Đề tài :Cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 8 4. Phương pháp nghiên cứu 9 5. Đóng góp mới 9 6. Bố cục luận văn 10 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ VÀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ 12 1.1. Khái quát chung về cảnh huống ngôn ngữ 12 1.1.1. Khái niệm “cảnh huống ngôn ngữ ” . 12 1.1.2. Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ . 13 1.1.3. Sự phân loại cảnh huống ngôn ngữ . 16 1.2. Khái quát chung về chính sách ngôn ngữ . 19 1.2.1. Khái niệm chính sách ngôn ngữ 19 1.2.2. Các loại hình chính sách ngôn ngữ phổ biến và đặc điểm của chúng . 21 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 . 22 Chƣơng 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ DÂN CƢ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN . 23 2.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội . 23 2.1.1. Về địa lí tự nhiên . 23 2.1.2. Về kinh tế - văn hóa - xã hội 24 2.2. Tình hình dân cƣ và đặc điểm cƣ trú của các dân tộc ở Thái Nguyên 26 2.2.1. Tình hình dân cƣ . 26 2.2.2. Đặc điểm cƣ trú của các dân tộc ở Thái Nguyên . 28 2.3. Tình hình giáo dục ở Thái Nguyên . 43 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 45 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở THÁI NGUYÊN XÉT THEO TIÊU CHÍ ĐỊNH LƢỢNG VÀ ĐỊNH CHẤT . 45 3.1. Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở TN xét theo tiêu chí định lƣợng. 45 3.1.1. Số lƣợng các ngôn ngữ ở Thái Nguyên 45 3.1.2. Số lƣợng ngƣời nói mỗi thứ tiếng trong quan hệ với số lƣợng chung của cƣ dân Thái Nguyên 50 3.1.3. Số lƣợng các phạm vi giao tiếp của mỗi ngôn ngữ ở Thái Nguyên trong quan hệ với số lƣợng chung các phạm vi giao tiếp . 54 3.1.4. Số lƣợng các ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng ở Thái Nguyên . 57 3.2. Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở TN xét theo tiêu chí định chất 64 3.2.1. Đặc điểm nguồn gốc của các ngôn ngữ ở Thái Nguyên 64 3.2.2. Tƣơng quan về chức năng giữa các ngôn ngữ ở Thái Nguyên 67 3.3 Tổng kết một số đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên theo tiêu chí định lƣợng và định chất 77 3.4. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên . 78 3.4.1 Giới thiệu khái quát 78 3.4.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Tày 82 3.4.3. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở ngƣời Nùng . 87 3.4.4. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở ngƣời Hoa . 92 3.5. Tiểu kết chƣơng 3 . 96 Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở THÁI NGUYÊN XÉT THEO TIÊU CHÍ ĐỊNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ - XÃ HỘI Ở THÁI NGUYÊN . 98 4.1. Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ của các dân tộc ở Thái Nguyên . 98 4.1.1. Trong đời sống hàng ngày . 98 4.1.2.Trong văn hóa . 100 4.1.3.Trong giáo dục . 106 4.2. Thái độ đối với tiếng phổ thông của các dân tộc ở Thái Nguyên 108 4.2.1. Trong đời sống hàng ngày . 108 4.2.2. Trong văn hóa 109 4.2.3. Trong giáo dục 110 4.3. Ý kiến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên về việc sử dụng ngôn ngữ của họ 110 4.4. Một số kiến nghị về chính sách ngôn ngữ ở Thái Nguyên 115 4.5. Tiểu kết chƣơng 4 . 118 KẾT LUẬN 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 126 PHỤ LỤC
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG THỊ THANH HOA
CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ
Ở THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên, năm 2010
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS-TS Nguyễn Đức Tồn
Viện trưởng viện ngôn ngữ học
Thái Nguyên, năm 2010
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác
Tác giả
Dương Thị Thanh Hoa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của GS TS Nguyễn Đức Tồn Nhân đây tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy GS TS Nguyễn Đức Tồn người đã tận tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới BGH, các thầy cô giáo
tổ Văn - Sử - GDCD trường THPT Chu Văn An và bạn bè đồng nghiệp đã tận tình quan tâm, chỉ bảo, cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý giá cho luận văn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo những người đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức ngôn ngữ trong thời gian theo học chương trình thạc sĩ ngôn ngữ khoá 2008 - 2010 tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Trong quá trình học tập và nghiên cứu bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy,
cô giáo và bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý
Tác giả luận văn
Dương Thị Thanh Hoa
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Đóng góp mới 9
6 Bố cục luận văn 10
PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ VÀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ 12
1.1 Khái quát chung về cảnh huống ngôn ngữ 12
1.1.1 Khái niệm “cảnh huống ngôn ngữ ” 12
1.1.2 Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ 13
1.1.3 Sự phân loại cảnh huống ngôn ngữ 16
1.2 Khái quát chung về chính sách ngôn ngữ 19
1.2.1 Khái niệm chính sách ngôn ngữ 19
1.2.2 Các loại hình chính sách ngôn ngữ phổ biến và đặc điểm của chúng 21
1.3 Tiểu kết chương 1 22
Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ DÂN CƯ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 23
2.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội 23
2.1.1 Về địa lí tự nhiên 23
2.1.2 Về kinh tế - văn hóa - xã hội 24
2.2 Tình hình dân cư và đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Thái Nguyên 26
2.2.1 Tình hình dân cư 26
Trang 72.2.2 Đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Thái Nguyên 28
2.3 Tình hình giáo dục ở Thái Nguyên 43
2.4 Tiểu kết chương 2 45
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở THÁI NGUYÊN XÉT THEO TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH CHẤT 45
3.1 Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở TN xét theo tiêu chí định lượng 45
3.1.1 Số lượng các ngôn ngữ ở Thái Nguyên 45
3.1.2 Số lượng người nói mỗi thứ tiếng trong quan hệ với số lượng chung của cư dân Thái Nguyên 50
3.1.3 Số lượng các phạm vi giao tiếp của mỗi ngôn ngữ ở Thái Nguyên trong quan hệ với số lượng chung các phạm vi giao tiếp 54
3.1.4 Số lượng các ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng ở Thái Nguyên 57
3.2 Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở TN xét theo tiêu chí định chất 64
3.2.1 Đặc điểm nguồn gốc của các ngôn ngữ ở Thái Nguyên 64
3.2.2 Tương quan về chức năng giữa các ngôn ngữ ở Thái Nguyên 67
3.3 Tổng kết một số đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên theo tiêu chí định lượng và định chất 77
3.4 Tình hình sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 78
3.4.1 Giới thiệu khái quát 78
3.4.2 Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Tày 82
3.4.3 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Nùng 87
3.4.4 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Hoa 92
3.5 Tiểu kết chương 3 96
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở THÁI NGUYÊN XÉT THEO TIÊU CHÍ ĐỊNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ - XÃ HỘI Ở THÁI NGUYÊN 98
4.1 Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ của các dân tộc ở Thái Nguyên 98
Trang 84.1.1 Trong đời sống hàng ngày 98
4.1.2.Trong văn hóa 100
4.1.3.Trong giáo dục 106
4.2 Thái độ đối với tiếng phổ thông của các dân tộc ở Thái Nguyên 108
4.2.1 Trong đời sống hàng ngày 108
4.2.2 Trong văn hóa 109
4.2.3 Trong giáo dục 110
4.3 Ý kiến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên về việc sử dụng ngôn ngữ của họ 110
4.4 Một số kiến nghị về chính sách ngôn ngữ ở Thái Nguyên 115
4.5 Tiểu kết chương 4 118
KẾT LUẬN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 PHỤ LỤC
Trang 9MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1 Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 3.541,67 km2; dân số trên 1,1 triệu người Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ Thái Nguyên cũng là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều dân tộc Tại đây chủ yếu có
8 dân tộc anh em cùng chung sống - đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao Có dân tộc thuộc nguồn gốc bản địa như người Kinh, người Tày Có dân tộc nhập cư trong những thế kỉ gần đây như Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu Song tất cả đều hoà nhập trong một cộng đồng cùng sống trên một lãnh thổ có chung một tiến trình phát triển lịch sử, văn hoá, ý thức, tâm lý Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên chiếm gần 25% dân số, tập trung chủ yếu ở địa bàn miền núi, vùng cao của các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ
1.2 Dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là hai mặt gắn liền với nhau trong tiến trình phát triển của các tộc người Trong tiến trình đó, ngôn ngữ vừa là cái đặc trưng của dân tộc, vừa là cái phản ánh, bảo tồn, truyền tải các giá trị của nền văn hoá dân tộc, là phương tiện hợp nhất, đoàn kết dân tộc, củng cố và phát triển xã hội tộc người Do đó ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ý thức giác ngộ dân tộc, là phương tiện thống nhất dân tộc Do hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ, Chính phủ ta luôn có những chính sách bảo tồn, phát triển ngôn ngữ của các dân tộc và tạo nên sự thống nhất ngôn ngữ trên toàn lãnh thổ Việt Nam Đây chính là việc tiến hành các biện pháp tổ chức để giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ nhằm làm biến đổi hoặc duy trì
Trang 10cảnh huống ngôn ngữ hay chuẩn mực ngôn ngữ Như vậy cảnh huống ngôn ngữ có vai trò quyết định đối với chính sách ngôn ngữ Chỉ có chính sách ngôn ngữ nào chú ý để có sự phù hợp với đặc điểm các nhân tố thuộc cảnh huống ngôn ngữ thì mới khả năng thực thi thành công và cho kết quả tốt đẹp Xuất phát từ lí do này việc nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam nói chung, ở các địa phương trong đó có các tỉnh miền núi như Thái Nguyên nói riêng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước nhà và đưa miền ngược tiến kịp với miền xuôi
1.3 Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc sống xen kẽ nhau, có những ảnh hưởng lẫn nhau về mặt ngôn ngữ và chữ viết Mỗi nhóm ngôn ngữ đều có tính thống nhất, được phân bố trên những địa bàn nhất định và có những chức năng
xã hội khác nhau.Tiếng Việt từ lâu đã là ngôn ngữ phổ thông của Thái Nguyên
dù việc sử dụng nó có thể không đồng đều giữa các dân tộc, ở các lứa tuổi Với lối sống tụ cư xen kẽ, ở Thái Nguyên hiện tượng một dân tộc sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ (song ngữ và đa ngữ) là tương đối phổ biến.Trong tình trạng đan xen tộc người, thì bên cạnh việc sử dụng tiếng Kinh được coi là tiếng phổ thông, một vài thứ tiếng của các dân tộc khác của Thái Nguyên như tiếng Tày, Nùng cũng đã được sử dụng song song trong giao tiếp hàng ngày Từ lâu tiếng Tày cũng như tiếng Nùng đã thực sự trở thành thứ tiếng nói chung không chỉ trong các dân tộc Tày - Nùng mà người Hoa, người Dao, người Cao Lan, Sán Dìu và cả người Kinh miền núi cũng đều sử dụng tiếng Tày như ngôn ngữ phổ biến trong khu vực, và tiếng Tày được coi là ngôn ngữ của vùng
Theo kết quả khảo sát tại 5 điểm điều tra chuyên sâu về quá trình sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ thông của 3 dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy một tình trạng khá rõ là địa bàn sử dụng tiếng mẹ đẻ đang
có chiều hướng bị thu hẹp lại ngay cả ở trên quê hương của chính các dân tộc thiểu số này Tiếng nói các dân tộc thiểu số đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của
Trang 11quá trình tiếp biến văn hoá, nó đã bị biến đổi, lai tiếng Kinh vào trong quá trình
sử dụng tiếng mẹ đẻ Đa số người dân đã sử dụng tiếng phổ thông trong sinh hoạt, giao tiếp nhất là đối với lớp trẻ Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong đời sống phần lớn là tập trung ở tầng lớp trung cao tuổi trong làng bản, bởi ở họ, nó đã được hình thành như một thói quen lâu đời Song rõ ràng là với tốc độ giao lưu, biến đổi trong cuộc sống như hiện nay, tiếng mẹ đẻ của một số dân tộc thiểu số không phải dân tộc Kinh ở Thái Nguyên đang đứng trước nguy cơ bị mai một, khi mà trong đời sống cộng đồng có không ít người đã bỏ mất thói quen sử dụng, thậm chí không sử dụng được thành thạo tiếng mẹ đẻ của mình Nói cách khác, dù tiếng mẹ đẻ vẫn đang tồn tại trong một cộng đồng dân tộc với vai trò
là tiếng nói không thể thiếu của cộng đồng này và có vai trò như một nhân tố
vô cùng quan trọng để khu biệt dân tộc này với dân tộc khác, nhưng mức độ thể hiện, vai trò của tiếng mẹ đẻ trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số
ở tỉnh Thái Nguyên đã và đang bị phai mờ
1.4 Thực tế cho thấy, ở các huyện của Thái Nguyên, ngoài sự tiếp thu các loại văn hoá khác thì việc tiếp thu ngôn ngữ phổ thông ngày càng diễn ra mạnh mẽ Các thế hệ trẻ hàng ngày được học tập văn hoá bằng tiếng Việt, được nghe nhìn
và thưởng thức văn học nghệ thuật cũng đều bằng tiếng Việt Có thể nói, trong đời sống hàng ngày, tiếng phổ thông đã chiếm quá nửa với tư cách là phương tiện giao tiếp Chính vì thế, trong giao tiếp với các thành viên trong gia đình, người ta cũng dần chuyển sang nói tiếng Việt Một số bộ phận thanh thiếu niên, sau khi thoát li gia đình đi học tập hay đi công tác trở về nhà đều không muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình nữa vì cảm thấy ngượng nghịu do lâu ngày ít sử dụng nên khiến nó bị mai một Bởi vậy để diễn đạt được ý của mình dễ dàng và thuận tiện, phong phú hơn, người ta đã thích sử dụng tiếng phổ thông hơn
Do việc giao lưu thường xuyên và sự phát triển đời sống xã hội của các dân tộc cùng với các loại phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phong
Trang 12phú, đa dạng thì một điều không thể tránh khỏi là sự từ bỏ tiếng mẹ đẻ và làm biến đổi tiếng mẹ đẻ Từng ngày, từng giờ, các thứ tiếng khác nhau được tiếp xúc với nhau, dẫn đến có sự vay mượn từ ngữ giữa các ngôn ngữ Điều này đã dẫn đến sự tạo ra trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nói chung nhiều loại từ pidgin, tiếng lóng hoặc các từ ngữ, cách nói được vay mượn từ tiếng Việt, thậm chí cả các từ ngữ tiếng nước ngoài
1.5 Bản thân tác giả luận văn này được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Nguyên, vùng đất hội tụ của trên 8 dân tộc anh em cùng sinh sống và được coi
là quê hương cách mạng Đây chính là điều kiện để tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu, khảo sát tìm hiểu “ Cảnh huống ngôn ngữ ở tỉnh Thái Nguyên” bằng tất cả niềm say mê, niềm tự hào với quê hương
Với đề tài “ Cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên” luận văn sẽ đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ và đời sống kinh tế - văn hoá -
xã hội của các dân tộc sinh sống tại nơi đây để từ đó nêu kiến nghị những giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và gìn giữ tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số, phục
vụ cho chính sách phát triển văn hoá giáo dục của Thái Nguyên nói riêng, của đất nước ta nói chung
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Vấn đề nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ
Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia nói chung hay của một khu vực
nói riêng được hình thành trong suốt một thời gian dài chứ không chỉ trong một vài năm Cảnh huống ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các chính sách ngôn ngữ Nhận thức được điều này, trong suốt mấy chục năm gần đây, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã hết sức quan tâm nghiên cứu vấn đề này nhằm đưa ra được những cơ sở lý thuyết chung phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và phát triển
Trang 13xã hội nói riêng Đề cập đến cảnh huống ngôn ngữ không thể không nhắc tới các tác giả nước ngoài như: V YU Mikhailchenko, A E Karlinskij, Iu A Zhluktenko, V C Rubalkin, V A Tkachenko…
Trong nước có thể kể đến: Trần Trí Dõi với các công trình:“Nghiên
cứu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, “Thực trạng giáo dục ở vùng dân tộc
miền núi một số tỉnh của Việt Nam”, Khổng Diễn với “Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”, “Vấn đề chữ viết của các dân tộc thiểu số”; Tạ Văn
Thông (chủ biên) -“Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam”; Nguyễn Đức Tồn với “Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Liên bang Nga” (Tạp
chí Ngôn ngữ, số 1&2 năm 2000), Những cơ sở lí luận và thực tiễn khi xây dựng chính sách ngôn ngữ của Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế (Tạp chí Ngôn ngữ số 1 năm 2010), hay công trình cấp bộ "Nghiên cứu về tiếng Chăm và chữ viết Chăm ở An Giang" do
GS Nguyễn Văn Khang chủ nhiệm, mới được nghiệm thu đánh giá xuất sắc
năm 2009,v.v
Việt Nam là một quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao động trên dưới một triệu người như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer cho đến vài trăm người như các dân tộc Ơ Đu và Brâu Dân tộc Kinh sống rải rác ở trên khắp lãnh thổ, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông Họ là chủ nhân của nền văn minh lúa nước Đa số các dân tộc còn lại sinh sống ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên
54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa truyền thống đặc sắc của mình 24 dân tộc có chữ viết riêng như:
Trang 14Thái, Mông, Tày, Nùng, Khmer, Gia Rai, Êđê, Hoa, Chăm… Một số chữ viết này đang được sử dụng trong các trường học
Trong quá trình phát triển, tiếng Việt được chọn là ngôn ngữ chung cho các dân tộc Trong hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến bậc đại học, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, là công cụ để truyền thụ kiến thức; đồng thời cũng là công cụ giao tiếp, quản lý Nhà nước của các dân tộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Như chúng ta đều biết, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ý thức giác ngộ dân tộc và cũng là phương tiện thống nhất dân tộc
Ở các quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá và đa ngôn ngữ như Việt Nam, cùng với vấn đề dân tộc và tôn giáo, ngôn ngữ càng trở nên có vai trò hết sức quan trọng
Chính vì thế, cho dù ở bất kì quốc gia nào, nhà nước cũng luôn quan tâm đến chính sách ngôn ngữ, và chính sách ngôn ngữ luôn luôn không thể thiếu cùng với chính sách dân tộc Nói đến chính sách ngôn ngữ là nói đến hệ thống các chủ trương, biện pháp của nhà nước nhằm tác động có định hướng đến sự phát triển cũng như sự hành chức của các ngôn ngữ trong một quốc gia Và mỗi quốc gia luôn cần phải có một chính sách ngôn ngữ phù hợp với từng giai đoạn lịch sử GS Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra rằng có chính sách ngôn ngữ đúng thì đất nước mới ổn định, thống nhất và phát triển bền vững Nếu chính sách ngôn ngữ mắc sai lầm thì đất nước sẽ bị rơi vào tình trạng rối loạn, thậm chí có thể là nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu làm tan rã cộng đồng quốc gia như chúng ta đã từng chứng kiến xảy ra ở các nước như Liên Xô và Nam Tư trước đây [12 ]
Ngay từ khi thành lập, vấn đề về ngôn ngữ đã được Đảng Cộng sản
Việt Nam hết sức chú ý, chẳng hạn, trong Đề cương văn hoá năm 1943 của
Trang 15Đảng Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến chính sách ngôn ngữ, coi ngôn ngữ là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc củng cố nền độc lập, khối đại đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước Điều này đã được ghi rõ trong Hiến pháp, trong nhiều nghị quyết và các văn bản pháp quy của Nhà nước, đặc biệt trong Quyết định 53/CP (22/2/1980) của Hội đồng Chính phủ
Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế (giai đoạn 2011- 2020), vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp giữa các dân tộc trong một lãnh thổ và giữa các dân tộc trên thế giới đã và đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc Tình hình này đã có sự tác động rất lớn đến cảnh huống ngôn ngữ của các nước, trong đó có Việt Nam
Nói đến cảnh huống ngôn ngữ, như các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra, là nói đến toàn bộ các hình thái tồn tại của một ngôn ngữ, hay toàn bộ các ngôn ngữ trong mối quan hệ tương hỗ về lãnh thổ - xã hội và sự tương tác về mặt chức năng, trong giới hạn của một khu vực địa lí, hay một thực thể hành chính – chính trị nhất định Do cảnh huống ngôn ngôn ngữ của một quốc gia thay đổi nên chính sách ngôn ngữ của quốc gia ấy cũng phải thay đổi theo cho phù hợp Bởi vậy việc nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ để phục vụ cho việc hoạch định chính sách ngôn ngữ luôn luôn có tính thời sự
Cho đến nay, ở Việt Nam nói chung, các công trình đã xuất bản trong nước chỉ nghiên cứu từng khía cạnh khác nhau của tình hình sử dụng một ngôn ngữ nào đó hoặc một nhân tố nào đó tại một địa phương nhất định trên
lãnh thổ Việt Nam
Việc nghiên cứu toàn diện các vấn đề thuộc cảnh huống ngôn ngữ ở một địa phương có nhiều dân tộc cùng chung sống như tỉnh Thái Nguyên hầu như chưa có
Trang 16Vì vậy chúng tôi chọn vấn đề Cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên
để làm đề tài cho luận văn nhằm chỉ ra các đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng ngôn ngữ ở Thái Nguyên Từ đó luận văn cung cấp thêm các cứ liệu thực tế để góp phần trong việc hoạch định chính sách ngôn ngữ phù hợp với địa phương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc
sử dụng ngôn ngữ ở Thái Nguyên (trong đó tập trung vào "nghiên cứu trường hợp" tiếng Tày và tiếng Hoa Tiếng Tày là ngôn ngữ của dân tộc có số dân chiếm tỷ lệ đông nhất trong tỉnh; Tiếng Tày là ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp ở một số xã, huyện, với tư cách như ngôn ngữ vùng Còn tiếng Hoa
là ngôn ngữ của người Hoa đại diện cho nhóm dân tộc đặc biệt ít người ở tỉnh Thái Nguyên) nhằm mục đích miêu tả các đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ Thái Nguyên
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ trực tiếp khảo sát 4 xã và một thị trấn của huyện Định Hoá trong tỉnh Thái Nguyên có các dân tộc là đối tượng nghiên cứu trong luận văn để tìm hiểu kĩ hơn thực tế sử dụng các ngôn ngữ nơi đây, cũng như ý kiến của các nhà quản lí và giáo viên; thái độ, nguyện vọng của học sinh và đồng bào các dân tộc về vấn đề dạy và học tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của mình nên như thế nào
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số khía cạnh về cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên:
Trang 17- Thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên (bao gồm việc sử dụng tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ của dân tộc khác trong các phạm vi giao tiếp khác nhau (trong phạm vi gia đình, làng bản, ở trường học, ở chợ, trong lễ hội…);
- Điều kiện và môi trường văn hóa, giáo dục của đồng bào có quan hệ trực tiếp tới thực tế sử dụng và bảo tồn ngôn ngữ;
- Thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đối với giáo viên và học sinh các cấp phổ thông trong tỉnh và thái độ ngôn ngữ của giáo viên và học sinh nơi đây đối với việc sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện truyền thụ kiến thức và vấn đề học tiếng mẹ đẻ
Từ kết quả thu được trong các phạm vi nghiên cứu này chúng tôi thử đề xuất một số giải pháp trong việc bảo tồn và phát triển tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số, vấn đề giáo dục và sử dụng tiếng Việt trong hoạt động giáo dục
và đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
4.1 Phương pháp ngôn ngữ học điền dã
Phương pháp này sử dụng các bảng hỏi, ghi âm, chụp ảnh, phỏng vấn
để thu thập tư liệu về cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên
4.2 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để định lượng các yếu tố có liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ, từ đó có cơ sở để rút ra các nhận xét, kết luận về hiện tượng được khảo sát
Trang 184.3 Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ để thấy được sự chi phối của từng thông số cảnh huống ngôn ngữ đến việc sử dụng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên
5 Đóng góp mới
5.1 Về lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần soi sáng những vấn đề lí luận chung về cảnh huống ngôn ngữ vốn mới được nghiên cứu chủ yếu ở nước ngoài, từ đó góp phần xây dựng chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội ở nước ta Luận văn có thể mang lại những kinh nghiệm nghiên cứu quý cho những người quan tâm trong lĩnh vực này
5.2 Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được coi là những luận cứ có giá trị
để Đảng và Nhà nước ta nói chung, các nhà lãnh đạo ở Thái Nguyên nói riêng, hoạch định chính sách về ngôn ngữ - xã hội tại Thái Nguyên trong mối quan hệ với các địa phương khác trong cả nước khi xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam,
đặc biệt nói riêng là trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục ở Thái Nguyên
Trang 19Chương 3: Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên xét theo
các tiêu chí định lượng và định chất
Chương 4: Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên xét theo
tiêu chí định giá và những vấn đề đặt ra đối với chính sách ngôn ngữ - xã hội
ở Thái Nguyên
Trang 20PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CẢNH HUỐNG NGÔN
NGỮ VÀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ
1.1 Khái quát chung về cảnh huống ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm “cảnh huống ngôn ngữ ”
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người; ngôn ngữ cũng là phương tiện tư duy Đối với mỗi cá nhân, tiếng mẹ đẻ được hình thành, phát triển từ tuổi ấu thơ, góp phần hình thành, phát triển nhân cách mỗi người Đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong lịch
sử hình thành, phát triển ngàn năm của mỗi dân tộc, góp phần thống hợp dân tộc, là phương tiện ghi lại kinh nghiệm lịch sử, tri thức, trí tuệ…làm nên văn hóa của mỗi dân tộc Ngôn ngữ là bộ phận chủ yếu của văn hóa Ngôn ngữ dân tộc là biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Do đó, ngôn ngữ là sự sở thuộc thân thiết, là tài sản thiêng liêng của dân tộc Bảo vệ ngôn ngữ các dân tộc chính là bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Đối với loài người, các ngôn ngữ đều có giá trị nhân văn như nhau; kho tàng các ngôn ngữ thế giới là tài sản quý báu của nhân loại Bảo vệ, duy trì các ngôn ngữ mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ nói chung và cảnh huống ngôn ngữ nói riêng Trong hầu hết các công trình này các tác giả đều đưa ra những quan niệm của mình về cảnh huống ngôn ngữ
Có thể điểm một số công trình sau: V.YU Mikhalchenco với Những vấn đề
dân tộc - ngôn ngữ ở Liên bang Nga: Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách
Trang 21ngôn ngữ // cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc;
Nguyễn Đức Tồn với Cảnh huống và chính sách ở Liên bang Nga; Nguyễn Văn Lợi với Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân
tộc Mặc dù nhấn mạnh ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, nhƣng tựu
trung lại các tác giả đều cho rằng: Cảnh huống ngôn ngữ là sự phân bố những hình thức tồn tại khác nhau của ngôn ngữ trên một lãnh thổ Đặc biệt, trong luận văn này, để có cơ sở làm việc, chúng tôi theo quan niệm của V.Yu.Mikhalchenco đã đƣợc Nguyễn Đức Tồn dẫn trong bài nghiên cứu của
mình nhƣ sau: "Cảnh huống ngôn ngữ là sự phân bố được hình thành trong
suốt một thời gian dài trên một lãnh thổ nhất định những hình thức tồn tại khác nhau (ngôn ngữ văn học, khẩu ngữ, các phương ngữ) và những hình thức thể hiện khác nhau (nói và viết) của các ngôn ngữ đang hành chức trên lãnh thổ này" [21,9]
Có thể nói: Cảnh huống ngôn ngữ là một khái niệm quan trọng trong ngôn ngữ xã hội học và có liên quan trực tiếp đối với chính sách ngôn ngữ Nói cách khác, chính sách ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với cảnh huống ngôn ngữ Tuy nhiên để có cách nhìn nhận đúng về cảnh huống ngôn ngữ thì cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác, trong đó có các nhân tố hình thành nên cảnh huống ngôn ngữ
1.1.2 Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ
Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia hay khu vực nào đó đƣợc hình thành nên trong suốt một thời gian lâu dài Trong quá trình hình thành, cảnh huống ngôn ngữ chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố khác nhau Theo V.Yu.Mikhalchenco thì có các nhân tố sau đây hình thành nên cảnh huống ngôn ngữ
Trang 221, Các nhân tố dân tộc - nhân khẩu: thành phần dân tộc của cư dân trong một khu vực, cách cư trú của những người thuộc các dân tộc khác nhau, sự phân hóa xã hội, trình độ học vấn của họ
2, Các nhân tố ngôn ngữ học: Trạng thái cấu trúc và chức năng của một ngôn ngữ: trong ngôn ngữ này lại có các phong cách chức năng, hệ thống thuật ngữ, truyền thống chữ viết
3, Các nhân tố vật chất: có các cuốn từ điển, sách hội thoại, tài liệu, giáo viên,
hệ thống lớp học ngôn ngữ hay không
4,Các nhân tố con người: Những định hướng có giá trị của người bản ngữ, tri năng ngôn ngữ, sự sàng lọc ngôn ngữ mới của họ
Hay T.B.Krjuchkova thì cho rằng: cảnh huống ngôn ngữ là một hiện tượng phức tạp nhiều tầng bậc, gồm các thông số chủ quan và khách quan
1, Thông số chủ quan bao gồm:
- Sự đánh giá của những đối tượng sử dụng ngôn ngữ về các ngôn ngữ và các hình thức tồn tại các ngôn ngữ tham gia vào cảnh huống;
- Sự đánh giá tập trung khả năng thích dụng trong giao tiếp, uy tín văn hóa và thẩm mĩ của ngôn ngữ
2, Thông số khách quan bao gồm:
- Số lượng các ngôn ngữ (phương ngữ, biệt ngữ ) hành chức trên địa bàn lãnh thổ hành chính
- Số người sử dụng các ngôn ngữ này, cách phân bố các đối tượng sử dụng,
số lượng phạm vi giao tiếp của từng ngôn ngữ, số lượng người có chức năng
ưu thế và đặc tính ngôn ngữ của chúng (biến thể của một ngôn ngữ hay các ngôn ngữ khác nhau)
Trang 23Như vậy, có thể thấy cảnh huống ngôn ngữ được hình thành từ rất nhiều nhân tố Dựa vào các nhân tố trên, có thể phân loại cảnh huống ngôn ngữ theo các tiêu chí: định lượng, định chất và định giá
1, Các tiêu chí định lượng gồm:
- Số lượng các thứ tiếng (thổ ngữ/ phương ngữ/ ngôn ngữ);
- Số lượng người nói mỗi thứ tiếng trong quan hệ với số lượng chung cư dân khu vực đó;
- Số lượng các phạm vi giao tiếp của mỗi ngôn ngữ trong quan hệ với số lượng chung các phạm vi giao tiếp;
- Số lượng các ngôn ngữ nổi trội về chức năng
- Tính chất cân bằng hay không cân bằng về chức năng của các ngôn ngữ
3, Tiêu chí định giá liên quan đến thái độ, quan điểm của người bản ngữ hay người nói ngôn ngữ khác về tính hữu ích, giá trị văn hóa của một ngôn ngữ
1.1.3 Sự phân loại cảnh huống ngôn ngữ
Trên cơ sở các nhân tố hình thành, cảnh huống ngôn ngữ được phân loại như sau:
1, Dựa theo số lượng ngôn ngữ:
Trang 24Theo số lượng các ngôn ngữ được sử dụng trên một khu vực có thể chia cảnh huống ngôn ngữ thành: cảnh huống ngôn ngữ một thành tố và cảnh huống ngôn ngữ đa thành tố
2, Dựa theo tiêu chí định chất:
- Theo tiêu chí định chất 1: Có thể phân chia thành: cảnh huống ngôn ngữ đơn ngữ (chỉ có một ngôn ngữ với các biến thể của ngôn ngữ này) và cảnh huống ngôn ngữ đa ngữ (từ hai ngôn ngữ trở lên)
- Theo tiêu chí định chất 2: Có thể xét theo 2 tiêu chí nhỏ:
a, Xét theo quan hệ cội nguồn, có thể chia thành: cảnh huống ngôn ngữ đồng nguồn và cảnh huống ngôn ngữ phi đồng nguồn
b, Xét theo loại hình, có thể chia thành: cảnh huống ngôn ngữ đồng hình và cảnh huống ngôn ngữ phi đồng hình
- Theo tiêu chí định chất 3 - tiêu chí năng lực giao tiếp của các ngôn ngữ: có thể chia cảnh huống ngôn ngữ ra thành: cảnh huống ngôn ngữ cân bằng (trong
đó các ngôn ngữ có chức năng giao tiếp ngang bằng nhau) và cảnh huống ngôn ngữ phi cân bằng (khi các ngôn ngữ có năng lực giao tiếp không ngang bằng nhau)
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trong nhất của con người (V.I Lê nin) Mỗi một cộng đồng xã hội hay dân tộc khác nhau có những hình thức giao tiếp khác nhau Có những dân tộc trong xã hội chỉ dùng một ngôn ngữ duy nhất để giao tiếp với nhau Trường hợp ấy gọi là tình trạng đơn ngữ Lại có những dân tộc trong xã hội để giao tiếp với nhau người ta sử dụng nhiều hơn 2 ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày Trường hợp này người ta
gọi là tình trạng song ngữ Nói như Nguyễn Văn Khang trong " Ngôn ngữ học
xã hội" thì "Song ngữ, theo cách hiểu chung nhất, là hiện tượng sử dụng 2
Trang 25hay trên 2 ngôn ngữ của người song ngữ trong xã hội đa ngữ" [23,39] Đồng
thời với việc làm rõ khái niệm này, chúng tôi cũng nêu ra một số khái niệm liên quan đến song ngữ
- Người song ngữ: là người biết 2 hoặc trên 2 ngôn ngữ hoàn toàn như nhau,
có khả năng sử dụng một cách thuần thục 2 ngôn ngữ đó Tuy nhiên trên thực
tế thì việc sử dụng thuần thục 2 ngôn ngữ của một người song ngữ là không
hề đơn giản Cho nên khả năng song ngữ của người song ngữ được chia thành
2 loại lớn: song ngữ hoàn toàn và song ngữ bộ phận
+ Song ngữ hoàn toàn là khả năng nắm một cách chủ động, tự do như nhau 2 ngôn ngữ đến mức có thể tư duy trực tiếp bằng từng ngôn ngữ mà không cần dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác - song ngữ lí tưởng
+ Song ngữ bộ phận (song ngữ không hoàn toàn, song ngữ có điều kiện) là trong một phạm vi cơ bản, người sử dụng có thể trình bày được ý nghĩ của mình mà người khác hiểu được, thụ cảm được, đồng thời lại có thể hiểu được điều người khác trình bày bằng ngôn ngữ đó Đây là hiện tượng song ngữ phổ biến
- Song ngữ xã hội: Đây là khái niệm chưa được quan tâm đúng mức bởi khi nói đến song ngữ thì người ta thường nghĩ đến song ngữ cá nhân nhưng trên thực tế thì điều quan trọng lại thuộc về song ngữ xã hội Chỉ trong xã hội thì
cá nhân mới tiến hành giao tiếp song ngữ được Tuy nhiên khi lí giải hiện tượng song ngữ xã hội, cần phải xuất phát từ 3 phương diện là: tính khu vực, tính dân tộc, tính chức năng
- Giao thoa (ngôn ngữ) là hiện tượng lệch khỏi chuẩn của một ngôn ngữ nào
đó trong lời nói của những người biết từ hai ngôn ngữ trở lên
Trong nghiên cứu ngôn ngữ, thuật ngữ song ngữ được sử dụng thường xuyên và trở nên quen thuộc bởi ở giai đoạn đầu việc nghiên cứu ngôn ngữ
Trang 26chủ yếu dựa vào 2 ngôn ngữ Việc nghiên cứu chỉ dựa vào hai ngôn ngữ cũng bắt nguồn từ thực tế số lượng người biết song ngữ phổ biến hơn so với đa ngữ
Tuy nhiên trong tiến trình phát triển của lịch sử - xã hội với xu thế quốc
tế hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì số người biết nhiều ngôn ngữ (đa ngữ)
tăng lên đáng kể Thuật ngữ đa ngữ cũng chính thức được sử dụng rộng rãi
Đề cập đến vấn đề này, Nguyễn Văn Khang trong " Ngôn ngữ học xã hội" đưa ra: "Đa ngữ không chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ học thuần túy mà nó có
liên quan đến cả vấn đề chính trị - xã hội mang tính nhà nước ở các quốc gia nói chung và đặc biệt ở các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ nói riêng"
[23,62]
Như vậy có thể nói song ngữ, đa ngữ là hiện tượng phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới Mặc dù là hai khái niệm độc lập nhưng hai cách gọi song ngữ và đa ngữ có thể dễ dàng luân chuyển cho nhau trong khi sử dụng Nói cách khác thì khi dùng song ngữ cũng đã bao hàm đa ngữ và ngược lại
Khi nghiên cứu về hiện tượng song ngữ, các nhà nghiên cứu mà đại diện là Gumperz còn bàn đến vấn đề song thể ngữ Tác giả đã chỉ ra rằng hiện
tượng song thể ngữ không chỉ có trong xã hội đa ngữ mà cả trong xã hội sử dụng 2 hoặc trên 2 phương ngữ khác nhau Như vậy, "các biến thể ngôn ngữ
được sử dụng trong môi trường song ngữ sẽ bao gồm cả các ngôn ngữ và các phương ngữ cùng tồn tại lâu dài trong một cộng đồng xã hội và có sự phân bố chức năng sử dụng chúng” [23,91 ]
Trong một cộng đồng đa ngữ dễ xảy ra hiện tượng pha tạp ngôn ngữ
Có người cho rằng ngôn ngữ pha tạp rất nguy hiểm cho người sử dụng và có thể làm hỏng ngôn ngữ đồng thời cũng làm rối ren cho cả công việc nghiên cứu ngôn ngữ Tuy nhiên có nhà nghiên cứu lại cho rằng ngôn ngữ pha tạp có
Trang 27tầm quan trọng khá lớn trong đời sống giao tiếp cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhân văn nói chung và nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng
Việt Nam là quốc gia đa ngữ, trong đó chủ đạo là tiếng Việt hay còn
được gọi là tiếng phổ thông.Trong Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Tạ Văn Thông có nêu quan điểm về tiếng và
chữ phổ thông như sau: "Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung giữa các
địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các địa phương và các dân tộ thiểu số có thể đồng đêu về các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học xã hội , tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền lợi học tập
và sử dụng tiếng và chữ phổ thong” Nói như vậy có nghĩa là tiếng và chữ
phổ thông được dùng đồng thời với tiếng và chữ ở các vùng dân tộc
Như vậy, tiếng phổ thông thường là ngôn ngữ của một cộng đồng người có số dân đông, có trình độ khoa học phát triển được chọn làm phương tiện giao tiếp chung của các dân tộc sống trong một cộng đồng Ở nước ta thì tiếng phổ thông đồng nghĩa với ngôn ngữ quốc gia
1.2 Khái quát chung về chính sách ngôn ngữ
1.2.1 Khái niệm chính sách ngôn ngữ
Khi đề cập đến khái niệm chính sách ngôn ngữ (CSNN) có rất nhiều
quan niệm được đưa ra Có thể kể ra một số công trình như: Chính sách dân
tộc Lêninit và sự phát triển các ngôn ngữ xã hội của các dân tộc ở Liên Xô
của B.A.Avrorin; Xây dựng ngôn ngữ ở Liên Xô của M.I.Isaev, Lingguistic
Minorrities in Multilingual Settings của Paul ston; Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc của V.YU Mikhalchenco; Chính sách ngôn ngữ Chính sách ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Như Ý; Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của Tạ Văn Thông Nhìn chung khi đưa ra các quan niệm của mình,
các tác giả có thể đi sâu vào một mặt nào đó, nhưng nhìn chung đều cho rằng:
Trang 28CSNN là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra
Theo ý kiến của B.A.Avrorin, M.I Isaev và một số người khác thì:
"CSNN là một bộ phận hữu cơ trong chính sách dân tộc của một giai cấp hay
một đảng phái nào đó" và nó là "bình diện ngôn ngữ trong chính sách ngôn ngữ (cương lĩnh) của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc" [3,20,183] Ý
kiến của các tác giả trên dựa trên cơ sở chính sách dân tộc của một nhà nước, một đảng, phái và chỉ nhằm giải quyết những nhiệm vụ gắn liền với các vấn
đề thuộc phạm trù dân tộc Như vậy, cách định nghĩa CSNN này chưa thỏa đáng và chưa đánh giá đúng tầm của nó Bởi vì: Thứ nhất: CSNN không thể
là một bộ phận của chính sách dân tộc (CSDT) được vì trong các quốc gia đơn dân tộc, đơn ngữ luôn có CSNN Thứ hai: CSNN cũng như những chính sách khác đều được xây dựng trên cơ sở đường lối và nhiệm vụ chung của một nhà nước, một giai cấp nhất định và phục vụ đường lối và nhiệm vụ đó Quy CSNN vào CSDT, thực chất là không tính đến tính quy định của chính trị
và phạm vi tác động của nó trong mối liên hệ với chính sách chung của nhà nước
B.A.Avrorin trong Những nguyên tắc Lêninit của CSNN lại cho rằng:
"CSNN của một giai cấp, một đảng phái, một nhà nước là hệ thống các biện pháp tác động có ý thức lên mặt chức năng của ngôn ngữ và thông qua đó, trong một chừng mực nhất định, tác động lên mặt cấu trúc của nó" [3,187]
Cách định nghĩa này của B.A.Avrorin chỉ ra rằng trong nội dung khái niệm CSNN chỉ bao gồm các biện pháp nhằm tác động lên ngôn ngữ, chứ không bao gồm các đường lối, chủ trương, chính trị về vấn đề ngôn ngữ
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ chấp nhận định nghĩa về CSNN của V.YU Mikhalchenco đã được tác giả Nguyễn Đức Tồn trích dẫn trong công
Trang 29trình đã nêu ở trên: "CSNN là tổng thể các biện pháp nhằm phổ dụng (hoặc
loại trừ) các ngôn ngữ trong phạm vi giao tiếp có tính chất khác nhau , hoặc
là khởi tạo các quy tắc nghi thức lời nói, những lời khuyên về sự trau dồi ngôn ngữ cho các phạm vi giao tiếp không có tổ chức" Với cách định nghĩa
này, có thể nhận thấy Mikhalchenco đã đưa ra được định nghĩa khá hoàn chỉnh về CSNN
1.2.2 Các loại hình chính sách ngôn ngữ phổ biến và đặc điểm của chúng
Căn cứ vào sự phù hợp hay không phù hợp giữa chính sách ngôn ngữ
và cảnh huống ngôn ngữ có thể chia chính sách ngôn ngữ thành 2 loại hình như sau:
- Chính sách ngôn ngữ thực tế, hài hòa, phù hợp vói cảnh huống ngôn ngữ và những khả năng biến đổi thực tế của nó;
- Chính sách ngôn ngữ không thực tế, không hài hòa (tức không tính đến những đặc điểm đã hình thành trong đời sống ngôn ngữ)
Trong quá trình thực hiện, chính sách ngôn ngữ hài hòa có thể có những biến thể khác nhau Đó là:
+ Loại hình CSNN đơn ngữ: phổ biến ở các quốc gia đơn sắc tộc có ngôn ngữ quốc gia là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, ví dụ: Đức, Pháp ;
+ Loại hình CSNN song ngữ: thích hợp với những nước có ngôn ngữ dân tộc không có vị thế giao tiếp quốc tế Chẳng hạn như ở Lítva: tiếng Lítva + tiếng Anh (hoặc tiếng Đức, Pháp, Nga );
+ Loại hình CSNN đa ngữ: thích hợp với những quốc gia đa dân tộc Chẳng hạn: ở Liên bang Nga là tiếng Nga (ngôn ngữ giao tiếp quốc tế và giữa các dân tộc) + ngôn ngữ dân tộc có vị thế ngôn ngữ quốc gia + ngôn ngữ giao tiếp
quốc tế (để phụ trợ cho tiếng Nga)
Trang 301.3 Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1 của luận văn, chúng tôi trình bày những cơ sở lí luận chung để nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên, trên cơ sở đó kiến nghị một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ - xã hội ở Thái Nguyên Những
cơ sở lí luận ngôn ngữ học xã hội có liên quan đến các vấn đề thuộc về cảnh huống ngôn ngữ đã được trình bày là : khái niệm cảnh huống ngôn ngữ; các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ như: các nhân tố dân tộc - nhân khẩu; các nhân tố ngôn ngữ học; các nhân tố vật chất; các nhân tố con người; các loại cảnh huống ngôn ngữ được xét theo tiêu chí định lượng, tiêu chí định chất và tiêu chí định giá; khái niệm về chính sách ngôn ngữ và các loại hình chính sách ngôn ngữ bao gồm chính sách ngôn ngữ thực tế, hài hoà (gồm chính sách ngôn ngữ đơn ngữ, chính sách ngôn ngữ song ngữ, chính sách ngôn ngữ đa ngữ) và chính sách ngôn ngữ không thực tế, không hài hoà
Trang 3116’ kinh độ Đông, Thái Nguyên là một tỉnh
Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang,, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp Thủ đô Hà Nội [16,23] Như vậy, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa vùng trung du miền núi Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ.Trong thực tế, việc giao lưu này vốn đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt và đường sông hình rẻ quạt, mà thành phố Thái Nguyên
là một đầu mối, một điểm nút quan trọng
Thái Nguyên tuy là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác ở phía Bắc Việt Nam Địa hình của tỉnh thấp dần từ bắc xuống Đông - Nam với ba mặt đều có núi bao bọc Căn cứ vào cấu trúc địa hình, người ta có thể chia Thái Nguyên thành ba vùng địa hình chính Thứ nhất là vùng phía Tây và Tây Bắc bao gồm các huyện Đại Từ, Định Hóa và các xã phần phía Tây của huyện Phú Lương Đây là vùng có rừng núi hiểm trở, địa hình bị chia cắt mạnh, xen giữa các dải núi là các khu ruộng nhỏ, dốc và hẹp Do đó, đây là vùng đi lại rất khó khăn của tỉnh Thái Nguyên Thứ hai là vùng lãnh thổ phía Đông gồm hai huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai, địa hình ở đây cũng phức tạp, nhưng chỉ với độ
Trang 32cao trung bình 500 - 600m nên không hiểm trở như vùng thứ nhất Thứ ba là vùng trung du phía Nam gồm các xã phía Nam của huyện Phú Lương, phần phía Tây của huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ Yên Vùng này là vùng đồi núi thấp, điển hình cho địa hình trung du miền Bắc, giao thông đi lại tương đối thuận tiện
Khí hậu ở Thái Nguyên chia thành hai mùa tương đối rõ rệt: mùa mưa tương ứng với mùa hạ, mùa thu và mùa khô tương ứng với mùa đông, mùa xuân Đặc điểm địa hình của tỉnh như đã nói ở trên làm phân hóa khí hậu nơi đây thành ba vùng: vùng phía Tây nóng và mưa nhiều; vùng phía Đông lạnh
và ít mưa; vùng phía Nam có khí hậu trung gian chuyển tiếp giữa phía Đông
và phía Tây, chuyển tiếp giữa các tỉnh miền núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc
2.1.2 Về kinh tế - văn hóa - xã hội
Thái Nguyên là một tỉnh mà trình độ học vấn của nhân dân lao động còn thấp
Số người trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 35 tuổi) không có việc làm chiếm
tỉ lệ cao (42%) Một số huyện vùng cao của Thái Nguyên tỉ lệ bỏ học là 21% Còn rất nhiều trẻ em không được đến trường Tuy nhiên những năm trở lại đây nền kinh tế Thái Nguyên đang có độ tăng trưởng cao và đã đạt được nhiều thành tựu Cụ thể là trong năm 2009 là năm ghi dấu cho những thắng lợi của Thái Nguyên trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo
Trang 33Một vài năm gần đây, kinh tế của tỉnh tăng trưởng ổn định với mức trên 9% so với kế hoạch điều chỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt gần 14,6 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 2,5 triệu đồng/ người so với năm 2008; hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, các công trình phúc lợi công cộng từng bước được cải thiện Các lĩnh vực xã hội
có nhiều tiến bộ, nhất là giáo dục với 100% số thôn, bản có lớp học Mạng lưới trường học rộng khắp từ bậc Mầm non đến bậc Trung học Phổ thông và ngày càng được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc Tỉ lệ huy động trẻ đến trường trong độ tuổi đi học đạt 99% Những số liệu trên đây cho thấy có những dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế xã hội Thái Nguyên Chúng ta biết rằng kinh tế có phát triển thì giáo dục mới có thể phát triển được Tỉ lệ hộ nghèo đã giảm rõ rệt, chỉ còn 13,99%, giảm 3,75% so với năm 2008 Tỉnh đã tạo việc làm mới cho 16.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động được 1.500 người, đạt 100% kế hoạch điều chỉnh Được sự quan tâm đầu tư của nhà nước qua các chương trình, dự án và
sự năng động của các cấp uỷ chính quyền trong việc thu hút các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển KTXH, vốn đầu tư bình quân hàng năm đạt 93,4 tỷ đồng, năm cao nhất đạt trên 120 tỷ đồng Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, các chương trình
135, chương trình phát triển KTXH của tỉnh, chương trình định canh định cư -
và vùng kinh tế mới, chương trình kiên cố hoá trường học cho các huyện vùng cao, kiên cố kênh mương, vốn vay các tổ chức quốc tế của chính phủ, vốn tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước Diện mạo của thành phố Thái Nguyên đã có nhiều khởi sắc Các hoạt động văn hoá xã hội có nhiều đổi mới, thông qua các hoạt động văn hoá, xã hội, tỉnh đã động viên được các tầng lớp
Trang 34nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu chương trình phát triển KTXH củng
cố niềm tin của nhân dân với Đảng, chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
2.2 Tình hình dân cư và đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Thái Nguyên
2.2.1 Tình hình dân cư
Thái Nguyên là một tỉnh giàu tài nguyên Vì thế ngay từ thời xa xưa Thái Nguyên đã thu hút được dân cư ở nhiều vùng đồng bằng và các vùng lân cận đến khai khẩn, làm ăn sinh sống Trải qua quá trình diễn biến của lịch sử, cùng với các hoạt động chính trị - xã hội cũng như phát triển kinh tế, nơi đây
đã trỏ thành vùng đất hội nhập dân cư từ phía bắc xuống và vùng đồng bằng phía nam lên sinh cơ lập nghiệp Trong đó phải kể đến những nông dân ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên…di cư lên Thái Nguyên làm thuê cho địa chủ, chủ đồn điền, làm phu mỏ cho tư bản Pháp trong các mỏ than Phấn Mễ, Làng Cẩm, mỏ kẽm Làng Hích, mỏ sắt Trại Cau…Hàng trăm gia đình nông dân ở Nam Định, Thái Bình đã di cư lên làm ăn ở Thái Nguyên, tiếp sau đó là hàng ngàn hộ gia đình nông dân từ Lạng Sơn đến Thái Nguyên
và kết quả là hình thành nên nhiều làng, trại mới trên địa bàn tỉnh như các làng: Tân An, Tân Hòa, Tân Cương, Thịnh Đức, Như vậy, cùng với người Kinh, người Tày, những người các địa phương khác lên khai khẩn đã sinh cơ lập nghiệp qua nhiều đời và trở thành một cộng đồng chủ thể của vùng đất này Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa độc đáo Sự hội tụ đó làm cho văn hoá Thái Nguyên phong phú và đa dạng, đúng như học giả Trần Quốc Vượng viết: “Hội tụ và tiếp xúc là đặc điểm của Thái Nguyên”
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng núi và trung du phía Bắc, lại tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là Thủ đô kháng chiến; từ sau ngày hòa bình lập lại là thủ phủ
Trang 35khu tự trị Việt Bắc và từ năm 1958, Thái Nguyên xây dựng trung tâm công nghiệp luyện kim đầu tiên của cả nước Những năm 1960 trở đi, Thái Nguyên cũng là tỉnh tiếp nhận hàng vạn đồng bào từ các tỉnh miền xuôi như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, …lên khai hoang, xây dựng quê hương mới Bởi vậy, Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều dân tộc Có dân tộc có nguồn gốc bản địa như người Kinh, người Tày Có dân tộc nhập cư trong những năm gần đây như Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu…song tất cả đều hòa nhập trong một cộng đồng cùng sống trên một lãnh thổ có chung một tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa, ý thức, tâm lý Tỷ trọng kết cấu dân tộc theo các vùng lãnh thổ trong tỉnh cũng khác nhau: Người Kinh chiếm tỷ trọng trên 90% ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, nhưng lại chỉ có tỷ trọng 39,14% tại Đại Từ và 37,92% ở Định Hóa Người Sán Dìu chiếm tỷ trọng tới 12,77% tại Đồng Hỷ; ở các huyện, thành thị khác lại chỉ có trên dưới 1% Người Tày chiếm tỷ trọng gần nửa số dân huyện Định Hóa (46,63%) nhưng chỉ có trên dưới 1% dân số tại thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên, Phú Bình Người Dao có tỷ trọng đáng kể ở huyện Đại
Từ (12,30%) nhưng lại rất ít ở tại các huyện, thành, thị phía nam tỉnh
Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên tháng 4 năm
2009, dân số toàn tỉnh là 1.123.116 người Trong số đó, dân tộc Kinh có 821.077 (chiếm tới 73,11% dân số toàn tỉnh), các dân tộc thiểu số chỉ có 302.028 (chiếm 26,89%) Như vậy Thái Nguyên không phải là một tỉnh DTTS điển hình bởi vì số lượng người Kinh trong thành phần cư dân là chủ yếu Thái Nguyên hiện có 1 thành phố là thành phố Thái Nguyên, 1 thị xã Sông Công và 7 huyện là Đại Từ, Định Hóa, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương,
Võ Nhai, Đồng Hỷ Thái Nguyên có tổng số 180 xã, trong đó 125 xã được xếp vào vùng cao và miền núi (chiếm 69,44%), còn lại là các xã thuộc vùng
Trang 36trung du và đồng bằng Người ta có thể nói Thái Nguyên là tỉnh miền núi cũng là do tình trạng ấy
2.2.2 Đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Thái Nguyên
Phân tích theo địa bàn cư trú, chúng ta thấy số dân sống ở khu vực thành thị của tỉnh chiếm 25,6%, còn số dân thuộc khu vực nông thôn chiếm tới 74,4% Điều này cho chúng ta biết người dân ở Thái Nguyên sống chủ yếu
ở nông thôn, họ sinh sống bằng nghề làm ruộng và do đó kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, những cư dân sinh sống chủ yếu bằng kinh tế nông nghiệp khép kín, không được giao lưu rộng rãi nên thường ít có điều kiện phát triển
Thái Nguyên là tỉnh có tới 11 DTTS , trong đó có 8 dân tộc thiểu số chủ yếu (theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số cả nước ngày 1/4/2009)
Đó là các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa và Ngái
Số liệu cụ thể về cư dân các dân tộc này như sau:
Bảng 2.1: Thành phần dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên
Trang 37Bảng số liệu trên cho ta thấy, Thái Nguyên - một tỉnh miền núi trung du
có người Kinh chiếm đại đa số nhưng cũng vẫn là địa bàn đa dân tộc cư trú đan xen Trong số các DTTS sinh sống ở Thái Nguyên, dân tộc Tày có số lượng đông nhất, sau đó là dân tộc Nùng, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Sán Chay…Và điều đáng chú ý là các dân tộc như Sán Dìu, Sán Chay, v.v…chỉ chiếm không đầy 10% số dân của tỉnh nhưng có mặt ở nhiều tiểu vùng khác nhau Thêm vào nữa, đồng bào DTTS ở tỉnh Thái Nguyên cũng cư trú phân tán, rải đều trong tất cả các huyện, thành phố và thị xã Do đó mật độ dân cư ở tỉnh Thái Nguyên phân bố không đều Vùng cao và những vùng núi sâu dân
cư rất thưa thớt, như huyện Võ Nhai mật độ dân số chỉ là 72 người/ km2
Trong khi đó, ở thành thị và đồng bằng dân cư lại cư trú dày đặc, điển hình là
cư dân cư trú theo địa bàn từng huyện của tỉnh Thái Nguyên sau đây phản ánh
rõ tình hình nói trên
Bảng 2.2: Cư dân dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên
Đơn vị huyện/ thị Tổng số dân ( người)
Người DTTS Tổng số
( người )
Tỉ lệ ( % )
Trang 38Số liệu các dân tộc ở từng huyện nói trên cho chúng ta thấy nếu nhìn ở từng địa bàn cụ thể, Thái Nguyên là địa bàn dân tộc phân tán và đan xen Điều đáng chú ý là tuy Thái Nguyên là địa bàn dân tộc phân tán và đan xen nhưng ở một số tiểu vùng người Kinh lại là dân tộc cư trú đông hơn cả so với tất cả những dân tộc thiểu số khác còn lại.Trong bảng số liệu chúng ta thấy riêng người Kinh đã chiếm tỉ lệ là 73,11% tổng số dân của tỉnh Theo đó hai huyện Định Hóa và Võ Nhai có thể coi là những huyện thuần dân tộc miền núi Ở hai huyện này, và có thể kể cả huyện Phú Lương, đồng bào DTTS chiếm số lượng đa số Trong khi đó những huyện và thị xã còn lại đều chủ yếu là địa bàn sinh sống của người Kinh Điều đó cho thấy tính chất dân tộc miền núi trên địa bàn Thái Nguyên rất đa dạng và phức tạp Chúng tôi nghĩ rằng tính đa dạng và phức tạp như thế sẽ có ảnh hưởng đến tình hình sử dụng ngôn ngữ của người dân các dân tộc trên địa bàn này
Các dân tộc định cư lâu đời ở địa bàn Thái Nguyên cư trú xen kẽ nhau, cùng đoàn kết trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và bảo vệ quê hương Trong cộng đồng cư dân Thái Nguyên có một bộ phận dân bản địa sinh sống
từ rất lâu đời, một bộ phận khác là từ các tỉnh thiên cư đến sinh sống hoặc lên tản cư trong kháng chiến rồi ở lại sinh cơ lập nghiệp Ngoài ra còn có bộ phận
từ đồng bằng lên theo tiếng gọi của Đảng để xây dựng vùng kinh tế mới trong những năm 60 của thế kỷ XX Mỗi dân tộc tỉnh Thái Nguyên có đặc điểm cư trú, phong tục tập quán riêng cùng tồn tại, đan xen tạo nên bức tranh dân cư văn hoá đa sắc màu của Thái Nguyên
* Dân tộc Kinh: Là dân tộc có số dân đông nhất ở tỉnh Thái Nguyên chiếm
73,11% Là dân tộc có lịch sử cư trú lâu đời ở tỉnh, người Kinh đến định cư tại Thái Nguyên theo nhiều con đường khác nhau Đó là những quan lại được triều đình phong kiến cử lên làm quan mang theo gia đình, dòng tộc Một bộ phận đi buôn bán, làm ăn ở lại định cư, thời Pháp thuộc bộ phận những người
Trang 39làm công cho các công sở của thực dân Pháp, trong kháng chiến chống Pháp những người lên Việt Bắc rồi ở lại đây Đặc biệt là trong những năm 60 của thể kỉ XX, một lượng người Việt không nhỏ ở các tỉnh đồng bằng như : Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên lên khai hoang theo chính sách kinh
tế mới
Người Kinh chủ yếu cư trú ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên Họ sống tập trung theo tập quán lâu đời của người Việt Bên cạnh đó còn có bộ phận người Kinh sống xen kẽ với người Tày, Nùng và các dân tộc khác tại các huyện miền núi của tỉnh, do đó đã diễn ra quá trình giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau về văn hoá và ngôn ngữ giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh Biểu hiện ảnh hưởng của người Kinh với dân tộc khác thể hiện rõ nhất ở ngôn ngữ và trang phục Trong khi đó, người Kinh cũng tiếp thu và chịu ảnh hưởng không ít của văn hóa các dân tộc khác Nhiều
từ trong tiếng Tày đã đi vào tiếng Kinh một cách tự nhiên, được người Kinh
sử dụng, ví dụ như người Kinh Định Hóa vẫn dùng từ “nản” thay cho đá,
“chằm” thay cho "lầy lội" Về điều này người Tày có câu thành ngữ “Keo già hóa Thổ” tức là người Kinh ở với người dân tộc thiểu số như người Tày, Nùng, Dao lâu cũng mang những đặc điểm như người dân tộc họ ở gần
* Dân tộc Tày: Dân tộc Tày có số lượng dân cư đứng thứ hai ở Thái Nguyên,
chiếm 12,3197% dân số toàn tỉnh và là dân tộc thiểu số đông nhất trong tỉnh, tập trung đông ở các huyện Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ.Trước đây dưới thời phong kiến dòng họ Ma, một dòng họ lớn của người Tày, được triều đình phong kiến coi là phiên thần đời đời cai trị Có những xã của huyện Định Hóa người Tày chiếm tới 90% như: Linh Thông, Lam Vỹ, Quy Kỳ, Bình Yên, Điềm Mặc
Trang 40Người Tày có nền sản xuất nông nghiệp khá phát triển họ chủ yếu trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, sắn…Địa điểm canh tác của họ thường
là những cánh đồng nhỏ màu mỡ nằm hai bên bờ suối Ngoài ra họ còn phát nương trồng lúa nương, ngô nương.Người Tày còn có truyền thống về một số nghề tiểu thủ công nghiệp Họ tiếp thu nhanh nền văn hóa của người Kinh và đạt trình độ kinh tế, văn hóa, đời sống cao trong số các tộc người
Người dân tộc Tày rất coi trọng khâu chọn đất làm nhà ở Theo sách “Địa chí Thái Nguyên”, tập quán tín ngưỡng của người Tày trong việc chọn nhà ở như sau:
Trước hết là phải xem hướng của miếng đất làm nhà Theo tập quán
hướng trước mặt của ngôi nhà không nhất thiết phải là hướng đông, tây, nam hay bắc Vấn đề chủ yếu là phụ thuộc vào địa hình và cảnh quan địa lí trong vùng hay xung quanh nơi sẽ xây nhà Nếu quanh có nhiều đồi núi cao, thấp trông như rồng cuốn hoặc có núi đồi võng xuống là rất tốt bởi người ta coi đó
là nơi của cải gia chủ dựng nhà theo hướng ấy sẽ làm ăn phát đật Trường hợp xung quanh có sông suối bao bọc hay có ngọn núi, triền đồi mà phía trước giống hình người an tọa nhìn thẳng vào nhà cũng là hướng tốt, sinh sống
ở đó sẽ bình yên mãi mãi, con cháu đông đúc, chăn nuôi phát triển [16,52]
Do quan niệm về cách chọn chỗ ở như vậy nên nơi cư trú của người Tày rất dễ nhận biết Sau khi chọn được mảnh đất tốt, dần dần số lượng cư dân đông lên tạo thành “bản” Các bản thường có địa vực cư trú riêng Ranh giới giữa các bản được xác định bằng đường phân thủy, eo núi, sông suối hoặc đường sá Quy mô các bản vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có 30 đến 60
hộ gia đình Mỗi bản thường sống tập trung hay rải rác thường có nhiều chòm xóm phân bố tương đối độc lập nhưng đều hướng ra cánh đồng hoặc con đường chạy qua