Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 161 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
161
Dung lượng
12,11 MB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn (VMNNNSVK) là một bệnh lý viêm nhiễm nặng nề ở các mô và dịch nội nhãn, do sự xâm nhập của vi khuẩn từ cơ quan khác qua đường máu đến mắt. Đây là một bệnh lý cấp tính có thể gây tổn hại lớn về chức năng thị giác thậm chí có thể phải bỏ nhãn cầu. Điều trị bệnh VMNNNSVK cần có kháng sinh toàn thân theo đường tĩnh mạch chủ yếu để điều trị ổ nhiễm trùng nguyên phát và nhiễm trùng huyết. Điều trị tại mắt có hiệu quả cần phối hợp các phương pháp điều trị: kháng sinh, steroid tại chỗ (đưa thẳng thuốc vào buồng dịch kính) và cắt dịch kính. Cắt dịch kính giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh và độc tố đồng thời giúp thuốc kháng sinh, chống viêm khuyếch tán tốt hơn. Nhược điểm cơ bản của phương pháp ở những mắt “nóng” này là dễ gây chảy máu, co kéo đụng chạm gây đứt rách võng mạc bản thân vốn đã rất mủn, mỏng. Hơn nữa, võng mạc trải qua quá trình nhiễm trùng nặng, viêm cấp thường bị hoại tử, tạo thành các vết rách lớn và hậu quả cuối cùng là bong võng mạc. Đây cũng chính lại biến chứng rất nặng nề, gây tổn hại chức năng nhiều nhất ở các mắt đã được điều trị nhiễm trùng thành công. Từ năm 1985, dầu silicone đã được sử dụng như một cứu cánh trong điều trị bong võng mạc. Khi nghiên cứu về dầu silicone trên môi trường nuôi cấy thực nghiệm, Ozadamar (1999) nhận thấy dầu có tác dụng diệt khuẩn như kháng sinh. Ứng dụng kết quả này trên thực tế, Azad (2003) và Kaynak (2003) tiến hành các thử nghiệm lâm sàng so sánh cắt dịch kính và cắt dịch kính kết hợp bơm dầu silicone trong điều trị VMNN. Các tác giả thông báo kết quả tốt về cả giải phẫu và chức năng thị giác. 1 Hàng năm có hàng trăm bệnh nhân VMNNNSVK nhập viện tại Bệnh Viện Mắt Trung Ương trong tình trạng bệnh rất nặng nề. Hơn một nửa trong số họ còn ở độ tuổi lao động, khoẻ mạnh và nguyên nhân bệnh tật không xác định được. Rất nhiều bệnh nhân đã phải bỏ mắt do mù và đau nhức mặc dù đã được điều trị nội khoa tích cực. Áp dụng kinh nghiệm của các đồng nghiệp trên thế giới, từ năm 2006, tác giả Đỗ Như Hơn, tại Bệnh Viện Mắt Trung Ương, đã bắt đầu sử dụng cắt dịch kính bơm dầu silicone trên bệnh nhân VMNN (bao gồm cả nội sinh và ngoại sinh). Kết quả giải phẫu tốt nhưng kết quả thị lực thường kém. Tuy nhiên, các tổn thương phối hợp của các bệnh nhân chấn thương cũng như tính không thuần nhất của nhóm nghiên cứu tạo ra nhiều yếu tố nhiễu và làm cho việc phân tích gặp khó khăn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu trên nhóm đối tượng bệnh nhân thuần nhất kết hợp với phân bổ ngẫu nhiên để loại các yếu tố nhiễu là cần thiết để đánh giá chính xác hơn kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính kết hợp bơm dầu silicone nội nhãn. Xuất phát từ thực tế lâm sàng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone nội nhãn điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn” nhằm các mục tiêu sau: 1 - Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn. 2 - Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone trong điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương giải phẫu dịch kính, võng mạc và hắc mạc 1.1.1. Dịch kính Dịch kính là một khối trong suốt nằm trong lòng nhãn cầu, có đường kính trung bình khoảng 16,5 mm, phía trước bị thể thuỷ tinh (TTT) ấn lõm tạo thành hố chầy (patellar fossa). Phần ngoại vi của khối dịch kính này kết đặc lại tạo thành vỏ dịch kính và có những vùng dính với các tổ chức lân cận. Vỏ dịch kính trước, trên lâm sàng đôi khi được gọi là màng kính (hyaloide) trước có một vùng dích chặt vào mặt sau TTT hình vành khăn tạo thành dây chằng Weiger. Dây chằng Weiger rộng khoảng 1 đến 2 mm và có đường kính ngoài khoảng 8 – 9 mm. Vùng trung tâm của dây chằng và mặt sau TTT tạo thành khoang ảo Berger, khoang này tiếp nối với ống Cloquet là di tích của động mạch dịch kính nguyên thuỷ. Ống Cloquet chạy dọc ở trung tâm dịch kính và mở vào một vùng trước gai thị gọi là vùng Martegiani . Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo dịch kính (Nguồn: Duane’s Clinical Ophthalmology -2005) 3 Vi cấu trúc của dịch kính gồm các mô dạng gel (collagen và hyaluronan) và 98% nước. Các bó sợi collagen của dịch kính rất mảnh, song song với nhau, chạy theo hướng trước sau, khi ra trước đến miệng thắt (ora serrata) thì loe ra và bám chặt vào miệng thắt tạo thành vùng nền dịch kính. Ở phía sau, các dải dịch kính dính vào lớp vỏ dịch kính sau. Cấu trúc nền dịch kính: Đây là một cấu trúc 3 chiều. Nền dịch kính trải từ 1,5 -2 mm trước miệng thắt đến 1 – 3 mm sau miệng thắt, đồng thời nhô lên một vài milimét vào trong lòng khối dịch kính. Các dải dịch kính dính rất chặt vào miệng thắt và do vậy dường như không thể bóc tách được hết dịch kính ra khỏi võng mạc tại vùng này khi tiến hành phẫu thuật cắt dịch kính. Ở phần trước của nền dịch kính, các sợi collagen dính cài răng lược với các cấu trúc lưới (có nguồn gốc từ các chất sợi của màng đáy) nằm giữa các tế bào biểu mô không sắc tố của thể mi. Ở nửa sau, các bó sợi xếp dầy đặc và gắn chặt vào các tế bào thần kinh đệm. Các dải dịch kính dính ở giới hạn trước của nền dịch kính xếp rất sít nhau tạo thành “quai trước” (anterior loop) của dịch kính. Đây là một cấu trúc rất quan trọng trong bệnh sinh và phẫu thuật của tăng sinh dịch kính võng mạc trước. Nền dịch kính rộng nhất là phía thái dương và sự dịch chuyển ra sau của dịch kính đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các vết rách võng mạc. Sự thoái hoá của dịch kính theo tuổi gây ra co kéo lên nền dịch kính, nơi dính chặt với võng mạc, tạo ra rách võng mạc và bong võng mạc do rách. 1.1.2. Giải phẫu võng mạc và giao diện dịch kính - võng mạc 1.1.2.1. Giải phẫu võng mạc Võng mạc là một lớp màng mỏng nằm lót mặt trong của 3/4 sau của nhãn cầu và được so sánh như là phim của máy ảnh. Võng mạc trải từ vùng hậu cực (trung tâm là hoàng điểm) ra trước cho đến vùng miệng thắt (ora serrata) cách xích đạo khoảng 5 mm và tại đây nối với lớp biểu mô không sắc 4 tố của thể mi. Võng mạc thần kinh kết gắn lỏng lẻo với lớp biểu mô sắc tố trừ hai vùng là bờ đĩa thị và miệng thắt. Vùng xích đạo nằm sau rìa củng giác mạc khoảng 15 mm và sau xích đạo hình học của nhãn cầu khoảng 3 mm. Ra đến ranh giới phía trước, võng mạc tận hết theo một đường lượn sóng gọi là miệng thắt. Miệng thắt nằm xấp xỉ ở vùng bám tận của các chân cơ trực xung quanh nhãn cầu. Các đặc điểm giải phẫu này có vai trò quan trọng trong phẫu thuật dịch kính. Lỗ chọc củng mạc khi phẫu thuật cắt dịch kính qua phần phẳng (pars plana) có thể nằm tận 4 mm sau vùng rìa phẫu thuật mà vẫn có thể thao tác trên vùng ora serrata ở cùng kinh tuyến và 95% các trường hợp thì khoảng cách 4,21 mm sau rìa trên và 4,81 mm sau rìa thái dương vẫn có thể coi là an toàn đối với miệng thắt. Sự tận hết của miệng thắt được đánh dấu bởi các dải kéo dài của võng mạc nhô vào vùng biểu mô thể mi giống như những chiếc răng (ora teeth). Giới hạn sau của nền dịch kính nằm sau các vịnh ora 1,8 mm ở phía thái dương và 3 mm ở phía mũi. Giới hạn trước của nền dịch kính nằm ở biểu mô thể mi, cách miệng thắt khoảng 1 đến 2 mm. Càng về già thì giới hạn sau lại càng trở nên bất thường và lùi dần về phía xích đạo, điều này đóng góp vào cơ chế bệnh sinh của sự hình thành các vết rách võng mạc do co kéo ở chu biên . Hình 1.2: Miệng thắt; VB – nền dịch kính (Nguồn: Duane’s Clinical Ophthalmology -2005) 5 1.1.2.2. Giao diện dịch kính – võng mạc Dịch kính gắn vào tất cả các cấu trúc lân cận nhưng với độ lỏng chặt khác nhau. Dính chặt nhất là ở nền dịch kính, rộng từ 3 đến 6 mm cưỡi ngựa trên ora serrata: 2 mm ở pars plana và 1 đến 4 mm sau miệng thắt (phụ thuộc tuổi và các góc phần tư khác nhau). Nơi đây có mật độ các sợi collagen lớn nhất, bám vuông góc với bề mặt võng mạc. Các vùng khác gắn cũng tương đối chặt là sau thể thủy tinh, vùng hoàng điểm – cạnh hoàng điểm, bờ đĩa thị và dọc theo các mạch máu lớn. Vùng dính sau thể thủy tinh có hình cung nằm ngay trong chỗ bám của các dây chằng Zinn. Giữa võng mạc và dịch kính có một lớp màng đáy trải từ trước ra sau, khi đi qua ora serrata trở thành màng đáy của tế bào Müller và thường được gọi là màng ngăn trong. Màng ngăn trong có 2 mặt: mặt ngoài nhẵn (mặt dịch kính) và mặt trong gồ ghề khớp với bề mặt của các tế bào thần kinh đệm. Màng ngăn trong mỏng nhất ở vùng hoàng điểm và quanh gai thị, dầy hơn ở vùng hậu cực, xích đạo và nền dịch kính. Ở những vùng màng ngăn trong mỏng (như ở xích đạo hoặc vùng hoàng điểm) xuất hiện các cấu trúc đặc biệt gọi là các đĩa gắn kết (attachment plaques) có vai trò đối lực với các lực kéo từ dịch kính. Đặc biệt hơn nữa, xung các mạch máu lớn có các thể dạng nhện (spider-like bodies) nằm rải rác và gắn vào lớp giới hạn trong. Màng giới hạn trong phía trên các mạch máu võng mạc cũng rất mỏng do không có các dải trong của tế bào Müller. Để bù trừ lại, trong màng ngăn trong có các lỗ nhỏ là nơi các dải dịch kính gắn vào (còn gọi là các dải dịch kính-võng mạc-mạch máu). Sự gắn kết này sẽ đối lực cho rung động của của nhịp đập mạch, tuy nhiên cũng tạo thành các cấu trúc nâng đỡ cho sự tăng sinh tân mạch trong điều kiện bệnh lý . Màng ngăn trong được cấu tạo từ các sợi collagen type IV, còn vỏ dịch kính từ các sợi collagen type II. Lớp “keo” ngoại bào kết dính 2 cấu trúc này có thể được cấu thành từ sự lắng đọng của fibronectin và laminin . 6 1.1.3. Giải phẫu hắc mạc 1.1.3.1. Cấu tạo chung Hắc mạc được cấu tạo chủ yếu từ mạch máu, các hắc tố bào, dây thần kinh, mô liên kết và dịch nhầy ngoại bào. Hắc mạc có thể được chia thành 3 phần từ trong ra ngoài gồm: (1) màng Bruch; (2) lớp mạch máu; (3) thượng hắc mạc. Trong đó lớp mạch máu rất phong phú là nơi xảy ra nhiều hoạt động trao đổi chất, cũng là nơi vi khuẩn gây bệnh theo đường máu thường cư trú. 1.1.3.2. Tuần hoàn hắc mạc Động mạch: Động mạch mắt sẽ cho các nhánh cấp máu cho hắc mạc. Động mạch mi sau sẽ cho các nhánh động mi ngắn sau và động mạch mi dài sau (trong và ngoài). Các động mạch mi trước xuất phát trực tiếp từ động mạch mắt trừ nhánh đi cùng với cơ trực ngoài xuất phát từ động mạch lệ. Mặc dù động mạch võng mạc cũng xuất phát từ động mạch mắt nhưng gần như không có sự kết nối giữa 2 hệ thống này. Các động mạch mi trước sau khi xuyên thủng củng mạc đi vào khoang thượng thể mi và cơ thể mi, hòa vào vòng động mạch mống mắt lớn . Hình 1.3: Hệ mạch hắc mạc (Nguồn: Duane’s Clinical Ophthalmology -2005) 7 Động mạch mi trước Tĩnh mạch xoắn Động mạch mi ngắn sau Động mạch mi dài sau Mao mạch hắc mạc: Nhìn chung hệ mao mạch hắc mạc sắp xếp thành 1 lớp đơn với các mao mạch rộng nằm phía trong động mạch và tĩnh mạch hắc mạc, nằm ngoài màng Bruch. Kích thước mao mạch hắc mạc thay đổi từ 20 đến 50 μm và có mật độ dầy đặc nhất ở sau võng mạc trung tâm. Mao mạch hắc mạc xếp thành lưới liên tục có các khoảng gian mạch gọi là cột trụ hoặc vách. Mao mạch hắc mạc cấp oxy và chất dinh dưỡng cho màng Bruch và 1/3 ngoài võng mạc (trừ vùng võng mạc trung tâm là được cấp máu toàn bộ từ hắc mạc). Tĩnh mạch: Hệ động mạch và tĩnh mạch hắc mạc không chạy song song như các cơ quan khác của cơ thể. Các tĩnh mạch nằm ở phần ngoài của hắc mạc và dẫn lưu máu từ màng bồ đào trước, xích đạo và hắc mạc sau đi vào các tĩnh mạch xoắn. Do các tĩnh mạch hội nhập để tạo thành tĩnh mạch lớn hơn sẽ có nhiều nối thông tĩnh mạch xuất hiện. Trước khi đi vào các tĩnh mạch xoắn, máu sẽ được tập trung về các quai mạch dài 5 mm và rộng 2 mm. Có 4 tĩnh mạch xoắn nằm ở các góc phần tư sau xích đạo từ 2,5 đến 3,5 mm, lệch nhẹ về kinh tuyến đứng. Các tĩnh mạch xoắn trên đổ về tĩnh mạch trên ổ mắt đi qua khe ổ mắt trên và 2 tĩnh mạch mắt dưới đổ về tĩnh mạch dưới ổ mắt đi qua khe dưới ổ mắt. Hình 1.4: Quai mạch và tĩnh mạch xoắn (Nguồn: Duane’s Clinical Ophthalmology -2005) 8 Tuần hoàn hắc mạc chảy chậm tạo điều kiện cho vi khuẩn khu trú và phát triển nên màng bồ đào rất dễ bị viêm nhiễm. Trong viêm nội nhãn nội sinh màng bồ đào thường là nơi khởi bệnh và bị ảnh hưởng nặng nề nhất . 1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn 1.2.1. Cơ chế bệnh sinh VNNNSVK xuất hiện khi vi khuẩn đi qua hàng rào máu mắt, phá vỡ cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể và phát triển trong mắt. Tuy nhiên trong điều kiện bình thường, các cơ chế phòng vệ của mắt có vai trò đáng kể trong việc ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Kresloff theo dõi 202 trường hợp nhiễm khuẩn huyết cho thấy 12 trường hợp có xuất hiện các tổn thương nhỏ ở đáy mắt như nốt dạng bông hoặc vi xuất huyết nhưng không có trường hợp nào xuất hiện viêm nội nhãn . Ở một loạt ca bệnh khác, trên 101 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, có 24 mắt có tổn thương nhỏ và trong số đó chỉ 1 mắt phát triển thành viêm nội nhãn . Như vậy rõ ràng là ngay cả khi vi khuẩn đã đi qua hàng rào máu - mắt tạo thành các ổ nhiễm trùng nhỏ, cơ thể vẫn có khả năng tiêu diệt các ổ này. Người ta nhận thấy 1% tổng số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết có các nốt Roth ở đáy mắt, nhưng không phải tất cả các bệnh nhân này đều xuất hiện viêm nội nhãn. Khả năng xuất hiện viêm nội nhãn sẽ phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào mắt, sự suy giảm miễn dịch, độc lực của vi khuẩn và các bệnh lý khác của cơ thể kèm theo (ví dụ như bệnh đái tháo đường) . 9 Theo Greenwald và cộng sự, cơ chế bệnh sinh của VMNNNS được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Cơ chế bệnh sinh của VMNNNS Vi sinh vật Cục tắc mạch (do vi khuẩn) Mạch máu nhãn cầu Hàng rào máu - mắt Mô nhãn cầu Đáp ứng viêm Dịch nội nhãn Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ mạch võng mạc, hắc mạc rải rác hoặc thành đám lớn gây tắc mao mạch và tạo thành ổ nhiễm khuẩn trong lòng mạch. Trường hợp vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào động mạch trung tâm võng mạc sẽ gây nên hoại tử rộng. Chính hiện tượng này làm cho vi khuẩn lan tràn nhanh vào trong võng mạc và dịch kính, sau đó đi ra xa hơn về bán phần trước của nhãn cầu . 10 [...]... sát Nếu không 30 1.3.2.2 Cắt dịch kính sớm triệt để kết hợp bơm dầu silicone nội nhãn Vai trò của dầu silicone trong cắt dịch kính điều trị VMNN • Khái quát về dầu silicone Dầu silicone bắt đầu được FDA chấp thuận cho sử dụng nội nhãn từ năm 1996 Kể từ đó dầu silicone được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật dịch kính võng mạc điều trị bong võng mạc phức tạp (tăng sinh dịch kính võng mạc nặng, rách võng... tương tự trên 52 bệnh nhân VMNN sau phẫu thuật Tác giả đưa phân bổ vào 2 nhóm nghiên cứu: nhóm 1: gồm 24 bệnh nhân, được điều trị bằng kỹ thuật cắt dịch kính trung tâm khi điều trị nội khoa không có kết quả Nhóm 2 (28 bệnh nhân) được điều trị bằng phẫu thuật cắt dịch kính toàn bộ kết hợp làm đai củng mạc và bơm dầu silicone nội nhãn Kết quả là ở nhóm 1 có 3 mắt bị teo nhãn cầu (12,5%), 6 mắt (25%) bị... phân bổ ngẫu nhiên vào 2 nhóm điều trị phẫu thuật sau khi điều trị nội khoa bằng kháng sinh nội nhãn và tĩnh mạch không cải thiện trên lâm sàng Nhóm 1 được điều trị bằng cắt dịch kính trung tâm đơn thuần, nhóm 2 được phẫu thuật cắt dịch kính toàn bộ kết hợp bơm dầu silicone nội nhãn Tất cả bệnh nhân đều được theo dõi sát sau mổ tại các thời điểm 1, 2, 4 và 12 tuần sau mổ Dầu silicone ở nhóm 2 được tháo... mô do vậy cắt dịch kính sớm làm giảm biến chứng của phẫu thuật o Cắt dịch kính sớm và triệt để giúp loại bỏ hết tổ chức vi m và lấy nhiều bệnh phẩm để làm xét nghiệm Cắt dịch kính triệt để (làm bong và cắt sạch dịch kính sau) cho phép loại bỏ sạch tổ chức vi m và mủ đọng trên vùng hậu cực, giúp cải thiện thị lực sau mổ o Cắt dịch kính sớm và triệt để làm tăng hiệu quả của điều trị kháng sinh Kháng sinh. .. tiêm nội nhãn sẽ khuyếch tán tốt và đi đến võng mạc tốt hơn Như vậy, quyết định điều trị phẫu thuật của vi m nội nhãn có thể được sơ đồ hóa như sau : Sơ đồ 1.2 Chỉ định điều trị phẫu thuật cắt dịch kinh 29 Vi m mủ nội nhãn Ánh hồng đồng tử Nếu không Nếu có CẮT DỊCH KÍNH Điều trị nội khoa tích cực và theo dõi sát trong 24 giờ đầu Cải thiện trên lâm sàng Nếu có Tiếp tục điều trị nội khoa... áp dụng kỹ thuật cắt dịch kính sớm có bơm dầu silicone nội nhãn để điều trị VMNN Kết quả ban đầu thật đáng khích lệ: quá trình vi m ổn định nhanh hơn, tránh teo nhãn cầu rút ngắn quá trình điều trị, đồng thời bóng dầu silicone còn làm hạn chế đáng kể biến chứng bong võng mạc Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp phải một số biến chứng liên quan đến sử dụng dầu silicone như tăng nhãn áp, phải tháo dầu sớm sau... gian theo dõi để tránh tăng sinh và nhuyễn hoá dầu Hạn chế của nghiên cứu thăm dò ban đầu này là đối tượng bệnh nhân không thuần nhất bao gồm cả VMNN nội sinh và ngoại sinh (sau chấn thương, phẫu thuật) , do nhiều tác nhân khác nhau (vi khuẩn, nấm) vì vậy vi c phân tích đánh giá gặp khó khăn Như đã trình bày ở trên, vi c sử dụng dầu silicone trong phẫu thuật cắt dịch kính điều trị VMNNNSVK còn chưa thống... khi được phẫu thuật lại chỉ có 1 bệnh nhân là hồi phục lại một chút thị lực Rõ ràng bong võng mạc là biến chứng đáng sợ nhất, gây mất chức năng thị giác trong quá trình điều trị VMNN Chính vì vậy, Azad đã kết luận rằng bơm dầu silicone kết hợp với phẫu thuật 33 cắt dịch kính toàn bộ đã cải thiện đáng kể kết quả giải phẫu và chức năng trong điều trị VMNN sau chấn thương Kaynak cũng đạt kết quả tương... Kháng sinh tiêm nội nhãn Điều trị kháng sinh nộ i nhã n cầ n hế t sứ c nhanh chó ng, thậm chí trước cả khi có kết quả vi sinh Các kháng sinh được sử dụng thường là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với vi khuẩn Gr (+) và Gr (-) Vancomycin là lựa chọn đầu tay trong tiêm nội nhãn đối với các vi khuẩn Gr (+) Có nhiều kháng sinh sử dụng theo đường tiêm nội nhãn để diệt vi khuẩn. .. ngược lại một số tác giả cho rằng nên bơm dầu ở tất cả các bệnh nhân khi kết thúc phẫu thuật để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng và để hạn chế bong võng mạc sau mổ 1.3.3 Tình hình nghiên cứu bệnh vi m mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn ở trên thế giới và Vi t Nam Nhìn chung các nghiên cứu, tổng kết trên thế giới đều cho thấy VMNNNSVK là một bệnh tương đối hiếm gặp Tổng kết trên số lượng bệnh nhân lớn nhất . silicone nội nhãn điều trị vi m mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn nhằm các mục tiêu sau: 1 - Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của vi m mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn. 2 - Đánh giá kết. kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính kết hợp bơm dầu silicone nội nhãn. Xuất phát từ thực tế lâm sàng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu. Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone trong điều trị vi m mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương giải phẫu dịch kính, võng mạc