1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình

126 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 685,02 KB

Nội dung

79CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG .... Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -  -

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -  -

Trang 3

DANH MỤC KÍ TỰ VIẾT TẮT

CNXH Chủ Nghĩa Xã Hội

GD Giáo dục TGD Trường Giáo Dưỡng

HS Học sinh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

PHẦN: MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

3.1 Khách thể nghiên cứu 2

3.2 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Cơ sở phương pháp luận 3

8 Phương pháp nghiên cứu 4

9 Đóng góp của đề tài 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO 5

1.1 Tổng quan lịch sử về vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Tại Liên Xô và các nước ngoài Liên Xô 5

1.1.2 Tại Việt Nam 6

1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của A.X.Makarenko 8

1.3 Quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko 12

1.3.1 Cách đánh giá con người 14

1.3.2 Yêu thương con người, tin vào con người, nhìn thấy ưu điểm ở con người 17

1.3.3 Cách đòi hỏi con người và tôn trọng đối với con người 23

Trang 5

1.4 Giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp 29

1.4.1 Giáo dục lại 29

1.4.2 Đối tượng giáo dục lại 33

1.4.2.1 Biểu hiện của trẻ hư 33

1.4.2.2 Đặc điểm nhân cách đối tượng giáo dục lại 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG MỘT 41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 43

2.1 Sự tiếp cận quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko ở Việt Nam 43

2.2 Tìm hiểu về trường Giáo dưỡng số 2 44

2.2.1 Hoàn cảnh ra đời trường Giáo dưỡng số 2 44

2.2.2 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của trường Giáo dưỡng số 2 47

2.2.3 Đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2 53

2.2.3.1 Nhận thức của học sinh TGD số 2 53

2.2.3.2 Đặc điểm về tình cảm 56

2.2.3.3 Đặc điểm về hành vi 57

2.2.3.4 Hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2 60

2.2.4 Đặc điểm cán bộ giáo viên TGD số 2 63

2.3 Đặc điểm những hoạt động giáo dục trong TGD số 2 66

2.3.1 Hoạt động học tập văn hoá 66

2.3.2 Hoạt động lao động hướng nghiệp 68

2.3.3 Hoạt động bổ trợ giáo dục 70

2.4 Tìm hiểu sự tiếp cận của các cán bộ và giáo và giáo viên TGD số 2 với quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko 71

Trang 6

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 79

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG 81

3.1 Các biện pháp 81

3.1.1 Biện pháp kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối với học sinh trong quá trình giáo dục 81

3.1.1.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 81

3.1.1.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp 82

3.1.2 Biện pháp tiến hành giáo dục đồng bộ ( dạy văn hoá, hướng nghiệp và dạy nghề, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ) 88

3.1.2.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 88

3.1.2.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp 89

3.1.3 Biện pháp giáo dục bằng tình cảm 96

3.1.3.1 Mục đích, ý nghĩa biện pháp 96

3.1.3.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp 97

3.1.4 Biện pháp chuẩn bị cho học sinh hoà nhập xã hội 100

3.1.4.1 Mục đich, ý nghĩa biện pháp 100

3.1.4.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp 101

3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 106

3.2.1 Mục đích 106

3.2.2 Nội dung 106

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 109

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

PHẦN: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong tình hình phạm tội hiện nay ở nước ta, vấn đề trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp cả về số lượng và tính chất phạm tội Trẻ vị thành niên phạm tội có mặt hầu hết ở các tệ nạn xã hội, thậm chí còn có những em phạm những tội rất nguy hiểm đã được quy định trong

bộ luật hình sự của luật pháp Việt Nam Những vấn đề trên đã đặt ra những khó khăn và thách thức đối với công tác giáo dục của toàn xã hội, nhất là công tác giáo dục lại trẻ vị thành niên

Thực tế vào những năm gần đây số lượng học sinh của các trường giáo dưỡng – loại trường chuyên quản lý và giáo dục trẻ em vị thành niên có hành

vi phạm pháp luật ở nước ta ngày càng tăng Theo số liệu thống kê năm 2004 tại 4 trường giáo dưỡng trong cả nước ta đã lên tới 3.448 em, trong đó có 1.666 em từ nông thôn, 1.782 em từ thành phố, thị trấn, thị xã Một điểm nổi bật là, tính chất và quy mô của tội phạm vị thành niên ngày càng nguy hiểm

và đa dạng Hành vi phạm tội do các em gây ra thuộc các lĩnh vực sau đây: liên quan đến ma tuý (145 em), trộm cắp (2.112 em), gây rối trật tự công cộng (765 em), cố ý gây thương tích (124 em), hiếp dâm (69 em), giết người (12 em), cướp giật (54 em), cưỡng đoạt tài sản (79 em), lừa đảo (48 em), các hành

Trang 8

đề quan tâm của nhiều ban ngành trong xã hội Đây là một vấn đề phức tạp, khó giải quyết, đòi hỏi sự tham gia của tất cả xã hội

Trong lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục lại nói riêng những phương pháp giáo dục phù hợp là một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng hiệu quả của quá trình giáo dục Trong kho tàng tri thức giáo dục lại, lý luận

và thực tiễn giáo dục của A.X Makarenko là một trong những di sản quan trọng có ảnh hưởng trên phạm vi thế giới Việc nghiên cứu và vận dụng lý quan điểm giáo dục lại của A.X.Makarenko sẽ góp phần tăng hiệu quả của công tác giáo dục lại hiện nay

Vận dụng lý luận giáo dục của A.X Makarenko, nhất là những tư tưởng về phương pháp giáo dục lại trong hoàn cảnh xã hội ta hiện nay là một việc làm cần thiết để tăng cường tính chất xã hội chủ nghĩa và tính nhân văn trong giá dục xã hội của nhà nước ta Đồng thời để chứng minh sức sống của

tư tưởng giáo dục Makarenko cùng với tất cả những cơ sở khoa học của nó

Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn vấn đề: “Vận dụng quan điểm

giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong trường Giáo dưỡng

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục tại trường Giáo dưỡng số 2

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko vào công tác giáo dục trong trường Giáo dưỡng số 2

Trang 9

4 Giả thuyết khoa học

Hiệu quả giáo dục của trường Giáo dưỡng số 2 sẽ nâng cao nếu:

Quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko được vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường

Các biện pháp giáo dục: Kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối với học sinh trong quá trình giáo dục; tiến hành giáo dục đồng bộ; giáo dục bằng tình cảm; chuẩn bị cho học sinh hoà nhập cộng đồng được thực hiện một cách đồng bộ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa quan điểm giáo dục của A.X Makarenko về chủ nghĩa nhân đạo

5.2 Tìm hiểu đặc điểm của trường giáo dưỡng và sự tiếp cận quan điểm giáo dục của Makarenko ở Việt Nam

5.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong trường Giáo dưỡng

5.4 Tổ chức khảo nghiệm đánh giá tính khả thi của các biện pháp

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sự vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko tại trường Giáo dưỡng số 2

7 Cơ sở phương pháp luận

Luận văn được thực hiện dựa trên các quan điểm phương pháp luận sau:

- Quan điểm hệ thống – cấu trúc

- Quan điểm lịch sử – lôgic

- Quan điểm thực tiễn

- Phép biện chứng duy vật

Trang 10

8 Phương pháp nghiên cứu

- Hệ thống các phương pháp lý thuyết: gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng các biện pháp vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko vào công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình

- Hệ thống các phương pháp thực tiễn: quan sát, điều tra bằng ankét, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh, xin ý kiến chuyên gia

- Hệ thống các phương pháp xử lý số liệu: gồm các phương pháp toán học

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA

A.X.MAKARENKO

1.1 Tổng quan lịch sử về vấn đề nghiên cứu

Việc nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko được rất nhiều nhà khoa học giáo dục học quan tâm tìm hiểu Ngay ở Liên Xô,

từ khi A.X.Makarenko còn sống, nhà nước Xô Viết đã cho phép các cơ sở giáo

dục của ông đón những đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan học tập Tại Việt Nam, việc quảng bá tư tưởng giáo dục của A.X.Makarenko đã được diễn ra từ những năm 50 của thế kỉ XX Sau đây là một số nghiên cứu cụ thể

1.1.1 Tại Liên Xô và các nước ngoài Liên Xô

Ở Liên Xô, hầu hết các tác giả chuyên nghiên cứu về Makarenko đều

đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu hệ thống những quan điểm giáo dục của ông và việc vận dụng những quan điểm giáo dục ấy vào thực tiễn xã hội Liên Xô trước đây và hiện nay Điều đó được thể hiện rõ ràng trên quê hương Ucraina của Makarenko Hàng trăm bản thông báo khoa học; hàng trăm bài báo về việc vận dụng những quan điểm giáo dục của Makarenko vào việc giáo dục và đào tạo sư phạm Ví dụ như “Thực thi tư tưởng của A.X.makarenko trong trường Phổ thông trung học” (M.S.Sukhovery); “Áp dụng vào thực tiễn di sản giáo dục của A.X.Makarenko” (A.A.Boiko, A.I.Corlenko)

Tính đến năm 1973 đã có đến 41 luận án tiễn sĩ và phó tiễn sĩ viết về sự nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko được bảo vệ tại Liên Xô

Ngoài Liên Xô, tại các nước xã hội chủ nghĩa cũng như các nước tư bản chủ nghĩa, sự quan tâm nghiên cứu và vận dụng những quan điểm và thực tiễn giáo dục của A.X.Makarenko đã diễn ra rất sớm và đa dạng Ngay từ khi A.X.Makarenko vẫn còn phụ trách tại trại Gorki và công xã Dzerjnski, nhiều

Trang 12

đoàn nghiên cứu từ nước ngoài đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm của ông tại các cơ sở giáo dục này Sau ngày A.X.Makarenko mất (1/4/1939) việc nghiên cứu di sản giáo dục của ông được tiếp tục diễn ra nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của nhân loại

Các nước như Pháp, Anh, Italia có rất nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm nghiên cứu về sự nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko nhằm khẳng định tính đúng đắn của hệ thống những quan điểm và thực tiễn giáo dục của ông

Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, việc quảng bá tư tưởng giáo dục của A.X.Makarenko thường được tiến hành trên cả hai mặt: nghiên cứu lý thuyết và tổ chức vận dụng trong thực tiễn Do ý nghĩa cấp thiết của vấn đề giáo dục lại trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật mà việc nghiên cứu di sản giáo dục của Makarenko được tiến hành hầu hết trong các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Trung hoa và Cuba

Trong lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh của A.X.Makarenko, đông đảo các nhà nghiên cứu từ nhiều nước đã tham dự một cuộc hội thảo về những vấn đề phương pháp luận và phương pháp cụ thể của việc nghiên cứu, vận dụng di sản của A.X.Makarenko tại các nước ngoài Liên Xô

Như vậy, trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học giáo dục học nghiên cứu về di sản giáo dục của A.X.Makarenko Cho đến nay việc nghiên cứu và vận dụng những di sản giáo dục của ông vẫn được nhiều thế hệ các nhà khoa học giáo dục học trên thế giới quan tâm nghiên cứu và ứng dụng

1.1.2 Tại Việt Nam

Hệ thống quan điểm giáo dục và thực tiễn giáo dục của A.X.Makarenko được quảng bá tại Việt Nam từ những thập niên 50 – 80 của thế kỉ XX Ban đầu lý luận đó được giảng nhiều trong các trường sư phạm, sau đó được tuyên truyền rộng rãi ngoài xã hội, nhất là vận dụng nhiều trong công tác giáo dục trẻ em hư

Trang 13

Tại các cơ sở giáo dục trẻ em hư - các trường Phổ thông Công Nông nghiệp (PTCNN) trước đây hay trường Giáo dưỡng hiện nay hệ thống quan điểm giáo dục của ông vẫn được vận dụng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đất nước Việt Nam

Ở Việt Nam có nhiều tác giả và nhà khoa học đã tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông một cách toàn diện Như nhóm tác giả nghiên cứu vừa lý luận vừa thực tiễn gồm: Võ Quang Phúc, Vũ Thanh Hùng,

Việc nghiên cứu và vận dụng những quan điểm giáo dục của A.X.Makarenko vào thực tiễn giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp ở nước ta

đã có nhiều hiệu quả cao, mang lại những thành công tại trường Phổ thông công nông nghiệp Xuân An Những cố gắng của thầy và trò trường Xuân An

đã được nhà nước tặng thưởng danh hiệu Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân và Huân chương chiến công Hạng nhất cho tập thể cán bộ giáo

Trang 14

viên, chiến sĩ của trường Những tư tưởng về chủ nghĩa nhân đạo, giáo dục tập thể, giáo dục lao động và hướng nghiệp của ông đã được những nhà giáo dục áp dụng rất hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ em hư tại nhiều trường Giáo dưỡng hiện nay

Có thể kể đến một số tác phẩm nghiên cứu về di sản giáo dục của A.X.Makarenko như: “Từ bài ca sư phạm đến Xuân An” (1987) và “Muốn trẻ

em hư thành công dân tốt” (1991) của tác giả Võ Quang Phúc, tác giả Hà Thế Ngữ với bài viết “A.X.Makarenko và việc đổi mới tổ chức quá trình sư phạm”, tác giả Nguyễn Sinh Huy với bài viết “Chủ nghĩa nhân đạo cao cả -

cơ sở của mọi sự sáng tạo” hay trong cuốn “Lịch sử giáo dục thế giới” hai tác giả Đào Thanh Âm và Hà Nhật Thăng đã dành một chương để giới thiệu về những cống hiến to lớn của Makarenko đối với nền giáo dục của thế giới

Như vậy, ngay tại Việt Nam đã có rất nhiều nhà khoa học giáo dục nghiên cứu về những di sản giáo dục của A.X.Makarenko nhằm vận dụng có hiệu quả những di sản giáo dục đó vào công tác giáo dục nước ta

1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của A.X.Makarenko

Antôn Xêmiônôvich Makarenko là một nhà lý luận sư phạm tiên phong xuất sắc đồng thời ông cũng là một nhà hoạt động thực tiễn sư phạm lỗi lạc của nền giáo dục Xô Viết cũng như của thế giới

Ông sinh ngày 13/3/1888 trong một gia đình công nhân ở Kharkop thuộc nước cộng hoà Ucraina Cha của ông làm đốc công thợ sơn ở công xưởng sản xuất toa xe lửa cho ngành đường sắt Tuy ông sống trong một gia đình nghèo khó nhưng những mối quan hệ đều hoà thuận, kín đáo và đượm một tình yêu thương lớn đoàn kết mọi thành viên trong gia đình, người nào người nấy đều có những nhiệm vụ phân định rất rõ rệt Sự ngay thẳng, ý thức bổn phận, cảm quan về phẩm cách con người là những đức tính mà ông tiếp thu được ngay từ hồi thơ ấu trong gia đình

Trang 15

Năm 12 tuổi Makarenko được vào học một trường cao đẳng tiểu học là một trường mở cho con em bọn quan lại Khi dẫn A.X.Makarenko đến

trường, người cha dặn rằng: “ Họ xây dựng trường này không phải cho bọn

mình, nhưng mà con, con hãy chứng tỏ cho họ biết! Những điểm 4 thì đừng mất công đem về nhà làm gì! Phải là những điểm 5, con hiểu không?”

[15.Tr.147]

Năm 1905 sau khi tốt nghiệp khoá đào tạo sư phạm ngắn hạn dành cho việc đào tạo giáo viên trường tiểu học, ông bắt đầu dạy học ở trường tiểu học dành cho con em công nhân đường sắt Kriukovo Tại trường ông dạy các em nhỏ tiếng Nga, số học, vẽ kĩ thuật, địa lý Ông được các em nhỏ rất yêu mến vì ông kể chuyện hay và biết tổ chức trò chơi, đặc biệt là các trò chơi theo mùa

Cùng thời gian này phong trào cách mạng Nga phát triển rất mạnh mẽ, ông đã tiếp xúc với những bài viết và tư tưởng của V.I.Lênin Ông cũng đã đọc những tác phẩm của M.Gorki cùng với môi trường công nhân nơi ông sinh sống đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tư tưởng quan điểm chính trị của ông trên con đường theo chủ nghĩa Mác

Những thành công của ông tại trường tiểu học Kriukovo đã đánh dấu bước phát triển trong cuộc đời sự nghiệp theo giáo dục của ông Cuối năm học

1913 – 1914 ông được nhà trường cử đi học tại trường sư phạm Pontava Ông tốt nghiệp trường đại học sư phạm Pontava giữa năm 1917 với bản đồ án “Sự khủng hoảng của giáo dục học” được đánh giá là xuất sắc Ông được trường sư phạm Pontava tặng thưởng huy chương vàng cho bản đồ án tốt nghiệp của ông

Ngày 1/9/1917 ngành giáo dục bổ nhiệm ông làm hiệu trưởng của một trường Cao đẳng tiểu học

Sau cách mạng Tháng Mười, nước Nga bị tàn phá nặng nề Hàng ngàn trẻ em lang thang trên các đường phố, chúng bám vào các toa tàu, ăn trộm ăn cắp, phá phách chợ búa, nạn mại dâm nghiêm trọng Trong nhà tù, rất nhiều

Trang 16

thanh thiếu niên phạm pháp Một lực lượng cán bộ ưu tú của Đảng đã được điều động vào công tác giáo dục lại những trẻ em hư, đưa chúng trở lại cuộc sống bình thường và trở thành những người công dân tốt đóng góp vào công cuộc xây dựng xã hội mới

Năm 1920, ông được lệnh của ti giáo dục Pontava giao cho tổ chức một cái trại để dạy dỗ những đứa trẻ phạm tội Từ đó, ông thôi làm hiệu trưởng trường cao đẳng tiểu học mà nhận nhiệm vụ làm giám đốc trại giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp – trại sau này được gọi là “Trại lao động Gorki” Đây cũng chính là nơi ông bắt đầu sự nghiệp giáo dục lại của mình

Những ngày đầu ở trại là thời gian căng thẳng và bất lực, cơ sở vật chất thiếu, nhân lực hầu như không có Nhưng đó cũng là những ngày mà ông tìm đọc nhiều sách sư phạm, nghiên cứu tìm tòi những phương pháp, hướng đi cho riêng mình – xây dựng lý luận từ thực tiễn hoạt động mà ông và các nhà giáo dục đang tiến hành

Ngày 4/12/1920, sáu trẻ nuôi đầu tiên được đưa đến trại với những thành tích phạm pháp đáng sợ - ăn cướp có vũ khí Chúng bước chân vào trại với thành tích như vậy cho nên chúng rất tự do, coi khinh những người quản

lý, thô lỗ, tục tĩu và lười biếng Trước tình hình như vậy đặt Makarenko vào một tình huống rất khó khăn hầu như tuyệt vọng

Cuối cùng sau bảy năm với cương vị là giám đốc trại ông đã trải qua biết bao khó khăn, tuy nhiên nhờ có những phương pháp giáo dục đầy sáng tạo, ông đã thành công một cách vẻ vang và đưa trại trở thành một cơ sở giáo dục kì diệu

Năm 1926, ông đưa 120 trẻ ở trại Gorki họp với 280 trẻ em mới ở Cu-ri-a-giơ, gần Kharkop, thành một trại có 400 trẻ: 300 nam và 100 nữ [15.Tr.175]

Năm 1927, ông phải bỏ trại giáo dục ở Cu-ri-a-giơ để đến nhận trách nhiệm tại một cơ sở giáo dục khác gọi là Công xã F.Dzerjinski Từ năm

Trang 17

1927 – 1935 Makarenko làm giám đốc Công xã F.Dzerjinski gồm 600 thiếu nhi và thanh niên vô thừa nhận Năm 1935 ông phải kiêm phó giám đốc cơ quan phụ trách các trại lao động thuộc Bộ dân uỷ Nội vụ nước cộng hoà Ucraina Sau tám năm công tác tại đây, ông đã biến Công xã thành một cơ

sở giáo dục kiểu mẫu

Trong thời gian hoạt động giáo dục tại trại Gorki và Công xã Dzerjinski ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục trẻ em hư phạm pháp mà Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết giao phó Sau 16 năm hoạt động ở trại Gorki và ở Công xã lao động Dzerjinski, Makarenko đã giáo dục hơn 3000 trẻ em phạm pháp trở thành những công dân Xô Viết tận tuỵ, trung thành với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; họ là những kĩ sư, bác sĩ, sĩ quan quân đội, nghệ sĩ Họ công tác thắng lợi trong tất cả các lĩnh vực xây dựng xã hội chủ nghĩa của đất nước Xô viết

Ngày 1 tháng 2 năm 1939, chính phủ Liên Xô đã tặng ông huân chương

Cờ đỏ Lao động

Kết quả hoạt động giáo dục của ông thành công rực rỡ Vì vậy, ngay từ khi Makarenko còn sống, Nhà nước Xô Viết đã cho phép đón các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan học tập tại các cơ sở giáo dục của ông

Trong năm đầu, “Công xã Dzerjinski đã đón 127 đoàn đại biểu của 30 nước

trên thé giới, trong đó có 37 đoàn của Đức, 16 đoàn của Pháp, 17 đoàn của Anh, 12 đoàn của Nam Mỹ, 8 đoàn của Hoa Kỳ, trong đó có đại biểu của các nước dân tộc thuộc địa của châu Á ” [1 Tr.90]

Trong hoạt động giáo dục, Makarenko không những là một nhà thực hành lỗi lạc mà còn là một nhà lý luận có những cống hiến lớn lao cho nền giáo dục Xô Viết những tác phẩm thực sự nổi tiếng Tác phẩm đầu tiên mô tả Công xã Dzerjinski có tên là “Hành khúc năm 1930” Sau đó ông cho ra đời những tác phẩm sư phạm nổi tiếng như “Bài ca sư phạm”, “Những ngọn cờ

Trang 18

trên đỉnh tháp” và ông có viết một tác phẩm mang tên “Sách dành cho các bậc cha mẹ” Trong những tác phẩm đó ông đã nêu lên những tư tưởng giáo dục của mình, mang đậm chủ nghĩa nhân đạo, tình yêu thương con người và tin tưởng vào sự tiến bộ của con người

Toàn bộ bộ sự nghiệp thực tiễn và lý luận giáo dục của Makarenko là một bài ca sư phạm vĩ đại, thấm đượm tình người cộng sản, có tính chiến đấu cao và mang ý nghĩa thời đại sâu sắc

Ngày 1/4/1939 vì bệnh đau tim, ông đột ngột từ trần trên chuyến tàu đi

từ một nơi an dưỡng của các nhà văn ở gần Mạc tư khoa về thủ đô Tuy nhiên những gì ông để lại cho nhân loại là một hệ thống những quan điểm giáo dục đậm tính nhân văn mà đến ngày nay chúng ta vẫn đang tiếp tục tìm hiểu và vận dụng nó một cách hiệu quả trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục lại nói riêng

Như vậy, cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko là một chuỗi dài những hoạt động nghiên cứu và thực hành giáo dục có hiệu quả Ông đã chứng minh sự đúng đắn trong giáo dục của mình bằng thực tiễn công tác giáo dục trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật tại trại Gorki và Công xã Dzerjinski Điều đó cho thấy những di sản giáo dục của ông có tính khách quan đúng đắn và khoa học, nó có thể được vận dụng có hiệu quả trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục lại nói riêng trên toàn thế giới

1.3 Quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko

Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì chủ nghĩa nhân đạo được hiểu như sau: “Chủ nghĩa nhân đạo là hệ thống quan điểm coi trọng nhân phẩm, yêu thương con người, coi trọng quyền của con người được phát triển tự do, coi lợi ích của con người là tiêu chuẩn đánh giá quan hệ xã hội” [

16 Tr.278 ]

Trang 19

Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa là tư tưởng văn hóa của nhân loại,

nó đối lập với sự tha hóa con người của chủ nghĩa tư bản xây dựng Chủ nghĩa nhân đạo chủ trương xây dựng cuộc sống nhân văn cho con người Đây cũng là tư tưởng đấu tranh của những nhà cộng sản nhằm đòi lại quyền lợi cho con người Nó hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, không chiến tranh không thù hận, một cuộc sống văn minh

Chủ nghĩa nhân đạo Makarenko là thuật ngữ mà nhân dân Liên Xô và nhiều nước khác dùng để chỉ kết quả của sự vận dụng thành công chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa vào sự nghiệp giáo dục lại trẻ vị thành niên phạm pháp tại Liên Xô do chính Makarenko chủ trì thực hiện Đây là kết quả của sự

kế thừa những truyền thống quý báu của gia đình, của môi trường công nhân nơi ông sinh sống và lớn lên cùng với những tư tưởng về chủ nghĩa nhân đạo của chủ nghĩa Mac-Lênin, những tư tưởng của Gorki mà ông đã tiếp nhận Đồng thời chủ nghĩa nhân đạo cũng được ông vận dụng trong mọi hoạt động giáo dục của mình

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp giáo dục của Makarenko là lòng nhân đạo cộng sản chủ nghĩa Điều đó cũng đã phản ánh đầy đủ trong hệ thống lý luận cũng như thực tiễn hoạt động giáo dục của ông Trong sự nghiệp giáo dục của ông, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chủ nghĩa không tồn tại như một khẩu hiệu chung chung, mà đã trở thành những nội dung giáo dục, những biện pháp giáo dục cụ thể

Quan điểm giáo dục của A.X.Makarenko phản ánh một cách rõ rệt những đặc điểm của nền giáo dục Xô viết, tức là chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa lạc quan cách mạng

Nội dung chủ yếu của quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo trong giáo dục bao gồm:

Trang 20

1.3.1 Cách đánh giá con người

Cách đánh giá con người là một luận điểm quan trọng trong toàn bộ

quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko Trước hết đó là cái nhìn,

cách đánh giá đúng đắn đối với con người, nhất là con người trong trường hợp phạm tội bất hạnh Makarenko cho rằng “không có thái độ đúng đắn, khoa học đối với con người thì cũng có nghĩa là không có được điều kiện chủ quan

cơ bản để thành công trong công tác giáo dục” [22 Tr.13] Theo ông, mọi tội lỗi ở con người đều không phải là hiện tượng bẩm sinh Tội lỗi ở con người phản ánh tội lỗi của xã hội Tội lỗi ở người lớn đã như vậy, tội lỗi ở trẻ em lại càng như vậy Chính vì thế Makarenko đã nhiều lần nói rằng, ông không đồng

ý dùng từ “Trẻ hư” với nghĩa bản chất của nó như thế, mới sinh ra nó đã như thế Ông cho rằng trong trường hợp ấy, “trẻ hư” là tên gọi vô nghĩa [11 Tr.5]

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác về quy luật hình thành và phát triển nhân cách, về sự làm lại, rèn lại nhân cách trong quá trình con người tham gia tích cực vào hoạt động cải tạo xã hội Makarenko đã đấu tranh không khoan nhượng với các quan niệm và học thuyết phản khoa học trong giáo dục, điển hình là phái nhi đồng học Họ đề cao ảnh hưởng của di truyền

và môi trường một cách giáo điều, máy móc, hạ thấp giá trị của giáo dục, làm cho các nhà giáo dục không tin vào trẻ em Makarenko đã chứng minh bằng những thành công xuất sắc trong hoạt động giáo dục thực tiễn một mệnh đề quan trọng: Trẻ hư, khi có quá trình phấn đấu tốt có thể trở thành người bình thường (với nghĩa là được đánh giá trung bình về mặt tư tưởng, chính trị đạo đức) và người tốt được

Makarenko đã chứng minh bằng cả thực tiễn lẫn lý luận rằng, trong thực tế, không hề có một ranh giới tuyệt đối giữa những người được gọi là bình thường với những người hư Ranh giới ấy là tương đối Một người tốt hôm nay, ngày mai có thể là một người xấu thực sự, nếu quá trình phấn đấu

Trang 21

rèn luyện ở anh ta không còn nữa Ngược lại, một người hôm nay bị xếp vào hạng xấu, kém, nếu biết và có quyết tâm phấn đấu làm lại cuộc đời, ngày mai

có thể trở thành người tốt Tiêu chuẩn đánh giá con người về mặt nhân cách là những phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức của xã hội Những chuẩn phẩm chất này thay đổi, phát triển theo sự phát triển của các chế độ xã hội

Chính từ đấy mà Makarenko đã rút ra một kết luận hết sức bổ ích và lý thú về giáo dục: “Không thể đánh giá con người một lần cho cả cuộc đời.” [11 Tr.18] Ông đưa ra luận điểm đậm chất nhân văn trong việc đánh giá con người, nhìn nhận con người phải trong tính biện chứng và sự phát triển của con người ấy Giáo dục phải tạo điều kiện cho những người có lỗi lầm như các em được sửa chữa, nhìn nhận và đánh giá con người phải ở quá trình phát triển trong quá trình giáo dục

Trên cơ sở quan điểm đánh giá đúng đắn về học sinh ông cũng đưa ra một yêu cầu với bản thân nhà giáo dục cần phải đánh giá đúng đắn những cố gắng của các em, dù là nhỏ nhất

Makarenko thể hiện quan điểm trên của mình bằng những biện pháp giáo dục cụ thể: Ông đấu tranh chống lại lối tác động giáo dục trên nền tảng những định kiến với các em học sinh, nhất là đối với quá khứ bất hạnh của các em, đồng thời ông cũng xác định đúng đắn đối với việc làm lại nhân cách của các em đó

Những ngày đầu ở trại Gorki, việc tiếp nhận những trẻ em hư vào trại

và vào các đội thường kèm theo việc tiếp nhận những hồ sơ phạm pháp của các em ấy Ông nhận thấy rằng, nhiều nhà giáo dục của trại đã giở những tập

hồ sơ đó ra đọc một cách tò mò và say sưa Sau đó, các nhà giáo dục đó cảm thấy ngại gần gũi với các em, thậm chí sợ các em nữa Công tác giáo dục của

họ trở thành những hoạt động đối phó, có tính chất hình thức, nghèo nàn và rất ít hiệu quả Ông đã đặt vấn đề với những nhà giáo dục đó như sau: “Các

Trang 22

đồng chí ạ, chúng ta không nên và cũng không cần làm như thế nữa Tôi đề nghị từ nay các đồng chí cần nhận học sinh mà thôi Hồ sơ của các em thì tôi

sẽ cất ngay vào tủ Các đồng chí đến thẳng với các em, gần gũi giúp đỡ các

em học tập, lao động, sống tập thể Khi nào các đồng chí đã trở thành người gần gũi với các em rồi, các đồng chí hãy đọc thêm hồ sơ của các em Lúc ấy các đồng chí thấy việc đọc hồ sơ sẽ làm cho các đồng chí yêu mến các em hơn.” [11 Tr.18-19]

Những kinh nghiệm và những biện pháp giáo dục của Makarenko đã được những nhà giáo dục trong trại Gorki áp dụng một cách rộng rãi, công tác giáo dục tại trại Gorki từ đó đã trở nên sâu sắc hơn Điều đó trở thành một trong hàng loạt những biện pháp giáo dục có tác dụng khơi dậy những yếu tố tích cực trong nhân cách của học sinh, phát huy được tính năng động chủ quan của các em trong quá trình học tập, lao động và xây dựng tập thể, đồng thời những biện pháp giáo dục đó có tác dụng chống lại lối giáo dục cửa quyền, xúc phạm nhân cách của các em

Theo dòng tư tưởng giáo dục như vậy, Makarenko và tập thể các nhà giáo dục của trại đã phấn đấu đề cuối cùng chấm dứt hiện tượng nhắc lại quá khứ bất hạnh của trẻ trước mặt các em Ông và các nhà giáo dục coi đó như là một sai lầm trong việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng nhân cách của các em

Cách đánh giá về con người của ông còn được duy trì trong suốt quá trình giáo dục trẻ em Trong công tác giáo dục của mình, Makarenko thường xuyên làm công việc đánh giá học sinh, nhất là sau những đợt thử thách, những đợt thi đua Như vậy đánh giá học sinh không chỉ để khẳng định học sinh đã đạt những gì mà còn có tác dụng giúp học sinh tự nhận thức về bản thân mình một cách chính xác hơn, tự đánh giá mình đúng đắn hơn và có kế hoạch hành động sát hợp hơn

Như vậy, trong quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko thì việc đánh giá con người trở thành một vấn đề quan trọng Nhìn nhận con

Trang 23

người một cách khách quan và khoa học, không được phép duy trì những định kiến cố hữu với những lỗi lầm của các em Trên cơ sở đó, ông đề ra những biện pháp giáo dục cụ thể để chống lại những lối giáo dục cửa quyền, xúc phạm và không đánh giá đúng về học sinh của trại Chúng ta có thể thấy rằng, việc đánh giá ở đây có hai mặt của nó Một mặt nó giúp nhà giáo dục hiểu học sinh của mình hơn, không còn những định kiến và yêu mến học sinh nhiều hơn; mặt khác nó giúp cho trẻ em tự nhận thức bản thân mình, tự đánh giá mình một cách chính xác Từ đó, nhà giáo dục cũng như học sinh sẽ đề ra

kế hoạch hành động sát hợp nhằm đạt được kết quả giáo dục cao nhất

1.3.2 Yêu thương con người, tin vào con người, nhìn thấy ưu điểm ở con người

Yêu thương con người, tin vào con người, nhìn thấy ưu điểm ở con người được Makarenko thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt động giáo dục của mình Chúng không tồn tại như là một lý thuyết mà còn tồn tại ngay trong bản thân con người Makarenko, xuất phát ngay từ trong trái tim, ý thức của ông đã có

Cách đánh giá con người, yêu thương, tin tưởng, nhìn thấy những ưu điểm ở con người, tôn trọng và yêu cầu cao đối với con người là những luận điểm quan trọng trong quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko, chúng không loại trừ nhau mà luôn bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau, lồng ghép vào nhau Chính vì vậy trong công tác giáo dục của ông, ta không thể nhận ra những dấu hiệu đơn thuần của một luận điểm cụ thể nào

Trước hết, nhìn nhận tình yêu thương đối với con người của ông ngay trong việc ông dám đảm nhận nhiệm vụ giáo dục trẻ em hư theo đề nghị của ti giáo dục Ông yêu cầu bắt buộc những trẻ em phải học Ông khẳng định với những học sinh của mình rằng: “Ai không muốn học, kẻ đó là một công dân

Xô - Viết loại tồi, không đi cùng đường với chúng ta” [18.Tr.45] Theo ông

Trang 24

thương yêu, quý mến con người, hi vọng và tin tưởng vào con người phải là việc tạo điều kiện cho con người được hoạt động và phát triển

Thực chất việc giáo dục của ông là ông đã tổ chức các hoạt động cho học sinh của mình một cách phù hợp, giúp các em được học tập, lao động và tham gia những hoạt động của tập thể từ đó giúp các em phát huy hết những năng lực của mình, cùng nhau học tập và rèn luyện thành những người công dân có ích cho xã hội Vấn đề này được thể hiện trong những tác phẩm nổi tiếng của ông như “Bài ca sư phạm” và “Những ngọn cờ trên tháp” Ở trong các tác phẩm đó, chúng ta thấy tồn tại một tập thể chính thức, họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực như học tập, lao động sản xuất, rồi những cuộc hội họp của tập thể Họ sống một cách thoải mái và hăng say trong mọi công việc Đó chính là thể hiện quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko,

nó xuất phát từ tình yêu thương con người của ông Chính tình yêu thương con người là động lực giúp ông hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục mà nhà nước Xô viêt giao phó, trong suốt mười sáu năm hoạt động giáo dục ông không có thời gian lo cho bản thân, không nghỉ phép mà ông dành hoàn toàn những thời gian đó cho các em, mong muỗn uốn nắn các em thành những công dân có ích

Trong cách đánh giá con người ông cũng đã thể hiện tình yêu thương của mình với các em Ông cảm thông với các em, với những lỗi lầm của các

em Theo ông, không có kẻ phạm pháp nào hết, chỉ có những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn “Tôi hiểu rất rõ rằng nếu thời thơ ấu, tôi cũng rơi vào một hoàn cảnh như vậy thì tôi cũng trở thành một người như các em Và bất

kì một đứa trẻ nào bị ném ra đường phố, không có người giúp đỡ, không có

xã hội, không có tập thể, không có bạn bè, không có kinh nghiệm, không có tương lai, thần kinh lại bị kiệt sức và mệt mỏi Mọi đứa trẻ bình thường cũng sẽ xử sự như các em đó” [22.Tr.15]

Trang 25

Chính tình yêu thương con người đã giúp ông kiên trì và sáng tạo trong cuộc suốt quá trình hoạt động cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và cải tạo trẻ

em hư của mình Ông có cái nhìn biện chứng về con người, có thiện chí, lạc quan tin tưởng vào con người Đó cũng chính là kết quả của tình yêu thương

vô hạn mà ông dành cho các em Từ đó ông có những biện pháp nâng đỡ, khuyến khích các em trong mọi hoạt động

Để xây dựng được cơ sở giáo dục của mình ông và các nhà giáo dục đã phải trải qua biết bao khó khăn, nhiều lúc như bất lực Nhưng, những điều đó không làm cho ông nản chí, ông vẫn kiên trì tìm hiểu để có biện pháp giáo dục tốt hơn Trên cơ sở yêu thương con người mà ông hiểu những học sinh của mình, ông giao những công việc phù hợp với khả năng và năng lực của các em Đó là một trong những biện pháp được ông sử dụng rộng rãi

Chúng ta còn nhắc đến biện pháp “Những cú bùng nổ” – như là một đặc điểm cơ bản của nhà giáo dục Makarenko Một trong đó có thể kể về một trường hợ cụ thể sau: cách tiếp nhận các em mới vào trại

“Trước kia, thông thường, mỗi khi gửi trẻ hư vào trại, người ta cử

các đồng chí công an vai mang súng, tay ôm cặp hồ sơ, áp giải các em vào tận văn phòng của trại và làm thủ tục bàn giao ngay trước sự chứng kiến của chính các em Bằng cách ấy, trại đã tiếp nhận các em theo phương thức của một trại giam, chứ không phải là một cơ sở giáo dục Makarenko

và các đồng nghiệp của ông cảm thấy sâu sắc điều đó, khi theo dõi các ảnh hưởng xấu do cách tiếp nhận ấy mang lại trong quá trình phấn đấu làm lại nhân cách của các em Cái cảm giác bị đưa vào trại giam để chịu những hình phạt.”

Makarenko đã tổ chức lại quá trình tiếp nhận theo một kiểu khác, theo phương pháp “bùng nổ”

Trang 26

Trẻ gửi vào trại được các đồng chí công an tập trung tại một sân ga xe lửa cách trại vài cây số Từ trại, một đội thiếu niên trại viên, đội ngũ chỉnh tề,

có cờ và trống dẫn đầu, đi đến địa điểm tập trung để đón đám trẻ đang đứng lộn xộn ở đấy Tại sân ga, đội thiếu niên dừng lại trước đám trẻ và, vẫn trong

tư thế đội ngũ chỉnh tề, một đội viên đại diện cho trại đứng ra, dõng dạc nói với đám trẻ: “ Chúng tôi, trại viên trại Gorki, mời các bạn đi về trại cùng với chúng tôi Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta sẽ học tập, lao động và làm lại cuộc đời Nào, mời các bạn!”

Toàn đội hướng về trại, tách làm hai đội nhỏ: Đội có cờ và trống thì đi trước, đội còn lại thì đi sau và đám trẻ được mời đi ở đoạn giữa Trống nổi lên, cờ giương cao về phía trước dẫn đầu toàn thể đội viên và đám trẻ đi về trại ”[11 Tr 26 -27]

Sau đó thì đám trẻ được đón tiếp ở trại, chúng được tắm giặt, phát quần

áo Những quần áo cũ của chúng được tập chung lại một điểm và đốt trước sự chứng kiến của chúng như sự chấm dứt quá khứ Cách tiếp nhận như vậy làm cho những đám trẻ đưa vào trại bất ngờ, vì những gì chúng được chứng kiến khác hẳn với suy nghĩ của những em có lỗi chịu phạt, không phải là những câu hỏi cung, những hình phạt Và phương pháp này giúp cho đám trẻ có được tâm lý thuận lợi cho việc tiếp nhận những tác động giáo dục làm lại cuộc đời của các em Sâu thẳm của phương pháp này chính là tình yêu thương

và sự tin tưởng vào con người của Makarenko Khi nghiên cứu về phương pháp bùng nổ thì nhiều nhà giáo dục học trên thế giới đã khẳng định phương pháp này có giá trị to lớn, không chỉ với giáo dục trẻ em hư, người lớn hư mà còn có giá trị đối với việc giáo dục những con người bình thường nữa

Tình yêu thương con người của ông gắn liền với sự tin tưởng vào con người Đây là một luận điểm rất biện chứng, đã yêu thương thì phải tin tưởng

ở họ, có như vậy mới có thể giáo dục họ tốt hơn

Trang 27

Bằng thực tiễn công tác của mình ông đã chứng minh niềm tin của mình với các em trại viên rằng: trẻ em hư khi có quá trình phấn đấu tốt có thể trở thành người bình thường được Rồi sự tin tưởng vào các em còn được ông thể hiện trong công tác giao việc cho các em, sự tin tưởng đó còn lên đến mức cao hơn khi ở trong trại tất cả các em đều có những hòm đựng đồ riêng tư nhưng không em nào được dùng đến khoá

Một trong những câu chuyện thể hiện sự tin tưởng của Makarenko dành cho các em đó là câu chuyện “Tiền, súng và ngựa” được kể lại trong tác phẩm

“Bài ca sư phạm” Câu chuyện kể về một trại viên có tên Karabanov (tên thật

là Semeon Kalabalin) – một chú bé có nhiều năm sống lang thang, móc túi và cướp giật Sau một thời gian sống ở trại, Karabanov đã có những chuyển biến

về nhân cách Một hôm Makarenko gọi em lên phòng giám đốc trại để nhận nhiệm vụ mới - đi lĩnh tiền về cho trại

Ta có thể thấy ở đó có một sự tin tưởng đến tuyệt vời của một nhà giáo dục đối với học sinh của mình Niềm tin đó làm cho Karabanov ngỡ ngàng Chắc chắn rằng niềm tin đó chỉ có thể có được ở những người có tình yêu thực sự sâu sắc đối với những em học sinh của mình mà thôi Hãy cho các em một niềm tin - đó cũng là một biện pháp được ông sử dụng trong công tác giáo dục của mình

Ở Makarenko, ta còn thấy được khả năng nhìn thấy những ưu điểm của các em trại viên Nó xuất phát từ sự tâm huyết với nghề, hay tình yêu thương

và sự tin tưởng vào con người của ông Không nhìn con người ở những lỗi lầm của họ, không đánh giá trẻ em bằng sự vi phạm pháp luật của các em mà hãy nhìn trẻ em ở những khả năng, năng lực, sở trường của chúng Giáo dục làm sao giúp cho các em phát huy tối đa tiềm lực sẵn có của mình, đó là một công việc khó khăn không phải ai cũng có thể làm được Ông luôn có thể tìm thấy được ưu điểm của những trại viên của mình, thấy được cái đáng yêu của họ và

cố gắng hạn chế những tiêu cực, phát huy tích cực trong những con người đó

Trang 28

Một câu chuyện thể hiện được điều đó được viết lại trong tác phẩm

“Giáo dục trong thực tiễn” đó là:

“To-ren-chi-úc tốt nghiệp trường phổ thông 10 năm, là một học sinh

xuất sắc luôn luôn được điểm năm Khi ra trường em tuyên bố sẽ vào trường

kĩ thuật Tôi đã sớm phát hiện ở em một tài năng diễn kịch lớn, và đó là tài năng của một nghệ sĩ hăng say hiếm có, một nghệ sĩ hết sức tế nhị, nhạy bén khéo bắt chước và có giọng hát hay – tôi muốn nói là một nghệ sĩ thông minh Tôi thấy em sẽ đạt được kết quả tốt nhất với nghề kịch, còn trong kỹ thuật em cũng không hơn được một sinh viên trung bình

Nhưng tôi không thể rời em được Em theo học trường kỹ thuật được sáu tháng, và gặp lúc rảnh rang em trở về dự buổi diễn kịch nghiệp dư của chúng tôi Tôi theo dõi em, và bỗng nhiên một quyết định nảy ra: tôi gọi Tô – ren – chi – uc đến dự một buổi họp đại hội của công xã và đưa em ra tố cáo

vì tội không tuân theo lỷ luật và vào trường kỹ thuật Toàn thể hội nghị lên tiếng: “Anh không biết xấu hổ vì cái tội không tuân theo kỷ luật đó sao?” Và

họ ra nghị quyết buộc em phải bỏ trường kỹ thuật để vào học trường nghệ thuật sân khấu Em làm theo trong lòng có buồn phiền một lúc: nhưng em không thể chống lại tập thê, bởi vì tập thể trợ cấp hàng tháng cho các em, và tạo cho em một chỗ sống Em trở thành một kịch sĩ tuyệt diệu đủ khả năng sắm vai tại một trong những nhà hát lớn nhất Viễn Đông, sau khi trải qua một quãng đường mà kẻ khác phải mất mười năm Và bây giờ thì em vô cùng nhớ ơn tôi.” [21 Tr.22-23]

Như vậy, Makarenko đã sử dụng biện pháp tác động thông qua tập thể

để truyền đạt được mục đích giáo dục của mình Cách tác động của ông nhằm giúp định hướng đúng khả năng và sở trường của một người học sinh nhằm tạo lên sự thành công cho họ

Trang 29

Một thông điệp mà Makarenko gửi đến với các nhà giáo dục đó là:

“Đừng xem những đứa trẻ đến từ đâu mà hãy xem chúng đi về đâu?” [22.Tr.57] Vậy nhưng có thể thấy được Makarenko có một tình yêu thương

vô bờ bến với những em học sinh hư, nhưng bên cạnh đó ông còn có niềm tin

ở họ, nhìn thấy được khả năng của những trẻ em đó Đó là một nhà giáo dục

có tầm nhìn xa, một nhà giáo dục nhân đạo thực sự

Luận điểm của Makarenko về tình yêu thương con người, niềm tin vào con người và nhìn thấy ưu điểm của con người cho dù trải qua nhiều thời gian

và lịch sử khác nhau thì nó vẫn có giá trị, ở chỗ nó tôn trọng con người, đưa con người lên một tầm cao mới trong giáo dục Và ngày nay, chúng ta vẫn còn

có thể vận dụng nó một cách sáng tạo không chỉ trong công tác giáo dục trẻ em

hư mà còn có thể vận dụng trong công tác giáo dục những trẻ em bình thường

Trong quan điểm về giáo dục của ông, những luận điểm về yêu thương con người, tin tưởng con người và nhìn thấy những ưu điểm của con người luôn luôn tồn tại và vận dụng một cách linh hoạt trong công tác giáo dục thực tiễn của ông Với ông, đã yêu thương con người thì phải đi liền với tin tưởng

ở người ấy, nhìn thấy những ưu điểm của người ấy Trong con người, ai cũng

có những phần ẩn chứa bên trong tốt đẹp, nhà giáo dục có nhiệm vụ tìm ra được những ưu điểm ấy và phát triển nó, tạo điều kiện và cơ hội cho người đó được phát triển và cải sửa những sai lầm của mình Đó là một tinh thần nhân văn vô hạn trong quan điểm giáo dục của ông, quan điểm này cần được vận dụng để con người được phát triển theo đúng nghĩa của nó theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin

1.3.3 Cách đòi hỏi con người và tôn trọng đối với con người

Năm 1938, trong đại hội các giáo sư thành Lêningrat, Makarenko phát biểu ý kiến như sau: “Nguyên tắc cơ bản của chúng ta luôn luôn là: làm thế nào nêu lên cho con người nhiều yêu cầu nhất, nhưng đồng thời cũng phải làm

Trang 30

thế nào tôn kính con người nhiều nhất Nói một cách thực tế, trong phép biện chứng của chúng ta, hai điều đó thống nhất với nhau: khi chúng ta đòi hỏi ở con người thực nhiều thì bản thân sự đòi hỏi đó cũng đã bao gồm sự tôn kính của chúng ta Chính vì chúng ta yêu cầu, chính vì người ta thực hiện yêu cầu của chúng ta, mà chúng ta tỏ lòng tôn kính đối với người ta” [15.Tr.177]

Theo quan niệm của ông, khi nhà giáo dục đặt ra những yêu cầu, những đòi hỏi đối với người học thì ngay trong lúc đó nhà giáo dục đã bày tỏ chân thật nhất sự tôn trọng người học Có tôn trọng thì nhà giáo dục mới đưa ra những đòi hỏi đối với người ấy, bởi nếu không hiểu rõ con người, không nhìn nhận thấy được khả năng của con người thì đưa ra sự đòi hỏi là không có căn

cứ và không có tác dụng giáo dục

Nội dung chủ yếu của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chủ nghĩa trong lĩnh vực giáo dục, theo Makarenko là cách đòi hỏi ở con người và sự tôn trọng con người

Khi nói về vai trò của sự đòi hỏi trong công tác giáo dục Makarenko đặc biệt nhấn mạnh: “Tôi nhấn mạnh rằng không thể có giáo dục nếu không thực hiện sự đòi hỏi.” [21 Tr.71]

Theo Makarenko nếu lòng tin chỉ được biểu hiện như một lời hứa, thậm chí một lời cam đoan thì cũng chẳng bao giờ thực sự có tác dụng giáo dục Lòng tin thực sự vào con người bao giờ cũng được biểu hiện ở sự dám giao việc cho đối tượng giáo dục Thực chất của hiện tượng giao việc là sự đòi hỏi một cái cụ thể tinh thần trách nhiệm và năng lực hoàn thành nhiệm vụ ở người được giao việc Tin là dám đưa ra đòi hỏi ấy với người được tin Chấp nhận

sự đòi hỏi ấy với mình, đó là vinh dự của người được tin Nói cách khác, không dám đưa ra sự đòi hỏi ấy, không dám giao việc, điều đó có nghĩa là không tin, cho dù trên lời nói, anh tuyên bố một triệu lần là anh tin người ta

Nhưng, vấn đề không đơn giản Bằng tất cả những kinh nghiệm quý báu của mình Makarenko đã lưu ý các nhà giáo dục rằng, nói như thế, không

Trang 31

phải mọi sự đòi hỏi đều biều hiện của lòng tin Nếu sự đòi hỏi con người mang tính thách đố, làm con người không thể thực hiện được yêu cầu thì đó không phải là lòng tin và không hề có tác dụng giáo dục Theo ông đó là một hình thức mạo hiểm trong giáo dục và “ mọi mạo hiểm đều là cần thiết và có thể được.” [11.Tr 23]

Với kinh nghiệm thực tiễn của mình, ông rút ra rằng cách đòi hỏi đúng đắn là biểu hiện chân thật của sự tôn trọng con người Đó là cách nêu ra đòi hỏi ngày một cao hơn, nhưng cao ở mức độ nếu người được giao cố gắng thêm một chút có thể hoàn thành được Với cách giao việc đó, nhà giáo dục sẽ giúp học sinh dần dần nâng cao tinh thần trách nhiệm và năng lực giải quyết nhiệm vụ ở người được giao việc Đồng thời làm cho con người tự tin hơn và tin vào tập thể Bằng cách tác động ấy, hàng loạt những phẩm chất cơ bản của người lao động được hình thành ở người được giao việc

Nói về lòng tin ở con người và sự tôn trọng đối với con người của Makarenko các nhà giáo dục không thể quên câu chuyện về một trại viên có tên Semeon Karabanov Chuyện được Makarenko kể lại trong tác phẩm “Bài

ca sư phạm”

Sự tôn trọng và cách đòi hỏi con người của Makarenko còn thể hiện trong “những cú bùng nổ”, mà các nhà giáo dục ngày nay gọi đó là “phương pháp bùng nổ” Việc sử dụng những cú bùng nổ theo Makarenko là cần thiết trong quá trình giáo dục Đối với những trẻ em hư được đưa vào trại, Makarenko và các đồng nghiệp nhận thức sâu sắc những ảnh hưởng xấu do cách tiệp nhận theo kiểu coi cơ sở giáo dục như một trại giam Makarenko đã

tổ chức lại quá trình tiếp nhận theo phương pháp “những cú bùng nổ” Với cách tiếp nhận đó là cho những trẻ em hư bắt đầu vào trại thấy rất xúc động

vì thái độ thương yêu và tôn trọng của trại đối với chúng Phương pháp tiếp nhận như vậy đã tạo cho trẻ em hư một tâm lý thuận lợi cho việc sẵn sàng làm lại cuộc đời và quên đi quá khứ của chúng Đây chính là việc thực hiện chủ nghĩa nhân đạo của ông - chủ nghĩa nhân đạo mang tên Makarenko

Trang 32

Cốt lõi của quan điểm chủ nghĩa nhân đạo cộng sản trong giáo dục của theo Makarenko chính là ở cách đòi hỏi và sự tôn trọng đối với con người Nói cách khác tôn trọng đồng thời kết hợp với yêu cầu ngày càng cao đối với

họ Sự kết nối giữa đòi hỏi với kính trọng đối với nhân cách không phải là hai

sự việc khác nhau mà chính là ở một mặt của một vấn đề Những đòi hỏi, yêu cầu của chúng ta đối với nhân cách chính là thể hiện sự kính trọng đối với khả năng của con người và trong sự kính trọng chúng ta đồng thời cũng đưa ra những đòi hỏi đối với nhân cách

Một trong những nguyên tắc chỉ đạo phương pháp luận tác động sư phạm chính là sự kết hợp hài hoà giữa sự tôn trọng và yêu cầu đòi hỏi đối với trẻ em Nó cần được xuyên suốt cuộc sống của tập thể giáo dục Sự hài lòng giữa yêu cầu và tôn trọng thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa Bởi vì những yêu cầu và đòi hỏi được dựa trên sự tôn trọng, không áp đặt con người

mà ngược lại nâng họ lên tầm cao hơn Điều đó làm cho cuộc sống của trẻ em tươi đẹp, hạnh phúc, tràn đầy sức sống Trẻ em luôn đẹp, nếu chúng được giáo dục đúng, sống đúng, làm việc đúng và sướng vui đúng

Ông khẳng định vai trò của đòi hỏi trong công tác giáo dục, nhưng ông cũng thừa nhận rằng: “Tất nhiên là không phải lúc nào cũng đòi hỏi Đòi hỏi

là một yếu tố chủ yếu của kỷ luật, nhưng không phải là yếu tố duy nhất Thật

ra thì về căn bản, tất cả những yếu tố khác cũng thuộc phạm trù đòi hỏi, nhưng được bày tỏ dưới một hình thức ít cương quyết nhất Sức hấp dẫn và sự bắt buộc, như đã rõ, là một hình thức đòi hỏi kém cương quyết Sau cùng và không kém phần quan trọng là sự hăm doạ - một hình thức đòi hỏi mạnh hơn hình thức bình thường.” [21 Tr.76] Tuy nhiên, không phải bất cứ sự giao

việc nào cũng là sự hòi hỏi đối với học sinh “Nếu sự giao việc chỉ là một thủ

đoạn mang tính chất thách đố, cốt để người giao việc phải thất bại, phải buồn nản và tự ti thì đấy không phải là biểu hiện chân thật của lòng tin và không bao giờ có tác dụng giáo dục.” [11 Tr.20-21]

Trang 33

Do đó, vấn đề là ở cách đòi hỏi chứ không phải sự đòi hỏi Theo ông,

“cách đòi hỏi đúng đắn là biểu hiện chân thật của sự tôn trọng đối với con người Đó là cách nêu ra đòi hỏi ngày một cao hơn, nhưng cao ở mức độ nếu người được giao việc cố gắng lên một chút thì sẽ hoàn thành nhiệm vụ” [11 Tr21]

Với cách đòi hỏi như vậy thì nhà giáo dục sẽ từng bước nâng cao tinh thần trách nhiệm và năng lực giải quyết những công việc của các em học sinh Đồng thời có tác dụng giúp cho người được giao việc tự tin hơn trong công việc của mình, dần hình thành ở người được giao việc những phẩm chất của người lao động

Makarenko chia sự phát triển yêu cầu ra làm ba thời kì:

Thời kì đầu, chính nhà sư phạm yêu cầu trực tiếp Thời kì này ở giai đoạn đầu tiên khi mới thành lập tập thể giáo dục, khi trong tay nhà sư phạm không có phương tiện Trong thời kì đó, theo Makarenko nhà sư phạm phải quyết tâm, kiên trì, kiên quyết và không nhường bước để học viên thực hiện được những yêu cầu đối với chúng Đồng thời, tìm kiếm điểm tựa - người giúp mình trong số các học viên

Thời kì thứ hai của sự phát triển yêu cầu, đòi hỏi phải tổ chức tích cực hoạt động cùng nhà sư phạm

Thời kì thứ ba, thời kì điển hình đối với một tập thể Cộng sản chủ nghĩa, khi đòi hỏi tất cả một tập thể Sự phát triển yêu cầu đạt đến thời điểm này hầu như không có sự chống đối đáng kể Quá trình giáo dục được thực hiện một cách nhẹ nhàng

Điều quan trọng, yêu cầu đưa ra không chỉ bằng lời nói Nó cần phải đưa ra trong một tổ chức thích hợp đối với môi trường xung quanh Trong nhận thức và thực tiễn của Makarenko, yêu cầu chính là tác động được tổ chức chuyên nghiệp bằng tất cả những phương tiện có được của nhà sư phạm lên tình cảm, nhận thức của trẻ em

Trang 34

Ngày đầu tiên trẻ vào trại các nhà giáo dục đòi hỏi trẻ không phạm lỗi

là một điều không biện chứng Bởi vì, chúng xuất thân từ trẻ lang thang, trộm cướp, móc túi Nhưng trẻ đã qua một giai đoạn giáo dục ở trại mà tái phạm thì không thể chấp nhận Đối với ông, những trẻ ngoan, cán bộ nòng cốt sẽ phải yêu cầu cao hơn so với những trẻ hư khác Ông cho rằng, hãy tin vào những lời hứa của trẻ và tạo điều kiện để chúng thực hiện lời hứa Điều đó cũng thể hiện quan điểm giáo dục đậm tính nhân đạo của ông

Tính không khoan nhượng với khuyết điểm lỗi lầm của bọn trẻ cũng là biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong quan điểm giáo dục của ông Ông từng nhấn mạnh “Tính nghiêm khắc này là tính nhân đạo lớn nhất mà ta có thể đưa ra đối với con người, vấn đề này được thực hiện chính xác số học” [21 Tr 45] Nghiêm khắc đó là yêu cầu thực hiện trước sau như một, là sự nhẫn tâm, bản lĩnh không nhu nhược Nó khác hẳn sự hà khắc buông lỏng để trẻ phát triển những tật xấu tự nhiên

Tính nghiêm khắc đối với trại viên thực hiện đến từng nhiệm vụ cụ thể, trong những công việc hàng ngày, trong những yêu cầu hàng ngày ông đặt ra đối với các em Ví dụ, khi ông gửi một thông tin đến một trại viên của mình

“23h đêm lên phòng gặp tôi.” thì người được mời lên như vậy có muốn lên gặp ngay cũng không được, phải đúng 23h đêm, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc cá nhân đó sẽ nhận được những lời yêu cầu của các thành viên trong đội của mình hoặc trong tập thể Đó là một trong những đòi hỏi nghiêm khắc nhất mà tập thể đặt ra đối với cá nhân Điều đó giúp cho cá nhân nhận thức được rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm và những sai trái của mình Từ đó, cá nhân sẽ có ý thức cao hơn, phấn đấu tốt hơn

Sự đòi hỏi và tôn trọng con người được ông thể hiện bằng những biện pháp giáo dục tác động bằng tập thể, hoặc tác động trực tiếp cá nhân Có khi

sự đòi hỏi được nêu ra thông qua tập thể, nhưng cũng có khi nó được nêu trực

Trang 35

tiếp với cá nhân Muốn làm được điều đó, nhà giáo dục phải được tập thể tôn trọng, yêu mến và thực sự có uy tín đối với tập thể học sinh Vì vậy, nhà giáo dục có thể dùng biện pháp giáo dục trực tiếp cá nhân, giáo dục thông qua tập thể và bằng tập thể

Như vậy, với Makarenko thì việc nêu ra sự đòi hỏi cũng chính bao hàm

sự tôn trọng của nhà giáo dục với đối tượng giáo dục đó Tuy nhiên sự đòi hỏi

và tôn trọng đó phải được vận dụng một cách khoé léo và có nghiệp vụ sư phạm Nhà giáo dục phải là người được tập thể tín nhiệm, nếu ngược lại sẽ trở thành tác nhân phản tác dụng giáo dục

1.4 Giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp

1.4.1 Giáo dục lại

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Giáo dục lại là quá trình giáo dục nhằm xây dựng lại những quan điểm, phán đoán, đánh giá không đúng đắn của người được giáo dục và cải biến những hành vi xấu ở họ Quá trình giáo dục lại đòi hỏi: 1) Xác định những nguyên nhân cơ bản của những sai lệch trong sự phát triển nhân cách của người được giáo dục 2) Xác định các con đường và các phương tiện nhằm làm biến đổi những động hình đã hình thành trong hành vi của họ 3) Tổ chức cho họ tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể có ích cho xã hội 4) Xây dựng hệ thống các yêu cầu, hệ thống kiểm tra và các phương tiện khen thưởng và khuyến khích 5) Nâng cao trình độ kiến thức [17.]

Theo tác giả Võ Quang Phúc: “Giáo dục lại là hoạt động có hệ thống nhằm làm lại, rèn lại nhân cách đã hình thành sai lầm.” Sự sai lầm trong nhân cách là kết quả của sự giáo dục sai lầm và những ảnh hưởng của môi trường

xã hội xấu Ở mỗi người, do ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử – xã hội cụ thể

mà mình đang sống, nhân cách được hình thành theo một kiểu riêng Vì thế, hoạt động giáo dục lại phải được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với mức độ sai lầm khác nhau trong nhân cách

Trang 36

Từ những định nghĩa trên ta thấy giáo dục lại là một quá trình phức tạp đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của các nhà giáo dục Họ phải sử dụng rất nhiều biện pháp phòng ngừa, biện pháp hành chính Bởi vì, những con người mà

họ tiếp cận và làm việc là những người bị lỗi lầm về nhiều mặt

Cấu trúc của hoạt động giáo dục lại bao gồm hai yếu tố có quan hệ gắn

bó chặt chẽ với nhau Đó là hoạt động xoá bỏ cái cũ và hoạt động xây dựng cái mới Việc xây dựng những phẩm chất mới trong nhân cách đòi hỏi phải xoá bỏ những cái cũ, thì những phẩm chất nhân cách mới mới có thể hình thành Hai dạng hoạt động trên được phản ánh trong hai chữ gắn liền nhau đó là “cải” và

“tạo” Trong đó, “cải” làm thay đổi cái đang hiện có, còn “tạo” là làm ra, xây dựng cái mới Trong trường hợp nói đến những tác động nhằm hình thành và phát triển nhân cách thì “cải tạo” chính là công tác “giáo dục lại”

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều người chưa hiểu được một cách khoa học về “cải tạo” nên thường đánh đồng nó với những điều gì đó nặng nề, thậm chí còn có cả đánh đập, nhục hình

Quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm và xa lạ đối với quan điểm giáo dục lại của chúng ta; nó có ảnh hưởng không nhỏ đến một số nhà giáo dục, làm cho hoạt động của họ không đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu của công tác giáo dục Xã hội chủ nghĩa Vì vậy, “cải tạo” trong giáo dục là một hoạt động rất cần thiết và nhân đạo đối với sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, bản thân nó không hề chứa đựng một yếu tố nào xúc phạm đến nhân cách con người Chỉ có nhận thức và những hành động sai lầm mới gây

ra sự xúc phạm nhân cách

Như vậy, giáo dục lại với ý nghĩa đúng của nó là làm cho con người ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trước những yêu cầu của xã hội Giáo dục lại không thể tiến hành đúng đắn, nếu tách khỏi hệ thống giáo dục chung Nó bổ xung cho giáo dục, giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt của giáo dục là khắc

Trang 37

phục những hiện tượng khó dạy Giáo dục lại không được tiến hành bằng những biện pháp sư phạm biệt lập, bằng hệ thống những tác động giáo dục không đồng

bộ của xã hội, gia đình và tập thể trẻ Sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ góp phần ngăn ngừa xuất hiện hiện tượng trẻ em hư

Chúng ta cần nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa giáo dục và giáo dục lại Thật sai lầm khi nghĩ rằng giáo dục chuyên tạo ra cái mới còn giáo dục lại chuyên nhiệm vụ xoá bỏ cái cũ Thật ra, cả giáo dục và giáo dục lại đều bao hàm nhiệm vụ cải tạo cái cũ xây và xây dựng cái mới Tuy nhiên, công tác xoá bỏ cái cũ và xây dựng cái mới trong giáo dục lại được tiến hành theo những biện pháp đặc biệt hơn

Vì vậy, chúng ta thấy rằng: giáo dục lại đạt kết quả trong trường hợp, nếu công tác giáo dục lại có kế hoạch đúng đắn và dựa vào cơ sở khoa học

Hệ thống giáo dục lại phải bao gồm tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và hoạt động của trẻ, nhằm đảm bảo cho việc giáo dục lại có kết quả Hệ thống giáo dục lại đòi hỏi sự tác động qua lại của tất cả các mặt và các tổ chức, trong đó tác động ảnh hưởng chính đến trẻ là tập thể Song, việc giáo dục lại sẽ không thể tiến hành có hiệu quả nếu trẻ không khát khao trở nên tốt hơn, sự tự ý thức giáo dục của trẻ

Giáo dục lại theo quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa là giáo dục trong tổ chức hoạt động: tổ chức hoạt động của mỗi thành viên trong tập thể

và của tập thể, tổ chức việc thực hiện yêu cầu và hoài bão của con người Chúng ta không thể giáo dục được ý chí cộng sản, lòng dũng cảm cộng sản, tính mục đích cộng sản nếu không có những sự luyện tập đặc biệt trong tập thể Không phải phương pháp tác động tay đôi tay năm, không phải phương pháp ôn hoà và im lặng, không phải phương pháp phản kháng bình yên, mà là

tổ chức hoạt động giáo dục trong tập thể, tổ chức những yêu cầu đối với con

Trang 38

người, tổ chức những hoài bão hiện thực, sống động, có mục đích của con người cùng với tập thể Giáo dục trẻ là giáo dục trong hoạt động và bằng hoạt động; và theo Makarenko, điều đó có nghĩa là phải biết lựa chọn trong cuộc sống đa dạng của trẻ các sự kiện, các tình huống phù hợp với mục đích giáo dục và đưa trẻ vào các sự kiện, các tình huống như là nhiệm vụ mà cuộc sống

đề ra, tổ chức cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ đó Ông đã từng viết: “Các bạn

hãy thử đề ra một cách nghiêm túc, chân thành, nhiệt tình mục đích giáo dục con người dũng cảm Khi đó không nên hạn chế trong các cuộc nói chuyện mang tính chất cứu linh hồn Không nên đóng cửa sổ thông gió, bọc ấm đứa trẻ trong chăn và kể cho nó nghe những chiến công của Paparin Không thể giáo dục được con người dũng cảm nếu không đặt họ vào những điều kiện không thể thể hiện lòng dũng cảm; trong sự kiềm chế, trong lời nói thẳng thắn công khai, trong sự thiều thốn nào đó, trong sự nhẫn lại, trong sự can đảm.” [22 Tr 12]

Ở Việt Nam, quá trình giáo dục lại được tiến hành tại các Trường Giáo Dưỡng (TGD), dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Công an Loại hình TGD là một loại hình trường chuyên biệt, đối tượng giáo dục lại của TGD là những trẻ em có độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi, có những hành vi vi phạm pháp luật thường xuyên đã được gia đình và xã hội giáo dục những không thay đổi

Hiện nay, tại nước ta có 4 TGD bao gồm:

- Trường Giáo dưỡng số 2 thành lập ngày 2/6/1968 Hiện nay trường đóng tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình Trường có nhiệm vụ tiếp nhận những em học sinh từ khu vực miền Trung trở ra

- Trường Giáo dưỡng số 3 thành lập ngày 28/6/1977 Hiện nay trường đóng tại xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng Trường có nhiệm

vụ tiếp nhận, quản lý, giáo dục trẻ em phạm pháp của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Trang 39

- Trường Giáo dưỡng số 4 thành lập ngày 10/8/1977 Hiện nay trường đóng tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

- Trường Giáo dưỡng số 5 thành lập năm 1998 Hiện nay trường đóng tại xã Lương Hoà, huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Các TGD có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và giáo dục học sinh theo những điều luật dành riêng cho hệ thống TGD Tại đó, học sinh được chăm lo đầy đủ mọi mặt về đời sống, Nhà nước cấp cho học sinh theo những chế độ về

ăn uống, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, lao động, thăm gặp người thân theo quy định của pháp luật

Hoạt động của các TGD được tiến hành trên 4 mảng cơ bản: Giáo dục văn hoá; hướng nghiệp và dạy nghề; các hoạt động bổ trợ; hoạt động y

tế hậu cần

1.4.2 Đối tượng giáo dục lại

1.4.2.1 Biểu hiện của trẻ hư

Tìm hiểu trẻ phạm pháp, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số nội dung có liên quan đến trẻ hư:

- Thứ nhất: Trẻ hư có sự phát triển lệch lạc, mất cân đối, về mặt tâm lý

có những mặt cực lỳ đối lập Trẻ phát triển trí tuệ mà gần như không phát triển tình cảm (có những trường hợp ngược lại), không yêu lao động, nhưng lại đòi hỏi cao và muốn hưởng thụ Sự hiểu biết của trẻ thì có hạn mà những kinh nghiệm xấu trong cuộc sống hàng ngày thì rất phong phú và đa dạng Tất cả điều đó tạo nên cự căng thẳng nội tại và sự mâu thuẫn trong nguyện vọng, tình cảm, được thể hiện trong hành vi của trẻ

- Thứ hai: Trẻ quan hệ xung đột lâu dài với những người xung quanh Đồng thời hành vi của trẻ làm cho những người xung quanh rất công phẫn

Họ phản ứng gay gắt với hành động của trẻ, bằng hình phạt và thái độ bất bình với những hành động đó Ngược lại, trẻ cho điều đó là hành động thù địch, là sự xâm phạm đến độc lập, tự chủ và danh dự của nó

Trang 40

Thời gian đầu, thái độ xung khắc của trẻ sinh ra thông qua những ý nghĩ của chúng đối với cha mẹ hoặc các nhà giáo dục Sau đó, sự xung khắc

mở rộng và dần được hoàn chỉnh bằng quan hệ hư hỏng với đa số người lớn

và những trẻ cùng lứa tuổi

- Thứ ba: Trẻ sống ích kỉ Chúng đánh giá tất cả mọi việc theo quan điểm có lợi hay không có lợi cho chúng; chúng sẽ được hưởng gì nếu làm đúng yêu cầu của cha mẹ hay của thầy cô giáo Trẻ theo đuổi những thoả mãn thường có hại cho sức khoẻ như rượu, thuốc lá, đánh bạc, ở giai đoạn cao của

sự khó dạy là phạm pháp: ăn trộm, ăn cắp, thực hiện hành vi côn đồ

- Thứ tư: Hứng thú và xu hướng, tâm trạng và nguyện vọng của trẻ luôn thay đổi và rất không bền vững Việc thay đổi sự ham muốn là đặc điểm nói chung của trẻ, nhưng ở trẻ hư mức độ đó cao gấp 2-3 lần Chúng có thể có những nguyện vọng rất thô sơ như thích con tem, chiếc nhẫn, bao diêm, bóng đá ngoài ra trẻ không có nguyện vọng gì khác

- Thứ năm: Trẻ chống đối những tác động giáo dục Đặc biệt trẻ hư thường từ chối những yêu cầu của nhà giáo dục mà chúng không thích, tức là người vô tình hay hữu ý bộc lộ sự tức giận chúng, hậ thấp danh dự cá nhân của chúng Nếu trẻ bắt đầu đi vào con đường chống đối một cách có ý thức những ảnh hưởng giáo dục của các nhà giáo dục, thì điều đó chứng tỏ tính phức tap của sự khó dạy, đồng thời cũng thể hiện những thiếu sót nghiêm trọng của quá trình giáo dục

Vì vậy, theo Makarenko dấu hiệu chủ yếu để có thể xác định trẻ hư là tích cực chống lại giáo dục, bất bình đối với những tác động sư phạm

Trẻ hư thường vi phạm pháp luật, không thực hiện những quy tắc sơ đẳng về hạnh kiểm, thường xuyên mâu thuẫn với thầy cô giáo và bạn cùng lứa tuổi, lười học, thường xuyên không học bài, làm bài, ngại học, trốn học, nói dối với thầy cô và cha mẹ

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm, Hà Nhật Thăng. 1998. Lịch sử giáo dục học thế giới. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục học thế giới
Nhà XB: NXB Giáo dục
2. Phạm Minh Hạc. 1995. Giáo dục con người hôm nay và ngày mai. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục con người hôm nay và ngày mai
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Võ Thị Bích Hạnh. 2008. L.A Vận dụng lý luận giáo dục của Makarenko vào công tác giáo dục tại các trường giáo dưỡng. ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: L.A Vận dụng lý luận giáo dục của Makarenko vào công tác giáo dục tại các trường giáo dưỡng
4. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy. 1997. Giáo dục học đại cương tập 1,2. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương tập 1,2
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức. 2002. Giáo dục học đại cương tập 1,2. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương tập 1,2
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan. 1998. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhà XB: NXB ĐHQG
7. Đặng Thành Hưng. 2002. Dạy học hiện đại, NXB ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại
Nhà XB: NXB ĐHQG
8. Nguyễn Văn Lê. 1998. Giáo dục học đại cương. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Nhà XB: NXB Giáo dục
9. Phan Trọng Ngọ. 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Hà Thế Ngữ. 2001. Giáo dục học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB ĐHQG
11. Võ Quang Phúc. 1987. Từ bài ca sư phạm đến Xuân An. NXB TPHCM 12. Nguyễn Quang Uẩn. 2000. Tâm lý học đại cương. NXBĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ bài ca sư phạm đến Xuân An. "NXB TPHCM 12. Nguyễn Quang Uẩn. 2000. "Tâm lý học đại cương
Nhà XB: NXB TPHCM 12. Nguyễn Quang Uẩn. 2000. "Tâm lý học đại cương." NXBĐHQG
13. Phạm Viết Vượng. 2000. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: NXB ĐHQG
14. Trần Đức Xước. Th4- 1998. Di sản giáo dục của Makarenko. Tạp chí nghiên cứu Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản giáo dục của Makarenko
18. A.X.Makarenko. 1987. Bài ca sư phạm tập 1,2,3. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài ca sư phạm tập 1,2,3
Nhà XB: NXB Giáo dục
19. A.X.Makarenko. 1987. Những ngọn cờ trên tháp. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngọn cờ trên tháp
Nhà XB: NXB Giáo dục
20. A.X.Makarenko. 1989. Giáo dục người công dân. NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục người công dân
Nhà XB: NXB Thanh Niên
21. A.X.Makarenko. 1989. Giáo dục trong thực tiễn. NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục trong thực tiễn
Nhà XB: NXB Thanh Niên
22. A.X.Makarenko. 1987. Tuyển tập các tác phẩm sư phạm. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các tác phẩm sư phạm
Nhà XB: NXB Giáo dục
23. Ilinna. 1997. Giáo dục học tập 1,2. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập 1,2
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. Khoa lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2000. Lịch sử giáo dục học thế giới Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Trình độ học vấn của học sinh TGD số 2 - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 2.1 Trình độ học vấn của học sinh TGD số 2 (Trang 60)
Bảng 2.2: Tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh TGD số 2 - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 2.2 Tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh TGD số 2 (Trang 64)
Bảng 2.3: Hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2 - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 2.3 Hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2 (Trang 67)
Bảng 2. 5: Các biện pháp giáo dục được giáo viên sử dụng - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 2. 5: Các biện pháp giáo dục được giáo viên sử dụng (Trang 79)
Bảng 2.6: Sự tiếp cận  của các thầy, cô giáo TGD số 2 với quan điểm giáo - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 2.6 Sự tiếp cận của các thầy, cô giáo TGD số 2 với quan điểm giáo (Trang 81)
Bảng 2.7: Kết quả rèn luyện thi đua tháng 4 của học sinh TGD số 2 - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 2.7 Kết quả rèn luyện thi đua tháng 4 của học sinh TGD số 2 (Trang 84)
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ hợp lý của các biện pháp - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 3.1 Kết quả đánh giá mức độ hợp lý của các biện pháp (Trang 113)
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp (Trang 113)
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp (Trang 113)
Bảng 3.3: Kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 3.3 Kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp (Trang 114)
Bảng 3.3: Kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp - vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình
Bảng 3.3 Kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp (Trang 114)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w