Cơ cấu tổ chức của Tổng côngty

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 70)

- Quan tâm, chăm sóc người lao động bằng các chính thưởng, lương, bảo hộ

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘ

2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng côngty

Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, được thành lập trên cơ sở sát nhập 17 doanh nghiệp trực thuộc các Sở khác nhau của Hà Nội như Xây Dựng; Sở Địa chính - Nhà đất; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; Liên hiệp các công ty lương thực, và các Công ty kinh doanh & phát triển nhà thuộc các Quận, Huyện: Ba Đình; Hoàn Kiếm; Hai Bà Trưng; Thanh trì,.v.v. Đây là những Công ty có quy mô, tính chất và, trình độ quản lý khác nhau. Đến nay qua quá trình hình thành và phát triển, Tổng công ty đã có 63 đầu mối với các đơn vị, doanh nghiệp có quy mô và loại hình khác nhau như; một số Công ty mà Tổng công chiếm giữ 100% vốn điều lệ, một số Công ty mà ở đó Tổng công ty nắm giữ phần vốn chi phối, nhưng có những Công ty mà ở đó Tổng công ty chỉ tham gia góp vốn phần nhỏ trong tổng số vốn điều lệ. Do vậy làm thế nào để Tổng công ty đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội có thể quản lý điều hành các doanh nghiệp thành viên một cách thống nhất và hiệu quả. Thực hiện luật Doanh nghiệp, năm 2007 Tổng công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con, trong một thời gian thực hiện mô hình Mẹ - Con, Tổng công ty đã bộc lộ những bất cập trong công tác quản trị điều hành, mối quan hệ giữa Tổng công ty và các Công ty thành viên không còn phù hợp với phương pháp mệnh lệnh hành chính theo mô hình Tổng công ty 90 như trước đây nữa, các đơn vị thành viên hoạt động độc lập theo luật doanh nghiệp, các công ty CP đã có đại hội đồng cổ đông tự quyết định cơ cấu tổ chức và định huớng phát triển của Doanh nghiệp mình, vai trò của Tổng công ty như một tổ chức quản lý cấp trên không còn phù hợp, với mô hình như hiện nay Tổng công ty cũng là một đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh như các đơn vị thành viên khác, do vậy trong quá trình quản lý điều hành của Tổng công ty có đôi lúc lúng túng, chậm trễ trong những quyết sách lớn, làm mất cơ hội kinh doanh và làm giảm sút uy tín với khách hàng và các đối tác.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 70)