0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Một số bài toán cơ bản khác

Một phần của tài liệu TOÁN HỌC VỀ ĐA GIÁC PPT (Trang 30 -32 )

IV. MỘT SỐ BÀI TOÁN

6. Một số bài toán cơ bản khác

Bài tập mẫu:

Bài 1: Một tứ giác lồi có mỗi đường chéo đều chia tứ giác thành 2 phần có diện tích bằng nhau. Chứng minh rằng tứ giác ấy là hình bình hành.

Giải:

+) Giả sử tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O

Theo giả thiết: đường chéo AC chia tứ giác thành hai tam giác ABC và ACD có diện tích bằng nhau. ABC ADC 1 1 S = BH.AC = S = DK.AC 2 2 Suy ra BH = DK +) Xét · · ΔvOBH, ΔvODK: BH = DK HBO = ODK

Suy ra tam giác vuông OBH = tam giác vuông ODK theo (g.c.g) Suy ra OD = OB

+) Chứng minh tương tự ta có: OA = OC.

+) Tứ giác ABCD có 2 đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành.

Bài 2: Cho lục giác lồi ABCDEF có các cặp cạnh đối AB và DE; BC và EF; CD và AE vừa song song vừa bằng nhau. Lục giác ABCDEF có nhất thiết là lục giác đều hay không?

Giải:

Lục giác ABCDEF không nhất thiết phải là lục giác đều. Thật vậy:

+) Trên mặt phẳng lấy điểm O tuỳ ý, vẽ 3 tia OA, OC, OE sao cho độ dài 3 đoạn OA, OC, OE đôi một khác nhau và độ lớn của 3 góc AOC, COE, EOA cũng đôi một khác nhau.

+) Vẽ các hình bình hành OABC, OCDE, OAEF khi đó ta có được lục giác lồi ABCDEF.

+) Rõ ràng AB//=ED; BC//=EF, CD//=FA nhưng ABCDEF không phải là lục giác đều.

Bài 3: Tìm tất cả các hình chữ nhật sao một hình chữ nhật đó có thể cắt thành 13 hình vuông bằng nhau.

Giải: Giả sử một cạnh của hình chữ nhật được chia thành m phần bằng nhau,

cạnh kia được chia thành n phần bằng nhau ( m, nN) ta có m.n = 13

Vì 13 là số nguyên tố nên một trong 2 số m, n bằng 1 còn số kia bằng 13. Vậy hình chữ nhật có cạnh 1 và 13 thoả mãn đk đề bài.

Bài tập đề nghị:

Bài 1: Cho tam giác ABCD có 2 đường phân giác BB’, CC’ bằng nhau. Chứng minh rằng tam giác ABC cân.

Bài 2: Cho hình thang ABCD có đáy CD = BC + AD. Chứng minh phân giác của góc A và góc B cắt nhau tại một điểm thuộc đáy CD.

Bài 3: Chứng minh tứ giác lồi ABCD có AD = BC, góc A = góc B thì tứ giác đó là hình thang cân. E F A B C O D

Bài 4: Cho tứ giác ABCD; E, F là trung điểm của các cạnh AB, CD. G, H, I, K theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AF, ED, BF, EC. Chứng minh rằng GHIK là hình bình hành.

Bài 5: Cho lục giác lồi tuỳ ý. Nối trung điểm của mỗi cạnh với các trung điểm của 2 cạnh kề với cạnh đối diện của nó. Ta sẽ thu được 2 tam giác. Chứng minh trọng tâm của 2 tam giác đó trùng nhau.

Bài 6: Cho lục giác lồi có tất cả các góc bằng nhau. Chứng minh hiệu giữa các cạnh đối diện thì băng nhau.

Một phần của tài liệu TOÁN HỌC VỀ ĐA GIÁC PPT (Trang 30 -32 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×