Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế.Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là Thiên Mụ.
Trang 1QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
MỤC LỤC
I- GIỚI THIỆU CHÙA THIÊN MỤ 2
1 Lịch sử hình thành 2
2 Mục đích xây dựng 3
3 Kiến trúc 3
II- QUÁ TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TRÙNG TU 9
III- PHƯƠNG HƯỚNG TRÙNG TU 13
IV- KẾT LUẬN 13
Trang 2I- GIỚI THIỆU CHÙA THIÊN MỤ
- Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên
đồi Hà Khê, tả ngạn Sông Hương, ở Đường Nguyễn Phúc Nguyên, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây
1 Lịch sử hình thành
- Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên
Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế
- Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ
Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế
ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc
bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô
Trang 3lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ"
2 Mục đích xây dựng
- Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận
Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu
đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này
Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ)
- Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa
mới chính thức được xây dựng Theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)
3 Kiến trúc
- Toàn bộ công trình kiến trúc của chùa đều nằm trên một ngọn đồi hình
chữ nhật chạy theo hướng Bắc Nam Chùa được bao bọc bởi khuôn tường thành xây bằng đá mang hình dạng một con rùa đang uống nước.Sau cùng chùa là vườn thông tĩnh mịch thoáng đãng
- Chùa Thiên Mụ được bao quanh bằng tường đá xây hai vòng Khuôn viên
Chùa chia ra thành hai khu vực Phía trước Nghi Môn gồm các công trình kiến trúc, có 24 bậc tam cấp lên xuống Tam Quan và 4 trụ biểu xây sát đường cái, từ đó có 15 bậc tam cấp dẫn đến Đình Hương Nguyện Lui xa hơn nữa vào trong có hai lầu hình lục giác, một để bia, một để chuông Khu phía trong Nghi Môn gồm các điện Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà Trai, nhà Khách
- Qua khỏi sân trước là cổng tam quan chùa, trên có biển đề “ Thiên Mụ
Tự” Có 3 cửa ra vào Cả ba cửa đều có hộ pháp trấn giữ Ngay sau cổng tam quan là lầu tượng Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng
Trang 4
Đường lên chùa
- Đứng từ xa nhìn vào cũng như từ sông
Hương nhìn lên, ngôi chùa nổi bật với tháp
Phước Duyên trông uy nghiêm Vòng lượn
của dòng sông Hương vừa tăng vẻ huyền bí,
vừa làm nổi nét nên thơ của chùa Bức tường
bao bọc Chùa được xây theo hình con rùa
thò đầu xuống bến uống nước sông Hương
Các công trình kiến trúc, hiện vật đặc trưng
của Chùa Thiên Mụ:
- Tháp Phước Duyên (năm 1844): Bước lên
chừng hơn chục bậc xây bằng gạch là qua
cổng chùa, với tháp Phước Duyên hình bát
giác cao 7 tầng (21m) Số 7 là con số linh
của đạo Phật Trong tháp có hệ thống bậc
thang xây cuốn từ dưới lên trên, chỉ trừ giữa tầng thứ 6 và tầng thứ 7 là phải dùng thang di động bằng gỗ và cửa với chìa khoá đặc biệt, vì ở tầng trên cùng xưa kia có thờ tượng Phật bằng vàng
- Nền đình Hương Nguyện (1844): Bước lên 15 bậc cấp từ cổng tam quan
ta đến đình Hương Nguyện, mà ngày nay chỉ còn lại cái nền ở trước tháp Phước Duyên Đây là một công trình kiến trúc bằng gỗ của vua Thiệu Trị (1841-1847), là một ngôi nhà tứ giác độc đáo của 150 năm trước Đứng
Trang 5giữa nhà nhìn lên, ta thấy hình bát quái được cấu trúc khéo léo ở giữa mái
có một số mái có một số bài thơ chữ Hán được chạm mới
- Đại Hồng Chung (đúc năm 1710 của chúa Nguyễn Phúc Chu):
Chuông cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2.025kg, là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng rất xuất sắc của Việt Nam đầu thế kỷ XVIII Mặt trên quả chuông có 8 chữ “Thọ” khắc theo lối chữ triện, ở giữa thân chuông chia làm 4 khoảng, khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu và chạm nổi những hình ảnh long, vân, nhật, tinh: ở phần dưới khắc hình bát quái và Thủy ba
- Bia và rùa đá (năm 1715 - chúa Nguyễn Phúc Chu): Đây là một tấm
bia đá thanh khá lớn, cao 2,6m rộng 1,25m, dựng trênlưng một con rùa bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m đều được khắc chạm uyển chuyển, tinh vi Bộ tác phẩm bằng đá này mang giá trị cao và nghệ thuật của thời các chúa Nguyễn
Đại hồng chung Bia rùa đá
- Bia đề thơ của vua Thiệu Trị (1846): Vua Thiệu Trị cho xây tháp Phước
Duyên và đình Hương Nguyện (để nhà vua dâng hương, cầu nguyện), đồng thời dựng hai tấm bia ghi thơ văn của vua
Trang 6- Bia và ký của Thành Thái (1899)
- Bia của vua Khải Định (1920)
- Tam Quan: Công trình kiến trúc ở trước chùa, dùng làm lối vào, gồm ba
cửa: cửa giữa (chính môn), hai cửa bên (tả môn, hữu môn) Phần trên cửa
có gác để chuông, khánh và trống
Trang 7Tam quan
- Lầu chuông (chuông đúc thời vua Gia Long)
- Lầu trống
- Tượng Kim Cương Hộ Pháp
- Đại Hùng Bảo Điện: Điện lớn nhất của chùa, xây vào năm 1714 Đây là
một toà nhà trùng thiềm điệp ốc gồm chính đường có ba gian hai chái và tiền đường năm gian hai chái Trong chính đường ngoài các tượng Phật và
Bồ Tát còn có bộ kinh tạng do chúa Nguyễn Phúc Chu thỉnh từ Trung Hoa vào thế kỷ 18 Tiền đường tôn trí tượng Phật Di Lặc và chiếc khánh đồng do cha con Jean de la Croix đúc vào năm 1674
- Địa Tạng Điện
- Quan Âm Điện
- Nhà tăng
Trang 8Chánh điện Điện thờ địa tạng
- Từ ngày xây dựng cho đến nay ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần
- Năm 1601: chúa Nguyễn Hoàng làm lại chùa Thiên Mỗ ở đồi Hà Khê và
đổi tên là chùa Thiên Mụ
- Năm 1665: tức là gần 64 năm sau, chúa Nguyễn Phúc Tần cho tu sửa lần
đầu
- Năm 1714: chúa Nguyễn Phúc Chu đổ ra rất nhiều công sức và tâm huyết
để trùng kiến chùa Thiên Mụ rất nguy nga, tráng lệ Từ đây, chùa Thiên
Mụ mới có một quy mô hoàn chỉnh
- Năm 1740: chúa Nguyễn Phúc Khoát sửa chữa, làm lại cho nguy nga hơn.
- Năm 1775: chùa Thiên Mụ bị quân Trịnh tàn phá, đi liền theo cái
"nghiệp" của kinh thành Phú Xuân Tất cả mọi điện đại, lầu các, đình tạ, nhà cửa bắt đầu đổ nát, tàn tạ, hư hỏng Tuy chùa chưa bị hoàn toàn triệt
hạ nhưng trông đã rất thê lương
- Năm 1788: chùa được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà
Nguyễn
- Năm 1816 : Gia Long lên ngôi, 14 năm sau mới sửa chữa, làm lại chùa
Thiên Mụ theo trí nhớ của Đặng Đức Siêu
- Năm 1844: vua Thiệu Trị sửa chữa lớn chùa Thiên Mụ, làm cho cảnh
chùa rất khác với quy mô cũ và đã cố gắng tổng hòa các mẫu kiến trúc thời đại trước
- Năm 1871 và năm 1879: vua Tự Đức có hai lần sửa sang lại, đổi Thiên
Mụ thành Linh Mụ
Trang 9- Năm 1899: vua Thành Thái cho tu bổ và dựng bia kỷ niệm.
- Năm 1907: cũng thời vua Thành Thái, chùa được
sửa và thay đổi nhiều Điện Di Lặc sau Điện Đại
Hùng và hai dãy nhà Thập Điện Minh Vương hai
bên tả hữu phía trước bị dỡ bỏ, Đình Hương
Nguyện ở phía trước tháp Phước Duyên lại dời
vào phía trong, dựng lại trên nền Điện Di Lặc cũ
- Năm 1908: thời vua Duy Tân, tháp Phước Duyên
bị sét đánh, được sửa lại
- Năm 1919: thời vua Khải Định có dựng bia sau
tháp Phước Duyên; mang chứng tích Khải Định
có tu sửa, lại mang thêm dấu ấn nghệ thuật kiến
trúc thời Khải Định
- Sau năm 1945: qua phong trào chấn hưng Phật giáo, Hòa thượng Đôn
Hậu cùng các vị cao tăng đã cho bỏ đi Điện thờ Quan Công và sửa lại thành Điện Địa Tạng
- Năm 1957: trùng tu Điện Đại Hùng ngoại trừ hệ thống rui và đòn tay, còn
tất cả cột, kèo, băng, bệ… đều xây bằng bê tông và phủ bên ngoài một lớp sơn giá gỗ
- Năm 1958: chùa Linh Mụ được đại trùng tu do viện Bảo tồn di tích
thuở đó thực hiện
- Năm 1959: sửa chữa tháp Phước Duyên Trong các lần sửa chữa này,
có rất nhiều dấu tích cũ, nhiều chi tiết mỹ thuật tỉ mỉ đều mất hết, phần trang trí đầu rồng đều bị đục bỏ Cũng trong lần trùng tu này, do thiếu
gỗ, nhiều chi tiết công trình được thay bằng xi măng cốt thép; thiếu gạch Bát Tràng, người ta đúc nền bằng xi măng…
- Ngày 8-12-2007: Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tổ chức
khánh thành công trình trùng tu chùa Thiên Mụ ở đồi Hà Khê, sau 4 năm thi công Công trình trùng tu chùa Thiên Mụ có tổng vốn đầu tư
27 tỷ đồng, vay từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản với nhiều hạng mục được trùng tu, trong đó có 2 hạng mục chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô
Trang 10Huế Mai Xuân Minh, trùng tu chùa Thiên Mụ lần này được làm mới gần như hoàn toàn trên cơ sở tuân thủ nguyên bản của chùa cũ
Một số phát hiện:
+ Các bia đá, chuông đồng, trống và tượng đều bị viết, vẽ chằng chịt Trên quả chuông chùa Thiên Mụ nổi tiếng (nặng gần 3 tấn) với tuổi thọ đã hàng trăm năm là vô số những hình vẽ loạn xạ, nằm chung với những dấu tích
cũ là những dòng chữ mới đầy đủ họ tên được khắc vẽ cách đây không lâu
+ Ngoài ra, việc phát hiện ra các ô thơ được sắp xếp không đúng vị trí, bát quái xếp không đúng hướng và thiếu quẻ vẫn còn là một câu hỏi đối với các chuyên gia Trước đó, trong khi tách bóc các lớp màu vôi vữa trên các bức tường của chùa Thiên Mụ, các họa sĩ cũng đã làm phát lộ ra "bản gốc" nhiều hoa văn, họa tiết được trang trí trên cửa tam quan, và các bức tường, bờ nóc nhưng đã bị phủ lên rất nhiều lớp màu khác nhau Thậm chí, ngay cả những bức họa rồng 5 móng cũng đã bị trám trét, hoặc đục phá Giải pháp mà các nhà trùng tu lần này đã lựa chọn là để lại một số dấu vết hoa văn, họa tiết đã được làm xuất lộ để cho mọi người có thể hiểu được dấu ấn lịch sử mà di tích đã trải qua
Trang 11
Mặt rồng tại tam quan
chùa Linh Mụ đã bị đục và trám trét lại sau khi xuất lộ
- Duy trì sự lâu dài của di tích trong điều kiện tự nhiên, bảo tồn được giá trị
vốn có của chùa
- Nếu phải trùng tu theo phương pháp làm mới thì phải tuân theo nguyên
bản và giữ được tối đa các di tích còn lại
- Bộc lộ được phần còn ẩn giấu sót lại của di tích.
- Vật liệu sử dụng phải phù hợp để không làm mất đi giá trị lịch sử của di
tích
- Khảo sát kỹ lưỡng và chọn phương án trùng tu tối ưu nhất.
- Chùa Thiên Mụ là một công trình kiến trúc có qu y mô lớn và xuất hiện
khá sớm trong quá trình hình thành phát triển của văn hoá Phú Xuân Cũng như phần lớn các công trình kiến trúc cổ khác, chùa Thiên Mụ từ khi mới được xây cất trở về sau lần lượt đã được dựng nhiều tấm bia, hoặc để ghi lại công việc tu tạo, hoặc đề thơ vịnh cảnh, hoặc ghi cảm tưởng trong những lần vãn cảnh chùa của một số vua chúa nhà Nguyễn
- Lần trùng tu lớn nhất vào năm Giáp Ngọ (1714) dưới thời chúa Nguyễn
Phúc Chu đã tạo cho chùa Thiên Mụ có một quy mô lớn Từ thời các chúa Nguyễn qua các vua nhà Nguyễn đều có xây dựng tu tạo chùa Thiên Mụ, hoặc xây cất thêm, hoặc sửa sang dọn dẹp lại Điều đó chứng tỏ nhà Nguyễn có quan tâm đến đạo Phật, nhưng việc xây dựng trùng tu chùa chiền của họ không còn mang tinh thần “kính Phật trọng tăng” như các
Trang 12triều đại Lý, Trần nữa mà đó chỉ là một phương thức củng cố chế độ hơn
là tôn sùng tín ngưỡng