1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ ĐỀ TÀI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HIỆP NINH TỈNH TÂY NINH

16 383 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Đình Hiệp Ninh nằm sát quốc lộ 22B thuộc khu phố 4, phường 2, TX Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Đình thờ những người có công khai phá vùng đất Tân Ninh xưa, là 1 trong 2 huyện thuộc phủ Tây Ninh dưới thời vua Minh Mạng.

BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS. TRẦN ĐỨC PHI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ ĐỀ TÀI: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HIỆP NINH_TỈNH TÂY NINH GVHD: TH.S.KTS TRẦN ĐỨC PHI SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C LỚP: 07QH1D TPHCM, THÁNG 05 - 2011 NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 1 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS. TRẦN ĐỨC PHI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HIỆP NINH_TỈNH TÂY NINH I. Giới thiệu chung 1.Vị trí Đình Hiệp Ninh nằm sát quốc lộ 22B thuộc khu phố 4, phường 2, TX Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Đình thờ những người có công khai phá vùng đất Tân Ninh xưa, là 1 trong 2 huyện thuộc phủ Tây Ninh dưới thời vua Minh Mạng. 2.Lịch sử Đình được xây dựng vào khoảng năm 1880, đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Năm Khải Định năm thứ 2, ngày 18/3/1917, đình được sắc phong Thành hoàng bổn cảnh. Năm 1943, đình được xây thêm cổng chính. 3.Kiến trúc Nội thất đình kiến trúc gỗ với trên 50 cột tròn và vuông, 30cm. Toàn bộ nội thất được bố cục hài hòa theo nghi thức đình thần toát lên sự lộng lẫy, uy nghi, nhưng cũng rất gần gũi với đời thường với hai màu sắc chủ đạo là vàng và đỏ của sơn son thếp vàng. Ngoài sự NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 2 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS. TRẦN ĐỨC PHI bề thế của kiến trúc, đình còn lưu giữ nguyên vẹn các vật thờ cúng quý hiếm như: Nghi thờ, kiệu sắc phong, chín bức hoành phi đại tự, mười hai bộ liễn đối … có nội dung đều ca tụng công đức của các vị được thờ trong đình. Đình Hiệp Ninh là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng cách nay trên 100 năm, còn lưu giữ nhiều công trình nghệ thuật điêu khắc tinh xảo với nghệ thuật chạm nổi, chạm thủy, sơn son, thếp vàng tinh xảo với trình độ tạo tác mỹ thuật cao, lưu dấu lại tài hoa của ông cha ta khi xây dựng công trình này. Đình đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá năm 1990. Nói tóm lại, đình Hiệp Ninh có thể được coi như một hình mẫu chuẩn về cấu trúc của đình Nam bộ. Chỉ nhìn từ ngoài thôi đã thấy một kiến trúc chững chạc và bề thế, có tỷ lệ hài hoà giữa các tấm đắp, phù điêu trang trọng ở mặt tiền đình. Hai bên là hai gác một lầu cũng thật ưa nhìn với những vòm cong nhẹ dịu dàng, với mái ngói âm dương tạo hình bánh ít và hàng lan can con tiện. Nhô lên phía trên, sau các trang trí mặt tiền là ba lớp mái ngói âm dương đã sẫm màu nâu đen. NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 3 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS. TRẦN ĐỨC PHI Chỉ thấy đôi chỗ ánh lên màu men xanh trên những trang trí gốm sứ đặt ở các bờ nóc và đuôi mái. Đấy là rồng chầu mặt trời, những vị bát tiên, những đôi cá chép quẫy đuôi như muốn hoá rồng và những đôi nghê (có nơi còn gọi là đôi sấu đá). Đi theo con đường bên hông phải của đình, ta sẽ còn nhận rõ hơn ba bộ mái ngói hình bánh ít, lớp trước lớp sau theo kiểu “trùng thềm điệp ốc” (nghĩa là cùng một nền nhưng nhiều lớp mái). Hai lớp trước của gian võ ca và chính điện giáp nhau. Lớp mái hậu đình tách một khoảng ra sau. Và nối giữa hai phần ấy còn có một mái ngói thấp hơn, cũng ngói âm dương nhưng chỉ có hai tấm mái tụ về đỉnh nóc. Trên ấy là những hoa văn bằng xi măng đắp hình giản dị nhưng xinh xắn. Đây chính là hai mái nhà cầu nối, ôm choàng lấy chiếc sân trời mà người Hoa thường gọi là sân thiên tĩnh. Giữa sân trời ấy có một hồ nước với hòn non bộ ở bên trong. Nhiều ngôi đình chùa ở Tây Ninh cũng có kiểu kiến trúc tương tự, như ở các đình An Tịnh, Thái Bình, Gia Lộc Sự “độc nhất vô nhị” ở kiến trúc đình Hiệp Ninh là kho tàng điêu khắc gỗ quý giá. Đấy là những đôi liễn đối mặt cong được tách ra từ nguyên một thân cây gỗ lớn, dài bằng thân cột sơn son hoặc sơn then thếp vàng theo nghệ thuật cổ NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 4 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS. TRẦN ĐỨC PHI truyền. Phần nhiều số liễn đối này được làm từ những năm 20 của thế kỷ 20, trải gần 100 năm vẫn óng ánh màu đỏ, đen, vàng của chất liệu sơn ta huyền hoặc, hay óng ả màu son. Đấy là những bộ cửa võng (bao lam) với nghệ thuật chạm thủng cầu kỳ các hình tượng người, tứ linh, hoa trái đặc biệt sống động và tinh xảo. Tiếc rằng, cùng với sự tàn phá của thời gian và cả những bàng quan của con người thời hiện đại đã làm cho kiệt tác kiến trúc và điêu khắc này trở nên gần như hoang phế Hậu đình dột nát đã từ lâu nên chỉ chờ có dịp là sụm xuống. Một ngày của vài năm trước, đến cả bức bình phong xây tường đôi có trụ gạch hẳn hoi cũng bị một cơn mưa giông quật đổ, kéo theo hai cổng phụ. Là di tích quốc gia, nên đình cũng đã có đôi lần được đầu tư chống xuống cấp, lần cao nhất được 50 triệu đồng, chỉ vừa vặn xây được phần bó hè bao quanh tứ phía ngôi đình. II. Quá trình trùng tu NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 5 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS. TRẦN ĐỨC PHI Có mặt tại đình Hiệp Ninh một ngày giữa tháng 6, sau khi trời đất Tây Ninh đã có vài trận mưa đầu mùa xối xả. Nghĩa là đã qua trọn một mùa khô dài hơn 6 tháng trời. Ngày chủ nhật nhưng vẫn có 5 - 6 người thợ đang cắm cúi trên những đống gỗ cột kèo cũ cần gia cố. Ngôi chính đình lúc này đã được dỡ xuống phần ngói cũ cùng với rui mè. Lô xô dàn giáo giữa lòng nhà, trên đó vẫn có một anh thợ kiên nhẫn dùng máy cầm tay mài từng cây xiên cũ. Ở phần nhà ngôi võ ca, tiến độ thi công có vẻ khẩn trương hơn với những bộ cột, kèo, xiên, trính đã được phục chế nửa chừng nên đã lấy lại được màu nâu bóng trên từng kết cấu gỗ. Mái chưa lợp lại nên được thay thế bằng bạt nilon để che tạm nắng mưa. Ngôi hậu đình tương tự như gian chính điện, đã được dỡ bung ra phần mái. Nhiều cây cột cũng đã được hạ xuống để “khám” xem cần phục chế hoặc thay thế mới. Là do mái hậu đình đã tàn tạ từ lâu, nên kết cấu gỗ của gian này bị hư hại nặng, phải làm lại nhiều phần mới. Vậy mà hai bức tường góc nhà, dù đã bị nứt toác vẫn không được dỡ ra xây lại. Các anh thợ giải thích: - Bên thiết kế buộc phải giữ nguyên, kể cả từng phần tường gạch cũ chỉ được gia cố chứ không cho đập đi xây lại. Xem kỹ loại gạch xây, cỡ gạch 11 x 22cm, chắc cũng chỉ là tường mới xây trong những lần tu sửa về sau, không phải là bản gốc từ thời gian đầu lập đình vào cuối thế kỷ 19. Vậy mà vẫn phải giữ, đủ biết những người có trách nhiệm với công trình này đã thận trọng đến mức nào! Củng NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 6 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS. TRẦN ĐỨC PHI cố thêm cho nhận định bước đầu này là những vật trang trí bằng gốm sứ được đặt làm ở trong chiếc hồ cạn của sân Thiên tĩnh. Đấy là những bộ lưỡng long chầu nhật, chim phượng và những đôi cá chép quẫy đuôi, sấu đá… vốn được ngự trên đỉnh và các bờ nóc mái. Và còn sót lại cả một “bà tiên” đứng mủm mỉm cười, nhìn ngắm một con chim sẻ đang vờn trên một cành hoa. Trò chuyện với nhóm thợ, còn được biết thêm là những điêu khắc quý giá như liễn đối, bao lam, tủ thờ, ngai thần sơn son thếp vàng đều đã được chuyển về xưởng chính của công ty ở TP. Hồ Chí Minh phục chế, nhằm đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Còn ở đây, các anh chỉ lo phần “xương cốt”, bao gồm toàn bộ cấu trúc gỗ của đình. Vâng! Bấy nhiêu đó thôi cũng đã kỳ công lắm rồi, nếu nhìn kỹ từng việc các anh đang thực hiện. Thận trọng chèn chống, rồi dỡ xuống từng cây xiên, trính, cột kèo và sau đó là từng viên ngói âm dương cũ kỹ. Cột hư hại nặng phải được thay bằng cột mới. Cột của đình lại toàn là thứ cây sao, gõ lớn đến nay khó tìm trong nước, phải nhập khẩu rồi gia công theo đúng mẫu hình cũ. Còn may là đa số cột cây kết cấu đình chỉ hư hại một phần. Những cây này được dỡ xuống, “thăm khám” kỹ càng để tìm ra từng khuyết tật. Để rồi chúng lại được chắp nối, hàn gắn bằng cả tay nghề kinh nghiệm lâu năm với những vật liệu tốt nhất, đảm bảo cho cấu kiện phục hồi bền chắc vừa trở lại nguyên hình bản gốc như xưa. Được biết thêm, các anh đều là NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 7 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS. TRẦN ĐỨC PHI những thợ của các làng nghề nổi tiếng ngoài Bắc. Họ cũng “khăn gói” đi làm ăn khắp nước với tay nghề chuyên phục chế những nhà xưa. Nhưng, dẫu sao cũng phải thừa nhận một thực tế là tiến độ công trình quá chậm. Mà lại đã tới mùa mưa. Dưới những tấm bạt mong manh che tạm kia, công việc trong những ngày tới đây hẳn sẽ khó bội phần. Mặc dù hiện đang là mùa mưa, những cơn mưa lớn với gió mạnh đã gây nhiều khó khăn cho công tác trùng tu và bảo quản các hiện vật thờ cúng và trang trí trong Đình nhưng tất cả các công nhân viên quản lý và thi công vẫn luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Công trình không những chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa mà còn là sự thể hiện long biết ơn sâu sắc của người dân Tây Ninh đối với những người đã có công khai phá nên vùng đất Tây Ninh xưa. Để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc phục chế các hiện vật trong Đình, Xí nghiệp HACOMY đã kê khai các hiện vật trước sự giám sát của Sở Văn hóa Tỉnh Tây Ninh và tiến hành đưa hiện vật về xưởng chính tại Tp.HCM để phục chế đúng theo quy trình nghiêm ngặt đã đặt ra. Hiện công trình đang bước vào giai đoạn lắp ráp mái và lợp ngói âm dương, phục chế hoàn toàn phần cổng đã bị đổ ở phía trước Đình, hoàn thành việc tu bổ, phục chế Lầu Chiêng và Lầu Trống. Toàn bộ công trình sẽ được hoàn thành trong cuối năm nay. NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 8 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS. TRẦN ĐỨC PHI Thế nhưng, điều thú vị nhất ở cuộc trùng tu đình Hiệp Ninh lần này- suốt trong năm 2010, nếu nhìn từ bên ngoài thì đấy là mái ngói. Tất cả các mái đều lợp ngói âm dương, loại hình lợp ngói cổ điển nhất của cư dân Nam bộ. Viên ngói gần vuông vức, chiều thẳng 22,3cm, chiều cong dài 23,5cm được uốn cong như một mảnh trăng liềm. Trong quá trình trùng tu thì phải mua thêm 60.000 viên ngói âm dương cũ của các chùa trong, ngoài Thị xã. Phần của đình còn tận dụng được 30.000 viên. Vậy là tổng cộng có 90.000 viên ngói để lợp đình, 90.000 cái thương cái nhớ của những người yêu nhau, chứ không phải là vô hạn độ. Mà cái sự lợp bằng ngói cũ, mới nhiêu khê và phức tạp làm sao! Phải cọ rửa từng viên, tuyển lựa từng viên, kẻo lợp lên mà bị dột thì phải mất bao nhiêu công làm lại. Đình Hiệp Ninh là kiến trúc cổ đầu tiên được xây dựng phục hồi một cách quy mô và căn bản ở Tây Ninh với kinh phí đầu tư trên 4 tỉ đồng. Trong quá trình trùng tu phải giữ được phần lớn những cấu trúc, vật liệu của di tích, đặc biệt là các tác phẩm điêu khắc có trong kết cấu ngôi đình. Bên cạnh đó tiến hành gia cố làm chắc bền để kéo dài tuổi thọ công trình hàng chục, hàng trăm năm nữa. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, sự khắc nghiệt của khí hậu ở vùng đất Tây Ninh, ngôi Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng với năng NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 9 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS. TRẦN ĐỨC PHI lực và kinh nghiệm đã thi công nhiều công trình, cùng đội ngũ phục chế chuyên nghiệp được tập hợp ở nhiều vùng trong cả nước của Xí nghiệp HACOMY, ngôi Đình sẽ còn đứng mãi theo thời gian. III. Ưu khuyết điểm. 1) Ưu điểm • Giữ nguyên được bản gốc: Từng phần tường gạch cũ chỉ được gia cố chứ không cho đập đi xây lại. Cột của đình lại toàn là thứ cây sao, gõ lớn đến nay khó tìm trong nước, phải nhập khẩu rồi gia công theo đúng mẫu hình cũ. Sử dụng lại những ngói cũ được mua lại từ các chùa khác. • Làm tăng thêm giá trị cổ tích. • Phục hồi lại những cái đã mất. 2) Khuyết điểm • Tiến độ thi công chậm. • Quá trình thi công vào mùa mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu công trình • Người dân ở làng xóm đã sửa chữa lại những công trình bị tàn phá trong thời kỳ có chiến tranh: Do không nắm được về truyền thống kiến trúc và với ý thức chỉ cần có chỗ để thờ cúng nên những công trình NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 10 [...]... TU DI TÍCH GVHD: THS TRẦN ĐỨC PHI này được làm tùy tiện theo tinh thần ăn chắc mặc bền, thực dụng nông dân • Những kiến trúc tôn giáo mới hiện nay cũng như nhiều công trình đã xếp hạng thường vẫn bị một số người tu bổ làm méo mó, biến chất Hình ảnh Đình Hiệp Ninh trước khi trùng tu và tôn tạo NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 11 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS TRẦN ĐỨC PHI Kiến trúc Đình Hiệp Ninh Đình. .. THS TRẦN ĐỨC PHI Kiến trúc Đình Hiệp Ninh Đình Hiệp Ninh vừa được trùng tu, tôn tạo NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 12 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS TRẦN ĐỨC PHI Hình ảnh cổng phụ Đình Hiệp Ninh Hình ảnh chi tiết mái ngói 13 NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS TRẦN ĐỨC PHI NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 14 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS TRẦN ĐỨC PHI Chi tiết chạm khắc... VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS TRẦN ĐỨC PHI NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 14 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS TRẦN ĐỨC PHI Chi tiết chạm khắc trên gỗ NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 15 BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH GVHD: THS TRẦN ĐỨC PHI NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 16 . TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HIỆP NINH_ TỈNH TÂY NINH I. Giới thiệu chung 1.Vị trí Đình Hiệp Ninh nằm sát quốc lộ 22B thuộc khu phố 4, phường 2, TX Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Đình thờ những người có. ĐỀ TÀI: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HIỆP NINH_ TỈNH TÂY NINH GVHD: TH.S.KTS TRẦN ĐỨC PHI SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C LỚP: 07QH1D TPHCM, THÁNG 05 - 2011 NGUYỄN HOÀNG PHÚC_071762C 1 BẢO TỒN. đình Hiệp Ninh một ngày giữa tháng 6, sau khi trời đất Tây Ninh đã có vài trận mưa đầu mùa xối xả. Nghĩa là đã qua trọn một mùa khô dài hơn 6 tháng trời. Ngày chủ nhật nhưng vẫn có 5 - 6 người

Ngày đăng: 16/06/2015, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w