1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển gói sản phẩm quản lý vốn lưu động tại ngân hàng tmcp mb – chi nhánh trần duy hưng

104 645 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 731 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐOÀN NGỌC LAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ GÓI SẢN PHẨM QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG 4 1.1. Vốn lưu động 4 1.1.1. Khái niệm 4 1.1.2. Đặc điểm 7 1.1.3. Phân loại vốn lưu động 7 1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng 10 1.2. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp 11 1.2.1. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp 11 1.2.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 15 1.3. Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động 18 1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 18 1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 21 1.4. Kinh nghiệm từ các sản phẩm của Ngân hàng khác 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI GÓI SẢN PHẨM QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG 30 2.1. Tổng quan về MB Trần Duy Hưng 30 2.1.1. Giới thiệu khái quát về MB 30 2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển MB Trần Duy Hưng 31 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của MB Trần Duy Hưng 31 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của MB Trần Duy Hưng 32 2.2. Thực trạng phát triển Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng 34 2.2.1. Quy định chung 34 2.2.2. Thực trạng phát triển gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại MB Trần Duy Hưng 45 2.3. Đánh giá về phát triển Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại MB Trần Duy Hưng 57 2.3.1. Kết quả thực hiện Gói sản phẩm: 57 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GÓI SẢN PHẨM QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG 63 3.1. Định hướng phát triển của MB Trần Duy Hưng 63 3.1.1. Định hướng hoạt động chung tại MB Trần Duy Hưng 63 3.1.2. Định hướng phát triển Gói sản phẩm quản lý vốn lưu động 64 3.2. Giải pháp phát triển Gói sản phẩm quản lý VLĐ tại MB Trần Duy Hưng 65 3.2.1. Tổ chức đào tạo tại Chi nhánh 65 3.2.2. Chính sách lãi suất, phí cạnh tranh 68 3.2.3. Tập trung thu hút khách hàng mới 69 3.2.4. Tăng cường khai thác 100% nhóm khách hàng mục tiêu 70 3.2.5. Xây dựng chính sách khách hàng 72 3.2.6. Triển khai Ngân hàng Cộng Đồng 74 3.2.7. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Marketing 77 3.2.8. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 78 3.3. Một số kiến nghị 79 3.3.1. Đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội – Hội sở 79 3.3.2. Đối với NHNN, Hiệp hội các Ngân hàng 80 3.2.3. Đối với Nhà nước, Chính phủ 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại MB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Trần Duy Hưng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần MB Cash Gói sản phẩm quản lý vốn lưu động DN Doanh nghiệp DNN&V/SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa VLĐ Vốn lưu động QL VLĐ Quản lý vốn lưu động VIB Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế ABBank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức MB Trần Duy Hưng Error: Reference source not found BẢNG Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức MB Trần Duy Hưng 33 Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động của Sacombank Thủ ĐôMB Trần Duy Hưng 2007-200908-2010 48 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh tại Sacombank Thủ ĐôMB Trần Duy Hưng 53 Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay 54 Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 57 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của Sacombank Thủ ĐôMB Trần Duy Hưng giai đoạn 20072008-20092010 46 Biểu đồ 2.2: Huy động theo Khối của MB Trần Duy Hưng giai đoạn 2008- 2010 48 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian MB Trần Duy Hưng giai đoạn 2008-2010 55 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế 60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, trước hết các doanh nghiệp phải có một yếu tố tiền đề là vốn kinh doanh. Trong các loại vốn kinh doanh, vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp và được sử dụng từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, vốn lưu động là loại vốn được sử dụng rất linh hoạt trong hoạt động của doanh nghiệp, như là dòng máu luôn vận động tuần hoàn để nuôi sống doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thích ứng với nền kinh tế thị trường hiện nay thì một trong những việc quan trọng phải làm là nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Bên cạnh đó, trong năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của các nước tăng 24,5% so với năm 2009; nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng này vẫn đạt khoảng 14% [21]. Đây là mức tăng trưởng cao trong bối cảnh hậu suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu, đi cùng với sự gia tăng của nhu cầu quản lý tài chính trong lĩnh vực này Đó cũng là lý do để Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) thiết kế riêng gói sản phẩm tiện ích dành riêng cho khối doanh nghiệp, tập trung ở nghiệp vụ quản lý vốn lưu động và tài trợ nhà phân phối (MB Cash). Tính năng chính của gói sản phẩm là hỗ trợ doanh nghiệp dự báo được dòng tiền trong tương lai, phòng ngừa rủi ro thanh khoản, quản lý công nợ, cũng như khai thác nguồn tiền nhàn rỗi trong việc đa dạng các kỳ hạn tiền gửi và đi cùng với đó là tiện ích thấu chi… Nhóm sản phẩm dịch vụ này sẽ giúp khách hàng quản lý vốn lưu động, sử dụng tiền một cách hiệu quả nhất, đồng thời tối đa hóa lợi ích cho các 1 doanh nghiệp trong việc chủ động chiến lược kế hoạch dòng tiền, tối đa lợi ích dòng tiền nhàn rỗi, cũng như giảm thời gian và thủ tục vay vốn. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, gói sản phẩm này đã kết hợp được nhiều tiện ích, giúp doanh nghiệp giải bài toán quản lý vốn lưu động hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Quan trọng hơn, doanh nghiệp sẽ được tư vấn sử dụng dòng tiền như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện nay chưa nhiều ngân hàng tập trung khai thác riêng khía cạnh này, và bản thân gói sản phẩm này hiện nay chưa thực sự thu hút được các doanh nghiệp sử dụng. Xét về dài hạn, gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động của MB thực sự là một giải pháp hỗ trợ tư vấn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn là một gói sản phẩm – dịch vụ ngân hàng thông thường. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm quản lý vốn lưu động, cùng với mong muốn tìm kiếm các giải pháp phát triển gói sản phẩm, dựa vào những lý luận đã học và kinh nghiệm thực tế, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phát triển gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của luận văn là dựa trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về Quản lý vốn lưu động đối với các Doanh nghiệp để đưa ra những đề xuất Phát triển gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng của nghiên cứu: Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Phạm vi nghiên cứu: trong điều kiện về nguồn tài liệu, thời gian và năng lực, nghiên cứu này chỉ tập trung vào thực trạng Gói sản phẩm Quản lý 2 vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng năm 2010 – 2011 và giải pháp phát triển Gói sản phẩm giai đoạn 2011-2015. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận, logic… để làm rõ những nội dung liên quan đến đề tài. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng nhiều nguồn tư liệu có chọn lọc để tham khảo trước khi đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động hoàn thiện hơn. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động Chương 2: Thực trạng triển khai gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng Chương 3: Giải pháp phát triển gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ GÓI SẢN PHẨM QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG 1.1. Vốn lưu động 1.1.1. Khái niệm Trong nền kinh tế quốc dân mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh nghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ. TSLĐ lưu thông gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước … [04, 84]. 4 Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục [04, 85]. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau: T T – H – SX – H’- T’ T Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của vốn lưu động theo trình tự sau: T T – H – T’ T Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ thể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1 (T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản 5 [...]... của Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng Qua đó có thể thấy được những mặt đạt được và mặt chưa đạt được để có thể tìm ra những biện pháp phát triển cho Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng nói riêng và tại NHTMCP Quân đội nói chung ngày càng hiệu quả 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI GÓI SẢN PHẨM QUẢN... SẢN PHẨM QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG 2.1 Tổng quan về MB Trần Duy Hưng 2.1.1 Giới thiệu khái quát về MB Với ý tưởng xây dựng một định chế tài chính doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp quân đội trở thành Ngân hàng TMCP Quân đội Sau 18 tháng tích cực chuẩn bị, ngày 4/11/1994 Ngân hàng TMCP Quân đội chính thức đi vào hoạt động Trụ sở ban đầu tại 28A Điện... Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.1.3.4 Phân loại vốn lưu động theo thời gian huy động và sử dụng vốn Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên 10 - Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu... công mới ở vị trí một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam 2.1.2 Quá trình thành lập và phát triển MB Trần Duy Hưng MB Trần Duy Hưng thành lập từ ngày 28/03/2007, tiền thân là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Sở giao dịch - Ngân hàng Quân Đội Đến tháng 2/10/2008 MB Trần Duy Hưng chính thức chuyển cấp quản lý từ Sở Giao dịch về trực thuộc Hội sở với mạng lưới hoạt động được xác định là Quận Cầu Giấy... thức hoạt động lên chi nhánh cấp 1 đến nay, MB Trần Duy Hưng đã phát triển vượt bậc trở thành một trong những chi nhánh có kết quả kinh doanh tốt và hiệu quả trong toàn hệ thống Ngân hàng Quân Đội 2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của MB Trần Duy Hưng * Chức năng MB Trần Duy Hưng giữ chức năng làm đầu mối thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của MB Hội sở và theo lệnh của Tổng giám đốc ngân hàng ... quả hơn vốn lưu động 1.1.3.1 Phân loại theo vai trò vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh VLĐ nằm trong quá trình dự trữ sản xuất - Vốn nguyên, vật liệu chính - Vốn vật liệu phụ - Vốn nhiên liệu - Vốn phụ tùng thay thế - Vốn vật đóng gói - Vốn công cụ, dụng cụ nhỏ VLĐ nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất - Vốn sản phẩm đang chế tạo - Vốn về chi phí trả trước VLĐ nằm trong quá trình lưu thông... hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động thể hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của DN Vòng quay vốn càng nhanh thời kỳ luân chuyển vốn càng rút ngắn và vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả Nhà quản lý cần tập trung kiểm soát từng thành tố chính của vốn lưu động là tiền mặt, hàng tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả 1.2.1 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu. .. tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế 1.3 Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động Việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau Để phát huy những nhân tố tích cực đòi hỏi nhà quản trị phải nắm bắt được những nhân tố chủ yếu tác động đến công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động 1.3.1 Những... tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.3.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý vốn lưu động Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Do đó việc tổ chức quản lý vốn lưu động cũng chịu ảnh hưởng của hai nguồn này - Nguồn vốn chủ sở hữu: là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chi m hữu, chi phối... giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá - Giai đoạn 2 (H-SX-H’): ở giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất Trải qua quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hoá được chế tạo ra Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang . pháp phát triển gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ GÓI SẢN PHẨM QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG 1.1. Vốn lưu. phát triển gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại MB Trần Duy Hưng 45 2.3. Đánh giá về phát triển Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại MB Trần Duy Hưng 57 2.3.1. Kết quả thực hiện Gói sản phẩm: . sở lý luận về vốn lưu động và gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động Chương 2: Thực trạng triển khai gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng Chương 3:

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức MB Trần Duy Hưng - phát triển gói sản phẩm quản lý vốn lưu động tại ngân hàng tmcp mb – chi nhánh trần duy hưng
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức MB Trần Duy Hưng (Trang 38)
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay - phát triển gói sản phẩm quản lý vốn lưu động tại ngân hàng tmcp mb – chi nhánh trần duy hưng
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay (Trang 59)
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế - phát triển gói sản phẩm quản lý vốn lưu động tại ngân hàng tmcp mb – chi nhánh trần duy hưng
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w