Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 114 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
114
Dung lượng
1,29 MB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Thái Nguyên- 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở HÀ GIANG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN Thái Nguyên- 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả lao động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi được sự hướng dẫn tận tình của GS.TS, Nguyễn Đức Tồn, Viện Ngôn ngữ học, thầy đã có những định hướng ban đầu, những lời nhận xét và chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của tôi tới thầy về những ý kiến quý báu và thời gian mà thầy đã dành cho tôi. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả những thầy cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học chương trình thạc sĩ Ngôn ngữ khóa 2008 - 2010 tại trường Đại học Sư phạm - ĐHTN cũng như quá trình bắt tay vào viết và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người than trong gia đình, những bạn bè khác đã hết lòng động viên , khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có kết quả cưới cùng ngày hôm nay. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4. Phương pháp nghiên cứu 9 5. Đóng góp mới 10 6. Bố cục luận văn 11 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 12 1.1 Những cơ sở lí thuyết có liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ 12 1.1.1 Khái niệm “cảnh huống ngôn ngữ ” 12 1.1.2 Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ 13 1.1.3 Sự phân loại cảnh huống ngôn ngữ 15 1.1.4 Những khái niệm có liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ 16 1.1.4.1 Song ngữ, đa ngữ 16 1.1.4.2 Các nhân tố làm nảy sinh các hiện tượng đa ngữ 18 1.1.4.3 Song thể ngữ, đa thể ngữ. 19 1.1.4.4 Năng lực giao tiếp 21 1.1.4.5 Sự pha tạp ngôn ngữ 22 1.1.4.6 Tiếng phổ thông. 24 1.1.5 Các khái niệm về chính sách ngôn ngữ và các loại hình chính sách ngôn ngữ 24 1.1.5.1 Khái niệm “chính sách ngôn ngữ” 24 1.1.5.2 Các loại hình chính sách ngôn ngữ phổ biến và đặc điểm của chúng 27 1.2 Những đặc điểm khái quát về địa lí tự nhiên, kinh tế xã - văn hóa - xã hội và dân cư ở Hà Giang 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 1.2.1 Khái quát chung về địa lí, kinh tế xã hội Hà Giang 27 1.2.2 Giới thiệu chung về các dân tộc ở Hà Giang 31 1.2.3 Giới thiệu chung về các ngôn ngữ ở Hà Giang 34 1.2.4 Giới thiệu chung về văn hóa, giáo dục ở Hà Giang 35 1.2.4.1 Về tình hình giáo dục 35 1.2.4.2 Về lĩnh vực văn hoá 38 Tiểu kết 41 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH LƢỢNG VÀ ĐỊNH CHẤT CỦA CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở HÀ GIANG 42 2.1 Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang xét theo tiêu chí định lượng 42 2.1.1 Số lượng của các ngôn ngữ ở Hà Giang 42 2.1.2 Số lượng người nói mỗi thứ tiếng trong quan hệ với số lượng chung của cư dân Hà Giang 43 2.1.3 Số lượng các ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng ở Hà Giang và số lượng các phạm vi giao tiếp của mỗi ngôn ngữ ở Hà Giang trong quan hệ với số lượng chung các phạm vi giao tiếp 45 2.2 Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang theo tiêu chí định chất 46 2.2.1 Đặc điểm các ngôn ngữ ở Hà Giang 46 2.2.2 Quan hệ cội nguồn của các ngôn ngữ ở Hà Giang 48 2.2.3 Tương quan về tỉ trọng (hay tinh chất cân bằng) về chức năng các ngôn ngữ ở Hà Giang 52 2.2.4 Đặc điểm của ngôn ngữ nổi trội về chức năng ở Hà Giang 53 2.3.1 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Mông 53 2.3.1.1 Tình hình người Mông sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ 53 2.3.1.2 Tình hình người Mông sử dụng tiếng Việt 55 2.3.1.3 Tình hình người Mông sử dụng ngôn ngữ các dân tộc khác 56 2.3.2 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Tày 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 2.3.2.1 Tình hình người Tày sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ 57 2.3.2.2 Tình hình người Tày sử dụng tiếng Việt 59 2.3.2.3 Tình hình người Tày sử dụng ngôn ngữ các dân tộc khác 60 2.3.3 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người La Chí 60 2.3.3.1 Tình hình người La Chí sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ 60 2.3.3.2 Tình hình người La Chí sử dụng tiếng Việt 61 2.3.3.3 Tình hình người La Chí sử dụng ngôn ngữ các dân tộc khác 61 Tiểu kết 61 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở HÀ GIANG XÉT THEO TIÊU CHÍ ĐỊNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở HÀ GIANG 64 3.1. Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ của các dân tộc ở Hà Giang 64 3.1.1 Trong đời sống hằng ngày 64 3.1.2 Trong văn nghệ và truyền thông 66 3.1.3 Trong giáo dục 70 3.2 Thái độ đối với tiếng phổ thông của các dân tộc ở Hà Giang 72 3.2.1 Trong đời sống hằng ngày 72 3.2.2 Trong lĩnh vực văn hóa 74 3.2.3 Trong lĩnh vực giáo dục 75 3.3 Ý kiến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang về tình hình sử dụng ngôn ngữ của họ 77 3.3.1 Đối với tiếng mẹ đẻ 77 3.3.2 Đối với tiếng phổ thông 78 3.3.3 Đối với sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục ở dân tộc mình 78 3.4 Kiến nghị 79 3.4.1 Đánh giá chung 79 3.4.1.1. Đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 3.4.1.2 Đối với tiếng phổ thông 80 3.4.2 Kiến nghị cụ thể 81 3.4.2.1 Về chương trình giáo dục và giáo dục ngôn ngữ 81 3.4.2.2 Về đào tạo đội ngũ giáo viên 82 3.4.2.3 Về xây dựng cơ sở vật chất 83 3.4.3 Một số biện pháp thực hiện 83 Tiểu kết 93 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Hà Giang là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, có trên 20 dân tộc anh em như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Lô Lô, Giáy, Bố Y, Pu Péo, Cờ Lao, Phù Lá, Pà Thẻn, Kinh… thuộc các ngữ hệ khác nhau: Nam Á, Tày – Thái, Mông – Miền, Hán – Tạng. Có thể nói, Hà Giang là một trong số các tỉnh có nhiều dân tộc nhất ở nước ta. Các dân tộc ở Hà Giang phân bố xen cài bên nhau trên những địa hình núi non hùng vĩ, hiểm trở, độ cao trung bình 1.500 m – 1.600m so với mực nước biển. Nhìn chung đời sống của đồng bào các dân tộc ở đây còn khó khăn, mức sống không đồng đều nhau giữa các dân tộc và giữa các vùng khác nhau trong tỉnh. Hà Giang được xem là một tỉnh còn nhiều khó khăn nhất cả nước hiện nay. Các dân tộc cư trú ở Hà Giang hiện nay là kết quả của những cuộc di cư từ những vùng đất khác nhau và vào những thời gian khác nhau trong lịch sử. Song Hà Giang - “đất lành chim đậu”, các dân tộc anh em hội tụ nơi đây sớm hình thành một cộng đồng đoàn kết thương yêu đùm bọc nhau, một lòng xây dựng quê hương và bảo vệ biên cương thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời có mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc mình. Một trong những nét văn hóa cần bảo tồn và phát triển là ngôn ngữ dân tộc Hà Giang. 2.2 Ngôn ngữ là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên văn hóa và mang bản sắc của văn hoá dân tộc, là một trong những phương tiện quan trọng nhất tạo nên tính thống nhất của từng dân tộc. Do hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ, Chính phủ Việt Nam không ngừng có những chính sách bảo tồn, phát triển ngôn ngữ của các dân tộc nói riêng và tạo nên sự thống nhất trong ngôn ngữ toàn Việt Nam nói chung. Đây chính là việc tiến hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 các biện pháp tổ chức giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ, với các biện pháp nhằm làm biến đổi hoặc duy trì cảnh huống ngôn ngữ hay biến đổi hay duy trì chuẩn mực ngôn ngữ. Như vậy cảnh huống ngôn ngữ có vai trò quyết định đối với các chính sách ngôn ngữ. Chỉ có chính sách ngôn ngữ nào chú ý để có sự phù hợp với đặc điểm các nhân tố thuộc cảnh huống ngôn ngữ thì mới khả năng thực thi thành công và cho kết quả tốt đẹp. Xuất phát từ lí do này mà việc nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam nói chung, ở Hà Giang nói riêng có vai trò quan trọng, nhằm hướng tới việc giáo dục và sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số cũng như tiếng Việt) có hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở nơi đây. 2.3 Là một giáo viên sinh ra và lớn lên ở vùng dân tộc thiểu số và nhiều năm qua gắn bó với vùng đất này, tôi luôn trăn trở về kết quả dạy và học đối với học sinh dân tộc thiểu số ở nơi mình sinh sống và công tác nói riêng và các học sinh cư trú ở Hà Giang nói chung. Tình trạng sử dụng song ngữ ở hầu hết học sinh dân tộc thiểu số khi đến trường là phổ biến. Tuy nhiên việc các em tiếp nhận tiếng Việt, việc học ngôn ngữ thứ hai (ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng dân tộc mình) và sử dụng trong học tập ở trường, hiện nay đang gặp không ít khó khăn. Đây chính là phương tiện và cũng là rào cản lớn đối với các em để hòa nhập được với nhau và nắm bắt được kiến thức trong nhà trường. Do vậy, việc tạo ra được một môi trường song ngữ lí tưởng đối với học sinh các dân tộc sinh sống trên địa bàn Hà Giang là một yêu cầu cấp thiết, nhằm vừa bảo tồn và phát triển tiếng mẹ đẻ của học sinh, vừa giúp học sinh nắm bắt và sử dụng tốt được tiếng Việt, từ đó có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nói trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài luận văn là Cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang để nghiên cứu, nhằm chỉ ra các đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử [...]... tộc ở tỉnh Hà Giang Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ở Hà Giang nói chung, một thành tố trong văn hóa truyền thống và cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang nói riêng, chưa được coi như một đối tượng độc lập mà chỉ là những nghiên cứu điểm xuyết Nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang; nghiên cứu về các ngôn ngữ ở Hà Giang: Mông, Pu Péo, Pà Thẻn, Dao, La Chí…; nghiên cứu về ngôn ngữ giáo dục ở Hà Giang. .. dụng trên một khu vực có thể chia cảnh huống ngôn ngữ thành: cảnh huống ngôn ngữ một thành tố và cảnh huống ngôn ngữ đa thành tố 2 Dựa theo tiêu chí định chất: - Theo tiêu chí định chất 1: Có thể phân chia thành: quốc gia có cảnh huống ngôn ngữ đơn ngữ (chỉ có một ngôn ngữ với các biến thể của ngôn ngữ này) và quốc gia có cảnh huống ngôn ngữ đa ngữ (từ hai ngôn ngữ trở lên) - Theo tiêu chí định chất... các quốc gia đa ngữ có thể chia thành: cảnh huống ngôn ngữ đồng nguồn và cảnh huống ngôn ngữ phi đồng nguồn b Xét theo loại hình: các quốc gia đa ngữ có thể chia thành: cảnh huống ngôn ngữ đồng hình và cảnh huống ngôn ngữ phi đồng hình - Theo tiêu chí định chất 3 - tiêu chí năng lực giao tiếp của các ngôn ngữ: có thể chia cảnh huống ngôn ngữ ra thành: cảnh huống ngôn ngữ cân bằng Số hóa bởi Trung tâm... các ngôn ngữ có chức năng giao tiếp ngang bằng nhau) và cảnh huống ngôn ngữ phi cân bằng (khi các ngôn ngữ có năng lực giao tiếp không ngang bằng nhau) - Theo tiêu chí thứ 4 có thể chia cảnh huống ngôn ngữ thành: cảnh huống ngôn ngữ cội nguồn (ngôn ngữ nổi trội là ngôn ngữ bản địa) và cảnh huống ngôn ngữ ngoại ngôn (ngôn ngữ nổi trội là tiếng nước ngoài) 1.1.4 Những khái niệm có liên quan đến cảnh huống. .. ngôn ngữ là một khái niệm quan trọng trong ngôn ngữ xã hội học và có liên quan trực tiếp đối với chính sách ngôn ngữ Nói cách khác chính sách ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với cảnh huống ngôn ngữ Tuy nhiên để có cách nhìn nhận đúng về cảnh huống ngôn ngữ thì cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác,trong đó có các nhân tố hình thành nên cảnh huống ngôn ngữ 1.1.2.Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ Cảnh. .. những quan niệm của mình về cảnh huống ngôn ngữ Có thể điểm một số công trình sau: V.YU Mikhalchenco với Những vấn đề dân tộc - ngôn ngữ ở Liên bang Nga: Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ // cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc; Nguyễn Đức Tồn với Cảnh huống và chính sách ở Liên bang Nga; Nguyễn Văn Lợi với Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc...dụng ngôn ngữ ở Hà Giang Từ đó luận văn góp phần giúp chính quyền hoạch định chính sách ngôn ngữ phù hợp hơn ở Hà Giang 2 Lịch sử vấn đề 2.1 Vấn đề nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia nói chung hay của một khu vực nói riêng được hình thành trong suốt một thời gian dài chứ không chỉ trong một vài năm Cảnh huống ngôn ngữ có vai trò như căn cứ để... sách ngôn ngữ phổ biến và đặc điểm của chúng Căn cứ vào sự phù hợp hay không phù hợp giữa chính sách ngôn ngữ và cảnh huống ngôn ngữ có thể chia chính sách ngôn ngữ thành 2 loại hình như: - Chính sách ngôn ngữ thực tế, hài hòa, phù hợp vói cảnh huống ngôn ngữ và những khả năng biến đổi thực tế của nó - Chính sách ngôn ngữ không thực tế, không hài hòa (tức không tính đến những đặc điểm đã hình thành... ở Hà Giang 6 Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn có các chương mục sau: Chương 1: Những cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang xét theo các tiêu chí định lượng và định chất Chương 3: Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang xét theo tiêu chí định giá và những vấn đề đặt ra đối với chính sách ngôn ngữ. .. chức năng của các ngôn ngữ, tính chất cân đối phi cân đối về chức năng của các thứ tiếng 3 Tiêu chí định giá liên quan đến sự cân bằng của người bản ngữ hay người nói ngôn ngữ khác về tính hữu ích, giá trị văn hóa của ngôn ngữ 1.1.3 Sự phân loại cảnh huống ngôn ngữ Trên cơ sở các nhân tố hình thành, cảnh huống ngôn ngữ được phân loại: 1 Dựa theo số lượng ngôn ngữ: Theo số lượng các ngôn ngữ được sử dụng . LƢỢNG VÀ ĐỊNH CHẤT CỦA CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở HÀ GIANG 42 2.1 Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang xét theo tiêu chí định lượng 42 2.1.1 Số lượng của các ngôn ngữ ở Hà Giang 42 2.1.2 Số lượng. tiêu chí thứ 4 có thể chia cảnh huống ngôn ngữ thành: cảnh huống ngôn ngữ cội nguồn (ngôn ngữ nổi trội là ngôn ngữ bản địa) và cảnh huống ngôn ngữ ngoại ngôn (ngôn ngữ nổi trội là tiếng nước ngoài) điểm xuyết. Nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang; nghiên cứu về các ngôn ngữ ở Hà Giang: Mông, Pu Péo, Pà Thẻn, Dao, La Chí…; nghiên cứu về ngôn ngữ giáo dục ở Hà Giang trong việc dạy và