một số lỗi sử dụng tiếng việt trên báo phụ nữ việt nam

124 3.6K 12
một số lỗi sử dụng tiếng việt trên báo phụ nữ việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ có thể tồn tại dưới hai dạng: âm thanh và chữ viết. Khi chữ viết ra đời, tuy không thể thay thế cho ngôn ngữ nói nhưng nú cú những ưu thế riêng và ngày càng đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống. Chữ viết xuất hiện trờn cỏc tác phẩm văn học, các văn bản cá nhân, các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, v.v. Ra đời từ thế kỷ XVI, báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng vô cùng phổ biến, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì có thể nói báo chí là phương tiện thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất và có nhiều công chúng nhất. Ở nhiều nước trên thế giới, người ta gọi báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư - nghĩa là chỉ đứng sau “tam quyền” của bộ máy chính quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đõy là kiểu quyền lực không quy định thành văn bản mà được tạo ra từ công luận xã hội. Đó là cách tôn vinh vai trò, sức mạnh của báo chí. Báo chí tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của con người, là động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Với việc truyền tải lượng thông tin lớn hàng ngày, người đọc báo có thể tiếp nhận tin tức, bắt chước, làm theo những trào lưu trên báo chí. Vì vậy việc sử dụng ngôn từ trên báo chí cần được chú trọng, chính xác, chuẩn mực. Giáo sư John Hohenberg (Đại học báo chí Columbia) đã khẳng định: “Không thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được. Ngôn ngữ ở đây phải truyền tải được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới nhân dân càng hữu hiệu 1 càng tốt. Cũng không thể hạ giá văn phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ của độc giả có học thức, nếu không báo chí mất ngay sự kính trọng của quần chúng. Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc bén thêm ý nghĩa của các sự kiện. Vì thế sự kiện và sự chuẩn xác phải đi đôi với nhau” [44;11]. Vậy liệu việc sử dụng tiếng Việt trên báo chí hiện nay đã hợp chuẩn mực chưa? Điều này có ảnh hưởng gì đến khả năng truyền đạt tư tưởng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Ngôn ngữ báo chí tác động như thế nào đến việc sử dụng ngôn từ trong cuộc sống hiện nay từ trong khoa học đến cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, đối với nữ giới những vấn đề trên có tác động như thế nào qua tờ báo được coi là cơ quan ngôn luận của nữ giới Việt Nam. Đó cũng là lí do chúng tôi chọn “Một số lỗi sử dụng tiếng Việt trờn bỏo Phụ nữ Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Vấn đề chuẩn ngôn ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của ngành ngôn ngữ học và của nhiều nhà khoa học ngôn ngữ. Các công trình nghiên cứu về chuẩn ngôn ngữ cũng như liên quan đến lỗi ngôn ngữ cú cỏc tác phẩm như “Tiếng Việt thực hành” của nhóm tác giả Bùi Minh Toỏn, Lờ A, Đỗ Việt Hựng, cựng công trình “Tiếng Việt thực hành” của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp. Tác giả Hà Quang Năng với công trình nghiên cứu “Từ điển lỗi dùng từ” , tác giả Cao Xuân Hạo với “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục”. Nhóm tác giả Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tụ Đỡnh Nghĩa đã nêu lên “Lỗi từ vựng và cách khắc phục”, tác giả Lê 2 Trung Hoa với “Lỗi chính tả và cách khắc phục”. Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thiện Nam về “Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan” đã nêu lên những lỗi ngữ pháp mà người nước ngoài học tiếng Việt mắc phải. Nguyễn Linh Chi cũng có công trình tìm hiểu “Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt”. Việc nghiên cứu ngôn ngữ trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng cũng thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Luận án tiến sĩ của Hà Văn Hậu “Mạch lạc trong một số văn bản phóng sự báo in”. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hoà “Nghiên cứu diễn ngôn về chính chị - xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và Tiếng Việt”. Luận án thạc sĩ của Bùi Trọng Ngoãn “Sự chi phối của hiện thực được nói tới đối với các loại hình văn bản viết về tham nhũng trong tuần báo pháp luật”. Cỏc công trình đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lí luận của báo chí nhìn từ góc độ ngôn ngữ chưa xuất hiện nhiều. Chẳng hạn, có “Ngôn ngữ báo chí” của Hoàng Anh, “Tác phẩm báo chí” của Nguyễn Văn Dũng đề cập đến lỗi ngôn ngữ, đặc điểm về ngôn ngữ trong từng thể loại báo chí. Các tác giả như Đinh Hường với công trình “Các tác phẩm thông tấn”, Trần Quang với “Các tác phẩm báo chí chính luận”, Nguyễn Xuân Sơn với “Các tác phẩm báo chí chính luận” đều có nhắc đến việc sử dụng từ ngữ trong thể loại báo chí nhưng không đi sâu. Công trình “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào và “Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Đức Dân nghiên cứu tương đối trọn vẹn về vấn đề ngôn ngữ báo chí. 3 Tác phẩm “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào đã tìm hiểu những vấn đề cụ thể như: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong cách báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học; kí hiệu khoa học; ngôn ngữ tớt bỏo…[44; 5]. Cụng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Dân đề cập đến những nội dung cơ bản của ngôn ngữ báo chí như: đặc điểm ngôn ngữ báo chí, thông tin chìm trong báo chí và kĩ thuật xây dựng thông tin chìm bằng các thao tác ngôn ngữ cụ thể, ngôn từ của nhà báo và các yêu cầu về lụgớc diễn đạt trong báo chí. Ngoài ra, chuyên luận còn đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm và khả năng hoạt động của tiếng Việt trên báo chí, chỉ ra những kĩ năng sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả [44; 3]. Tuy nhiên, việc xem những vấn đề từ vựng trên báo chí như đối tượng trung tâm thì chưa được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Vì vậy, luận văn này trên cơ sở những công trình đã được công bố và quan điểm chủ quan, chúng tôi sẽ xin làm nổi bật một số lỗi về sử dụng tiếng Việt trờn bỏo “Phụ nữ Việt Nam”. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lỗi sử dụng tiếng Việt thường gặp trên báo chí hiện nay. Trong đó đối tượng khảo sát là những bài báo được đăng tải trờn bỏo “Phụ nữ Việt Nam” với việc sử dụng từ, câu, chữ, v.v. chưa phù hợp với chuẩn chung của tiếng Việt. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đề tài: Khảo sát một số lỗi sử dụng tiếng Việt trờn bỏo “Phụ nữ Việt Nam”. Phạm vi tư liệu: Khảo sát lỗi chủ yếu trờn cỏc số báo năm 2010 trong đó chú trọng từ số 50 đến số 110. 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Về mặt lí thuyết: Luận văn sử dụng lí thuyết chung trong việc sử dụng tiếng Việt như ở các giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, từ vựng tiếng Việt, ngữ âm tiếng Việt để làm rõ những hiện tượng chưa tốt trong cách sử dụng tiếng Việt trên báo chí. - Về mặt thực tiễn: Luận văn khảo sỏt cỏc lỗi và những hiện tượng chưa thống nhất trong cách sử dụng tiếng Việt trên một tờ báo cụ thể để chỉ ra tại sao một số chỗ sai sót khiến cho bài báo trở nên khó hiểu hoặc có thể hiểu nhầm, từ đó gợi ý một số biện pháp khắc phục. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp cơ bản sử dụng trong luận văn: 5.1. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê áp dụng cụ thể vào việc thu thập, thống kê các lỗi sử dụng tiếng Việt trên các số báo “Phụ nữ Việt Nam” được khảo sát. 5.2. Phương pháp phân tích Luận văn sử dụng phương pháp này mục đích để phân loại ngữ liệu thu thập được thành các tiểu loại dùng cho việc nghiên cứu. 5 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp này giúp phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt trong số các kiểu lỗi thu nhận được. 5.4. Phương pháp quy nạp Luận văn tiến hành theo phương pháp quy nạp: Từ các lỗi khảo sát được trên thực tế rút ra kết luận thoả đáng và cần thiết. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Về mặt lí luận, luận văn sẽ có tác dụng phát hiện một số khuynh hướng chung trong việc sử dụng ngôn ngữ, qua đó có thể góp phần vào việc xây dựng chuẩn ngôn ngữ trong giai đoạn mới. Về mặt thực tiễn, hi vọng luận văn sẽ có tác dụng giỳp các nhà quản lí văn hoá, quản lí báo chí, các biên tập viên, phóng viên, v.v. quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng ngôn ngữ văn hoá trong công tác truyền thông đại chúng, qua đó góp phần vào việc giữ gìn và nâng cao sự trong sáng của tiếng Việt, cũng như năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Kết quả nghiên cứu của luận án đồng thời cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những ai quan tâm đến vấn đề chuẩn của ngôn ngữ Việt Nam. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn chia làm 4 chương như sau: Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Ngôn ngữ báo chí 1.2. Chuẩn ngôn ngữ 6 1.3. Quan niệm về lỗi ngôn ngữ Chương 2: CÁC LỖI VỀ CÂU 2.1. Lỗi về cấu tạo câu 2.2. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu 2.3. Lỗi về phong cách 2.4. Lỗi về dấu câu 2.5. Gợi ý một số biện pháp khắc phục lỗi về câu Chương 3: CÁC LỖI VỀ TỪ VỰNG 3.1. Lỗi dùng từ không chính xác 3.2. Lỗi dùng từ không hợp phong cách 3.3. Lỗi lặp từ 3.4. Lỗi thiếu từ 3.5. Lỗi dùng từ địa phương 3.6. Hiện tượng tạo từ mới 3.7. Hiện tượng sử dụng từ ít dùng 3.8. Gợi ý một số biện pháp khắc phục Chương 4: CÁC LỖI VỀ CHÍNH TẢ 4.1. Lỗi chính tả sai so với quy tắc chính tả hiện hành 4.2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn 4.3. Lỗi chính tả do in ấn, chế bản KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. NGễN NGỮ BÁO CHÍ 1.1.1. Khái niệm Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức, thời sự trong nước và quốc tế, nó phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm nâng cao tiến bộ xã hội. 1.1.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí Do những yêu cầu và đặc điểm của báo chí mà hình thành đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, cựng với đó văn bản báo chí thuộc một thể loại phong cách riêng: phong cách ngôn ngữ truyền thông đại chúng. Các tác giả Hữu Đạt, Vũ Quang Hào, Hoàng Anh đều có những nghiên cứu, đóng góp cho phong cách ngôn ngữ báo chí, chúng tôi sơ lược lại một số đặc điểm những phong cách ấy như sau. 1.1.2.1. Quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí của Hữu Đạt Hữu Đạt đưa ra những nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ báo chí rất rõ ràng. Khi nghiên cứu phong cách trong tiếng Việt hiện đại, chúng tôi chú trọng vào các luận điểm về phong cách dùng từ ngữ. a. Cách dùng từ ngữ của nhà báo Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy từ ngữ phải mang tính phổ thông, dễ hiểu. Đó là các từ toàn dân, có tính thông dụng cao, các tiếng lóng, biệt ngữ, từ địa phương chỉ xuất hiện rất cá biệt. Các thuật ngữ khi bắt 8 buộc sử dụng cũng phải là những thuật ngữ phổ biến và được giải thích nhiều lần trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí có ưu thế về tương tác giữa tác giả và độc giả. Do đó, để thu hút sự chú ý của độc giả, nhà báo có thể đổi mới cách dùng từ, tạo ra một lớp từ mang phong cách cá nhân “ Đó là những khả năng tìm tòi phát hiện những năng lực ẩn chứa trong từ” [32;76] b. Tính ngắn gọn và biểu cảm Tính ngắn gọn của báo chí là một yêu cầu tất yếu xuất phát từ chức năng thông báo của báo chí. Muốn thông tin được truyền đạt nhanh, đầy đủ, nhà báo phải lựa chọn cách diễn đạt cô đọng, tránh rườm rà không cần thiết. Tuy nhiên, không giống như yêu cầu ngắn gọn của văn bản hành chính, tính ngắn gọn của báo chí “ít nhiều gắn với xúc cảm chủ quan của cá nhân, với quan điểm của mỗi tờ bỏo” [32;147], vì thế ngôn ngữ phải có tính biểu cảm để đạt được mục tiêu tác động đến độc giả. c. Tính hấp dẫn và thuyết phục Ở phương diện hình thức, ngôn ngữ phải có sức lôi cuốn độc giả, bằng cách sử dụng các biện pháp như dùng từ độc đáo, kiến tạo các kết hợp từ gây ấn tượng bất ngờ, sử dụng nghệ thuật chơi chữ, thành ngữ, ca dao, v.v. một cách sáng tạo và hiệu quả. d. Tính thẩm mĩ và giáo dục Báo chí là món ăn tinh thần phổ biến nên ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo các nguyên tắc thẩm mĩ, không lạm dụng các từ ngữ thông tục trong khẩu ngữ, sinh hoạt. Khi đảm bảo tính thẩm mĩ, ngôn ngữ báo chí cũng đồng thời 9 thực hiện chức năng giáo dục. Tính giáo dục của ngôn ngữ báo chí được tạo nên từ “ việc đưa tin trung thực, đầy đủ, khách quan” [32;170]. 1.1.2.2. Quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí của Vũ Quang Hào Vũ Quang Hào coi phong cách ngôn ngữ báo chí là sự tích hợp của cả bốn phong cách là khẩu ngữ, chính luận, khoa học và hành chính. Trong đó “ xét về phương diện truyền thông, phong cách khoa học, phong cách hành chính, phong cách chính luận đáng chú ý hơn cả” [44;55]. a. Phong cách ngôn ngữ chính luận Các bài báo chính luận chủ yếu nằm trong nhóm thể loại chính luận. Phong cách chính luận có hai chức năng là truyền đạt thông tin và tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên (tác động) vào nhận thức người đọc bằng những lí lẽ, dẫn chứng. Từ ngữ trong phong cách này có đặc điểm là lớp từ chính trị xuất hiện nhiều và đã xuất hiện các từ ngữ mang sắc thái biểu cảm. Về câu cho phép viết những cõu cú độ dài lớn, chứa đựng nhiều ý có quan hệ qua lại, đặc biệt là sự có mặt của những câu nghi vấn và câu cảm thán với tần số khá cao. Ở phương diện diễn đạt đòi hỏi lí luận phải vững chắc rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, lụgớc. Nhưng đồng thời cũng phải thấy rằng “tính đại chúng là một yêu cầu bắt buộc, một nguyên tắc diễn đạt văn bản chính luận” [44;64]. b. Phong cách ngôn ngữ khoa học Những bài viết mang hình thức giới thiệu, nhận xét, phê bình khoa học như phản ánh hội thảo, hội nghị khoa học, cuộc triển lãm, phê bình phim, sách v.v. thuộc nhóm phong cách ngôn ngữ khoa học. Đặc điểm nổi bật của 10 [...]... của phong cách báo chí, cùng với những lỗi sử dụng tiếng Việt thường mắc phải khi tạo lập văn bản như đó nêu ở phần cở sở lý thuyết, chúng tôi tiến hành khảo sát một số lỗi sử dụng tiếng Việt trên báo chí Cụ thể là các bài báo trên tờ Phụ nữ Việt Nam số ra năm 2010 Chúng tôi tập trung vào những bài báo chứa lỗi, những lỗi ấy xuất hiện với tần xuất nhiều và phân chia thành những kiểu lỗi mà người viết... Qua quá trình điều tra, khảo sát trờn bỏo Phụ nữ Việt Nam và dựa trên những quan điểm trên, chúng tôi chia thành bảy kiểu lỗi về từ vựng (i) Lỗi sử dụng từ không chính xác (ii) Lỗi sử dụng từ sai phong cách (iii) Lỗi lặp từ (iv) Lỗi thiếu từ (v) Lỗi dùng từ địa phương (vi) Hiện tượng tạo từ mới (vii) Sử dụng từ ít dùng (từ không thông dụng) 1.3.6.3 Các lỗi thông thường về chính tả a Hai tác giả Nguyễn... Loại lỗi này chúng tôi tạm chia thành năm kiểu: - Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu - Lỗi do không nắm được quy tắc phân bổ cỏc kớ hiệu cùng biểu thị một âm - Lỗi nhầm lẫn i/y - Lỗi do viết hoa không đúng quy cách 32 - Lỗi viết tắt (ii) Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn Kiểu lỗi này chúng tôi tạm chia như sau: - Lỗi viết sai phụ âm đầu - Lỗi viết sai phần vần (viết sai âm cuối) - Lỗi viết... quả, mục đích của thông tin báo chí Do vậy, ngôn ngữ báo chí trước hết phải là một thứ ngôn ngữ văn hoá chuẩn mực 1.2.1 Chuẩn mực ngôn ngữ là một vấn đề lớn trong ngôn ngữ học Nó được bàn luận trong nhiều tài liệu ngôn ngữ học nước ngoài cũng như ở Việt 13 Nam Nhưng chuẩn mực ngôn ngữ báo chí nói riêng và ngôn ngữ báo chí nói chung vẫn còn là một địa hạt khá mới mẻ ở Việt Nam Khái niệm Chuẩn mực của... như 50km/h (50 ki-lômét trên một giờ); chỉ sự lựa chọn như anh/chị (anh hoặc chị); v.v - Khi viết tắt, cần phải giải thích từ đầy đủ của chữ đầu tiên nếu đó không phải là chữ viết tắt thông dụng c Chỳng tôi, qua quá trình tìm hiểu, khảo sát trên tờ báo phụ nữ Việt Nam cùng với việc dựa vào những ý kiến của các nhà nghiên cứu, có thể chia thành các loại lỗi chính tả như sau: (i) Lỗi chính tả do sai nguyên... giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp tạm chia lỗi chính tả tiếng Việt ra làm 3 loại gồm các lỗi về thanh điệu (dấu thanh), lỗi về vần và lỗi về phụ âm đầu (i) Các lỗi về thanh điệu Chủ yếu là lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã, phổ biến ở Trung Bộ và Nam Bộ, nơi mà không có sự phân biệt hai thanh này với nhau trong phát âm, chữ viết 26 (ii) Các lỗi về vần Lẫn lộn các vần trong phát âm dẫn đến trong... 1.3.6 Các lỗi cụ thể thường gặp 1.3.6.1 Các lỗi thông thường về câu trong văn bản a Tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp trong Tiếng Việt thực hành” có nêu ra một số lỗi về câu khi tạo lập văn bản văn bản như sau: (i) Các lỗi về cấu tạo câu - Thiếu các thành phần nòng cốt của câu Câu thiếu chủ ngữ Câu thiếu vị ngữ Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc - Thiếu một vế của... đến những cách viết sai chính tả Có thể quy những lỗi loại này về ba dạng chủ yếu: - Lỗi viết sai phụ âm đầu - Lỗi viết sai phần vần (viết sai âm cuối) - Lỗi viết sai thanh điệu (ii) Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành Loại lỗi này do người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt Riêng về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra tóm... ý thêm, theo ngữ âm học tiếng Việt hiện đại thì tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi là /iờ/, /uụ/, /ươ/ các trường hợp khỏc (/yờ/, /ia/, /ya/, /ua/, /ưa/) chỉ là biến thể của 3 nguyên âm đôi này khi tiếng đú cú hay không cú õm cuối Các vần cú õm đệm /w/ thì đánh dấu thanh vào õm chớnh Ví dụ: loá, tuỳ - Dấu thanh chỉ đặt vào một con chữ chứ không đặt ở giữa hai con chữ 30 - Một số tiếng chúng ta hay nhầm... - Lỗi về liên kết chủ đề: Cỏc cõu trong cùng một đoạn không cùng phục vụ chủ đề của đoạn ấy - Lỗi về liên kết logic: Cỏc cõu trong một đoạn hay trong một văn bản thể hiện những lập luận thiếu căn cứ hay không nhất quán, hoặc không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí - Lỗi về liên kết hình thức: Quan hệ về nội dung giữa cỏc cõu trong một đoạn hay trong một văn bản không được thể hiện bằng các phương . bật một số lỗi về sử dụng tiếng Việt trờn bỏo Phụ nữ Việt Nam . 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lỗi sử dụng tiếng Việt. vi đề tài: Khảo sát một số lỗi sử dụng tiếng Việt trờn bỏo Phụ nữ Việt Nam . Phạm vi tư liệu: Khảo sát lỗi chủ yếu trờn cỏc số báo năm 2010 trong đó chú trọng từ số 50 đến số 110. 4. MỤC ĐÍCH. là cơ quan ngôn luận của nữ giới Việt Nam. Đó cũng là lí do chúng tôi chọn Một số lỗi sử dụng tiếng Việt trờn bỏo Phụ nữ Việt Nam làm đề tài nghiên cứu. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Vấn đề

Ngày đăng: 09/10/2014, 12:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan