển mạnh, tạo được nhiều kênh huy động với những công cụ phong phú sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển cho Doanh nghiệp. Lựa chọn phương thức huy động vốn hợp lý hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho Doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính để thực hiện chiến lược cạnh tranh.

Bên cạnh đó, để đánh giá năng lực tài chính của một Doanh nghiệp cũng cần xem xét kết cấu vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu kết cấu vốn hợp lý sẽ có tác dụng đòn bẩy góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn nhưng vẫn không mạnh, đó là do kết cấu tài sản và nguồn vốn không phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh, Doanh

nghiệp đó chưa biết cách khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình. Ngược lại, có những Doanh nghiệp có quy mô vốn không lớn nhưng vẫn được coi là mạnh vì Doanh nghiêp đó đã duy trì được tinh trạng tài chính tốt, biết cách huy động được những nguồn tài chính thích hợp để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Một Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, do vậy sẽ giữ vững và nâng cao được sức cạnh tranh và củng cố vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường.

*Máy móc thiết bị và kỹ thuật công nghệ.

Công nghệ kỹ thuật và máy móc thiết bị là một bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định, nó là những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của Doanh nghiệp, là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh. Nếu công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ thấp kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm. làm tăng các chi phí sản xuất, sản phẩm của Doanh nghiệp sẽ không đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh môi trường, chất lượng sản phẩm sẽ không đồng đều, kém tính thống nhất, do vậy sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong nước và hàng ngoại nhập, Doanh nghiệp sẽ phải thua ngay trên sân nhà, sản phẩm không thể xuất khẩu, tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

Để đánh giá về năng lực công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị có thể dựa vào một số đặc tính như sau:

- Tính hiện đại của công nghệ kỹ thuật: Biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất, năm sản xuất, công nghệ thiết kế, giá trị còn lại của thiết bị.

- Tính đồng bộ: Thiết bị đồng bộ là điều kiện đảm bảo sự phù hợp giữa công nghệ, thiết bị với phương pháp sản xuất, với chất lượng và độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra.

- Tính hiệu quả: Thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị công nghệ sẵn có để phục vụ chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.

máy móc thiết bị công nghệ phải thích ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng giai đoạn, từng phương án sản xuất kinh doanh, nếu máy móc thiết bị công nghệ không được sử dụng một cách linh hoạt và chậm đầu tư đổi mới thì sẽ không đảm bảo được năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cùng với máy móc thiết bị, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực canh tranh của doanh nghiệp. Theo M. Porter mỗi doanh nghiệp phải làm chủ hoặc ít ra là có khả năng tiếp thu các công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Không chỉ đơn giản là việc có được công nghệ tốt mà điều quan trọng hơn là khả năng áp dụng và làm chủ được công nghệ, đó mới là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. Để dáp dụng và làm chủ được công nghệ, các Doanh nghiệp phải kết hợp nhiều yếu tố khác nữa. Người đi đầu vào thị trường công nghệ mới chưa chắc là người chiến thắng. Người chiến thắng là ngưởi biết biết làm thế nào để đưa công nghệ đó áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp.

Vậy có thể khẳng định một Doanh nghiệp với hệ thống công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị tiến tiến hiện đại, cộng với khả năng quản lý tốt sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ và đảm bảo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

* Nguồn nhân lực

Trong sản xuất kinh doanh yếu tố con người là vô cùng quan trọng đối với hoạt động của mỗi Doanh nghiệp, để quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết phải làm tốt công tác về quản lý nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực không đảm bảo về số lượng và chất lượng là nguyên nhân dẫn đến làm giảm sút năng suất và chất lượng sản phẩm. Nếu làm tốt công tác quản lý nguồn nhân lực là con đường dẫn tới thành công của các doanh nghiệp bởi quản lý nguồn nhân lực giúp Doanh nghiệp khai thác được mọi tiềm năng của người lao động đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp đó, sử dụng chi phí tiền lương một cách hiệu quả nhất, ngăn chặn mọi sự di chuyển lao động ra khỏi doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đối với từng vị trí làm việc.

cần giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong thu thập và xử lý thông tin, sáng suốt dự báo và ứng phó với các biến động của thị trường. Chất lượng nguồn nhân lực của Doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp đó, nếu một Doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì Doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Là những người vạch ra các chiến lược kinh doanh, trực tiếp điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của một Doanh nghiệp. Những thành viên của ban lãnh đạo cần có kinh nghiệm, biết cách động viên sức mạnh tập thể cùng phấn đấu cho sự nghiệp phát triển chung của Doanh nghiệp.

- Cán bộ quản trị cấp trung gian và cấp cơ sở: Là những người trực tiếp điều hành và thực hiện các kế hoạch, phương án, chiến lược kinh doanh do ban lãnh đạo đề ra. Họ góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của Doanh nghiệp. Họ cần thành thạo chuyên môn nghiệp vụ và có kinh nghiệm quản lý, năng động, có khả năng ra quyết định và tham mưu tốt cho ban lãnh đạo.

- Đội ngũ công nhân: Để đứng vững trên thị trường không chỉ cần đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi mà cần có đội ngũ công nhân lành nghề, trung thực, sáng tạo và hăng say với công việc. Họ là những người trực tiếp tạo ra những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, lòng hăng say nhiệt tình làm việc có trách nhiệm của họ là yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.

* Khả năng liên doanh liên kết của Doanh nghiệp.

Liên doanh liên kết là sự kết hợp hai hay nhiều pháp nhân kinh tế khác nhau để tạo ra một pháp nhân mới có sức mạnh tổng hợp về kinh nghiệm, máy móc thiết bị, công nghệ và nguồn tài chính. Đây là một trong những yếu tố đánh giá năng lực của Doanh nghiệp. Nhất là đối với những Doanh nghiệp thường tham gia thực hiện các dự án với quy mô lớn, nhưng trên thực tế những yêu cầu đôi khi vượt quá khả năng của một doanh nghiệp đơn lẻ trong cạnh tranh. Để đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, tăng năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp, vấn đề mở rộng các quan hệ liên doanh liên kết dưới nhiều hình thức thích hợp là giải pháp quan trọng

và cần thiết. Qua đó doanh nghiệp có thể đáp ứng một cách toàn diện những yêu cầu của khách hàng hoặc của dự án có quy mô lớn và có mức độ phức tạp cao.

Liên doanh liên kết có thể thực hiện theo chiều ngang, tức là Doanh nghiệp sẽ liên kết với các Doanh nghiệp cùng ngành để đảm nhận và thực hiện các đơn hàng hoặc dự án lớn. Liên kết theo chiều dọc là hình thức liên kết với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu đầu vào hoặc các đơn vị cung cấp trang thiết bị cho sản xuất, nhờ đó có thể tạo ra sự ổn định trong sản xuất và làm giảm giá thành của sản phẩm. Dù liên doanh, liên kết dưới bất cứ hình thức nào thì các Doanh nghiệp đều dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

Liên doanh liên kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất, minh bạch trong chi tiêu và góp phần phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa sâu, đăc biệt là khai thác được những thế mạnh, khắc phục những điểm yếu, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp.

* Khả năng sản xuất của doanh nghiệp

Khả sản xuất là yếu tố quan quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Khả năng sản xuất của doanh nghiệp thường tập trung vào các vấn đề năng lực sản xuất như quy mô, mô hình quản lý, cơ cấu, trình độ kỹ thuật, hình thức tổ chức sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Các nhân tố trên tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như thời hạn sản xuất, chất lượng kỹ thuật, đáp ứng và thỏa mãn về cầu của sản phẩm đối với khách hàng. Đây là điều kiện không thể thiếu để tạo ra lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w