1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lỗi sử dụng tiếng việt do chuyển di từ ngôn ngữ thứ nhất của sinh viên trung quốc ở đại học thái nguyên

133 121 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHÙNG THƯ ẤN (FĒNG SHU YÌN) LỖI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT DO CHUYỂN DI TỪ NGÔN NGỮ THỨ NHẤT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHÙNG THƯ ẤN (FĒNG SHŪ YÌN) LỖI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT DO CHUYỂN DI TỪ NGÔN NGỮ THỨ NHẤT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 8 22 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO THỊ VÂN THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào khác Tác giả Phùng Thư Ấn i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Đào Thị Vân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu Vì vậy, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người thầy, người cô đã giảng dạy các chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ K24 (2016 - 2018) tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018 Tác giả Phùng Thư Ấn ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2 3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 4 6 Bố cục của luận văn 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5 1.1.1 Tình hình nghiên cứu lỗi sử dụng ngôn ngữ thứ 2 của người học ngoại ngữ 5 1.1.2 Tình hình nghiên cứu lỗi sử dụng tiếng Việt 11 1.2 Cơ sở lí luận 13 1.2.1 Lí thuyết về lỗi trong học ngoại ngữ 14 1.2.2 Khái niệm chuyển di ngôn ngữ, các kiểu chuyển di ngôn ngữ và lỗi sử dụng ngoại ngữ do chuyển di ngôn ngữ 32 1.3 Tiểu kết 39 Chương 2 THỰC TRẠNG SINH VIÊN TRUNG QUỐC Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN MẮC LỖI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT DO CHUYỂN DI TỪ NGÔN NGỮ THỨ NHẤT 41 2.1 Kết quả khảo sát lỗi sử dụng tiếng Việt do chuyển di từ L1 của sinh iii viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên 41 2.1.1 Nhận xét chung 41 2.1.2 Kết quả số liệu điều tra 42 iii 2.2 Phân loại và miêu tả lỗi sử dụng tiếng Việt do chuyển di từ tiếng Hán mà sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên đã mắc 43 2.2.1 Lỗi về ngữ âm tiếng Việt do chuyển di từ L1 của sinh viên Trung Quốc ở ĐHTN 43 2.2.2 Lỗi dùng từ do chuyển di từ ngôn ngữ thứ nhất của sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên 65 2.2.3 Lỗi về ngữ pháp 72 2.3 Tiểu kết 76 Chương 3 CÁC KIỂU CHUYỂN DI TỪ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT DẪN ĐẾN LỖI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC 78 3.1 Dẫn nhập 78 3.2 Chuyển di cách phát âm của tiếng Hán sang cách phát âm tiếng Việt 79 3.3 Chuyển di cách viết các âm vị, âm tiết hay từ của tiếng Hán sang cách viết âm vị, âm tiết hay từ của tiếng Việt 82 3.4 Người học chuyển di nghĩa và cách dùng từ ngữ tiếng Hán sang nghĩa và cách dùng từ ngữ tiếng Việt 92 3.5 Chuyển di cấu trúc ngữ pháp của tiếng Hán sang cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt 96 3.6 Tiểu kết 101 KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.a: Bảng tổng kết số lượt sử dụng tiếng Việt mắc lỗi do chuyển di từ L1 của du học sinh TQ chia theo một người 42 Bảng 2.1.b: Bảng tổng kết lỗi sử dụng tiếng Việt do chuyển di từ L1 của du học sinh Trung Quốc theo từng bình diện ngôn ngữ 43 Bảng 2.2: Bảng tổng kết lỗi về ngữ âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên 44 Bảng 2.3 Bảng tổng kết lỗi phát âm các thành tố âm tiết tiếng Việt của du học sinh TQ ở ĐHTN 46 Bảng 2.4: Bảng tổng kết lỗi phát âm các tổ hợp chữ trong tiếng Việt của sinh viên TQ ở ĐH Thái Nguyên 46 Bảng 2.5: Bảng tổng kết các phụ âm đầu mà sinh viên Trung Quốc phát âm mắc lỗi 50 Bảng 2.6: Bảng tổng kết các nguyên âm tiếng Việt mà sinh viên Trung Quốc ở ĐHTN phát âm mắc lỗi do chuyển di từ tiếng Hán 53 Bảng 2.7: Bảng tổng kết các thanh điệu tiếng Việt mà sinh viên Trung Quốc ở ĐHTN phát âm mắc lỗi 54 Bảng 2.8: Bảng tổng kết các âm vị âm cuối tiếng Việt mà sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên phát âm mắc lỗi 56 Bảng 2.9: Bảng tổng kết về lỗi chính tả 64 Bảng 2.10: Bảng tổng kết lỗi về dùng từ tiếng Việt của sinh viên Đại học Thái Nguyên 66 Bảng 2.11: Bảng tổng kết lỗi ngữ pháp do chuyển di từ L1 của sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên 75 Bảng 3.1: Bảng so sánh chữ viết và cách phát âm một số âm vị/ âm tiết của tiếng Hán và tiếng Việt 80 iv Bảng 3.2: Bảng so sánh sự tương đồng và khác biệt của các âm vị thuộc ba hệ thống cấu tạo âm tiết: âm đầu, âm đệm, âm chính trong TH và tiếng TV 81 Bảng 3.3: Bảng ví dụ lỗi viết một số âm đầu tiếng Việt do chuyển di từ cách viết âm đầu tiếng Hán 84 Bảng 3.4: Bảng ví dụ lỗi viết một số âm đệm tiếng Việt do chuyển di từ cách viết âm đệm tiếng Hán 85 Bảng 3.5: Bảng ví dụ lỗi viết một số âm chính tiếng Việt do chuyển di từ âm chính tiếng Hán 86 Bảng 3.6: Bảng ví dụ lỗi viết một số thanh điệu tiếng Việt do chuyển di từ thanh điệu tiếng Hán 88 Bảng 3.7: 92 Bảng ví dụ về một từ tiếng Hán tương đương nhiều từ tiếng Việt Bảng 3.8: Bảng ví dụ về một từ tiếng Việt tương đương nhiều từ tiếng Hán 93 v MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Nói một cách khái quát, học ngoại ngữ (L2) là một quá trình tìm hiểu, tri nhận và thụ đắc (acquired) kiến thức về hệ thống L2, văn hóa bản ngữ và từng bước thực hành các kĩ năng ngôn ngữ Nghe, nói, đọc, viết là bốn kĩ năng cơ bản mà người nước ngoài học tiếng Việt cần được tiếp cận, rèn luyện Với mục tiêu bao quát đó, xu hướng dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay ở Việt Nam đang theo chiều chú trọng đến chức năng ngôn ngữ: làm thế nào để dạy sinh viên nước ngoài nói chung, sinh viên Trung Quốc nói riêng sử dụng thành thạo tiếng Việt một cách nhanh nhất, ít mắc lỗi nhất 1.2 Thực tế sử dụng tiếng Việt của sinh viên nước ngoài, trong đó có sinh viên Trung Quốc du học ở Việt Nam cho thấy, các em còn mắc khá nhiều lỗi về phát âm, dùng từ, đặt câu tiếng Việt Đối với sinh viên Trung Quốc, có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi sử dụng ngôn ngữ thứ hai (L2 - ở đây là tiếng Việt) của các em, nhưng có một nguyên nhân không thể phủ nhận là do chuyển di từ ngôn ngữ thứ nhất (tạm viết tắt là L1 - ở đây là tiếng Hán) Thông thường, ở những giai đoạn đầu học tiếng Việt, không thể bác bỏ hiện tượng sinh viên Trung Quốc có xu hướng chuyển dịch máy móc những cách phát âm, những cách dùng từ hay đặt câu của tiếng Hán vào lời nói, bài viết tiếng Việt của mình, làm nảy sinh lỗi, đi chệch chuẩn tiếng Việt Có thể nói, khi học ngoại ngữ, nếu lỗi bị vi phạm nhiều lần mà không được lưu ý, điều chỉnh thì người học (bản thân người mắc lỗi và cả những người không mắc lỗi trong lớp học) vô hình chung tự cho rằng nói, viết như thế là đúng và do vậy những lỗi đó có nhiều nguy cơ trở thành cố tật Một khi lỗi biến thành cố tật thì không những khó sửa mà còn trở thành nguyên nhân quan trọng cản trở sự thành công của người học ngoại ngữ nói chung và của sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt nói riêng 1 Ví dụ (6): Tiếng Hán : 洗洗洗洗 洗 A là B Tiếng Việt: Tôi là công nhân A là B Những trường hợp cấu trúc đồng nhất này không những không gây lỗi cho người Trung Quốc viết câu tiếng Việt và ngược lại còn tạo thuận lợi cho họ Song, trong tiếng Hán có những kiểu câu nhìn khái quát thì không có gì khác cấu trúc câu tiếng Việt như vừa nói nhưng đi vào cấu trúc chi tiết lại không giống Đó chính là một trong những nguyên nhân gây lỗi viết một số kiểu câu tiếng Việt của người Trung Quốc Tức là, khi viết một kiểu câu tiếng Việt nào đó, sinh viên Trung Quốc thường vận dụng mô hình cấu trúc của kiểu câu đó trong tiếng Hán sang cấu tạo câu tiếng Việt khiến câu mắc lỗi (xin xem mục 2.2.3.2.b), xin dẫn thêm một số ví dụ về kiểu lỗi này: + Dùng cấu trúc so sánh của tiếng Hán sang viết câu so sánh tiếng Việt Nhìn khái quát, câu so sánh trong tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm đồng nhất (cùng được cấu tạo bởi 4 thành tố: cái so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh và cái được so sánh, có thể khái quát mô hình chung là: A+ t+ tss+ B), song như đã nói, về chi tiết chúng vẫn có những điểm khác nhau Sự khác nhau thể hiện rõ nhất là ở vị trí các thành tố cấu tạo của cấu trúc so sánh Khi viết câu so sánh tiếng Việt, sinh viên Trung Quốc thuộc đối tượng khảo sát của chúng tôi đã chuyển di sự khác biệt này dẫn đến lỗi viết câu so sánh tiếng Việt Xin dẫn một vài ví dụ về lỗi viết câu so sánh tiếng Việt tiêu biểu mà sinh viên Trung Quốc đã mắc: Ví dụ (7): a Anh ấy h ơn tôi cao [Lí Tiểu Hạ, K1] (Câu này được chuyển di từ câu tiếng Hán洗洗 洗 洗 洗)洗 b Tôi nhất thích bơi [Lương Bân, K1] (Câu này được chuyển di từ câu tiếng Hán: 洗 洗 洗洗 洗洗)洗 c Chuối hơn táo ăn ngon [Mã Phượng, K3] (Câu này được chuyển di từ câu tiếng Hán: 洗洗 洗 洗洗 洗洗)洗 d Quyển sách này và quyển sách kia như nhau dày [Lí Kiệt, K2] (Câu này được chuyển di từ câu tiếng Hán: 洗洗洗洗洗洗洗洗洗洗)洗 e Hà và Linh bằng nhau nặng [Diêu Lệ, K3] (Câu này được chuyển di từ câu tiếng Hán: 洗洗洗洗洗洗洗洗)洗 g Thịt bò so với cá đắt (Câu này được chuyển di từ câu tiếng Hán: 洗洗洗洗洗)洗 h Viết tốt so với viết nhanh quan trọng (Câu này được chuyển di từ câu tiếng Hán: 洗洗洗洗洗洗洗洗洗)洗 i Trong nhà và ngoài đường giống nhau nóng (Câu này được chuyển di từ câu tiếng Hán: 洗洗洗洗洗洗洗洗洗) Các câu vừa dẫn cho thấy sinh viên Trung Quốc đã viết câu so sánh tiếng Việt mắc lỗi do không đặt đúng vị trí các thành tố trong cấu trúc so sánh của tiếng Việt Thông thường, thành tố chỉ phương diện so sánh (tss) trong tiếng Việt phải đứng trước từ ngữ so sánh (t) và thành tố cái so sánh (B); còn trong tiếng Hán thì ngược lại, thành tố chỉ phương diện so sánh lại đứng sau từ so sánh và sau thành tố B, có thể khái quát sự khác biệt này bằng mô hình dưới đây Mô hình này cho ta hiểu rõ hơn về lỗi dùng cấu trúc so sánh như đã dẫn: - Cấu trúc so sánh tiếng Việt: A + tss + t + B - Cấu trúc so sánh tiếng Hán: A + B + t + tss + Dùng cấu trúc câu ghép nhân - quả của tiếng Hán sang viết câu ghép nhân quả tiếng Việt Tiếng Việt và tiếng Hán đều có kiểu câu ghép nhân - quả Nhìn chung, kiểu câu ghép này trong hai ngôn ngữ giống nhau về mô hình khái quát: đều dùng cặp kết từ: Nếu thì (洗洗洗洗洗洗洗洗洗), đều có vế A chỉ nguyên nhân và vế B chỉ kết quả và hai vế này có thể đổi vị trí cho nhau), song sự khác biệt dễ nhận thấy nhất của kiểu câu này trong hai ngôn ngữ là vị trí của kết từ chỉ kết quả (洗) Trong tiếng Hán, kết từ ở vế chỉ kết quả bao giờ cũng đứng sau chủ ngữ, còn trong tiếng Việt, kết từ này bao giờ cũng đứng trước chủ ngữ (và cả vế câu) Người Trung Quốc thường mắc lỗi viết kiểu câu này trong tiếng Việt bởi đã đặt sai vị trí của kết từ thì (kết từ thì trong câu ghép nhân - quả của tiếng Việt bao giờ cũng đứng trước vế chỉ kết quả) Ví dụ (8): a Nếu anh không đi tôi thì cũng không đi (Câu này chuyển di từ câu tiếng Hán: 洗洗洗洗洗洗洗洗洗洗)洗 b Nếu trời mưa tôi thì nghỉ học (Câu này chuyển di từ câu tiếng Hán:洗洗洗洗洗洗洗洗洗) c Nếu bạn ăn phở tôi thì cũng ăn phở (Câu này chuyển di từ câu tiếng Hán:洗洗洗洗洗洗洗洗洗洗) Các câu tiếng Hán vừa dẫn cho thấy, kết từ thì trong câu nhân - quả trong tiếng Hán đều đứng sau chủ ngữ của vế chỉ kết quả do đó sinh viên đã chuyển di cách dùng vị trí của từ này từ tiếng Hán sang câu tiếng Việt tương đương nên bị mắc lỗi như vừa dẫn + Dùng vị trí của bổ ngữ chỉ địa điểm trong câu tiếng Hán sang viết bổ ngữ chỉ địa điểm trong câu tiếng Việt Bổ ngữ chỉ địa điểm trong câu tiếng Việt thường đứng sau động từ, còn trong tiếng Hán thì lại thường đứng trước động từ Nếu dùng ĐT để biểu thị động từ, BN là bổ ngữ chỉ địa điểm thì có thể mô hình cấu trúc chỉ quan hệ giữa ĐT và BN trong hai ngôn ngữ như sau: Tiếng Hán: BN + ĐT Tiếng Việt: ĐT + BN Dưới đây là một ví dụ so sánh cách diễn đạt của hai ngôn ngữ cùng biểu thị một nội dung để hiểu thêm điều vừa nói: Ví dụ (9): Tiếng Hán 洗洗洗洗洗洗 洗洗洗 Tiếng Việt Tôi công tác ở /tại Học viện Văn Sơn (Tôi ở Học viện Văn Sơn công tác) Cụm từ chỉ địa điểm tiếng Hán đứng trước động từ công tác, còn trong tiếng Việt thì ngược lại, đứng sau động từ công tác Sự khác biệt vừa nói đã dẫn đến lỗi viết kiểu câu này của sinh viên Trung Quốc Nguyên nhân là do chuyển di từ cách diễn đạt của tiếng Hán Chẳng hạn, các em thường viết/nói như ví dụ (10) dưới đây: Ví dụ (10): a Mẹ tôi ở nhà máy làm việc [Bạch Hải Kiều, K1] Câu này chuyển di từ câu tiếng Hán洗洗洗洗洗洗洗洗洗洗 b Em trai tôi ở Cao đẳng Sư phạm Vân Nam học [Lí Phương, K3] Câu này chuyển di từ câu tiếng Hán: 洗洗洗洗洗洗洗洗 洗洗洗洗洗 Như vậy, chuyển di mô hình cấu trúc câu hay thành phần câu từ tiếng Hán sang tiếng Việt là một dạng lỗi chuyển di mà sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên đã mắc (2) Dùng mô hình cấu trúc cụm danh từ của tiếng Hán sang viết cụm danh từ tiếng Việt và dẫn đến lỗi Cấu trúc của cụm danh từ tiếng Hán và cấu trúc cụm danh từ tiếng Việt có điểm khác biệt dễ nhận biết nhất là thành tố chính của cụm danh từ tiếng Hán thường đứng sau thành tố phụ mang ý nghĩa hạn định; còn trong tiếng Việt 100 thì ngược lại Đây chính là nguyên nhân gây lỗi viết cấu trúc danh ngữ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc Chẳng hạn, khi nói/ viết một cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việt, người Trung Quốc hay áp cấu trúc danh ngữ của tiếng Hán vào việc tạo một cấu trúc danh ngữ của tiếng Việt có nghĩa tương ứng Ví dụ, muốn viết “Quyển sách này (là của tôi)”, một sinh viên Trung Quốc đã viết: Này quyển sách (là của tôi) [Lí Phương, K2] Nguyên do của sự viết sai qui tắc tiếng Việt này là sinh viên đã chuyển di cấu trúc của cụm danh từ tiếng Hán (cụm từ zhe ben shu- 洗洗洗 (trong tiếng Hán, từ này đứng trước quyển sách)) sang cấu tạo cụm từ tiếng Việt có nghĩa tương đương Do đó thay vì phải viết là quyển sách này thì lại viết là này quyển sách khiến cấu trúc cụm danh từ này không đúng với cách nói của người Việt Cũng cần nói thêm về kiểu lỗi này, nếu đứng từ góc độ phương thức ngữ pháp thì đây là lỗi phương thức trật tự từ Đối với tiếng Việt, phương thức trật tự từ là một phương thức ngữ pháp quan trọng để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp 3.6 Tiểu kết Có thể tóm tắt những kết quả cơ bản, dễ nhận thấy ở chương này như sau: - Chương này đã phân tích được một số kiểu chuyển di tiêu cực tiêu biểu từ tiếng Hán sang tiếng Việt khiến sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên đã mắc lỗi khi nói, viết tiếng Việt Như đã nói ở phần nhận xét chung, có 4 kiểu lỗi chuyển di từ L1 mà sinh viên Trung Quốc thường mắc khi sử dụng tiếng Việt, là: (1) Chuyển di từ cách phát âm các con chữ, âm tiết hay từ của tiếng Hán sang cách phát âm các con chữ, âm tiết hay từ của tiếng Việt; (2) Chuyển di từ cách viết các âm vị, âm tiết của tiếng Hán sang cách viết các âm vị, âm tiết của tiếng Việt; (3) Chuyển di từ nghĩa và cách dùng của từ ngữ tiếng Hán sang nghĩa và 101 cách dùng của từ ngữ tiếng Việt; 102 (4) Chuyển di từ cấu trúc ngữ pháp của tiếng Hán sang cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt - Các kiểu chuyển di nói trên đã được phân loại và miêu tả khá kĩ càng với những ví dụ minh họa sau mỗi luận điểm Đặc biệt, các cơ chế chuyển di đã được khái quát hóa bằng những mô hình cụ thể hoặc diễn giải ngắn gọn (nếu có thể) - Như đã nói ở chương 2, các kiểu chuyển di nói trên tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng chúng đều giống nhau về bản chất, đó là: người Trung Quốc (người học tiếng Việt) đã lấy cách phát âm một đơn vị ngôn ngữ nào đó (chẳng hạn như:âm vị, âm tiết, từ), lấy cách viết chữ hay mô hình cấu trúc ngữ pháp của tiếng Hán để phát âm, viết chữ và đặt câu tiếng Việt Tóm lại, các kiểu chuyển di từ L1 (tiếng Hán) để dẫn đến lỗi sử dụng L2 (tiếng Việt) của sinh viên Trung Quốc nói trên là kiểu chuyển di tiêu cực, thường xảy ra đối với tất cả mọi người học ngoại ngữ, nếu người học chưa nắm chắc được đặc điểm, tính chất của L2 về mọi phương diện 103 KẾT LUẬN Như đã nói trong mục lí do chọn đề tài, nghiên cứu lỗi sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc do chuyển di từ L1, người viết hi vọng sẽ góp phần làm rõ thêm một số kiểu lỗi sử dụng tiếng Việt do chuyển di từ L1 của người Trung Quốc nói riêng, của người nước ngoài nói chung trên bình diện lí luận, đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh Trung Quốc khi dạy và học tiếng Việt Luận văn đã trình bày được bốn vấn đề lớn: 1 Luận văn đã tổng quan được tình hình nghiên cứu lỗi sử dụng ngôn ngữ thứ hai của người học ngoại ngữ Về vấn đề này, luận văn đã sơ lược trình một số công trình nghiên cứu lỗi sử dụng L2 tiêu biểu của các tác giả trong và ngoài nước Ngoài ra, luận văn cũng tổng quan được một số công trình nghiên cứu về lỗi sử dụng L2 do chuyển di từ L1 nói chung và công trình nghiên cứu về lỗi sử dụng tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ do chuyển di từ L1 nói riêng 2 Luận văn đã trình bày được hai vấn đề lí thuyết cơ bản sử dụng để sử lí đề tài, đó là: (1) Lí thuyết về lỗi trong học ngoại ngữ, và (2) Lí thuyết về lỗi chuyển di ngôn ngữ - Về lí thuyết lỗi trong học ngoại ngữ, luận văn đã trình bày được 6 quan điểm về lỗi trong học ngoại ngữ: (1) Lỗi theo quan điểm hành vi luận, (2) Lỗi theo quan điểm phân tích, đối chiếu, (3) Lỗi theo quan điểm giao thoa văn hóa, (4) Lỗi theo quan điểm phương pháp giao tiếp, (5) Lỗi theo quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian, (6) lỗi trên quan điểm chiến lược học tiếng - Về lí thuyết lỗi chuyển di ngôn ngữ, luận văn đã trình bày được khái niệm lỗi chuyển di ngôn ngữ, các kiểu chuyển di ngôn ngữ, lỗi sử dụng ngoại ngữ do chuyển di ngôn ngữ thứ nhất 104 Điều cần nói ở đây là, luận văn đã chỉ ra được ba điểm thống nhất của các nhà nghiên cứu khi bàn về lỗi sử dụng L2, đó là: Trong học ngoại ngữ, việc người học mắc lỗi sử dụng L2 là điều tất yếu; nguyên nhân dẫn đến lỗi sử dụng L2 khá đa dạng nhưng có một nguyên nhân không thể phủ nhận là do chuyển di từ L1; các dạng lỗi sử dụng L2 mà người học thường mắc khá đa dạng 3 Luận văn đã khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Việt mắc lỗi do chuyển di từ tiếng Hán của sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên và đã tổng kết được 3 kiểu mắc lỗi sử dụng tiếng Việt mà các em thường mắc, đó là: (1) Lỗi về ngữ âm, (2) Lỗi về từ và (3) Lỗi về ngữ pháp Kết quả nghiên cứu mỗi kiểu lỗi sử dụng tiếng Việt do chuyển di từ tiếng Hán của sinh viên Trung Quốc được trình bày bằng những số liệu cụ thể trên các bảng tổng kết và có phân tích miêu tả chúng bằng những ví dụ tiêu biểu Tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, tần số xuất hiện của các kiểu lỗi chênh nhau không nhiều: Lỗi ngữ âm có 912 lượt, lỗi ngữ pháp có 861 lượt và cuối cùng là lỗi về từ có 684 lượt 4 Luận văn cũng đã trình bày được 4 kiểu chuyển di ngôn ngữ dẫn đến lỗi sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên, đó là: (1) Chuyển di cách phát âm các âm vị hay âm tiết / từ tiếng Hán sang cách phát âm các âm vị /âm tiết/ từ tiếng Việt; (2) Chuyển di cách viết các thành tố âm tiết của tiếng Hán sang cách viết các thành tố âm tiết của tiếng Việt; (3) Chuyển di nghĩa và cách dùng từ ngữ của tiếng Hán sang nghĩa và cách dùng từ ngữ của tiếng Việt; (4) Chuyển di cấu trúc ngữ pháp của tiếng Hán sang cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt Luận văn cũng đã chỉ ra được mức độ mạnh hay yếu của sự chuyển di vừa nói tùy thuộc khả năng hiểu biết và trình độ sử dụng tiếng Việt của người Trung Quốc Vì vậy, có những lỗi sử dụng tiếng Việt người Trung Quốc này mắc mà người Trung Quốc khác lại không mắc 105 Tóm lại, đúng như tên đề tài: “Một số kiểu lỗi sử dụng tiếng Việt do chuyển di từ ngôn ngữ thứ nhất của sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên”, luận văn này mới chỉ dừng lại ở sự khảo sát và miêu tả các kiểu lỗi sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc do chuyển di từ tiếng Hán, miêu tả các kiểu chuyển di từ L1 sang L2 mà sinh viên Trung Quốc nói riêng, người học ngoại ngữ nói riêng thường sử dụng khi học ngoại ngữ Vấn đề sửa lỗi sử dụng L2 do chuyển di còn là vấn đề bỏ ngỏ ở công trình nghiên cứu này 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tiếng Việt 1 Diệp Quang Ban (chủ biên), Hồng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục 2 Diệp Quang Ban (1976), "Tìm cách giúp thêm cho học sinh viết đúng câu tiếng Việt", Ngôn ngữ, số 3-1976 3 Lê Xảo Bình (2004), Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt nhìn từ góc độ xuyên văn hóa (xét về khía cạnh từ vựng), Luận văn thạc sĩ Ngữ văn 4 Phạm Đăng Bình (2001), "Một số quan niệm khác nhau về lỗi trong quá trình dạy và học tiếng nước ngoài", Ngôn ngữ số 4, 59-66 5 Phạm Đăng Bình (2002), "Thử đề xuất một cách phân loại lỗi của người học ngoại ngữ nhìn từ góc độ dụng học giao thoa ngôn ngữ - văn hóa", Ngôn ngữ số 9, 58-72 6 Phạm Đăng Bình (2003), Khảo sát lỗi giao thoa ngôn ngữ - văn hóa trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh, Luận án tiến sĩ Ngữ văn 7 Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH 8 Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH 9 Đỗ Hữu Châu (1987), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục 10 Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu cá ngôn ngữ Đông Nam Á, ĐHSP Ngoại ngữ 11 Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục 12 Nguyễn Đức Dân (1995), Tiếng Việt (thực hành), TP Hồ Chí Minh - Đại học tổng hợp, TP HCM 13 Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang (1992) (1993), Câu sai và câu mơ hồ, Nxb Giáo dục 14 Nguyễn Đức Dân (2002), Giáo trình tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh 107 15 Nguyễn Đức Dân (1998), Lôgic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh 16 Trần Trí Dõi, Hữu Đạt, Đào Thanh Lan (2000), Cơ sở tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin 17 Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam 18 Đặng Ngọc Đức (2002), "Bàn về tiếp thu ngôn ngữ và các yếu tố tác động", Ngôn ngữ, số 12, 36-41 19 Đinh Văn Đức (2000), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Giáo dục 20 Nguyễn Thiệp Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục 21 Lương Hiểu Hạ (2015), Một số lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Học viên Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên 22 Phạm Ngọc Hàm (2000), "Xưng hô - Một tín hiệu văn hóa trong giao tiếp ngôn ngữ", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia 23 Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai (2002), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, Nxb KHXH 24 Đỗ Minh Hùng (2007), Lỗi ngữ pháp tiếng Anh thường gặp của người Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, trường ĐHKH&NV 25 Nguyễn Văn Khang (2014), Ngôn ngữ học Xã hội, Hà Nội, Nxb Giáo dục 26 Thạch Bảo Khiết (2000), Phân tích những chỗ khó về tiếng Việt, Học báo học viên, Ngoại ngữ Giải phóng quân, No.2, 61-63 27 Dương Khiết (2012), Những suy nghĩvề sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình học tập văn hóa giao tiếp của sinh TQ, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành tiếng Việt, Đại học Sư phạm Vân Nam, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc 28 Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục 29 Mã Á Lệ (2011), Thực trạng viết câu tiếng Việt mắc lỗi của sinh viên Trung Quốc chuyên ngành Tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên 108 30 Nguyễn Thiện Mai (1996), "Nghĩa, dụng pháp và việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài", Ngữ học trẻ, 96, tr.128-139 31 Đường Công Minh (2003), "Phân tích ngữ trung gian với giảng dạy tiếng Pháp ở các trường đại học ngoại ngữ", Ngôn ngữ số 2, 75-80 32 Hoàng Tuyết Minh (2005), "Lỗi thường mắc của học viên người Việt khi sử dụng những động từ nhóm Become", Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ Liên Á VI, 444-451 33 Nguyễn Thiện Nam (1998), Tiếng Việt nâng cao, Nxb Giáo dục 34 Nguyễn Thiện Nam (2001), Khảo sát lỗi tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học KHXH & ĐHQG 35 Nhiều tác giả (1998), Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb ĐHQG Hà Nội 36 Lí Tuyết Ninh (2008), Phân tích sự giống nhau và khác nhau về từ Hán Việt và giảng dạy ngôn ngữ, Tung hoành Đông Nam Á No 09, 136 -139 37 Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển tiếng Viện, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 38 Trần Kim Phượng (2005), "Những lỗi thường gặp về trật tự từ ở người Việt học tiếng Anh”, Ngôn ngữ & Đời sống, số 10, 28-29 39 Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao thoa văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 40 Nguyễn Anh Quế (1996), Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Giáo dục 41 SoudChai Simmalavong (2011), Bước đầu khảo sát lỗi ngữ âm của sinh viên Lào học tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN 42 Tongkeo GithtavongSa (2016), Một số lỗi viết câu tiếng Việt của du học sinh Lào ở Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP, ĐH Thái Nguyên 109 43 Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội 44 Lê Quang Thêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Hà Nội, Nxb ĐH GDCN 45 Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb TP HCM 46 Cao Thị Thu (2004), "Phân biệt cách dùng một số động từ tiếng Anh thường bị mắc lỗi ở người Việt”, Ngôn ngữ, số 10, 72-77 47 Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2001), Thực hành tiếng Việt, Sách dùng cho người nước ngoài, trình độ B, trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa, ĐHQG Hà Nội, Nxb Thế giới 48 Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2001), Thực hành tiếng Việt, Sách dùng cho người nước ngoài, trình độ C, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa, ĐHQG Hà Nội, Nxb Thế giới 49 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (1997), Tiếng Việt thực hành, Nxb ĐHQG Hà Nội 50 Nguyễn Minh Thuyết (1974), "Mấy gợi ý về việc phân tích và sửa lỗi ngữ pháp cho học sinh", Ngôn ngữ, số 1 - 1975 51 Nguyễn Đức Tồn (2003), Mấy vấn đề lý luận và phương pháp dạy - học từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường, Nxb ĐHQG Hà Nội 52 Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Hán - Việt, Nxb Tổng hợp TP HCM Tiếng Anh 53 Cohen, A (1987), "Student processing of feedback on their compositions” in Wendon, A and J Rubin (eds), Learner strategies in learning, 57-69, UK: Prentice Hall International 54 Corder (1967), The significane of learner's errors International review of applied linguistics, vol.5, No.1, 161-169 55 Cumming, A (1989), “Writing expertise and second language proficiency”, Language learning, 39, 81-141 110 56 Tran Thi Chau (1974), Error analysis, contrastive analysis and students” perception: a study of difficulty in second language learning , International Review of applied Lingguistics 13, 43 -119 57 Dulay H., Burt M., Krashens (1982), Language two, NewYork, Oxford University Press 58 Elttp (1999), English language teacher training project, JTC methodology course, book one: Teaching the skills 59 Ferris, D (1995), “Student reactions to teacher response in multiple draft comprosition classrooms”, TESOL quarterly, 31,315-339 60 Fries, C.C (1945), Teaching anh learning English as a foreign language, Ann Arbor, MI: University of Michigan 61 George, H (1972), Common errors in language learning: insights from English, Rowley maass: Newbury House, Nhà xuất bản Newbury) 62 Grauberg,W (1971), An error analysis in the German of first-year univesity students 63 Greenbacim S., Quirk (2006), A Student's Grammar of the English languagen, London, Longman 64 Lado, R (1957), Linguistics across culrure: Applied linguitic for language teacher, Ann Arbor, Michigan: University of Michigan 65 Myles, J (2002), "Second language writing and research: the writing process and error analysis in student texs”, TESL-EJ 6 (2), www kyotosu.ac, retrieved on 6 October, 2005 66 Odlin T (1989), Language transfer Cross - linguistic influence in language learning Cambridge: Cambridge university press 67 Sengupta, S (2000), “An investigation into the effects of revision strategy instruction on L2 secondary school learners”, System 28, 97-113 110 ... TRẠNG SINH VIÊN TRUNG QUỐC Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN MẮC LỖI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT DO CHUYỂN DI TỪ NGÔN NGỮ THỨ NHẤT 41 2.1 Kết khảo sát lỗi sử dụng tiếng Việt chuyển di từ L1 sinh iii viên Trung. ..ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHÙNG THƯ ẤN (FĒNG SHŪ YÌN) LỖI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT DO CHUYỂN DI TỪ NGÔN NGỮ THỨ NHẤT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngành: Ngôn ngữ. .. dụng tiếng Việt mắc lỗi chuyển di từ ngôn ngữ thứ du học sinh Trung Quốc Đại học Thái Nguyên Chương 3: Các kiểu chuyển di từ tiếng Hán sang tiếng Việt dẫn đến lỗi sử dụng tiếng Việt người Trung Quốc

Ngày đăng: 13/03/2019, 11:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w