LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin cảm ơn chân thành đến cô Th.S Trịnh Tú Anh đã hướng dẫn em tận tình và chu đáo trong suốt quá trình em viết báo cáo thực tập về vấn đề quản trị nhân sự tại Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất. Với những kiến thức em đã học được trong suốt 4 năm tại trường thì có sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô trong khoa Cảng Hàng Không của Học Viện Hàng Không Việt Nam. Các thầy cô đã truyền dạy cho em rất nhiều kiến thức để em làm hành trang đi vào tương lai sau này. Em rất biết ơn các thầy cô đã nâng đỡ và giảng dạy em trong thời gian qua.
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin cảm ơn chân thành đến cô Th.S Trịnh Tú Anh đã hướng dẫn em tận tình và chu đáo trong suốt quá trình em viết báo cáo thực tập về vấn đề quản trị nhân
sự tại Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất
Với những kiến thức em đã học được trong suốt 4 năm tại trường thì có sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô trong khoa Cảng Hàng Không của Học Viện Hàng Không Việt Nam Các thầy cô đã truyền dạy cho em rất nhiều kiến thức để em làm hành trang đi vào tương lai sau này Em rất biết ơn các thầy cô đã nâng đỡ và giảng dạy em trong thời gian qua
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam đã giúp em có cơ hội thực tập tại môi trường hàng không năng động và phát triển Từ đó kiến thức của em ngày một tốt hơn về ngành
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh , Chị trong Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất đã luôn giúp đỡ em nhiệt tình trong thời gian em đi thực tập
Em chúc quý Thầy, Cô luôn thành công trong công việc giảng dạy sau này và luôn có sức khỏe tốt để giúp đỡ các em khóa sau này Và em kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị tại Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất đạt đựơc nhiều thành công hơn nữa trong công tác sau này
Em chân thành cảm ơn !
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp, HCM, ngày , tháng , năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên
Page 3
Trang 4NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TP, HCM, ngày , tháng , năm2012
Đơn vị thực tâp
Trang 5MỤC LỤC
Phần mở đầu .1
Chương 1: Tổng quát về Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.2 Nhiệm vụ và chức năng chủ yếu 5
1.3 Lĩnh vực hoạt động .6
1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 6
1.5 Định hướng phát triển 10
1.6 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây (2009-2011) 10
Chương 2: Tìm hiểu quản trị nhân sự tại Trung tâm 15
2.1 Tình hình quản lí nhân sự tại Trung tâm 15
2.1.1 Cơ cấu nhân sự tại Trung tâm 15
2.1.2 Phân bổ nhân sự 16
2.2 Vai trò của phòng quản trị nhân sự 17
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới quản trị nhân sự 18
2.4 Quản lí hồ sơ, quá trình công tác, thuyên chuyển nhân sự 20
2.4.1 Quản lí hồ sơ 20
2.4.2 Quá trình công tác 22
2.5 Tuyển dụng nhân sự 24
2.5.1 Nguồn tuyển dụng 26
2.5.2 Quá trình tuyển dụng 27
2.5.3 Đào tạo 28
2.5.4 Phát triển nhân sự 34
2.6 Đánh giá nhân viên 34
2.7 Chính sách đãi ngộ 36
2.7.1 Chế độ lương 37
Page 5
Trang 62.7.2 Chính sách nâng bậc, nâng lương cán bộ nhân viên trong Trung tâm38
2.7.3 Chính sách khen thưởng, kỷ luật 40
2.7.4 Chế độ liên quan đến người lao động 43
2.8 Giải quyết tranh chấp lao động 45
Chương 3: Nhận xét- Đánh giá 46
3.1 Ưu nhược điểm của Trung tâm 46
3.1.1 Ưu điểm 46
3.1.2 Nhược điểm 47
3.2 Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân sự tại Trung tâm Khai thác ga Tân Sơn Nhất 48
Kết luận 51
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7TTOC: Trung tâm khai thác ga Tân
Sơn Nhất
TSN: Tân Sơn Nhất
QĐ: Quyết định
HKDDVN: Hàng không dân dụng Việt
Nam
CHK: Cảng hàng không
GTVT: Giao thông vận tải
TCTCHKMN: Tổng công ty Cảng
hàng không miền Nam
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
TCHC: Tổ chức hành chính
QLBB: Quản lí bến bãi
KH-KD : Kế hoạch kinh doanh
TC-KT: Tài chính kế toán VS-BB: Vệ sinh bến bãi BX-XĐ: Bốc xếp xe đẩy CBCNV: Cán bộ công nhân viên ĐVT: Đơn vị tính
ĐV: Đơn vị HĐ: Hội đồng DT: Doanh thu QN: Quốc nội QT: Quốc tế KTG: Khai thác ga KV: Khu vực
TGĐ: Tổng giám đốc
ĐT-HL: Đào tạo huấn luyện
KT-KL: Khen thưởng kỷ luật
GĐ: Giám đốc
VP: Văn phòng TCT: Tổng công ty CN/TT: Cá nhân/ Tập thể BHLĐ: Bảo hiểm lao động ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.6.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010
Bảng 1.6.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011
Bảng 2.1.1: Cơ cấu nhân sự tại Trung tâm 2009-2011
Bảng 2.1.2: Phân bổ lao động theo phòng ban chức năng
Bảng 2.2: Các hoạt động chủ yếu trong quản trị nhân sự
Page 7
Trang 8Bảng 2.4.2: Bảng phân công lịch trực tuần
Bảng 2.5: Các bước tuyển dụng nhân sự tại Trung tâm
Bảng 2.5.3.2: Các bước đào tạo huấn luyện tại Trung tâm
Bảng 2.7.2.1: Nội dung nâng bậc, nâng lương tại Trung tâm
Bảng 2.7.2.2: Danh sách theo dõi nâng lương
Bảng 2.7.3: Nội dung khen thưởng- kỷ luật
DANH MỤC HÌNH Hình 1.4.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm
Hình 2.5.2: Mối quan hệ giữa kết quả kiểm tra trắc nghiệm với kết quả thực hiện công việc
Hình 2.5.3.1: Biểu đồ thuyên chuyển cho chức vụ giám đốc
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay với xu hướng hội nhập quốc tế thì ngành hàng không là ngành then chốt của đất nước Ngành có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế chính trị , quốc phòng của đất nước ta Một đất nước muốn phát triển , một nền kinh tế muốn đi lên thì điều cần phải quan tâm đó chính là phát triển ngành then chốt Ngày nay nhu cầu đi lại bằng đường hàng không càng ngày càng lớn Do vậy cần phải có kế hoạch và mục tiêu trong tương lai Muốn ngành vững mạnh thì trước hết các công ty trực tiếp quản lí và khai thác các hoạt động trong hàng không phải phát triển Mà muốn công ty phát triển thì việc đầu tiên là phải quản trị nhân sự Trong một công ty dù có to lớn , nguồn tài chính dồi dào, trang thiết bị hiện đại đi chăng nữa nhưng không biết quản trị nhân sự thì cũng vô nghĩa Quản trị nhân sự sẽ làm cho công ty thành công trong lĩnh vực mình hoạt động Khi nhìn vào một công ty ta thấy nhân viên làm việc nhiệt tình , hăng say, trật tự , không khí làm việc vui tươi thì vấn đề quản trị nhân sự của công ty tốt Còn ngược lại thì vấn đề quản trị nhân sự của công ty chưa có được sự thỏa mãn của nhân viên
Sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn của nước ta Trong đó Tổng công ty cảng hàng không miền nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lí và khai thác cảng Tân Sơn Nhất Bên cạnh đó thì để đảm bảo và duy trì các hoạt động diễn ra trong nhà ga là trách nhiệm của Công ty khai thác ga Tân Sơn Nhất Công ty có một đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, tâm huyết với nghề và có tay nghề rất cao Mỗi người mỗi tính và nhiệm vụ khác nhau do công ty giao Làm sao để công việc
họ diễn ra một cách tốt nhất và thỏa mãn được nhu cầu của từng cá nhân trong công ty
là một vấn đề hết sức nan giải đối với ban lãnh đạo trong công ty
Chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của quản trị tài chính ,quản lý chất lượng… nhưng quản trị nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong công ty Muốn công ty hoạt động có hiệu quả thì quản trị nhân sự phải tốt Vai trò của quản trị nhân sự rất quan trọng, nó có nhiệm vụ là bảo đảm nguồn nhân lực và nâng cao năng suất cho công ty
Do đó tôi chọn lĩnh vực và chủ đề để nghiên cứu là :“ Tìm hiểu quản trị nhân sự tại trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất ” Quản trị nhân sự là một lĩnh vực khó khăn và phức tạp Nhưng chính nó là phương thức giúp công ty phát triển và thành công Nếu
Trang 11không quản trị nhân sự một cách tốt nhất thì làm sao có thể đảm bảo được hoạt động trong nhà ga một cách an toàn và hiệu quả được.
Mục tiêu nghiên cứu
Khi nghiên cứu về lĩnh vực nhân sự thì mục tiêu nghiên cứu cần được đặt ra đầu tiên Mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đề quản trị nhân sự trong trung tâm
đã và đang diễn ra như thế nào
Đánh giá công tác quản trị nhân sự tại trung tâm
Và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị nhân sự tại trung tâm
từ đó làm họat động tại trung tâm ngày càng hòan thiện hơn
Câu hỏi nghiên cứu
Quản trị nhân sự tại trung tâm đang diễn ra như thế nào và qui trình thủ tục ra sao?Các vấn đề về quản trị nhân sự như chính sách tiền lương, khen thưởng đãi ngộ, của trung tâm như thế nào?
Quá trình tuyển dụng và đào tạo của trung tâm theo qui trình như thế nào ?
Họat động quản trị nhân sự tại công ty có những ưu và nhược điểm gì?
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân sự tại công ty
Phương pháp áp dụng trong báo cáo
Để có thể làm báo cáo và nghiên cứu đề tài nhân sự tại trung tâm thì bài báo cáo
sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như tổng hợp và phân tích tài liệu, thống kê, so sánh.
Tài liệu để thực hiện trong báo cáo thực tập sẽ sử dụng tài liệu của phòng tổ chức hành chính trong trung tâm như bảng mô tả công việc, đánh giá tổng hợp và phân tích công việc, thủ tục qui trình các họat động tại công ty, báo cáo thống kê của trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất.
Giới hạn phạm vi của báo cáo
Phạm vi nghiên cứu của báo cáo thực tập sẽ là không gian trong trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất và Tổng công ty Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
Trang 12Và báo cáo sẽ được thực hiện tại Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam trong hai tháng từ 6 tháng 2 năm 2012 tới tháng 4 năm 2012.
Kết cấu của báo cáo thực tập
Kết cấu của báo cáo gồm 3 chương :
Chương 1: Tổng quát về công ty khai thác ga Tân Sơn Nhất
Chương 2: Tìm hiểu hoạt động về quản trị nhân sự tại công ty khai thác ga Tân Sơn Nhất
Chương 3: Nhận xét và đánh giá
Qua đề tài tìm hiểu quản trị nhân sự của trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất sẽ giúp
ta hiểu được phần nào về hoạt động nhân sự trong trung tâm.Sẽ giúp ta có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác quản trị nhân sự sau này.Để có được sự thành công và phát triển như ngày hôm nay ắt hẳn bên trong đó phải có sự nỗ lực không ngừng của mọi người trong trung tâm
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ TRUNG TÂM KHAI THÁC GA
TÂN SƠN NHẤT ( TTOC )
Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam Theo như tìm hiểu thì sản phẩm chính của Trung tâm chủ yếu là cho các hãng hàng không và các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực phi hàng không thuê lại mặt bằng dùng cho việc quảng cáo, hoạt động của hãng và các đơn vị khác Ngoài ra Trung tâm còn nhiều lĩnh vực hoạt động khác như đảm bảo an toàn cho nhà ga, thực hiện công tác
vệ sinh… Cũng như bất kì một công ty khác thì Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất đều có lịch sử, chức năng , định hướng …của riêng mình Để tổ chức Trung tâm hiệu quả thì vấn đề quản trị nhân sự của Trung tâm phải luôn chặt chẽ và thống nhất Muốn biết quản trị nhân sự của Trung tâm như thế nào thì trước tiên phải tìm hiểu tổng quát
1.1Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm
Trung tâm khai thác ga TSN đã trải qua rất nhiều năm thành lập và hoạt động để có thành quả như ngày hôm nay Bất kì một tổ chức doanh nghiệp hay công ty cũng đều
có những cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công ty Theo như tìm hiểu tại Trung tâm thì quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cảng Hàng Không Miền Nam Có những cột mốc lịch sử cần phải biết như sau:
• Trước tháng 6/1993 nhà ga hàng không do Ban quản trị ga thuộc Phòng quản lý công trình Sân bay TSN quản lý
• Tháng 6/1993 Trung Tâm Khai Thác Cảng Hàng Không được thành lập theo quyết định số 189/QĐ ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Cục trưởng Cục HKDDVN, trực thuộc Tổng Giám Đốc Cụm Cảng Hàng Không Sân Bay Miền Nam Cơ cấu tổ chức bao gồm:
1. Ban kế hoạch- văn phòng
2. Ban quản trị ga
3. Ban kỹ thuật
• Ngày 16/11/2001, Trung tâm Khai thác ga được chính thức thành lập theo quyết định
số 783/QĐ-CHK-TCCB của Cục trưởng Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam, là đơn
vị thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc Cụm Cảng Hàng Không Miền Nam – Cục HKDDVN
Tên giao dịch: TAN SON NHAT TERMINAL OPERATION CENTRE, trụ sở đặt tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất –TP Hồ Chí Minh
Trung tâm thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Trang 141. Thực hiện cung cấp các dịch vụ ống lồng dẫn hành khách và thông tin phục vụ hành khách trong nhà ga.
2. Đảm bảo an ninh, trật tự khu vực nhà ga và bến ô tô
3. Phục vụ bốc xếp và xe đẩy hành lý cho hành khách tại nhà ga
4. Đảm bảo công tác điện –nước , vệ sinh- môi trường khu vực nhà ga , bến ô tô và các văn phòng làm việc của Cụm cảng
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng giám đốc Cụm cảng
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm:
1. Văn phòng trung tâm
2. Đội phục vụ hành khách
3. Đội trật tự ga
4. Đội vệ sinh – môi trường
5. Đội Quản lí bến ô tô
• Tháng 01/2008 Cụm cảng HKMN được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích sang mô hình doanh nghiệp nhà nước Tổng công ty Cảng HKMN được tái thành lập theo quyết định số 168/QĐ-BGTVT ngày 16/01/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT
• Tháng 5/2008 Công ty khai thác ga Tân Sơn Nhất được thành lập theo quyết định số 1039/QĐ-TCTCHKMN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Hội đồng quản trị Tổng công
ty Cảng hàng không Miền Nam
1.2Nhiệm vụ và chức năng chủ yếu
Trung tâm khai thác ga TSN đảm nhiệm những nhiệm vụ và chức năng như sau:
• Nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo đảm trật tự , an ninh trong nhà ga ( Ga quốc tế đi, Ga
quốc tế đến , Ga quốc nội đi, Ga quốc nội đến , Nhà khách VIP ), Nhà văn phòng Tổng công ty và bến bãi ô tô- Sân bay quốc tế TSN Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này thì Trung tâm đã có những kế hoạch của riêng mình như có đội giám sát và an ninh trong khu vực nhà ga Nhiệm vụ này hoàn thành tốt sẽ làm cho hành khách sử dụng dịch vụ của ta ngày một nhiều hơn Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế - chính trị của nước ta
• Để các chuyến bay diễn ra một cách nhanh và gọn thì Trung tâm có nhiệm vụ phục vụ
bốc xếp hành lý (tại các khu vực băng tải nhận và gửi hành lý), phục vụ xe đẩy hành lý cho hành khách tại nhà ga
• Khi đi tới sân bay TSN chúng ta luôn thấy một quang cảnh và môi trường sạch, trong
lành Để bộ mặt của sân bay luôn đẹp trong mắt hành khách thì Trung tâm có nhiệm vụ đảm bảo công tác vệ sinh môi trường tại các khu vực nhà ga, bến bãi ô tô và tại các văn phòng của Tổng công ty Cảng Hàng không Miền Nam
Trang 15• Ngoài ra Trung tâm còn có nhiệm vụ ận hành một số thiết bị phục vụ hành khách như
băng chuyền hành lý, cầu dẫn hành khách
• Khi bước vào nhà ga hoặc bên ngoài nhà ga thì ta thấy rất nhiều đơn vị quảng cáo tại
sân bay Họ đã thuê của công ty để thực hiện những hoạt động của đơn vị đó Trung tâm cũng có nhiệm vụ là thực hiện và quản lý các dịch vụ cho thuê văn phòng đại diện, văn phòng làm việc, quảng cáo tại nhà ga , quảng cáo trên xe đẩy, các cửa hàng trong nhà ga
1.3 Lĩnh vực hoạt động
Sau khi tìm hiểu những nhiệm vụ của Trung tâm thì ta xem xét tới những lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Sau đây là những lĩnh vực hoạt động của Trung tâm:
• Quản lý, khai thác mặt bằng, cơ sở hạ tầng tại nhà ga hành khách phục vụ cho các dịch
vụ hàng không và phi hàng không
• Quản lý các trang thiết bị tại nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
• Thực hiện các dịch vụ phục vụ hành khách bao gồm: khai thác vận hành băng chuyền hành lý, thực hiện bốc xếp, cung cấp xe đẩy hành lý, dịch vụ y tế
• Bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực nhà ga hành khách, sân đậu ô tô
• Bảo đảm trật tự, PCCC khu vực nhà ga và sân đậu ôtô
• Thực hiện các dịch vụ thu phí ô tô, trông giữ xe 2 bánh
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng công ty giao
1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trung tâm
Trung tâm Khai thác ga Tân Sơn Nhất có tư cách pháp nhân, Điều lệ tổ chức và hoạt động, có con dấu và tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hoạt toán phụ thuộc Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trung tâm có thống nhất và chặt chẽ Quản lí trực tiếp giữa các cấp trong trung tâm Cơ cấu tổ chức :
Đội chăm sóc cây cảnh
Trang 16Tổng số lao động của Trung tâm Khai thác ga TSN tính đến ngày 01 tháng 10 năm
2008 là 499 người Và tổng số cán bộ- công nhân viên tính đến 30 tháng 11 năm 2010
là 435 người trong đó:
• Nam : 234
• Nữ : 201
• Đảng viên : 72
• Đoàn viên thanh niên: 100
• Công đoàn viên 263
Trong Trung tâm thì trình độ nhân viên cũng có sự thống kê như sau:
• Trên đại học và đại học: 93 người
• Cao đẳng và trung cấp: 58 người
• Công nhân kỹ thuật: 92 người
• Lao động phổ thông : 263 người
Theo như thống kê của Trung tâm thì ta thấy được rằng tỷ lệ lao động nam và nữ có sự chênh lệch ít, tỷ lệ nam 53.79 %, tỷ lệ nữ 46.21% Và có sự chênh lệch giữa trình độ các nhân viên với nhau Tỷ lệ nhân viên trên đại học và đại học chiếm 18.4 % , cao đẳng và trung cấp chiếm 11,5 %, công nhân kỹ thuật chiếm 18.2 %, lao động phổ thông chiếm 51.9 % Như vậy cho ta thấy được trình độ lao động trong Trung tâm chiếm nhiều nhất là lao động phổ thông , và trình độ đại học trên đại học chiếm thứ hai Điều
đó cho ta thấy rằng cán bộ nhân viên trung tâm đều là một đội ngũ nhân viên với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngành nghề, đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, có nghiệp vụ phù hợp với công việc được phân công.Với những tiêu chuẩn về trình độ và chuyên môn như vậy Trung tâm đã hoạt động hiệu quả trong những năm gần đây Trình
độ của nhân viên phần nào phản ảnh được hiệu quả kinh tế trong Trung tâm Trung tâm hiện nay cũng đã có những chính sách đào tạo để nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên
Sơ đồ dưới đây sẽ giúp hình dung rõ hơn về cơ cấu tổ chức trong Trung tâm Số lượng trong ban giám đốc có 4 người , phòng tổ chức hành chính 16 nhân viên, phòng tài chính kế toán 8 nhân viên, phòng kế hoạch kinh doanh 9 nhân viên, phòng quản lí bến bãi 109 người, phòng khai thác ga 184 nhân viên, đội chăm sóc cây cảnh 7 nhân viên Theo như sơ đồ dưới ta thấy phòng khai thác ga chiếm số lượng nhiều nhất trong hoạt động của Trung tâm Còn phòng bảo vệ và PCCC đã được chuyển sang công ty dịch vụ
an ninh
Theo như tìm hiểu thì Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, ISO 9001:2008 đến tất cả các bộ phận trong toàn Trung tâm
Trang 17Cấp trên sẽ phân công nhiệm vụ cho cấp dưới, cấp dưới phải có nghĩa vụ hoàn thành công việc đúng thời hạn và đúng yêu cầu cho cấp trên.
Mỗi một phòng ban đều giữ một chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng các phòng ban đều có quan hệ chặt chẽ với nhau trong tất cả các hoạt động của Trung tâm
Trong Trung tâm Ban giám đốc có nhiệm vụ là đại diện cho Trung tâm đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động theo sự ủy quyền và phân cấp của Tổng công ty Được đề xuất và kiến nghị với Tổng công ty xem xét, quyết định về các giải pháp và chính sách quản lí với Trung tâm Trách nhiệm của ban giám đốc phân công việc cho các phòng ban bên dưới, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Trung tâm
• Đối với phòng kế hoạch kinh doanh thì ban giám đốc sẽ tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh , các dự án đầu tư phát triển , lập các kế hoạch nhằm gia tăng lợi nhuận Phòng kế hoạch kinh doanh sẽ nhận nhiệm vụ và phải có trách nhiệm trình bày lên ban giám đốc xem xét và phê duyệt
• Đối với phòng tổ chức hành chính thì ban giám đốc sẽ xây dựng cơ cấu tổ chức
và quy chế hoạt động cho các bộ phận chuyên môn Phòng tổ chức hành chính
sẽ lập báo cáo, công văn trình lên ban giám đốc
• Đối với phòng tài chính kế toán thì ban giám đốc sẽ phân phối cho phòng về lương , thưởng đối với các nhân viên trong Trung tâm Như vậy phòng sẽ có trách nhiệm giải quyết về những vấn đề liên quan tới vốn, tiền lương thay và trình lên ban giám đốc
• Ban giám đốc sẽ chỉ đạo , quản lí phòng khai thác ga thực hiện công tác như đảm bảo vệ sinh nhà ga, cung cấp dịch vụ thông tin trợ giúp cho hành khách, y
tế cho hành khách, bảo trì trang thiết bị cho nhà ga Phòng khai thác sẽ phải tường trình, lập kế hoạch thực hiện và trình lên ban giám đốc xét duyệt
Hình 1.4.1 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm
BAN GIÁM ĐỐC (4)
PHÒNG BẢO VỆ VÀ PCCC
PHÒNG TỔ CHỨC –
HÀNH CHÍNH (16)
BAN ISO
Trang 18sở hạ tầng và cung ứng các dịch phụ đảm bảo cho tất cả các khách hàng để khách hàng cảm thấy yên tâm Để làm được những định hướng phát triển cho Trung tâm thì Trung tâm đã và đang cải tiến bộ máy tinh gọn và chuyên nghiệp Để trung tâm ngày càng phát triển hơn nữa thì trung tâm đã có chính sách đào tạo, đào tạo lại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong trung tâm các nhà lãnh đạo luôn khuyến khích mọi người
tự học và có chính sách đãi ngộ hợp lý cho từng nhân viên Trung tâm sẽ huy động mọi
PHÒNG KH-KD(9)
PHÒNG TÀI CHÍNH –KẾ TOÁN (8)
Đội thiết bị
Đội bảo trì
Đội VS nhà ga
ĐộiBX-XĐĐội
thu
mua
Đội VS-
Trang 19nguồn lực, thu hút tài năng trí tuệ của mọi người để phát triển trung tâm một cách bền vững hơn trong tương lai.
Để trung tâm hoàn thành tốt định hướng đã phát triển đề ra thì trung tâm cũng đã có những mục tiêu như sử dụng tốt mọi nguồn lực có trong trung tâm để doanh thu ngày càng cao so với những năm trước, đảm bảo trang thiết bị có hệ số sẵn sàng trên 96% , mọi hoạt động của trung tâm được trả lời đúng hạn trung tâm đã có mục tiêu rất là quan trọng trong việc phát triển trung tâm, đó là đảm bảo người lao động trong trung tâm được đào tạo và huấn luyện 40 giờ/ năm ; trên 80% nguồn lao động
1.6 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây hoạt động của trung tâm có những chuyển biến tích cực Trung tâm đã được Tổng Công ty Cảng HK miền Nam giao trách nhiệm quản lí và khai thác hai nhà ga là nhà ga quốc nội và quốc tế tổng diện tích lên khỏang 140.000m2 , với công suẩt khoảng 18,7 triệu hành khách 1 năm và 16.000m2 sân đỗ ô tô Đây chính
là một trách nhiệm rất lớn đối với trung tâm và cũng là vinh dự đối với toàn bộ nhân viên trong trung tâm Trung tâm đã đạt được những thành tích tốt, phần nào hoàn thành nhiệm vụ được giao Đến nay đã có 44 hãng hàng không quốc tế và 03 hãng trong nước
mở đường bay tới sân bay Tân Sơn Nhất Và có nhiều đơn vị khai thác hàng không và phi hàng không đến sân bay TSN Thành công như vậy không thể không kể đến trung tâm khai thác ga TSN Trung tâm đã góp phần tạo nên thành công như hôm nay Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Những kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm 2009 như sau:
Công tác phòng chống cháy nổ luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu Đơn vị đã ban hành và triển khai dán các bảng nội quy về công tác PCCC tại nhà ga và các khu văn phòng làm việc; CB-CNV đòan kết thống nhất và quyết tâm xây dựng đơn vị mạnh
về tư tưởng, giỏi về lao động sản xuất Thường xuyên bám sát vào Nghị quyết lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nắm bắt tình hình thực tế đi sâu vào nội dung công việc cụ thể, để nâng cao chất lượng công việc;
Quản lý khai thác, bảo trì, sửa chữa vật dụng, kiến trúc nhà ga, khu vực văn phòng, nhà khách và cơ sở vật chất kỹ thuật luôn đảm bảo đúng tiến độ chất lượng trong điều kiện nhân lực biên chế còn hạn chế
Trang 20Đặc biệt trong năm qua, toàn thể CB-NV Công ty đã duy trì vận hành tốt hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001:2000 thông qua việc thực hiện đúng các thủ tục quy trình và hướng dẫn công việc;
Công tác xúc tiến thương mại và quản lý các loại hình dịch vụ phi hàng không cũng thực hiện rất tốt Dự tính ngày 31/12/2009:
Tổng thu là 251 tỉ đồng, trong đó:
- Thu dịch vụ hỗ trợ: 2,395 tỉ tăng 15,45% so với năm 2008
- Thuê văn phòng: 22,28 tỉ giảm 7% so với năm 2008
- Thu mặt bằng 103,19 tỉ tăng 8% so với năm 2008
- Thuê mặt bằng bãi đậu 739 triệu giảm 22% so với năm 2008
- Thuê mặt bằng quảng cáo 33,378 tỉ tăng 3% so với năm 2008
- Thuê quầy thủ tục 38,39 tỉ tăng 18% so với năm 2008
- Thu phí ô tô xe máy 36,811% tăng 10% so với năm 2008
- Cung cấp dịch vụ tiện ích 13, 627 tỉ tăng 10% so với năm 2008
- Các khoản thu khác 182 triệu
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh là 97,6 tỉ đồng, trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu 2,5 tỉ tăng 24,35% so với năm 2008
Bảng 1.6.1 Bảng kết quả họat động kinh doanh năm 2010
Chỉ tiêu Kế hoạch năm Ước thực hiện
%So với
kế họach năm
% So cùng kỳ 2009
Trang 21Nguồn: báo cáo kết quả họat động kinh doanh 2010 tại trung tâm khai thác ga TSN
Bảng 1.6.2 Bảng báo cáo kết quả họat động năm 2011
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Ước thực hiện
năm 2011
Thực hiện năm 2010
% So cùng kỳ 2010
Trang 22Nguồn: báo cáo kết quả họat động kinh doanh 2011 tại trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất
- Doanh thu hàng năm đều tăng trưởng đều từ 5-14%/năm trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu những năm qua
- Các nguồn thu dịch vụ được kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra hiện tượng thất thoát; tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản thu trực tiếp: sử dụng phần mềm quản lý Locker Room, lắp đặt thiết bị giám sát công tác thu bến bãi ga QN và
QT, thu phí đậu lại bãi xe quốc nội Đa dạng hóa nguồn thu: dán decal quảng cáo trên ghế ngồi hành khách và trên xe đẩy hành lý, treo baner quảng cáo tạp chí, quảng cáo trạm Internet, cầu ống dẫn khách, tăng diện tích cho thuê mặt bằng quầy bán hàng …
- Nhiệm vụ giám sát kỹ thuật bao gồm Giám sát công tác bảo trì trang thiết bị, Công tác thi công công trình và giám sát hoạt động khai thác nhà ga là công việc cực kỳ quan trọng đối với Khai Thác Ga, đặc biệt đối với các trang thiết bị mới tại nhà ga quốc tế TSN Đơn vị đã chủ động hoàn thiện bộ máy nhân lực chuyển
Trang 23giao công nghệ mới để quản lý khai thác, bảo trì, sửa chữa vật dụng, kiến trúc nhà ga, khu vực văn phòng, nhà khách và cơ sở vật chất kỹ thuật luôn đảm bảo đúng tiến độ chất lượng không để xảy ra sự cố ảnh hưởng đến phục vụ hành khách và hoạt động bay.
- Mặt khác, Trung tâm KTG cũng đã ký 08 hợp đồng dịch vụ bảo trì các trang thiết bị nhà ga mới như: Hệ thống cửa trượt tự động, công trược thanh chắn; Hệ thống cầu thang máy - thang cuốn hiệu Mitsubishi; ệ thống thang đi bộ hiệu Schindler; Hệ thống thang máy thang cuốn quốc nội hiệu Thyssenkrupp và &K;
Hệ thống xử lý nước thải; Hệ thống thu phí quốc tế; Hệ thống cổng cửa QT; Hệ thống chữa cháy Công tác quản lý giám sát hợp đồng bảo trì đúng qui định đảm bảo các trang thiết bị hoạt động ổn định
- Trung tâm Khai thác ga thực hiện cung cấp một số dịch vụ cho nhà ga hành khách như: Các dịch vụ xe đẩy, vệ sinh, cây xanh được đầu tư phát triển Các dịch vụ y tế, trợ giúp thông tin hành khách cũng được chú trọng đem lại cho hành khách sự hài lòng và dễ chịu hơn khi đến nhà ga TSN Công tác thu dịch
vụ ô tô - xe máy thực hiện nghiêm theo đúng quy trình quy định của cơ quan đơn vị bảo đảm thu đúng thu đủ với thái độ phục vụ hành khách ân cần niềm nở
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI TRUNG TÂM 2.1 Tình hình quản lí nhân sự tại trung tâm
2.1.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại trung tâm
Trong chương 1 phần lao động cũng đã đề cập tới thì số lao động của trung tâm khai thác ga TSN tính đến ngày 01 tháng 10 năm 2008 là 499 người Tính tới 30 tháng 11 năm 2010 là 435 người Như vậy thì cho ta thấy số lao động có sự thay đổi, tới cuối năm 2010 số lao động giảm 64 người
Bảng 2.1.1 Cơ cấu nhân sự tại trung tâm 2009-2011
2009 2010 2011 T ng ( gi m) s ă ả ố
l ượ ng
Trang 24Nguồn: thống kê cơ cấu nhân sự tại trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất
Theo như thống kê trên thì ta thấy trình độ lao động của trung tâm trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng không cao, những nhân sự này thường làm ở các bộ phận lãnh đạo cấp cao tới lãnh đạo cơ sở Lao đông phổ thông chiếm tỷ trọng cao tại công
ty, những nhân viên này thường đảm nhiệm những vai trò thấp hơn những nhân viên có tay nghề cao
Bộ phận tham mưu gồm 3 phòng Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản lý chất lượng
• Phòng Tài chính - Kế toán
• Phòng Kế hoạch
Bộ phận trực tiếp gồm 2 phòng, 1 đội
• Phòng Khai thác ga: (gồm 7 đội: Đội Bốc xếp xe đẩy quốc tế; Đội
bốc xếp xe đẩy quốc nội; Đội VS nhà ga; Đội bảo trì; Đội y tế hàng không; Đội thiết bị ga; Đội thông tin - trợ giúp)
• Phòng quản lý bến bãi: (gồm 3 đội: Đội thu ôtô, Đội thu xe máy,
Đội vệ sinh môi trường bến bãi
• Đội dịch vụ cây cảnh
2.1.2 Phân bổ nhân sự trong Trung tâm
Bảng 2.1.2 : Phân bổ lao động theo phòng ban chức năng
Trang 25sẽ đảm nhận công việc thi hành Ban giám đốc phụ trách công tác chỉ đạo các phòng ban trong trung tâm Ban giám đốc trong trung tâm đều có trình độ đại học và có năng lực chuyên môn cao trong trung tâm.
2.2 Vai trò của phòng quản trị nhân sự
Đối với phòng quản trị nhân sự thì vai trò hết sức quan trọng Nó có nhiệm vụ đảm bảo cho nguồn nhân sự của trung tâm ổn định và hoạt động có hiệu quả Ngoài ra phòng còn có những nhiệm vụ như:
• Tạo nên các chính sách đối với nhân sự hoặc tham gia trong quá trình hình thành nên các chính sách Các nhân viên trong phòng nhân sự sẽ làm việc với các lãnh đạo cấp trên để cùng soạn thảo ra những chính sách liên quan tới quản trị nhân sự trong công ty Khi này các chính sách sẽ được soạn thảo thành văn bản và thông báo cho mọi người trong công ty biết bao gồm các lãnh đạo, trưởng phòng cho đến nhân viên Các chính sách thường được thiết lập như chính sách lương, quyền hạn, trách nhiệm, quy định trong công ty, quy chế tuyển dụng, thời gian thử việc, nghỉ lễ, đào tạo, kỷ luật,…
• Kiểm tra và tiến hành thực hiện các chính sách một cách nhanh chóng Phòng sẽ chịu trách nhiệm về các chính sách trong công ty sao cho chính xác và thực hiện
Trang 26một cách nhanh chóng Cho nên phòng phải thu thập thông tin một cách nhanh chóng và chính xác Phân tích kết quả công việc của mọi nhân viên để có những chính sách phù hợp Tổng hợp các số liệu về tình hình làm việc của nhân viên trong công ty như vắng mặt, đi trễ, kỷ luật,tranh chấp…để có biện pháp cải thiện kịp thời.
• Phòng nhân sự còn có vai trò giúp các lãnh đạo giải quyết những vấn đề trong công ty như làm sao sử dụng tối ưu nhất các chi phí quản trị nhân sự? Đối xử với nhân viên cũ và mới như thế nào sao cho họ cảm thấy hài lòng và không có bất đồng với công ty? Tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên để từ
đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty? Khuyến khích nhân viên phát huy hết thực lực của họ? Tiến hành điều tra thái độ của nhân viên và tìm biện pháp khắc phục
• Phòng quản trị nhân sự sẽ có nhiều tên gọi như phòng tổ chức, phòng cán bộ… Phòng có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện hoặc cùng với các nhà lãnh đạo thực hiện những hoạt động liên quan tới quản trị nhân sự trong công ty Các hoạt động quản trị nhân sự chủ yếu trong doanh nghiệp rất đa dạng Chúng ta hãy tham khảo các hoạt động quản trị nhân sự chủ yếu trong bảng 2.1
Bảng 2.2 : Các hoạt động chủ yếu trong quản trị nhân sự
8. Đ ạào t o, hu n luy n công nhânấ ệ
9. Bình b u, đánh giá thi đuaầ
10. B i d ng, nâng cao trình đồ ưỡ ộ
cho cán b chuyên mônộ
20. Th t c cho nhân viên ngh phép,ủ ụ ỉ
Trang 2714. Công đoàn
15. Thu hút nhân viên
Nguồn Trần Kim Dung (2003) quản trị nguồn nhân lực
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới quản trị nhân sự
Trong tất cả mọi người thì chắc hẳn ai cũng biết rằng quản trin nhân sự là một lĩnh vực hết sức khó khăn đối với mỗi công ty Nó bao gồm rất nhiều yếu tố tới con người như tâm sinh lý, xã hội, khoa học, nghệ thuật Đã có người nói rằng quản trị nhân sự là một nghệ thuật quản trị con người Bên trong cái nghệ thuật đó tất nhiên là phải có khoa học Trong một công ty muốn nhân viên an tâm làm mọi công việc của mình và nhiệt tình trong công việc thì một nhà quản trị phải có những bí quyết riêng cho chính những nhân viên trong công ty Nói quản trị nhân sự dễ nhưng khi đi vào thực tế đó là một vấn đề hết sức nan giải cho bất kì một công ty nào.Việc đầu tiên để quản trị nhân sự diễn ra một cách tốt đẹp thì ta phải biết những yếu tố nào sẽ làm ảnh hưởng đến quản trị nhân sự Những yếu tố sau sẽ giúp cho ta có cái nhìn khái quát hơn
Đầu tiên là môi trường bên ngoài.Môi trường bên ngoài bao gồm những nhân tố sau đây:
• Khung cảnh kinh tế luôn luôn thay đổi Chẳng hạn như từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã làm kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển hơn.Cũng chính điều đó ảnh hưởng lớn đến quản trị nhân sự Khi nền kinh tế phát triển thì công
ty đòi hỏi nhiều lực lượng lao động có kỹ năng và tay nghề cao Hoặc ngược lại khi kinh tế khủng hoảng sẽ tác động tới quản trị nhân sự trong công ty đó là sa thải
• Dân số và lực lượng lao động ảnh hưởng không ít tới quản trị nhân sự Nếu tình hình phát triển dân số ngày càng tăng như hiện nay thì đòi hỏi phải có thêm nhiều việc làm mới , ngược lại đội ngũ lao động trong công ty sẽ lão hóa và từ
đó sẽ khan hiếm lao động và lúc đó sẽ làm trì hoãn sự phát triển kinh tế
• Luật pháp của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng nhiều tới quản lí nhân sự Nó có vai trò trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động Nó quy định số giờ làm việc tại công ty
• Văn hóa xã hội không thể không kể tới Tùy vào đặc thù văn hóa của mỗi nước
và mỗi vùng cũng ảnh hưởng tới quản lí nhân sự
Trang 28• Một khi khoa học và kỹ thuật phát triển thì lúc đó sẽ đặt ra nhiều thách thức cho quản lí nhân sự Khi đó sẽ phải nâng cao việc đào tạo tại công ty, sắp xếp lực lượng nhân viên cho phù hợp.
• Khách hàng và đối thủ cạnh tranh cũng góp phần ảnh hưởng tới quản lí nhân sự Trong một môi trường kinh doanh mà không có khách hàng thì làm sao có lợi nhuận cho công ty Mà lợi nhuận sẽ quyết định tiền lương của nhân viên và những khoản phúc lợi Chính vì vậy phải bố trí nhân viên đúng vị trí và năng lực của mình để họ làm việc một cách tốt nhất Còn về đối thủ cạnh tranh thì cạnh tranh về nguồn lực lao động trong doanh nghiệp Công ty phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động của công ty
Môi trường bên ngoài gồm những nhân tố trên ảnh hưởng tới quản lí nhân sự Ngoài ra còn có môi trường bên trọng cũng tác động trực tiếp tới vấn đề quản lí nhân sự
• Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty sẽ là một chiến lược để công ty tạo ra những nhân viên đầy kinh nghiệm và giúp họ phát huy sở trường của mình
• Bầu không khí của công ty sẽ làm cho nhân viên trong công ty có thống nhất được với nhau hay không Từ đó công ty sẽ phát triển hoặc suy yếu
Quản trị nhân sự trong công ty có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc vào thái độ và cách hoạt động của nhà quản trị Nhà quản trị là người có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, làm nhiệm vụ đề ra các chính sách , phương hướng phát triển cho doanh nghiệp Trong công việc nhà quản trị phải luôn quan tâm tới nhân viên của mình, giải quyết mọi khó khăn và thắc mắc cho nhân viên Họ khéo léo kết hợp mọi thành viên gắn kết với nhau Từ đó làm cho công ty vững mạnh hơn
2.4 Quản lí hồ sơ, quá trình công tác, thuyên chuyển nhân sự
2.4.1 Quản lí hồ sơ
Đã có bao giờ ta mất thời gian cho việc tìm kiếm hồ sơ của mình để nộp cho sếp chưa? Bạn có tự tin rằng dù sếp muốn bất kì hồ sơ nào bạn cũng có thể cung cấp đúng giờ và nhanh nhất cho sếp chưa? Nếu bạn trả lời là đã từng có thì có lẽ việc tổ chức hệ thống quản lí hồ sơ chưa hiệu quả Quản lí hồ sơ không chỉ quan trọng đối với cá nhân nói riêng mà còn rất quan trọng đối với tổ chức.Quản lí hồ sơ rất cần thiết đối với một công
ty muốn thành công Nó liên quan tới việc phối hợp các nhiệm vụ , quản lí hoạt động trong một công ty Quản lý hồ sơ ta có thể hiểu rằng đó là những việc sắp xếp, thiết kế
và xem xét lại các văn bản , hồ sơ trong công ty Quản lí hồ sơ nó có vai trò rất quan
Trang 29trọng như là sữ giúp cho công ty cung cấp thông tin kịp thời, tránh những thông tin chậm trễ gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty Quản lí hồ sơ sẽ giúp xử lý công việc một cách nhanh chóng Khi trong công ty có vấn đề liên quan tới lý lịch nhân viên Ví dụ như bên đối tác có một dự án lớn về marketing, muốn công ty ta đại diện một nhân viên chuyên về marketing , thay vì ta phải hỏi từng người thì quản lí hồ sơ thì giúp ta nhanh chóng tìm được ứng viên thích hợp cho công việc từ đó sẽ là cơ sở giao nhiệm vụ cho nhân viên đó để họ làm việc một cách xuất sắc nhất.
Quản lí hồ sơ trong công ty khai thác ga là một hệ thống khi mà tìm hồ sơ rất dễ dàng
và nhanh chóng.Hệ thống trong công ty đơn giản dễ hiểu và dễ vận hành.Chính điều đógiúp rất nhiều trong công tác quản lí hồ sơ cho công ty.Điều này tránh sự nhầm lẫn về
hồ sơ mà ta cần và việc truy cập hồ sơ rất dễ
Trong công ty khai thác ga TSN thì mỗi nhân viên đều được lập một danh mục các loại
hồ sơ vào máy tính trong phòng nhân sự.Mỗi nhân viên đều có một danh mục hồ sơ của họ như tên tuổi, trình độ, bằng cấp…Hồ sơ của nhân viên đều được cập nhật thường xuyên trong quá trình làm việc và công tác Điều này giúp cho công ty có một loạt những thông tin của nhân viên trong công ty.Sẽ dễ dàng tìm ứng viên thích hợp khi
có một nhiệm vụ mới
Công ty khai thác ga lưu trữ và quản lí mọi thông tin về nhân viên từ khi đăng tuyển , quá trình công tác, hoạt động và cho tới lúc nghỉ hưu Trong công ty thì việc xuất dữ liệu về nhân sự trong công ty như chính sách của công ty, điều lệ, quá trình công tác, nghỉ, tăng ca…đều dễ dàng Quản lí hồ sơ tại công ty gồm:
• Quản lí thông tin chi tiết về nhân viên trong công ty: trình độ văn hóa, thông tin
cá nhân, bằng cấp, quá trình học tập, thông tin gia đình, kinh nghiệm, trình độ văn hóa,…
• Quản lí quá trình công tác, lịch làm việc, lương, kỷ luật, bảo hiểm, về hưu…Nói tóm lại thì quản lí hồ sơ là một trong những công tác quản lí nhân sự Là một công
ty phải quan tâm tới việc quản lí hồ sơ sao cho hiệu quả và dễ dàng
Theo như tác giả tìm hiểu thì tại trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất có những hồ sơ như sau được trung tâm quản lí chặt chẽ:
• Hồ sơ hội nghị xem xét của Lãnh đạo
• Hồ sơ đào tạo_ huấn luyện _nhận thức của CBNV
• Hồ sơ xem xét giải quyết các yêu cầu của CBNV và các đơn vị ngoài Công ty
• Hồ sơ giải quyết phà nàn của CBNV và các đơn vị ngoài Công ty
Trang 30• Hồ sơ xem xét giải quyết các yêu cầu, chỉ thị của Ban giám đốc.
• Hồ sơ mua sắm vật tư trang thiết bị và thông tin
• Hồ sơ kiểm soát năng lực CBNV
• Hồ sơ kiểm soát quá trình cung cấp các dịch vụ
• Hồ sơ kiểm soát của khách hàng nội bộ(Hồ sơ CBNV) và hồ sơ tài sản của khách hành bên ngoài(Hồ sơ của các đơn vị bên ngoài mà Công ty cung cấp dịch vụ)
• Hồ sơ đánh giá nội bộ
• Hồ sơ theo dõi và đo lường cung cấp dịch vụ
• Hồ sơ theo dõi và đo lường mức độ thỏa mãn của các khách hang nội bộ, của khách hang bên ngoài
• Hồ sơ theo dõi thực hiện mục tiêu chất lượng
• Hồ sơ kiểm soát công việc không phù hợp
• Hồ sơ hoạt động khắc phục
• Hồ sơ hoạt động phòng ngừa
• Hồ sơ kiểm soát môi trường làm việc
• Hồ sơ kiểm soát cơ sở hạ tầng
• Hồ sơ kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường
• Hồ sơ tuyển dụng, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật
sẽ được giao nhiệm vụ khác nhau trong tuần Ví dụ như bảng 2.4.2 ta sẽ thấy nhân viên
A sẽ làm nhiệm vụ tại nhà ga quốc tế và quốc nội và tại khu vực 4 của nhà ga vào thứ
2 Tiếp theo đó là vào ngày thứ 3 sẽ được giao nhiệm vụ tại nhà ga quốc tế và quốc nội khu vực 3 Vào ngày thứ 4 nhân viên A sẽ có nhiệm vụ tại khu vực 3 tại nhà ga quốc nội và quốc tế Cứ thế cho tới ngày 16 tháng 02 năm 2012 Bảng phân công từng tuần từng tháng sẽ giúp nhân viên nắm rõ được nhiệm vụ mà mình phải làm trong ngày Và cũng giúp phòng nhân sự nắm rõ được tình hình thực hiện mà từng thành viên đã làm
Và điều cần lưu ý là nhân viên phải biết được những điều mà công ty ghi chú dưới bảng phân công để thực hiện đúng nhiệm vụ Từ đó giúp công ty làm việc hiệu quả và tăng lợi nhuận
Trang 31Bảng 2.4.2 Bảng phân công lịch trực tuần
Th 4ứ(08-02)
Th 5ứ(09-02)
Th 6ứ(10-02)
Thứ 7(11-02)
C
nh tậ(12-02)
Ghi chú
Ga qu c n i và qu c tố ộ ố ế Tr cự
th 7,ứ
C nh tậ-Sáng:08h-11h-Chi u:ề13:30h-16:30h
Nguồn: Trung tâm khai thác ga Tân Sơn Nhất
• Ghi chú tại Trung tâm như sau:
- Các vị trí trực phải có báo cáo trước 13h30 để có dữ liệu giao ca và chịu trách nhiệm trong khu vực