xen các tộc người, thì bên cạnh việc sử dụng tiếng Kinh được coi là tiếng phổ thông, một vài nhóm ngôn ngữ của các dân tộc khác ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu như nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ TẠO ĐẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THÁI DŨNG
CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ
Ở HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60220102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi
TS Bùi Thanh Hoa
SƠN LA - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Thái Dũng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trần Trí Dõi ,TS Bùi Thanh Hoa Nhân đây tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo Trần Trí Dõi, cô giáo Bùi Thanh Hoa người đã tận tình giúp
đỡ để tác giả hoàn thành Luận văn này
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới BGĐ, các thầy cô giáo tổ Văn - Sử Trung tâm GDTX Sìn Hồ và bạn bè đồng nghiệp đã tận tình quan tâm, giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý giá cho Luận văn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo những người đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức ngôn ngữ trong thời gian theo học chương trình thạc sĩ ngôn ngữ Việt Nam khoá 2013 – 2015 tại Trường Đại học sư phạm Sơn La
Trong quá trình học tập và nghiên cứu bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng, song Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy,
cô giáo và bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý
Tác giả luận văn
Nguyễn Thái Dũng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp mới 9
7 Bố cục luận văn 10
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1 Khái quát chung về cảnh huống ngôn ngữ 11
1.1.1 Khái niệm “cảnh huống ngôn ngữ” 11
1.1.2 Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ 12
1.1.3 Sự phân loại cảnh huống ngôn ngữ 14
1.2 Khái quát chung về chính sách ngôn ngữ 17
1.2.1 Khái niệm chính sách ngôn ngữ 17
1.2.2 Các loại hình chính sách ngôn ngữ phổ biến và đặc điểm của chúng 19
2.1 Những đặc điểm về địa lí tự nhiên 20
2.2 Kinh tế văn hóa xã hội 21
2.3 Một số đặc điểm về các dân tộc ở huyện Sìn Hồ 24
2.3.1 Văn hóa dân tộc Thái 24
2.3.2 Văn hóa dân tộc Mông 26
2.3.3 Văn hóa dân tộc Dao 28
2.3.4 Văn hóa dân tộc Mảng 31
Tiểu kết chương 1 31
Trang 5Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU XÉT THEO TIÊU CHÍ ĐỊNH
LƯỢNG VÀ ĐỊNH CHẤT 33
2.1 Số lượng các ngôn ngữ ở huyện Sìn hồ tỉnh Lai Châu 33
2.1.1 Số lượng người nói mỗi thứ tiếng trong quan hệ với số lượng chung của cư dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu 38
2.1.2 Số lượng các phạm vi giao tiếp của mỗi ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu trong quan hệ với số lượng chung các phạm vi giao tiếp 42
2.1.3 Số lượng các ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu 45
2.2 Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu xét theo tiêu chí định chất 52
2.2.1 Đặc điểm nguồn gốc của các ngôn ngữ ở huyện Sìn hồ, tỉnh Lai Châu 52 2.2.2 Tương quan về chức năng giữa các ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu 53
2.2.3 Tổng kết một số đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu theo tiêu chí định lượng và định chất 64
Tiểu kết chương 2 65
Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU XÉT THEO TIÊU CHÍ ĐỊNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ - XÃ HỘI Ở HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU 67
3.1 Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ của các dân tộc ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu 67
3.1.1 Trong đời sống hàng ngày 67
3.1.2 Trong văn hóa 69
3.1.3 Trong giáo dục 72
Trang 63.2 Thái độ đối với tiếng phổ thông của các dân tộc ở huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu 74
3.2.1 Trong đời sống hàng ngày 74
3.2.2 Trong văn hóa 75
3.2.3 Trong giáo dục 76
3.3 Ý kiến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu về việc sử dụng ngôn ngữ của họ 76
3.4 Một số kiến nghị về chính sách ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu 78
Tiểu kết chương 3 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DTTS : Dân tộc thiểu số
CSNN : Chính sách ngôn ngữ CHNN : Cảnh huống ngôn ngữ CSDT : Chính sách dân tộc
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dân tộc ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu 34 Bảng 2.2: Phân tích các thành phần dân tộc ở xã Lùng Thàng 35 Bảng 2.3: Thành phần dân tộc xã Pa Tần ở huyện Sìn Hồ 36 Bảng 2.4: Số lượng người Thái ở các xã, thị trấn huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu 37 Bảng 2.5: Số liệu về cư dân dân tộc thiểu số ở huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu 39
Trang 9Những thành tựu về tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo là sự gia tăng khoảng cách giữa các nhóm dân tộc trong huyện, bên cạnh những nhóm dân tộc có trình độ phát triển khá, tận dụng tốt sự hỗ trợ từ các chính sách nhà nước để vươn lên thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu Bên cạnh đó vẫn còn có những nhóm dân tộc có trình độ phát triển thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ dân trí thấp, tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu, sống cuộc sống du canh - du
cư, phụ thuộc vào tự nhiên Điển hình cho nhóm dân tộc này là các dân tộc: Mảng, Nhắng
Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu là huyện có nhiều dân tộc sống xen kẽ nhau, có những ảnh hưởng lẫn nhau về mặt ngôn ngữ và chữ viết Mỗi nhóm ngôn ngữ đều có tính thống nhất, được phân bố trên những địa bàn nhất định
và có những chức năng xã hội khác nhau Tiếng Việt từ lâu đã là ngôn ngữ phổ thông của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu dù việc sử dụng nó có thể không đồng đều giữa các dân tộc, ở các lứa tuổi Các dân tộc ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu sống xen kẽ nên hiện tượng một dân tộc sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ (song ngữ và đa ngữ) là tương đối phổ biến Trong tình trạng đan
Trang 10xen các tộc người, thì bên cạnh việc sử dụng tiếng Kinh được coi là tiếng phổ thông, một vài nhóm ngôn ngữ của các dân tộc khác ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu như nhóm ngôn ngữ Tày - Thái cũng đã được sử dụng song song trong giao tiếp hàng ngày Từ lâu tiếng Thái đã thực sự trở thành thứ tiếng nói chung không chỉ trong các dân tộc Thái mà người Hoa, người Dao, người Lự, người Mảng… và cả người Kinh miền núi cũng đều sử dụng nhóm ngôn ngữ, Tày - Thái như ngôn ngữ phổ biến trong khu vực, và tiếng Thái được coi là ngôn ngữ của vùng Theo kết quả khảo sát tại 2 xã một thị trấn về điều tra chuyên sâu về quá trình sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ thông của 2 dân tộc
ít người ở Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, chúng tôi nhận thấy một tình trạng khá rõ là địa bàn sử dụng tiếng mẹ đẻ đang có chiều hướng bị thu hẹp lại ngay
cả ở trên quê hương của chính các dân tộc thiểu số này Tiếng nói các dân tộc thiểu số đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình tiếp biến văn hoá, nó đã
bị biến đổi, lai tiếng kinh vào trong quá trình sử dụng tiếng mẹ đẻ Đa số người dân đã sử dụng tiếng phổ thông trong sinh hoạt, giao tiếp nhất là đối với lớp trẻ Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong đời sống phần lớn là tập trung ở tầng lớp trung cao tuổi trong làng bản, bởi ở họ, nó đã được hình thành như một thói quen lâu đời Song rõ ràng là với tốc độ giao lưu, biến đổi trong cuộc sống như hiện nay, tiếng mẹ đẻ của một số dân tộc thiểu số không phải dân tộc kinh ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đang đứng trước nguy cơ bị mai một, khi mà trong đời sống cộng đồng có không ít người đã bỏ mất thói quen sử dụng, thậm chí không sử dụng được thành thạo tiếng mẹ đẻ của mình Nói cách khác, dù tiếng mẹ đẻ vẫn đang tồn tại trong một cộng đồng dân tộc với vai trò là tiếng nói không thể thiếu của cộng đồng này và có vai trò như một nhân tố vô cùng quan trọng để khu biệt dân tộc này với dân tộc khác, nhưng mức độ thể hiện, vai trò của tiếng mẹ đẻ trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã và đang bị phai mờ
Trang 11Thực tế cho thấy, ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, ngoài sự tiếp thu các loại văn hoá khác thì việc tiếp thu ngôn ngữ phổ thông ngày càng diễn ra mạnh mẽ Các thế hệ trẻ hàng ngày được học tập văn hoá bằng tiếng Việt, được nghe nhìn và thưởng thức văn học nghệ thuật cũng đều bằng tiếng Việt
Có thể nói, trong đời sống hàng ngày, tiếng phổ thông đã chiếm quá nửa với
tư cách là phương tiện giao tiếp Chính vì thế, trong giao tiếp với các thành viên trong gia đình, người ta cũng dần chuyển sang nói tiếng Việt Một số bộ phận thanh thiếu niên, sau khi thoát li gia đình đi học tập hay đi công tác trở
về nhà đều không muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình nữa vì cảm thấy ngượng nghịu do lâu ngày ít sử dụng nên khiến nó bị mai một Bởi vậy để diễn đạt được ý của mình dễ dàng và thuận tiện, phong phú hơn, người ta đã thích sử dụng tiếng phổ thông hơn Do việc giao lưu thường xuyên và sự phát triển đời sống xã hội của các dân tộc cùng với các loại phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phong phú, đa dạng thì một điều không thể tránh khỏi là
sự từ bỏ tiếng mẹ đẻ và làm biến đổi tiếng mẹ đẻ Từng ngày, từng giờ, các thứ tiếng khác nhau được tiếp xúc với nhau, dẫn đến có sự vay mượn từ ngữ giữa các ngôn ngữ Điều này đã dẫn đến sự tạo ra trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nói chung nhiều loại từ phiên âm, tiếng lóng hoặc các từ ngữ, cách nói được vay mượn từ tiếng Việt, thậm chí cả các từ ngữ tiếng nước ngoài
Bản thân tác giả Luận văn này được công tác trên mảnh đất Sìn Hồ - Lai Châu 13 năm, vùng đất hội tụ của trên 15 dân tộc anh em cùng sinh sống
và được coi là quê hương cách mạng Đây chính là điều kiện để tác giả Luận
văn đi sâu nghiên cứu, khảo sát tìm hiểu “Cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” bằng tất cả niềm say mê, niềm tự hào với quê hương Với đề tài “Cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” Luận
văn sẽ đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ và đời sống kinh tế
- văn hoá - xã hội của các dân tộc sinh sống tại nơi đây để từ đó nêu kiến nghị
Trang 12những giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và gìn giữ tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số, phục vụ cho chính sách phát triển văn hoá giáo dục của huyện Sìn
Hồ, tỉnh Lai Châu nói riêng, của đất nước ta nói chung
2 Lịch sử vấn đề
Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia nói chung hay của một khu vực nói riêng được hình thành trong suốt một thời gian dài chứ không chỉ trong một vài năm Cảnh huống ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các chính sách ngôn ngữ Nhận thức được điều này, trong suốt mấy chục năm gần đây, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã hết sức quan tâm nghiên cứu vấn đề này nhằm đưa ra được những cơ
sở lý thuyết chung phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và phát triển xã hội nói riêng Đề cập đến cảnh huống ngôn ngữ không thể không nhắc tới các tác giả nước ngoài như: V.YU.Mikhailchenko, A.E.Karlinskij, Iu.A.Zhluktenko, V.C.Rubalkin, V.A.Tkachenko…Trong nước có thể kể đến:
Trần Trí Dõi với các công trình:“Nghiên cứu các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam”, “Thực trạng giáo dục ở vùng dân tộc miền núi một số tỉnh của Việt
Nam”, Khổng Diễn với “Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”, “Vấn đề chữ viết của các dân tộc thiểu số”; Tạ Văn Thông (chủ biên) - “Tìm hiểu ngôn
ngữ các dân tộc ở Việt Nam”; Nguyễn Đức Tồn với “Cảnh huống và chính
sách ngôn ngữ ở Liên bang Nga” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 1&2 năm 2000), Những cơ sở lí luận và thực tiễn khi xây dựng chính sách ngôn ngữ của Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế (Tạp chí Ngôn ngữ số 1 năm 2010), hay công trình cấp bộ "Nghiên cứu về tiếng Chăm
và chữ viết Chăm ở An Giang" do GS Nguyễn Văn Khang chủ nhiệm, mới được nghiệm thu đánh giá xuất sắc năm 2009,
Việt Nam là một quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao
Trang 13động trên dưới một triệu người như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer cho đến vài trăm người như các dân tộc Ơ Đu và Brâu Dân tộc Kinh sống rải rác ở trên khắp lãnh thổ, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông Họ là chủ nhân của nền văn minh lúa nước Đa số các dân tộc còn lại sinh sống ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa truyền thống đặc sắc của mình 24 dân tộc có chữ viết riêng như: Thái, Mông, Tày, Nùng, Khmer, Gia Rai, Êđê, Hoa, Chăm… Một số chữ viết này đang được sử dụng trong các trường học
Trong quá trình phát triển, tiếng Việt được chọn là ngôn ngữ chung cho các dân tộc Trong hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến bậc đại học, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, là công cụ để truyền thụ kiến thức; đồng thời cũng là công
cụ giao tiếp, quản lý Nhà nước của các dân tộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Như chúng ta đều biết, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ý thức giác ngộ dân tộc và cũng là phương tiện thống nhất dân tộc Ở các quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá và đa ngôn ngữ như Việt Nam, cùng với vấn đề dân tộc và tôn giáo, ngôn ngữ càng trở nên có vai trò hết sức quan trọng
Chính vì thế, cho dù ở bất kì quốc gia nào, nhà nước cũng luôn quan tâm đến chính sách ngôn ngữ, và chính sách ngôn ngữ luôn luôn không thể thiếu cùng với chính sách dân tộc Nói đến chính sách ngôn ngữ là nói đến hệ thống các chủ trương, biện pháp của nhà nước nhằm tác động có định hướng đến sự phát triển cũng như sự hành chức của các ngôn ngữ trong một quốc gia Và mỗi quốc gia luôn cần phải có một chính sách ngôn ngữ phù hợp với từng giai đoạn lịch sử GS Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra rằng có chính sách ngôn ngữ đúng thì đất nước mới ổn định, thống nhất và phát triển bền vững Nếu chính sách ngôn ngữ mắc sai lầm thì đất nước sẽ bị rơi vào tình trạng rối loạn,
Trang 14thậm chí có thể là nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu làm tan rã cộng đồng quốc gia như chúng ta đã từng chứng kiến xảy ra ở các nước như Liên Xô và Nam Tư trước đây [12]
Ngay từ khi thành lập, vấn đề về ngôn ngữ đã được Đảng Cộng sản
Việt Nam hết sức chú ý, chẳng hạn, trong đề cương văn hoá năm 1943 của
Đảng Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến chính sách ngôn ngữ, coi ngôn ngữ là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc củng cố nền độc lập, khối đại đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước Điều này đã được ghi rõ trong Hiến pháp, trong nhiều nghị quyết và các văn bản pháp quy của Nhà nước, đặc biệt trong Quyết định 53/CP (22/2/1980) của Hội đồng Chính phủ
Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế (giai đoạn 2015- 2020), vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp giữa các dân tộc trong một lãnh thổ và giữa các dân tộc trên thế giới đã và đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc Tình hình này đã có sự tác động rất lớn đến cảnh huống ngôn ngữ của các nước, trong đó có Việt Nam
Nói đến cảnh huống ngôn ngữ, như các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra, là nói đến toàn bộ các hình thái tồn tại của một ngôn ngữ, hay toàn bộ các ngôn ngữ trong mối quan hệ tương hỗ về lãnh thổ - xã hội và sự tương tác về mặt chức năng, trong giới hạn của một khu vực địa lí, hay một thực thể hành chính – chính trị nhất định Do cảnh huống ngôn ngôn ngữ của một quốc gia thay đổi nên chính sách ngôn ngữ của quốc gia ấy cũng phải thay đổi theo cho phù hợp Bởi vậy việc nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ để phục vụ cho việc hoạch định chính sách ngôn ngữ luôn luôn có tính thời sự
Cho đến nay, ở Việt Nam nói chung, các công trình đã xuất bản trong nước chỉ nghiên cứu từng khía cạnh khác nhau của tình hình sử dụng một
Trang 15ngôn ngữ nào đó hoặc một nhân tố nào đó tại một địa phương nhất định trên lãnh thổ Việt Nam
Việc nghiên cứu toàn diện các vấn đề thuộc cảnh huống ngôn ngữ ở một địa phương có nhiều dân tộc cùng chung sống như huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu hầu như chưa có
Vì vậy chúng tôi chọn vấn đề “Cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu” để làm đề tài cho luận văn nhằm chỉ ra các đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu Từ đó, Luận văn cung cấp thêm các cứ liệu thực tế để góp phần trong việc hoạch định chính sách ngôn ngữ phù hợp với địa phương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc
sử dụng ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu (trong đó tập trung vào
“nghiên cứu trường hợp” tiếng Thái và tiếng Mông và tiếng dân tộc Mảng Tiếng Thái, tiếng Mông là ngôn ngữ của dân tộc có số dân chiếm tỷ lệ đông nhất trong Huyện; Tiếng Thái, tiếng Mông là ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp ở một số xã, với tư cách như ngôn ngữ vùng Còn tiếng Mảng là ngôn ngữ của người Mảng đại diện cho nhóm dân tộc đặc biệt ít người ở
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu nhằm mục đích miêu tả các đặc điểm “Cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” Trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi sẽ trực tiếp khảo sát 2 xã, 1 thị trấn của huyện Sìn Hồ, có các dân tộc là đối tượng nghiên cứu trong luận văn để tìm hiểu kĩ hơn thực tế sử dụng các ngôn ngữ nơi đây, cũng như ý kiến của các nhà quản lí và giáo viên; thái độ, nguyện vọng của học sinh và đồng bào các dân tộc về vấn đề dạy và học tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của mình nên như thế nào
Trang 16- Điều kiện và môi trường văn hóa, giáo dục của đồng bào có quan hệ trực tiếp tới thực tế sử dụng và bảo tồn ngôn ngữ
- Thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đối với giáo viên và học sinh các cấp phổ thông trong huyện và thái độ ngôn ngữ của giáo viên và học sinh nơi đây đối với việc sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện truyền thụ kiến thức và vấn đề học tiếng mẹ đẻ
Từ kết quả thu được trong các phạm vi nghiên cứu này chúng tôi thử đề xuất một số giải pháp trong việc bảo tồn và phát triển tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số, vấn đề giáo dục và sử dụng tiếng Việt trong hoạt động giáo dục và đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1 M c ích
Với đề tài “Cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” mục đích của luận văn là: Thứ nhất, nắm chắc tình hình thực tế của việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Thái và Mông, Mảng trong đời sống và các phạm vi hoạt động khác nhau
Thứ hai, để từ đó nêu kiến nghị những giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn
và gìn giữ tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số, phục vụ cho chính sách phát triển văn hoá giáo dục của Lai Châu nói riêng, của đất nước ta nói chung
Nhiệm v nghiên cứu
Trang 17- Tìm hiểu cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài
- Khảo sát và miêu tả tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Thái và Mông, Mảng ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu Tìm hiểu thái độ và nguyện vọng của họ đối với việc sử dụng ngôn ngữ
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1 Phương pháp ngôn ngữ học iền dã
Phương pháp này sử dụng các bảng hỏi, ghi âm, chụp ảnh, phỏng vấn
để thu thập tư liệu về cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
5.2 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để định lượng các yếu tố có liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ, từ đó có cơ sở để rút ra các nhận xét, kết luận về hiện tượng được khảo sát
5.3 Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ để thấy được sự chi phối của từng thông số cảnh huống ngôn ngữ đến việc sử dụng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
6 Đóng góp mới
6.1 Về lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần soi sáng những vấn đề lí luận chung về cảnh huống ngôn ngữ vốn mới được nghiên cứu chủ yếu ở nước ngoài, từ đó góp phần xây dựng chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội ở nước ta Luận văn có thể mang lại những kinh nghiệm nghiên cứu quý cho những người quan tâm trong lĩnh vực này Luận văn góp phần thực hiện chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và nhà nước về giải quyết vấn đề ngôn ngữ văn tự của các dân tộc thiểu số
Trang 186.2 Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được coi là những luận cứ có giá trị để Đảng và Nhà nước ta nói chung, các nhà lãnh đạo ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu nói riêng, hoạch định chính sách về ngôn ngữ - xã hội tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu trong mối quan hệ với các địa phương khác trong cả nước khi xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ
XI Đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt nói riêng là trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu Việc phát triển ngôn ngữ của các dân tộc nói riêng và tạo nên sự thống nhất trong ngôn ngữ Việt Nam nói chung có vai trò quan trọng nhằm hướng tới việc giáo dục và sử ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số cũng như tiếng Việt
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm có các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết chung về cảnh huống ngôn ngữ Những đặc
điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế - văn hoá – xã hội và dân cư ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Chương : Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu xét theo các tiêu chí định lượng và định chất
Chương 3: Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu xét theo tiêu chí định giá và những vấn đề đặt ra đối với chính sách ngôn ngữ - xã hội ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I Cơ sở lí thuyết về cảnh huống ngôn ngữ
1.1 Khái quát chung về cảnh huống ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm “cảnh huống ngôn ngữ”
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người; ngôn ngữ cũng là phương tiện tư duy Đối với mỗi cá nhân, tiếng mẹ đẻ được hình thành, phát triển từ tuổi ấu thơ, góp phần hình thành, phát triển nhân cách mỗi người Đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong lịch
sử hình thành, phát triển ngàn năm của mỗi dân tộc, góp phần thống hợp dân tộc, là phương tiện ghi lại kinh nghiệm lịch sử, tri thức, trí tuệ…làm nên văn hóa của mỗi dân tộc Ngôn ngữ là bộ phận chủ yếu của văn hóa Ngôn ngữ dân tộc là biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng, được dùng trong hoạt đông giao tiếp Do đó, mỗi ngôn ngữ là sự sở thuộc thân thiết, là tài sản thiêng liêng của dân tộc Bảo vệ ngôn ngữ các dân tộc chính là bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Đối với loài người, các ngôn ngữ đều có giá trị nhân văn như nhau; kho tàng các ngôn ngữ thế giới là tài sản quý báu của nhân loại Bảo vệ, duy trì các ngôn ngữ mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ nói chung và cảnh huống ngôn ngữ nói riêng Trong hầu hết các công trình này các tác giả đều đưa ra những quan niệm của mình về cảnh huống ngôn ngữ
Có thể điểm một số công trình sau: V.YU Mikhalchenco với Những vấn đề
dân tộc - ngôn ngữ ở Liên bang Nga: Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ // cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc;
Nguyễn Đức Tồn với Cảnh huống và chính sách ở Liên bang Nga; Nguyễn
Trang 20Văn Lợi với Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân
tộc… Mặc dù nhấn mạnh ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, nhưng tựu
trung lại các tác giả đều cho rằng: Cảnh huống ngôn ngữ là sự phân bố những hình thức tồn tại khác nhau của ngôn ngữ trên một lãnh thổ Đặc biệt, trong luận văn này, để có cơ sở làm việc, chúng tôi theo quan niệm của V.Yu.Mikhalchenco đã được Nguyễn Đức Tồn dẫn trong bài nghiên cứu của
mình như sau: "Cảnh huống ngôn ngữ là sự phân bố được hình thành trong
suốt một thời gian dài trên một lãnh thổ nhất định những hình thức tồn tại khác nhau (ngôn ngữ văn học, khẩu ngữ, các phương ngữ) và những hình thức thể hiện khác nhau (nói và viết) của các ngôn ngữ đang hành chức trên lãnh thổ này" [19,9]
Có thể nói: Cảnh huống ngôn ngữ là một khái niệm quan trọng trong ngôn ngữ xã hội học và có liên quan trực tiếp đối với chính sách ngôn ngữ Nói cách khác, chính sách ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với cảnh huống ngôn ngữ Tuy nhiên để có cách nhìn nhận đúng về cảnh huống ngôn ngữ thì cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác, trong đó có các nhân tố hình thành nên cảnh huống ngôn ngữ
1.1 Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ
Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia hay khu vực nào đó được hình thành nên trong suốt một thời gian lâu dài Trong quá trình hình thành, cảnh huống ngôn ngữ chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố khác nhau Theo V.Yu.Mikhalchenco thì có các nhân tố sau đây hình thành nên cảnh huống ngôn ngữ
Các nhân tố dân tộc - nhân khẩu: thành phần dân tộc của cư dân trong một khu vực, cách cư trú của những người thuộc các dân tộc khác nhau, sự phân hóa xã hội, trình độ học vấn của họ
Trang 21Các nhân tố ngôn ngữ học: Trạng thái cấu trúc và chức năng của một ngôn ngữ: trong ngôn ngữ này lại có các phong cách chức năng, hệ thống thuật ngữ, truyền thống chữ viết
Các nhân tố vật chất: có các cuốn từ điển, sách hội thoại, tài liệu, giáo viên, hệ thống lớp học ngôn ngữ hay không
Các nhân tố con người: Những định hướng có giá trị của người bản ngữ, tri năng ngôn ngữ, sự sàng lọc ngôn ngữ mới của họ Hay T.B.Krjuchkova thì cho rằng: cảnh huống ngôn ngữ là một hiện tượng phức tạp nhiều tầng bậc, gồm các thông số chủ quan và khách quan
- Thông số chủ quan bao gồm:
+ Sự đánh giá của những đối tượng sử dụng ngôn ngữ về các ngôn ngữ
và các hình thức tồn tại các ngôn ngữ tham gia vào cảnh huống
+ Sự đánh giá tập trung khả năng thích dụng trong giao tiếp, uy tín văn hóa và thẩm mĩ của ngôn ngữ
- Thông số khách quan bao gồm:
+ Số lượng các ngôn ngữ (phương ngữ, biệt ngữ ) hành chức trên địa bàn lãnh thổ hành chính
+ Số người sử dụng các ngôn ngữ này, cách phân bố các đối tượng sử dụng, số lượng phạm vi giao tiếp của từng ngôn ngữ, số lượng người có chức năng ưu thế và đặc tính ngôn ngữ của chúng (biến thể của một ngôn ngữ hay các ngôn ngữ khác nhau)
Như vậy, có thể thấy cảnh huống ngôn ngữ được hình thành từ rất nhiều nhân tố Dựa vào các nhân tố trên, có thể phân loại cảnh huống ngôn ngữ theo các tiêu chí: định lượng, định chất và định giá
- Các tiêu chí định lượng gồm:
+ Số lượng các thứ tiếng (thổ ngữ/ phương ngữ/ ngôn ngữ)
+ Số lượng người nói mỗi thứ tiếng trong quan hệ với số lượng chung
cư dân khu vực đó
Trang 22+ Số lượng các phạm vi giao tiếp của mỗi ngôn ngữ trong quan hệ với
số lượng chung các phạm vi giao tiếp
+ Số lượng các ngôn ngữ nổi trội về chức năng
độ quan hệ cội nguồn
+ Tính chất cân bằng hay không cân bằng về chức năng của các ngôn ngữ
- Tiêu chí định giá liên quan đến thái độ, quan điểm của người bản ngữ hay người nói ngôn ngữ khác về tính hữu ích, giá trị văn hóa của một ngôn ngữ
1.1.3 Sự phân loại cảnh huống ngôn ngữ
Trên cơ sở các nhân tố hình thành, cảnh huống ngôn ngữ được phân loại như sau:
* Dựa theo số lượng ngôn ngữ
Theo số lượng các ngôn ngữ được sử dụng trên một khu vực có thể chia cảnh huống ngôn ngữ thành: cảnh huống ngôn ngữ một thành tố và cảnh huống ngôn ngữ đa thành tố
* Dựa theo tiêu chí ịnh chất
- Theo tiêu chí định chất 1: Có thể phân chia thành: cảnh huống ngôn ngữ đơn ngữ (chỉ có một ngôn ngữ với các biến thể của ngôn ngữ này) và cảnh huống ngôn ngữ đa ngữ (từ hai ngôn ngữ trở lên)
- Theo tiêu chí định chất 2: Có thể xét theo 2 tiêu chí nhỏ:
+ Xét theo quan hệ cội nguồn, có thể chia thành: cảnh huống ngôn ngữ đồng nguồn và cảnh huống ngôn ngữ phi đồng nguồn
+ Xét theo loại hình, có thể chia thành: cảnh huống ngôn ngữ đồng hình
và cảnh huống ngôn ngữ phi đồng hình
Trang 23- Theo tiêu chí định chất 3 - tiêu chí năng lực giao tiếp của các ngôn ngữ: có thể chia cảnh huống ngôn ngữ ra thành: cảnh huống ngôn ngữ cân bằng (trong đó các ngôn ngữ có chức năng giao tiếp ngang bằng nhau) và cảnh huống ngôn ngữ phi cân bằng (khi các ngôn ngữ có năng lực giao tiếp không ngang bằng nhau)
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trong nhất của con người (V.I
Lê nin) Mỗi một cộng đồng xã hội hay dân tộc khác nhau có những hình thức giao tiếp khác nhau Có những dân tộc trong xã hội chỉ dùng một ngôn ngữ duy nhất để giao tiếp với nhau Trường hợp ấy gọi là tình trạng đơn ngữ Lại
có những dân tộc trong xã hội để giao tiếp với nhau người ta sử dụng nhiều hơn 2 ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày Trường hợp này người ta gọi là
tình trạng song ngữ Nói như Nguyễn Văn Khang trong "Ngôn ngữ học xã
hội" thì "Song ngữ, theo cách hiểu chung nhất, là hiện tượng sử dụng 2 hay trên 2 ngôn ngữ của người song ngữ trong xã hội đa ngữ" [15,39] Đồng thời
với việc làm rõ khái niệm này, chúng tôi cũng nêu ra một số khái niệm liên quan đến song ngữ
- Người song ngữ: là người biết 2 hoặc trên 2 ngôn ngữ hoàn toàn như nhau, có khả năng sử dụng một cách thuần thục 2 ngôn ngữ đó Tuy nhiên trên thực tế thì việc sử dụng thuần thục 2 ngôn ngữ của một người song ngữ là không hề đơn giản Cho nên khả năng song ngữ của người song ngữ được chia thành 2 loại lớn: song ngữ hoàn toàn và song ngữ bộ phận
+ Song ngữ hoàn toàn là khả năng nắm một cách chủ động, tự do như nhau 2 ngôn ngữ đến mức có thể tư duy trực tiếp bằng từng ngôn ngữ mà không cần dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác - song ngữ lí tưởng
+ Song ngữ bộ phận (song ngữ không hoàn toàn, song ngữ có điều kiện) là trong một phạm vi cơ bản, người sử dụng có thể trình bày được ý nghĩ của mình mà người khác hiểu được, thụ cảm được, đồng thời lại có thể
Trang 24hiểu được điều người khác trình bày bằng ngôn ngữ đó Đây là hiện tượng song ngữ phổ biến
- Song ngữ xã hội: Đây là khái niệm chưa được quan tâm đúng mức bởi khi nói đến song ngữ thì người ta thường nghĩ đến song ngữ cá nhân nhưng trên thực tế thì điều quan trọng lại thuộc về song ngữ xã hội Chỉ trong xã hội thì cá nhân mới tiến hành giao tiếp song ngữ được Tuy nhiên khi lí giải hiện tượng song ngữ xã hội, cần phải xuất phát từ 3 phương diện là: tính khu vực, tính dân tộc, tính chức năng
- Giao thoa (ngôn ngữ) là hiện tượng lệch khỏi chuẩn của một ngôn ngữ nào đó trong lời nói của những người biết từ hai ngôn ngữ trở lên
Trong nghiên cứu ngôn ngữ, thuật ngữ song ngữ được sử dụng thường xuyên và trở nên quen thuộc bởi ở giai đoạn đầu việc nghiên cứu ngôn ngữ chủ yếu dựa vào 2 ngôn ngữ Việc nghiên cứu chỉ dựa vào hai ngôn ngữ cũng bắt nguồn từ thực tế số lượng người biết song ngữ phổ biến hơn so với đa ngữ
Tuy nhiên trong tiến trình phát triển của lịch sử - xã hội với xu thế quốc
tế hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì số người biết nhiều ngôn ngữ (đa ngữ)
tăng lên đáng kể Thuật ngữ đa ngữ cũng chính thức được sử dụng rộng rãi Đề cập đến vấn đề này, Nguyễn Văn Khang trong "Ngôn ngữ học xã hội" đưa ra:
"Đa ngữ không chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ học thuần túy mà nó có liên
quan đến cả vấn đề chính trị - xã hội mang tính nhà nước ở các quốc gia nói chung và đặc biệt ở các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ nói riêng" [15,62]
Như vậy có thể nói song ngữ, đa ngữ là hiện tượng phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới Mặc dù là hai khái niệm độc lập nhưng hai cách gọi song ngữ và đa ngữ có thể dễ dàng luân chuyển cho nhau trong khi sử dụng Nói cách khác thì khi dùng song ngữ cũng đã bao hàm đa ngữ và ngược lại
Khi nghiên cứu về hiện tượng song ngữ, các nhà nghiên cứu mà đại diện là Gumperz còn bàn đến vấn đề song thể ngữ Tác giả đã chỉ ra rằng hiện
Trang 25tượng song thể ngữ không chỉ có trong xã hội đa ngữ mà cả trong xã hội sử dụng 2 hoặc trên 2 phương ngữ khác nhau Như vậy, "các biến thể ngôn ngữ
được sử dụng trong môi trường song ngữ sẽ bao gồm cả các ngôn ngữ và các phương ngữ cùng tồn tại lâu dài trong một cộng đồng xã hội và có sự phân bố chức năng sử dụng chúng” [15,91 ]
Trong một cộng đồng đa ngữ dễ xảy ra hiện tượng pha tạp ngôn ngữ
Có người cho rằng ngôn ngữ pha tạp rất nguy hiểm cho người sử dụng và có thể làm hỏng ngôn ngữ đồng thời cũng làm rối ren cho cả công việc nghiên cứu ngôn ngữ Tuy nhiên có nhà nghiên cứu lại cho rằng ngôn ngữ pha tạp có tầm quan trọng khá lớn trong đời sống giao tiếp cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhân văn nói chung và nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng
Việt Nam là quốc gia đa ngữ, trong đó chủ đạo là tiếng Việt hay còn
được gọi là tiếng phổ thông Trong Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Tạ Văn Thông có nêu quan điểm về tiếng và
chữ phổ thông như sau: “Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung giữa các
địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các địa phương và các dân tối thiểu số có thể đồng đều về các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học xã hội , tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền lợi học tập
và sử dụng tiếng và chữ phổ thông” Nói như vậy có nghĩa là tiếng và chữ
phổ thông được dùng đồng thời với tiếng và chữ ở các vùng dân tộc Như vậy, tiếng phổ thông thường là ngôn ngữ của một cộng đồng người có số dân đông, có trình độ khoa học phát triển được chọn làm phương tiện giao tiếp chung của các dân tộc sống trong một cộng đồng Ở nước ta thì tiếng phổ thông đồng nghĩa với ngôn ngữ quốc gia
1.2 Khái quát chung về chính sách ngôn ngữ
1 .1 Khái niệm chính sách ngôn ngữ
Khi đề cập đến khái niệm chính sách ngôn ngữ (CSNN) có rất nhiều
quan niệm được đưa ra Có thể kể ra một số công trình như: Chính sách dân
Trang 26tộc Lêninit và sự phát triển các ngôn ngữ xã hội của các dân tộc ở Liên Xô
của B.A.Avrorin; Xây dựng ngôn ngữ ở Liên Xô của M.I.Isaev, Lingguistic
Minorrities in Multilingual Settings của Paul ston; Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc của V.YU Mikhalchenco; Chính sách ngôn ngữ Chính sách ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Như Ý; Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của Tạ Văn Thông Nhìn chung khi đưa ra các quan niệm của mình,
các tác giả có thể đi sâu vào một mặt nào đó, nhưng nhìn chung đều cho rằng: CSNN là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra Theo ý kiến của
B.A.Avrorin, M.I Isaev và một số người khác thì: "CSNN là một bộ phận hữu
cơ trong chính sách dân tộc của một giai cấp hay một đảng phái nào đó" và
nó là "bình diện ngôn ngữ trong chính sách ngôn ngữ (cương lĩnh) của Đảng
và Nhà nước về vấn đề dân tộc" [1,20,183]
Ý kiến của các tác giả trên dựa trên cơ sở chính sách dân tộc của một nhà nước, một đảng, phái và chỉ nhằm giải quyết những nhiệm vụ gắn liền với các vấn đề thuộc phạm trù dân tộc Như vậy, cách định nghĩa CSNN này chưa thỏa đáng và chưa đánh giá đúng tầm của nó Bởi vì: Thứ nhất: CSNN không thể là một bộ phận của chính sách dân tộc (CSDT) được vì trong các quốc gia đơn dân tộc, đơn ngữ luôn có CSNN Thứ hai: CSNN cũng như những chính sách khác đều được xây dựng trên cơ sở đường lối và nhiệm vụ chung của một nhà nước, một giai cấp nhất định và phục vụ đường lối và nhiệm
vụ đó Quy CSNN vào CSDT, thực chất là không tính đến tính quy định của chính trị và phạm vi tác động của nó trong mối liên hệ với chính sách chung của
nhà nước B.A.Avrorin trong Những nguyên tắc Lêninit của CSNN lại cho rằng:
"CSNN của một giai cấp, một đảng phái, một nhà nước là hệ thống các biện pháp tác động có ý thức lên mặt chức năng của ngôn ngữ và thông qua đó,trong một chừng mực nhất định, tác động lên mặt cấu trúc của nó" [1,187]
Trang 27Cách định nghĩa này của B.A.Avrorin chỉ ra rằng trong nội dung khái niệm CSNN chỉ bao gồm các biện pháp nhằm tác động lên ngôn ngữ, chứ không bao gồm các đường lối, chủ trương, chính trị về vấn đề ngôn ngữ Trong luận văn này, chúng tôi sẽ chấp nhận định nghĩa về CSNN của V.YU Mikhalchenco đã được tác giả Nguyễn Đức Tồn trích dẫn trong công trình đã
nêu ở trên: "CSNN là tổng thể các biện pháp nhằm phổ dụng (hoặc loại trừ)
các ngôn ngữ trong phạm vi giao tiếp có tính chất khác nhau , hoặc là khởi tạo các quy tắc nghi thức lời nói, những lời khuyên về sự trau dồi ngôn ngữ cho các phạm vi giao tiếp không có tổ chức" Với cách định nghĩa này, có thể
nhận thấy Mikhalchenco đã đưa ra được định nghĩa khá hoàn chỉnh về CSNN
1.2.2 Các loại hình chính sách ngôn ngữ phổ biến và ặc iểm của chúng
Căn cứ vào sự phù hợp hay không phù hợp giữa chính sách ngôn ngữ
và cảnh huống ngôn ngữ có thể chia chính sách ngôn ngữ thành 2 loại hình như sau:
- Chính sách ngôn ngữ thực tế, hài hòa, phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ và những khả năng biến đổi thực tế của nó
- Chính sách ngôn ngữ không thực tế, không hài hòa (tức không tính đến những đặc điểm đã hình thành trong đời sống ngôn ngữ)
Trong quá trình thực hiện, chính sách ngôn ngữ hài hòa có thể có những biến thể khác nhau Đó là:
+ Loại hình CSNN đơn ngữ: phổ biến ở các quốc gia đơn sắc tộc có ngôn ngữ quốc gia là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, ví dụ: Đức, Pháp,
+ Loại hình CSNN song ngữ: thích hợp với những nước có ngôn ngữ dân tộc không có vị thế giao tiếp quốc tế Chẳng hạn như ở Lítva: tiếng Lítva + tiếng Anh (hoặc tiếng Đức, Pháp, Nga,…)
+ Loại hình CSNN đa ngữ: thích hợp với những quốc gia đa dân tộc Chẳng hạn: ở Liên bang Nga là tiếng Nga (ngôn ngữ giao tiếp quốc tế và giữa các dân tộc)
Trang 28+ Ngôn ngữ dân tộc có vị thế ngôn ngữ quốc gia
+ Ngôn ngữ giao tiếp quốc tế (để phụ trợ cho tiếng Nga)
Như vậy những cơ sở lí luận chung để nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, trên cơ sở đó kiến nghị một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ - xã hội ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu Những cơ sở lí luận ngôn ngữ học xã hội có liên quan đến các vấn đề thuộc về cảnh huống ngôn ngữ đã được trình bày là : khái niệm cảnh huống ngôn ngữ; các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ như: các nhân tố dân tộc – nhân khẩu; các nhân tố ngôn ngữ học; các nhân tố vật chất; các nhân tố con người; các loại cảnh huống ngôn ngữ được xét theo tiêu chí định lượng, tiêu chí định chất và tiêu chí định giá; khái niệm về chính sách ngôn ngữ và các loại hình chính sách ngôn ngữ bao gồm chính sách ngôn ngữ thực tế, hài hoà (gồm chính sách ngôn ngữ đơn ngữ, chính sách ngôn ngữ song ngữ, chính sách ngôn ngữ đa ngữ) và chính sách ngôn ngữ không thực tế, không hài hoà,
II Những đặc điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế - văn hoá – xã hội và dân
cư ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
2.1 Những đặc điểm về địa lí tự nhiên
Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía nam giáp huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên)
và huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), phía đông bắc giáp huyện Phong Thổ, phía đông nam giáp huyện Than Uyên, phía tây giáp huyện Nậm Nhùn Phía tây nam giáp với thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) Đường biên giới dài 38
km tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Sau khi chia tách một số xã sang huyện Nậm Nhùn vào năm 2012, đến nay huyện Sìn Hồ có tổng diện tích tự nhiên là 152.696.03 ha và dân số là 76.093 nhân khẩu, gồm có 15 dân tộc anh
em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 34,2%; dân tộc Thái chiếm 30,9%; dân tộc Dao chiếm 22,9%; dân tộc Lự chiếm 4,2%; dân tộc Mảng chiếm 0,2% còn lại là các dân tộc khác
Trang 29Khí hậu Sìn Hồ được chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.050 đến 3.450mm Nhiệt độ trung bình từ 23-260
C, riêng khu vực cao nguyên Tả Phìn từ 15-170
C, cao nhất không quá 230C, nhiệt
độ thấp nhất là 30
C Toàn huyện có 22 xã, thị trấn; trong đó 01/22 xã vùng cao biên giới, 19/22 xã đặc biệt khó khăn Trình độ dân trí thấp, không đồng đều; đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
Trên địa bàn huyện còn có những khó khăn đó là: Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, sạt lở đất xảy ra Trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ đói nghèo vẫn còn cao, một số tập tục lạc hậu còn tồn tại Các thế lực phản động lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo, di cư tự do, âm mưu “diễn biến hòa bình gây mất đoàn kết, làm mất đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của một số dân tộc
2.2 Kinh tế văn hóa xã hội
Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh và bằng sự nỗ lực của toàn huyện Sìn Hồ đã có những bước thay đổi:
Kinh tế của huyện tiếp tục phát triển ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt 15% Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 10 triệu đồng/người/năm Nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có sự phát triển cả về chất lượng và quy mô Nhờ áp dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi nên tư duy về sản xuất hàng hóa của đồng bào đã có những chuyển biến tích cực Đã dần hình thành vùng cây công nghiệp tập trung, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Tỷ lệ che phủ rừng đạt 30,25%
Về chương trình xây dựng nông thôn mới: Đến hết năm 2013 toàn huyện chưa có xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; 03/21 xã đạt 10-14 tiêu chí, 16/22 xã đạt 5-9 tiêu chí, 2/21 xã đạt dưới 5 tiêu chí Hiện nay đã bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư cho 38 hộ dân, việc bố trí, sắp xếp dân cư theo quy hoạch, kế hoạch đảm
Trang 30bảo mục tiêu ổn định đời sống, sản xuất cho nhân dân góp phần thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội
Công nghiệp phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh của huyện, một số dự án công nghiệp đã xây dựng phát huy hiệu quả đầu tư như: Các công trình thủy điện, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệpđạt 22.109 triệu đồng
Giao thông đường bộ được tỉnh quan tâm ưu tiên đầu tư, coi phát triển hạ tầng giao thông là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông nối liền từ trung tâm huyện đến các xã, đường giao thông từ trung tâm xã đến các bản; hệ thống đường giao thông nối liền các bản được đầu tư cứng hóa Huyện có 211/233 bản có đường xe máy đi lại thuận tiện chiếm 90,6% Các công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân được đầu tư
có hiệu quả; tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 65%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 76%, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Hệ thống lưới điện tiếp tục được quan tâm đầu tư, hiện tại số xã có điện lưới quốc gia 22/22 xã, thị trấn, tuy nhiên tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia còn thấp mới đạt 10.258/13.748 hộ chiếm 74,6%
Về hoạt động tài chính, thu ngân sách trên địa bàn năm 2014 đạt 18.300 triệu đồng.Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển, mạng lưới kinh doanh được
mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 311,4 tỷ đồng
Chất lượng giáo dục đều tăng qua các năm học, khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các khu vực từng bước được rút ngắn Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được bổ sung, cơ bản khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở các ngành học, bậc học Huy động học sinh ở vùng sâu, vùng xa ra lớp, tỷ
lệ chuyển lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ huy
Trang 31động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,6%; tỷ lệ hoàn thành chương trình Tiểu học huy động vào lớp 6 đạt 96,2%; trung học phổ thông 83% Huyện đã duy trì và giữ vững đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi, phổ cập THCS; 18/22 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 07 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia được duy trì và phát triển; có 4 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTHĐĐT mức độ 2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tiếp tục được quan tâm đầu tư
Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện tích cực, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân; các trạm y tế tuyến xã tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và biên chế đủ cán bộ; đến nay có 14/22
xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020); toàn huyện có 2,26 bác sỹ/vạn dân Mức giảm tỷ lệ tỷ
lệ sinh bình quân mỗi năm 0,6‰
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, gắn với công tác tuyên truyền đưa thông tin về cơ sở; các lễ hội truyền thống của các dân tộc tiếp tục được duy trì, phát triển và khôi phục thêm, các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng như: nhà văn hóa thôn, bản, nhà văn hóa xã, đã tạo ra đời sống tinh thần phong phú, phấn khởi cho nhân dân, khơi dậy các giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân các dân tộc Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có tác động tích cực đến đời sống của nhân dân Năm 2013 công nhận 65% tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 41,3% tỷ lệ
số thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa 75,8% tỷ lệ cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa
Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội Công tác xóa đói giảm nghèo được tập trung chỉ đạo thực hiện hỗ trợ giảm
Trang 32nghèo bằng nhiều chương trình, dự án, do đó tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm Đến năm 2013, toàn huyện có 1.212 hộ thoát ngèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,1%;
số hộ nghèo phát sinh 642 hộ; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm chiếm 34,9% Công tác giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo thực hiện, thông qua cho vay vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, đã thực hiện lồng ghép với các chương trình dự án khác
2.3 Một số đặc điểm về các dân tộc ở huyện Sìn Hồ
Các dân tộc thiểu số ở huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu, trong tiến trình hình thành và phát triển của mình, mỗi dân tộc ở đây đã tạo nên những nét văn hoá riêng để phân biệt với các dân tộc khác Những nét đặc trưng văn hoá truyền thống đó được phản ánh khá rõ nét qua các lĩnh vực của đời sống mỗi dân tộc từ sinh hoạt, sản xuất, ăn, mặc, ở, đi, lại đến các thiết chế xã hội như bản, làng, dòng họ, gia đình; qua các hình thức văn hoá dân gian như lễ hội, múa, hát,…Tất
cả những nét văn hoá tốt đẹp ấy tuy mỗi dân tộc mỗi khác, nhưng tất cả các dân tộc ở Sìn Hồ có một điểm chung đó là đều là thành phần trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất trong đa dạng
Trong giới hạn của đề tài này, tôi xin nêu một số đặc trưng văn hoá truyền thống của người Thái, người Mông, Dao và người Mảng ở huyện Sìn
Hồ - tỉnh Lai Châu
2.3.1 Văn hóa dân tộc Thái
Dân tộc Thái sống tập trung chủ yếu ở vùng thấp, dọc sông Nậm Na, những khu vực ven sông, suối thuận lợi cho việc sinh hoạt và sản xuất
Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi
làm đồ gốm…Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những
hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp
Trang 33Điểm khác biệt nhất về nhà cửa của người Thái so với người Việt chủ yếu là nhà sàn, với cấu trúc riêng biệt, có các phòng dành riêng cho nữ giới, nam giới và mỗi bên đều có cầu thang lên xuống ngoài ra còn có các gian dành cho bếp sưởi, bếp chính, gian tiếp khách,
Trang phục của cô gái Thái đẹp nhờ mặc áo cánh ngắn, đủ màu sắc, đính khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân,
ăn nhịp với chiếc váy vải màu thâm, hình ống; thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây; đeo dây xà tích bạc ở bên hông Nam giới mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương Đặc điểm của áo cánh nam giới người Thái không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày, Nùng, Kinh ) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu
đỏ, xanh, cà phê Trong các ngày lễ, tết, họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu., Trong tang lễ họ mặc áo xẻ nách màu chàm đầu quấn khăn, chân đi guốc
Ẩm thực của người Thái rất phong phú: Ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính, gạo nếp vẫn được coi là lương ăn truyền thống Trên mâm ăn không thể thiếu được món ớt giã hoà muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành, có thể thêm gan gà luộc chín, ruột cá, cá nướng, gọi chung là chéo Hễ có thịt các con vật ăn cỏ thuộc loài nhai lại thì buộc phải có nước nhúng lấy từ lòng non (nặm pịa) Họ ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng hay uống rượu cần, cất rượu
Trong các lễ hội người Thái thường tổ chức các trò chơi phổ biến như ném còn, kéo co, đua thuyền, bắn nỏ, múa xoè,
Tục cưới: của người Thái phải trải qua rất nhiều thủ tục: thách cưới, ở rể,
nhập phòng, cưới lên, cúng hồn, cưới xuống Tuy nhiên đã có sự đơn giản hóa
đi rất nhiều so với trước kia, nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Trang 34Lễ hội Hạn Khuống là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, bao gồm nhiều thể loại (hát, kể chuyện) trong khung cảnh ấm cúng và tao nhã Thường được tổ chức sau vụ thu hoạch tháng 11 hàng năm Được tổ chức trên khoảng đất rộng ở bản, thanh niên nam nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào Cuộc vui mở vào đêm bên đống lửa sàn Thanh niên, nam nữ đến hát hò, làm quen, vui chơi, thi tài Nam nữ hát đối đáp với nhau đến sáng mới chia tay nhau Đêm hôm sau họ lại tiếp tục
ca hát, vui đùa, trò chuyện Lễ hội này do nhà các cô gái tổ chức Thực ra đây
là một cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng Chính vì vậy, Hạn Khuống đã để lại biết bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi
2.3.2 Văn hóa dân tộc Mông
Người Mông Sống chủ yếu ở các xã vùng cao của huyện và sống rải rác trên lưng trừng các ngọn núi Nhà ở được xây dựng tương đối thống nhất, bao giờ cũng có ba gian hai chái, tường làm bằng đất dày nện chặt Gian giữa đặt bàn thờ, hai bên bố trí bếp và buồng ngủ Buồng ngủ không được bố trí ngang hàng với bàn thờ Nhà giàu có được xây dựng kiên cố, cột gỗ kê trên đá tảng đẽo hình đèn lồng hay như quả bí, mái lợp ngói, gác lát ván Nhà của người nghèo xây dựng đơn giản, cột ngoảm, vách nứa hay ván bổ, mái tranh Nhà được mở từ 2 đến 3 cửa, cửa chính đối diện với bàn thờ Các chuồng trại chăn nuôi làm tách riêng ra một khu vực
Người Mông rất giỏi nghề rèn sắt và kỹ thuật khoan nòng súng kíp, nghề mộc và nghề đan, dệt
Nam nữ lấy vợ, lấy chồng sớm từ 12-17 tuổi, có tục “Cướp vợ” (kéo vợ) Tục cướp vợ rất phổ biến: một nhóm thanh niên từ 3 đến 5 người, tổ chức họp nhau đón đường bắt cóc người con gái mang về nhà mình (dù người con gái
Trang 35đó có bằng lòng hay không bằng lòng) Trong thời điểm người con gái bị cướp mọi người trong họ hàng, gia đình, anh em không được phép tham gia giải cứu Sau hai hôm cướp vợ, nhà trai cử người sang nộp phạt tiền danh dự cướp vợ và báo cho gia đình nhà gái biết sự việc Sau đó, hai bên gia đình bàn bạc, ấn định ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ thành hôn cho đôi trai gái Trong quan hệ hôn nhân giữa những người trong cùng một dòng họ bị cấm triệt để, không được phép lấy nhau Những người không phải là anh em nhưng cùng mang tên dòng họ, hôn nhân diễn ra cũng rất dè dặt Người Mông tin rằng quan hệ hôn nhân với dòng họ khác thì làm ăn mới phát đạt, nòi giống mới phát triển tốt
Người Mông ăn một ngày hai lần, vào những ngày mùa ăn ba lần; ăn bột ngô (mèn mém) đồ là chính, thắng cố, ăn cơm là phụ Thức ăn có rau đậu xào mỡ và canh Trong dịp lễ tết, hay nhà có khách thường được thiết đãi bằng thịt gà, rượu Họ hút thuốc lào bằng điếu cày là phổ biến
Dân tộc Mông ở Sìn Hồ vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống riêng như: hàng năm đồng bào có hai tết lớn là tết năm mới và tết mùng 5 tháng 5, tổ chức lễ hội vui chơi như ném pao, múa khèn, đánh tù lu,
Một trong những nét đặc trưng tạo nên sắc thái riêng về trang phục của người Mông là chất liệu vải được làm từ sợi lanh, nam giới mặc quần áo chàm may bằng vải lanh hoặc vải thô nhuộm đen, kiểu áo của nam giới là áo ngắn hở bụng, tay hẹp xẻ nách mở vòng qua cổ xuống ngực rồi chéo sang phải, quần thì kiểu chân què đũng rộng, ống rộng không luồn mà vấn rút, không có trang trí thêu thùa, trang phục nữ giới được thêu thùa cầu kỳ với đủ các màu sắc bao gồm khăn, áo, váy, bù giáo, dải lưng, sà cạp
Ngoài ra, người Hmông còn có một nền văn hoá nghệ thuật phong phú, truyện cổ dân ca chiếm một vị trí quan trọng, gồm nhiều loại (cúng ma, tình yêu, cưới xin, làm dâu, mồ côi…) Các loại nhạc cụ như khèn, kèn lá, đàn môi
Trang 36và các loại hình hoa văn trang trí trên trang phục phụ nữ là những tác phẩm nghệ thuật dân gian đẹp, cái đẹp tươi sáng tự nhiên của vùng cao
Người Mông trên địa bàn huyện có lễ hội “Gầu Tào” (du xuân) tiêu biểu Ngày trước, lễ hội “Gầu Tào” là một hình thức tâm linh của người Mông, thường
do một gia chủ tổ chức Ngày nay, lễ hội “Gầu Tào” chủ yếu mang ý nghĩa vui xuân, cầu cho con người sinh sôi, mưa thuận gió hòa và cũng là dịp để nam nữ thanh niên tìm hiểu nhau Lễ hội trở thành ngày hội của cả vùng cao Sìn Hồ Phần
lễ ngắn gọn, chủ yếu là phần hội, thời gian tổ chức trong ba ngày, từ mùng 4 đến mùng 6 Tết Lễ hội “Gầu Tào” trở thành trung tâm của mọi lễ hội trong mùa xuân đối với người Mông của khu vực vùng cao
2.3.3 Văn hóa dân tộc Dao
Người Dao ở huyện Sìn Hồ ở cả các xã vùng thấp và vùng cao trên địa bàn huyện Về cấu trúc nhà ở của người Dao có ba loại nhà: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất; nhà ở bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản nhưng được kết hợp khéo léo toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông Kiểu nhà truyền thống của người Dao quần trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiện bằng nguyên liệu rời Tuy nhiên, họ không phải dùng đinh trong quá trình lắp ghép nhà ở Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có số bậc lẻ; trong nhà thường có hai bếp Nhà người Dao đỏ làm nửa sàn nửa đất ở lưng chừng đồi Cách chọn hướng nhà thì cũng như các dân tộc khác
Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên nương và ruộng nước Ngoài lúa họ còn trồng màu Nông cụ sản xuất thô sơ nhưng kỹ thuật canh tác đã có nhiều tiến bộ Một số nghề thủ công đã phát triển như dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, chạm khắc bạc, thuốc Nam Họ nuôi nhiều lợn, gà, nhưng chủ yếu dùng trong những ngày ma chay, cưới xin, lễ tết
Trang 37Người Dao thường ăn hai bữa chính trong ngày, bữa trưa và bữa tối Chỉ những ngày mùa bận rộn mới ăn thêm bữa sáng Họ thích ăn thịt luộc, các món thịt sấy khô, ướp chua, canh măng chua Khi ăn xong, người ta kiêng để đũa ngang miệng bát vì đó là dấu hiệu trong nhà có người chết Phổ biến là rượu cất,
ở một vài nơi lại uống hoãng, thứ rượu không qua trưng cất, có vị chua và ít cay Người Dao thường hút thuốc lá và thuốc lào bằng điếu cầy hay tẩu
Trang phục của nam giới có loại áo ngắn và áo dài, được dùng phổ biến
là áo ngắn cánh nâu hoặc áo chàm, họ cũng thích đeo vòng cổ và vòng tay Phụ nữ Dao Đỏ để tóc dài vấn quanh đầu, khăn được đính bằng nhiều tua bằng len, áo chàm dài đến ngang ống chân, cổ áo liền với nẹp, ngực được thêu hoa văn, thân áo phía trước và sau cũng đều được thêu hoa văn, yếm là khổ vải dài được thêu và đích nhiều đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu hoặc sao tám cánh, dây lưng dệt bằng chỉ sợ bông, quần kiểu chân què lá tọa, ống hẹp ở dưới gấu thêu nhiều hoa văn Phụ nữ Dao Quần Chẹt cắt tóc ngắn, chải sáp ong, khăn đội đầu màu chàm, áo giống Dao Đỏ nhưng không đính tua, quần bằng vải chàm, phần trên doãng, phần ống hẹp và ngắn đến dưới đầu gối một chút Phụ nữ Dao Tiền cũng cắt tóc ngắn, chải sáp ong, áo giống người Dao
Đỏ, khăn đội đầu và váy màu chàm, in sáp ong màu xanh lơ, yếm là một vuông vải trắng được khâu thêm phần cổ vào một cạnh Ngoài việc làm đẹp thì chúng còn mang giá trị nhân văn, tín ngưỡng Theo truyền thuyết kể lại, người đeo trang sức bằng bạc thì sẽ trừ tà ma, tránh gió và thậm chí là được thần linh phù hộ
Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là tuổi chủ gia đình Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng Buổi tối, người ta đào một hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiền bạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết điềm xấu hay tốt Sáng hôm sau ra xem hỗ, các hạt gạo vẫn giữ nguyên vị trí là có thể làm nhà được
Trang 38Đồng bào dân tộc Dao ở Sìn Hồ vẫn lưu giữ và phát triển được những bản sắc văn hóa đặc trưng, những phong tục truyền thống như: “kéo vợ”, kiêng hổ, đặt tên, cấp sắc
Đám cưới: Trong đồng bào dân tộc Dao, khi trai, gái tìm hiểu nhau, con trai báo cho bố mẹ, bố mẹ đi hỏi năm sinh con gái, tính tuổi con gái hợp, nhà trai tiếp tục đặt một đôi vòng tay đành thành hình con rồng (tức là chầm cong) cho con gái trong 15 ngày để suy nghĩ, sau 15 ngày không có vấn đề gì nhà trai mang hai con
gà, một trống một mái đến nhà gái mổ để bàn bạc thống nhất cưới gả Trong bữa
ăn, hai bên bố mẹ, anh em nhất trí không có gì sửa đổi, cho con gái nghỉ lao động thêu hoa quần áo, nhà trai chuẩn bị đón con dâu vào nhà trai Khi đi đón cô dâu, nhà trai chuẩn bị tư trang, đồ dùng đến nhà gái (hai bộ quần áo, một bộ vòng cổ, một bộ cúc bạc, ba cái chiềng dẩn (ba cái vòng soán), một đôi nhà sim lỉm để trang phục cô dâu, lúc này nhà trai mang một con lợn trên 50kg để mổ làm lý, cắt
hộ khẩu và tiếp khách nhà gái, có gạo, đậu phụ, rượu như hai bên đã thống nhất Khi tiễn cô dâu đến dọc đường, nhà trai thổi kèn, đánh trống kiêng đến dọc đường đón cô dâu Khi cô dâu đến nhà, thầy cúng làm lý theo phong tục dân tộc (đây là piếm xái dắp xất) con dâu mới về nhà trai, vào trong nhà, cô dâu lệ xuống chào tổ tiên (shinh xúi) tức là thầy cúng, thêm vào hộ khẩu Hiện nay theo nếp sống văn minh, không lệ đường (Pái tòng) cải tiến chính quyền đoàn thể tuyên bố trai thành chồng, gái thành vợ, tuyên bố xong nhà trai tổ chức một bữa cơm thân mật, tiếp khách hai bên họ hàng chúc mừng cô dâu chú rể
Dân tộc Dao có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc thể hiện qua nhiều phong tục, điệu múa đẹp, bài hát, kho tàng truyện cổ Nhưng chủ yếu tồn tại dưới dạng truyền miệng, có nguy cơ ngày càng bị mai một, thất truyền Đồng bào Dao luôn đoàn kết, định canh định cư, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương và từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình
Trang 392.3.4 Văn hóa dân tộc Mảng
Người Mảng chủ yếu sản xuất trên nương với lối canh tác du canh Người Mảng rất ít kinh nghiệm trong việc chọn nương mới để sản xuất, họ chặt cây, đốt cây, thu dọn nương, chọc lỗ tra hạt giống như nhiều dân tộc khác; khoảng ba năm sau, khi nương đó bạc màu, họ lại đi tìm nơi mới Nương cũ bỏ lại thành rừng thưa, dăm bảy năm sau được khai thác trở lại, nhưng cũng lại một hai năm sau thì bỏ hoang Hiện ở một số nơi, đồng bào làm ruộng bậc thang như người Thái Chăn nuôi kém phát triển do tập quán thả rông không chuồng trại Người Mảng chủ yếu chăn nuôi gia cầm để phục
vụ cho cuộc sống hàng ngày và các dịp lễ tết tín ngưỡng Chăn nuôi đại gia súc chưa phát triển Người Mảng có các lễ hội : Lễ cúng họ (đẳm); Tết Nguyên Đán (Xá chương tụ); Rằm tháng giêng (Xá chương mể dị hẳn); Lễ ăn cơm mới (Tri
xả lẳm mế) Trang phục nam: Ngày nay trang phục nam truyền thống của người Mảng ít được sử dụng; tại các bản vùng xâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì người nam giới vẫn sử dụng trang phục truyền thống tại đám cưới, ngày tết hoặc các lễ hội cộng đồng Tuy nhiên chỉ có các đối tượng người cao tuổi mới
sử dụng trang phục truyền thống
- Trang phục nữ: Trang phục nữ giới của người Mảng không còn được
sử dụng thường xuyên nữa, giờ đây họ đã mặc trang phục của người dân tộc Thái hoặc trang phục của người Kinh là chủ yếu Các bộ trang phục truyền thống chỉ thấy xuất hiện với số lượng không đáng kể tại các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1 của luận văn, chúng tôi trình bày những cơ sở lí luận chung để nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở Lai Châu, trên cơ sở đó kiến nghị một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ - xã hội ở Lai Châu Những cơ sở
lí luận ngôn ngữ học xã hội có liên quan đến các vấn đề thuộc về cảnh huống
Trang 40ngôn ngữ đã được trình bày là : khái niệm cảnh huống ngôn ngữ; các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ như: các nhân tố dân tộc – nhân khẩu; các nhân tố ngôn ngữ học; các nhân tố vật chất; các nhân tố con người; các loại cảnh huống ngôn ngữ được xét theo tiêu chí định lượng, tiêu chí định chất và tiêu chí định giá; khái niệm về chính sách ngôn ngữ và các loại hình chính sách ngôn ngữ bao gồm chính sách ngôn ngữ thực tế, hài hoà (gồm chính sách ngôn ngữ đơn ngữ, chính sách ngôn ngữ song ngữ, chính sách ngôn ngữ đa ngữ) và chính sách ngôn ngữ không thực tế, không hài hoà
Mỗi một dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đều có những nét văn hóa truyền thống, những tập tục riêng của mình Nhưng tất cả đều sống định cư, đan xen, đoàn kết gắn bó với nhau Có những địa bàn
có 6 đến 8 dân tộc cư trú xen lẫn nhau (Kinh, Thái, Mông, Dao, Hoa, Lự; Mảng ) Do thực tế sống đan xen như vậy nên trạng thái song ngữ Việt - một ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác hay Việt - Thái đã xảy ra trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu Chính vì thế, đây là một trong những lí do để người ta
có thể nói rằng huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu là một tỉnh điển hình dân tộc miền núi phía Bắc