Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy, nhìn chung công tác giáo dục hoà nhập xã hội cho trẻ vị thành niên trong trường giáo dưỡng đã đạt được một số thành tích nhất định.. Nếu nghiên c
Trang 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Công tác xã hội
Hà Nội, 2014
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong
luận văn là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Vệ
Trang 41
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC HÌNH 5
DANH MỤC BẢNG 5
LỜI CẢM ƠN 6
Phần 1 Mở đầu 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 11
2.1 Nghiên cứu nước ngoài 11
2.2 Nghiên cứu trong nước 12
3 Ý nghĩa nghiên cứu 16
3.1 Về mặt lý luận 17
3.2 Về mặt thực tiễn 17
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 17
4.1 Mục đích nghiên cứu: 17
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 17
5 Câu hỏi nghiên cứu 18
6 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 18
6.1 Đối tượng nghiên cứu: 18
6.2 Khách thể nghiên cứu 18
7 Phương pháp nghiên cứu 19
7.1 Phương pháp phỏng vấn sâu: 19
7.2 Phương pháp quan sát: 20
7.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 20
8 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 20
9 Cấu trúc luận văn 20
Trang 52
Phần 2: Kết quả nghiên cứu 22
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 22
1.1 Một số khái niệm có liên quan 22
1.1.1 Giáo dục, giáo dục hòa nhập 22
1.1.2 Vị thành niên 26 6 1.1.3 Vi phạm pháp luật 28
1.1.4 Vị thành niên vi phạm pháp luật 29
1.1.5 Trường giáo dưỡng 30
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 30
1.2.1 Thuyết nhu cầu của A Maslow 31
1.2.2 Thuyết thân chủ - trọng tâm 32
1.2.3 Thuyết nhận thức thành vi 33
1.2.4 Thuyết gán nhãn 35
1.3 Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của trẻ vị thành niên 36
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên 36
1.3.2 Các nhu cầu của trẻ vị thành niên 39 9 1.4 Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 422
1.4.1 Đối tượng quản lý của nhà trường 42
1.4.2.Về cơ sở vật chất 43
1.4.3 Về đội ngũ cán bộ, giáo viên 46
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH 46
2.1 Thời gian giáo dục 46
2.1.1 Định mức thời gian giáo dục 47
2.1.2 Người quyết định thời gian giáo dục 48
2.1.3 Can thiệp giảm thời gian giáo dục 49
2.2 Chương trình giáo dục và tổ chức thực hiện 51
2.2.1 Giáo dục đạo đức 51
2.2.2 Giáo dục pháp luật 55
Trang 63
2.2.3 Giáo dục kiến thức phổ thông 60
2.2.4 Giáo dục kỹ năng sống 64
2.2.5 Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề 68
2.2.6 Giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản 72
2.3 Phương pháp giáo dục 77
2.3.1 Phương pháp giáo dục trong các môn học 77
2.3.2 Phương pháp giáo dục ngoài các môn học 79
2.3.3 Hiệu quả của các hình thức giáo dục 85
CHƯƠNG 3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO TRẺ VTN VPPL Ở TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH 88
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng 88
3.1.1 Sự ảnh hưởng của nhà trường 88
3.1.2 Sự ảnh hưởng từ cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng 89
3.1.3 Sự ảnh hưởng từ gia đình có trẻ VTN VPPL 89
3.1.4 Sự ảnh hưởng từ xã hội, cộng đồng 91
3.1.5 Sự ảnh hưởng từ Nhân viên công tác xã hội 91
3.2 Các giải pháp can thiệp 92
3.2.1 Giải pháp đối với Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 92
3.2.2 Giải pháp đối với gia đình có trẻ VTN VPPL 94
3.2.4 Giải pháp đối với xã hội, cộng đồng 95
3.2.5 Giải pháp đối với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng 96
Phần 3 Kết luận 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 104
Trang 96
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này , em đã nhâ ̣n được sự hướng dẫn , giúp đỡ quý báu của các thầy cô , các anh chị và các bạn Với lòng kính tro ̣ng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Ban chủ nhiệm khoa và các thầy/cô giáo trong Khoa Xã hội học - Trường
Đa ̣i học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã ta ̣o mo ̣i điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi giúp đỡ em trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Quyết đã hết lòng hướng dẫn, đô ̣ng viên và ta ̣o mo ̣i điều kiê ̣n cho em trong suốt th ời gian làm và hoàn thành luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p này
Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Tổng cục VIII (Bộ Công an), cục C82, C90; thầy Trần Bá Luấn – Hiệu trưởng, cùng tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh Trường Giáo dưỡng số 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được nghiên cứu tại Trường
Xin chân thành cảm ơn bố , mẹ, vợ, anh, chị, em đã luôn ở bên ca ̣nh đô ̣ng viên và giúp đỡ con học tập và hoàn thành luâ ̣n văn này
Do kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Văn Vệ
Trang 107
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này hướng tới tìm hiểu quá trình giáo dục hoà nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại trường giáo dưỡng Thông qua việc tìm hiểu về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất, sự phối hợp trong giáo dục giữa Trường giáo dưỡng – gia đình và xã hội
Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Trường giáo dưỡng có cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ đáp ứng được cơ bản nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của học sinh Với việc sống tập thể, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật học được tính gọn gàng, ngăn nắp, kiên nhẫn, nhường nhịn lẫn nhau (2) Trường giáo dưỡng trang bị cho học sinh các kiến thức về văn hoá, giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp dạy nghề Điều đó đã giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong hoà nhập cộng đồng (3) Phương pháp giáo dục trong trường giáo dưỡng rất đa dạng, phù hợp với từng nội dung giáo dục Tuy nhiên, còn nặng tính mệnh lệnh Điều này ảnh hưởng không tốt đối với sự hoà nhập xã hội của trẻ (4) Trường giáo dưỡng thiếu cán bộ được đào tạo chuyên sâu về Công tác xã hội, vì vậy công tác giáo dục hoà nhập, trợ giúp cho trẻ còn nhiều hạn chế (5) Sự phối hợp giữa trường giáo dưỡng – gia đình – xã hội chưa thật sự tốt, điều này đã tạo nên những khó khăn nhất định cho trẻ tái hoà nhập xã hội, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tái phạm của nhiều em sau khi rời trường giáo dưỡng
Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy, nhìn chung công tác giáo dục hoà nhập xã hội cho trẻ vị thành niên trong trường giáo dưỡng đã đạt được một
số thành tích nhất định Bên cạnh đó, một số hạn chế vẫn tồn tại chính là nguyên nhân dẫn đến sự tái phạm của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
Trang 118
Phần 1 Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình,
là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, trẻ em ngày càng được Đảng, Nhà nước, xã hội và gia đình quan tâm, chăm sóc tốt hơn, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các em phát triển và phát huy vai trò của những chủ nhân tương lai
Trên thực tế, phần lớn các em đáp ứng được sự mong mỏi của gia đình và
xã hội, sống có lý tưởng, không ngừng tu dưỡng về đạo đức, nỗ lực học tập, tiếp thu kiến thức nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, do đặc điểm phát triển về tâm, sinh lý của lứa tuổi này là nhân cách chưa hoàn chỉnh, nông nổi, dễ bị kích động, khó kiềm chế và đặc biệt là hiểu biết về pháp luật chưa sâu sắc, chưa toàn diện nên một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên ở độ tuổi chưa thành niên sống buông thả, đua đòi hoặc vì những lý do khác mà dẫn đến thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí có nhiều trường hợp đã có hành vi phạm các tội phạm hình sự - đã và đang là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội
Trong thời gian qua, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá với các vi phạm pháp luật mang tính tập thể, quy mô ngày càng lớn; tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng; điều đáng lo ngại hơn là trẻ vị thành niên trong thời gian gần đây lại phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết người, hiếp dâm, buôn bán ma tuý, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… ngày càng có xu hướng tăng lên; theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm giết người ngày càng tăng lên, nguy hiểm và đáng báo động là trong thời
Trang 129
gian gần đây nhiều đối tượng thực hiện tội phạm giết người lại rơi vào một số bị can, bị cáo có tuổi đời còn rất trẻ và số lượng này không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây; phải chăng đó chính là những dấu hiệu đã đến lúc phải báo động về việc giá trị đạo đức của một bộ phận trẻ vị thành niên đã bị xuống cấp nghiêm trọng
Theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2001 có 11.376 người chưa thành niên
vi phạm pháp luật, trong đó 48,99% là trộm cắp, 4,29% là tội cướp, 0,76% giết người, 11,4% là cố ý gây thương tích,… nhưng đến năm 2008, số người chưa thành niên vi phạm pháp luật đã tăng lên thành 17.138 em, trong đó chiếm đa số vẫn là tội trộm cắp (chiếm 41,37%), 1,52% là giết người, cướp và cướp giất
chiếm 9,58%,… (Chỉ tiêu trẻ em Việt Nam, 2008-2009) Tại Hà Nội, theo thống
kê của cơ quan chức năng, từ năm 2008 - 2011 đã xử lý 968 đối tượng trong lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường vi phạm pháp luật hình sự
Số liệu trên đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, chỉ là những con số được thống kê chưa thật sự đầy đủ trong tổng số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Vậy, chúng ta cần phải làm thế nào để giáo dục những em đã lỡ bước chân vào con đường tội phạm, đưa các em trở về cuộc sống bình thường để sau này các em có thể trở thành một công dân tốt, giúp ích cho xã hội? Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã lập ra các Trường giáo dưỡng nhằm giáo dục và cải tạo những trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
Các trường giáo dưỡng có vai trò quan trọng như vậy, nhưng liệu cách giáo dục của các trường đó đã phù hợp chưa? Các chế độ, chính sách liên quan đến quá trình giáo dưỡng của trẻ vị thành niên có hạn chế hay không? Phương pháp giáo dục trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở các trường giáo dưỡng có ưu điểm, hạn chế gì? Hình thức giáo dục như thế nào thì phát huy tốt năng lực của
Trang 1310
trẻ, sự quyết tâm rèn luyện của trẻ và giúp trẻ nhanh chóng trở lại cộng đồng? Công tác xã hội trợ giúp cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở các Trường giáo dưỡng bằng cách nào? Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội là gì?
Mặt khác, hiện nay có nhiều nghiên cứu về trẻ em vi phạm pháp luật nhưng lại rất thiếu những nghiên cứu về quản lý trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở các trường giáo dưỡng Nếu nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần bổ sung thêm phát hiện vấn đề còn tồn tại trong cách thức giáo dục trẻ ở các trường giáo dưỡng
Nếu nghiên cứu về quản lý trẻ ở trường giáo dưỡng sẽ góp phần bổ sung thêm các học liệu cho sinh viên ngành Công tác xã hội trong việc tiếp cận, trợ giúp cho trẻ vi phạm pháp luật ở các trường giáo dưỡng, thúc đẩy quá trình thay đổi nhận thức, hành vi và tái hòa nhập cộng đồng
Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt động
giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình”
Trong những năm gần đây, hiện tượng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
là một trong những hiện tượng xã hội rất “nóng”, được dư luận xã hội quan tâm
và trở thành chủ đề nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận: luật học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học bởi tính chất nghiêm trọng của hiện tượng cũng như mức
độ nguy hại của hiện tượng đối với bản thân trẻ, gia đình và xã hội
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn chuyên ngành Công tác xã hội, em xin phép được tập trung nghiên cứu “Hoạt động giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh
Bình” dưới góc độ tiếp cận Công tác xã hội, từ đó thấy được thực trạng của cách
giáo dục đang áp dụng ở Trường giáo dưỡng; ưu điểm và hạn chế của cách giáo
Trang 1411
dục này để đưa ra các giải pháp cũng như thấy được vai trò của Công tác xã hội
và Nhân viên Công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ vị thành niên vi phạm pháp
luật tu dưỡng rèn luyện và nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu nước ngoài
Vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật đã được nhiều tác giả quan tâm Có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những đặc trưng tâm lý, nhân cách của trẻ, những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật và các giải pháp hạn chế tình trạng trẻ em VPPL
A.I Dongova (nhà tâm lý học tội phạm người Nga) đã có công trình nghiên cứu và đưa ra nhận định của mình về trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật, cụ thể là: những người chưa thành niên phạm tội thường có tính phô trương, khoe khoang, trưng bày phẩm chất tiêu cực thiếu lành mạnh của mình, làm ra vẻ anh hùng rơm… Chúng thường thỏa hiệp với những nét tính cách của mình như: Sống không có lý tưởng, hoài bão, dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những người khác, thiếu tính điềm đạm, bình tĩnh mà chỉ quen ăn chơi, đàng điếm, lười biếng, nghiện Đặc biệt ở giai đoạn này trẻ thay đổi mối quan hệ gia đình và xã hội, giành nhiều thời gian hơn cho bạn bè Thời kỳ này, trẻ rất sợ bị bỏ rơi, tẩy chay, loại khỏi nhóm bạn, và đặc biệt hơn, trẻ mong muốn được vào nhóm để thể hiện tính cách và đóng góp vào lợi ích chung của nhóm
Theo các nhà tâm lý tội phạm Nga, ở người chưa thành niên phạm tội cũng như những người chưa thành niên bình thường thì các quan điểm pháp luật, nhận thức pháp luật không được hình thành hoặc bị lệch lạc Điều này tạo khả năng phát sinh hành vi không phù hợp với các qui định của pháp luật
Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát
Trang 1512
triển nhân cách của người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên
có hành vi phạm tội nói riêng Qua các nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn người chưa thành niên đến việc thực hiện những hành vi phạm tội Đó
là nguyên nhân từ phía gia đình và nhóm bạn bè vẫn được xem là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với hành vi phạm tội của người chưa thành niên Tiêu biểu cho quan điểm này phải kể đến các tác giả như V.M Koromosikov, Margot Prior (2000), Rutter Giller (1983) và Sarnecki (1985)
Năm 1996, David P.Farrington đã tiến hành điều tra, nghiên cứu và cho rằng: tâm lý hiếu động và hay bốc đồng là những yếu tố quan trọng nhất có thể phán đoán về khả năng của trẻ sau này Qua quá trình điều tra ở Thụy Điển, ông cho thấy: các em học sinh bị giáo viên nhận xét là hiếu động ở độ tuổi 13 thì thường phạm các tội có sử dụng bạo lực cho đến độ tuổi 26 Ngoài ra, David P.Farrington còn có cuộc điều tra nghiên cứu về trí tuệ của trẻ vị thành niên phạm tội Cuộc điều tra ở Thụy Điển cho thấy, trẻ được kiểm tra nếu thiểu năng trí tuệ lúc 3 tuổi thì sẽ có nguy cơ phạm tội cao cho tới độ tuổi 30 Nghiên cứu ở Cambridge cho thấy trẻ có điểm IQ nhỏ hơn 90 trong độ tuổi từ 8-10 tuổi có tỷ lệ phạm tội cao gấp đôi các em khác
Tóm lại: Các nghiên cứu nước ngoài về trẻ vị thành niên vi phạm pháp
luật tương đối nhiều Các tác giả tập trung nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ cũng như các đặc điểm tâm lý, hành vi, tính cách của trẻ VTN VPPL còn các nghiên cứu về giáo dục hòa nhập cho trẻ VTN VPPL trong trường giáo dưỡng thì rất hạn chế
2.2 Nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, rất nhiều các nhà nghiên cứu đã khai thác đề tài về trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Năm 1981, tác giả Phạm Minh Đức đã có công
Trang 1613
trình nghiên cứu được tiến hành với 265 học sinh vi phạm pháp luật có độ tuổi từ
10 đến 17 tuổi Ở nghiên cứu này, tác giả Phạm Minh Đức cho rằng: các em học sinh phạm pháp nói chung phát triển bình thường về mặt trí tuệ nhưng do động
cơ học tập bị suy thoái, nhu cầu nhận thức thấp, nhu cầu tầm thường khác cao nên dẫn đến hành vi phạm tội của các em Từ kết luận đó của tác giả Phạm Minh Đức, chúng ta có thể đưa ra bài học kinh nghiệm: Muốn giáo dục hoà nhập xã hội cho trẻ VTN VPPL được tốt thì Trường giáo dưỡng cần khơi dậy động cơ về học tập, rèn luyện của các em Ngoài ra, các thầy cô trong trường giáo dưỡng cần quan tâm hơn đến các nhu cầu của các em, từ đó khơi dậy niềm ý chí rèn luyện của các em qua các nhu cầu chính đáng và can thiệp để hạn chế các nhu cầu tầm thường sẽ giúp các em dễ dàng hoà nhập xã hội
Năm 1993, Tác giả Nguyễn Xuân Thủy cũng có công trình nghiên cứu về trẻ em vi phạm pháp luật, nhưng ông khai thác ở góc độ tâm lý Ông cho rằng: người chưa thành niên phạm tội về cơ bản cũng có những đặc điểm tâm lý như những trẻ em bình thường khác cùng lứa tuổi Song, do tiếp xúc thường xuyên với những điều kiện tiêu cực và trong quá trình phạm tội mà nhân cách của các
em bị giảm sút nghiêm trọng Như vậy, ông đã chỉ ra nguyên nhân trẻ vi phạm pháp luật ở đây là do môi trường sống và sự tập nhiễm xã hội của trẻ Điều này giúp chúng ta rút ra kết luận rằng: Muốn giáo dục hoà nhập xã hội tốt cho trẻ, trường giáo dưỡng cần phải tạo ra một môi trường giáo dục tốt, các thầy cô giáo phải là những tấm gương sáng để các em noi theo
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Xuân Thủy cũng chỉ ra rằng: Ở phần lớn các thiếu niên phạm pháp, phẩm chất tiêu cực chiếm ưu thế trong cấu trúc nhân cách, đó là: thiếu quyết tâm, vô trách nhiệm, hay bắt chước một cách mù quáng, thô lỗ, gây gổ Với nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Xuân Thuỷ đánh giá trẻ VTN
Trang 1714
VPPL có rất nhiều nguyên nhân từ chính bản thân các em Vì vậy, chúng ta có thể rút ra bài học về việc giáo dục hoà nhập cộng đồng cho trẻ trong trường giáo dưỡng cần trú trọng hơn vào việc giáo dục nhận thức, suy nghĩ và khơi dậy lòng quyết tâm trong mỗi học sinh
Trong luận án Tiến sỹ “Tội phạm ở tuổi vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay”, tác giả Phạm Đình Chi đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình phạm tội của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Theo tác giả: Số lượng trẻ vị thành niên càng ngày càng tăng cao và gia đình luôn có một vai trò
to lớn trong việc giáo dục con em mình hoàn thiện nhân cách Trẻ vị thành niên
vi phạm pháp luật là do ảnh hưởng rất lớn từ nền giáo dục của gia đình Từ kết quả nghiên cứu đó của tác giả Phạm Đình Chi, chúng ta có thể thấy vai trò to lớn của gia đình trong việc giáo dục hoà nhập xã hội cho trẻ VTN VPPL
Tác giả Nguyễn Duy Xi là một nhà tâm lý học và trực tiếp làm công tác quản lý tại trại giam của Bộ Công An, tác giả đã có công trình nghiên cứu và đưa
ra một số nhận về đặc điểm tâm lý của trẻ em làm trái pháp luật ở những điểm cơ bản như sau:
- Về trí tuệ, ở trẻ làm trái pháp luật có sự phát triển chậm, tư duy trừu tượng kém hơn trẻ bình thường, không biết phân tích đánh giá đúng một số hiện tượng mà nặng về tư duy cụ thể thực dụng và rất khéo léo “mưu trí” trong thực hiện hành vi trái pháp luật như kỹ xảo ăn cắp, móc túi, che dấu, đối phó với sự theo dõi phát hiện của nhà chức trách”
- Về hứng thú, ham muốn của các em thường nặng về vật chất tầm thường, thấp hèn, thậm chí kỳ quặc Các em không còn hứng thú học tập, hiểu biết như trẻ bình thường, thích đua đòi, ăn chơi như người lớn (có 82% nghiện thuốc lá, 70% uống bia rượu, 72% nghiện cafe, chè
Trang 1815
- Về tình cảm, thiếu bền vững, thay đổi dễ dàng, nhanh chóng, nhưng lại mạnh mẽ Tình cảm có tính rung động cao, dễ bị kích động, bồng bột, sôi nổi là đặc trưng cơ bản của tình cảm ở trẻ em làm trái pháp luật
- Về tính cách, nét tính cách đặc trưng là các em muốn vươn lên làm người lớn, muốn hoạt động để thử sức và có xu hướng bắt chước cái xấu của người lớn
Có tính độc lập và tự trọng cao, nên nếu bị chửi rủa, đánh mắng, xúc phạm thì các em thường có phản ứng quyết liệt, chống trả lại hoặc nảy sinh tiêu cực bỏ nhà đi lang thang, tỏ ra bất cần đời Từ kết quả này, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm: Muốn giáo dục hoà nhập xã hội tốt cho trẻ VTN VPPL, trường giáo dưỡng cần xây dựng một môi trường sống thân thiện, không xúc phạm tới các em để các em không có những phản ứng quyết liệt, không tỏ ra bất cần đời
Luận văn thạc sĩ khoa học Xã hội học: “Ảnh hưởng của giáo dục gia đình tới hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên hiện nay” (2007) (nghiên cứu trường hợp tại Trường giáo dưỡng số 02 Ninh Bình của tác giả Cù Thị Thanh Thuỷ đã chỉ ra “Vấn đề tái hoà nhập cộng đồng của học sinh trường Giáo dưỡng nói chung và những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng là một khâu hết sức quan trọng trong toàn bộ các mặt hoạt động giáo dục của trường giáo dưỡng Những con người trẻ tuổi đã một thời lầm lỡ không thể tránh khỏi những mặc cảm, tự ti trước cuộc đời Mặc dù thời gian đưa vào trường giáo dưỡng không bị coi là án tích nhưng các em vẫn gặp những khó khăn khi hết thời hạn ở trường và về với cộng đồng xã hội” [17, 85] Tác giả Cù Thị Thanh Thuỷ cũng chỉ rõ rằng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo thì các em đã có những tiến bộ rõ rệt: 29,41% muốn tiếp tục đi học văn hoá, 35,29% muốn đi học nghề, 25,47% muốn có một việc gì để làm, 8,8% chưa biết phải làm gì
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Linh trong luận văn Thạc sỹ Xã hội học: “Thực
Trang 1916
trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình” đã chỉ ra rằng: công tác giáo dục đạo đức, pháp luật, dạy văn hoá song song với việc dạy nghề được lãnh đạo và cán bộ trường giáo dưỡng số 2 rất coi trọng “Từng cán
bộ như là người cha, người mẹ chia sẻ, động viên kịp thời để các em tin tưởng vào quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện tại trung tâm sớm được trở về với gia đình và cộng đồng” Như vậy, luận văn này đã đánh giá cao vai trò của Trường giáo dưỡng trong việc giáo dục tái hoà nhập cho trẻ VTN VPPL
Tóm lại: Vấn đề trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là một đề tài đã được
rất nhiều các nhà nghiên cứu khai thác Tuy nhiên, các đề tài chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến hành động vi phạm pháp luật của trẻ, các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của trẻ như: gia đình, đặc điểm tâm sinh lý, cha mẹ, bạn bè, nhà trường và các yếu tố khác Hoặc có nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ hành vi lệch chuẩn và mối quan hệ giữa trẻ vi phạm pháp luật và môi trường xã hội Tuy vậy, các nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho trẻ trong các trường giáo dưỡng lại rất hạn chế
3 Ý nghĩa nghiên cứu
Các nghiên cứu trong nước và thế giới đã khai thác khá nhiều dưới góc độ nguyên nhân, môi trường và hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên Tuy nhiên các nghiên cứu về cách giáo dục trẻ vị thành niên trong các trường giáo dưỡng thì còn thiếu Theo quy định, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở một chừng mực nhất định thì bắt buộc phải đưa vào trường giáo dưỡng để quản lý và giáo dục Vì vậy, giáo dục trẻ ở các trường giáo dưỡng là rất quan trọng đối với việc rèn luyện và tái hòa nhập cộng đồng của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Đặc biệt, cách giáo dục đó được tiếp cận dưới góc độ của Công tác xã hội đã phù hợp chưa? Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết và có ý
Trang 2017
nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn
3.1 Về mặt lý luận
Luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về trẻ vị thành niên
vi phạm pháp luật Đặc biệt, luận văn nghiên cứu sâu vào cơ sở giáo dưỡng số 2 Ninh Bình và cách thức giáo dục hòa nhập trẻ vi phạm pháp luật trong cơ sở đó
để làm căn cứ lý luận hoàn thiện giáo dục hòa nhập ở Trường giáo dưỡng phù hợp hơn, hiệu quả hơn
3.2 Về mặt thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở thực tiễn về cách thức quản lý, giáo dục hòa nhập cho trẻ ở Trường giáo dưỡng, giúp cho các quản giáo định hướng tốt hơn cho hành vi của trẻ vi phạm pháp luật đồng thời luận văn cũng chỉ
rõ được vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong quá trình trợ giúp cho thân chủ là trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trong các trường giáo dưỡng
- Luận văn cũng góp phần bổ sung nguồn học liệu, làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành công tác xã hội về những vấn đề có liên quan đến trẻ em vi phạm pháp luật nói chung và trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình nói riêng
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình và những yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2
Trang 2118
Ninh Bình
- Tìm hiểu những hoạt động giáo dục mà Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đã thực hiện nhằm trợ giúp hòa nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
- Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trong các trường giáo dưỡng
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đã có nội dung, phương pháp giáo dục
như thế nào để giúp cho trẻ tái hòa nhập xã hội?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vi phạm pháp luật tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vi phạm pháp luật tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình?
6 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
Trang 2219
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp phỏng vấn sâu:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 20 người, trong đó có: 12 phỏng vấn sâu đối với trẻ vị thành niên và 08 phỏng vấn sâu đối với cán bộ, giáo viên tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình:
Bảng 1 Cơ cấu chọn mẫu
Nhóm đối tượng Số lượng Mục đích thu thập thông tin
hội của Trường giáo dưỡng đối với nữ học sinh
hội của Trường giáo dưỡng đối với nam học sinh
Cán bộ hành chính
(giám thị, quản lý,
nhiệm)
hội của Trường giáo dưỡng ngoài giờ học
Giáo viên (giáo
dục công dân,
toán, văn, kỹ năng
sống, dạy nghề)
hội của Trường giáo dưỡng trong giờ học
- 08 phỏng vấn sâu với cán bộ/giáo viên đang công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
Trang 237.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu, đọc sách tham khảo, báo cáo của Trường để làm cơ sở lý luận, thực tiễn
- Nghiên cứu một số văn bản, chính sách liên quan đến đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu bản tự thuật của các em để bổ sung, đối chiếu những thông tin cho đề tài
8 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi không gian: Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
- Phạm vi thời gian: Tháng 6/2013 – Tháng 05/2014
9 Cấu trúc luận văn
Luận văn có kết cấu 3 phần:
Phần 1 Mở đầu: Giới thiệu khái quát các vấn đề làm cơ sở để thực hiện
đề tài
Phần 2 Kết quả nghiên cứu: gồm có 3 chương:
Chương 1 Tập trung làm rõ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Chương 2 Tập trung nghiên cứu thực trạng về giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở Trường giáo dưỡng số 2 Ninh bình
Trang 2421
Chương 3 Tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
Phần 3 Kết luận: Trình bày các kết luận và khuyến nghị được đúc rút từ
nghiên cứu
Trang 2522
Phần 2: Kết quả nghiên cứu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Một số khái niệm có liên quan
1.1.1 Giáo dục, giáo dục hòa nhập
1.1.1.1 Giáo dục
Giáo dục là một khái niệm đa nghĩa, khi phân tích giáo dục với tư cách là
một hiện tượng xã hội, ta thấy: Giáo dục là hiện tượng văn minh chỉ có ở xã hội
loài người, về bản chất đó là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử
xã hội của các thế hệ con người
Khi xem xét giáo dục dưới góc độ một hoạt động, ta thấy giáo dục có hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp
- Với nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách toàn diện (trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, kỹ năng lao động )
Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng được thực hiện trong nhà trường còn gọi là quá trình sư phạm tổng thể, bao gồm hai quá trình bộ phận, đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp)
- Với nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, thái độ và hành vi ứng xử với cộng đồng xã hội
Khái niệm giáo dục nghĩa hẹp đề cập tới quá trình giáo dục các phẩm chất đạo đức, hành vi, lối sống cho học sinh, ta vẫn quen gọi là “hạnh kiểm” [20,tr.22]
Tóm lại: Hoạt động giáo dục được thực hiện bởi nhà giáo dục lên đối
tượng giáo dục bằng các phương pháp cụ thể nhằm giúp đối tượng giáo dục hình thành nhân cách, hành vi, thói quen, lý tưởng, động cơ, tình cảm và phát triển trí tuệ
Trang 2623
1.1.1.2 Giáo dục hoà nhập
“Giáo dục hoà nhập” là một thuật ngữ khá mới mẻ và ngày càng được nhiều người biết đến Tuy nhiên khái niệm về Giáo dục hoà nhập thì chưa được thống nhất giữa các tài liệu
Theo Tony Booth và Mel Ainsow, khi bàn đến giáo dục hoà nhập thường
đề cập đến trẻ khuyết tật hay trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt Còn tác giả Irine Lopez, Trường Đại học Gotenborgs Thuỵ Điển, nhìn nhận giáo dục hoà nhập theo tiến trình lịch sử phát triển của giáo dục và không chỉ dành riêng cho đối tượng trẻ khuyết tật [7]
Giáo dục hoà nhập là "Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội” [9,tr.3]
“Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục đáp ứng nhu cầu giáo dục cá nhân cho mọi trẻ em trong giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, điều kiện kinh tế, thành phần xã hội, hoàn cảnh sống và điều kiện học tập” [23, tr.3] Đây là cách hiểu về giáo dục hòa nhập mang tính chính thống theo văn bản nhà nước Tuy nhiên, cách hiểu này chỉ gói gọn trong phạm vi: Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục đáp ứng nhu cầu
cá nhân cho mọi trẻ em trong giáo dục phổ thông
Hầu hết các tài liệu hiện có khi trình bày về Giáo dục hoà nhập thường gắn với các hoạt động cho Người khuyết tật, trong đó nhấn mạnh đến việc đưa học sinh khuyết tật vào học cùng trường với học sinh không khuyết tật, để các em được học chung một chương trình, được giao tiếp, hoà đồng với các bạn nhằm giảm sự mặc cảm cho học sinh khuyết tật, giảm sự kỳ thị từ phía học sinh khuyết
Trang 2724
tật và giúp các em khuyết tật hoà nhập xã hội được tốt hơn
Vì các tài liệu đề cập đến khái niệm giáo dục hoà nhập chỉ dừng lại ở khía cạnh liên quan đến người khuyết tật, nên chúng ta sẽ phát triển khái niệm như sau:
Giáo dục hoà nhập dưới góc độ Công tác xã hội bao gồm các nội dung: + Đối tượng giáo dục hoà nhập trong Công tác xã hội là các nhóm đối tượng yếu thế như: Người khuyết tật, người vi phạm pháp luật, trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi, người hoạt động mại dâm, người nghiện ma tuý, người bị buôn bán
+ Nhà giáo dục hoà nhập trong Công tác xã hội có thể là Nhân viên Công tác xã hội hoặc có thể là những người làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội, trực tiếp tương tác với các đối tượng yếu thế
+ Phương pháp giáo dục hoà nhập trong công tác xã hội là cách thức nhà giáo dục hoà nhập tác động lên thân chủ Các cách thức đó phải đảm bảo các nguyên tắc trong Công tác xã hội, đảm bảo quy điều đạo đức của Nhân viên Công tác xã hội và vì lợi ích tốt nhất cho thân chủ
+ Nội dung giáo dục hoà nhập trong Công tác xã hội là: Các kiến thức, kỹ năng mà nhà giáo dục muốn cung cấp cho thân chủ
+ Mục đích giáo dục hoà nhập dưới góc độ Công tác xã hội nhằm hình thành nhân cách, hành vi, thói quen, lý tưởng, động cơ, tình cảm và phát triển trí tuệ cho thân chủ một cách tốt nhất, đảm bảo họ dễ dàng trong việc hoà nhập cộng đồng , tự vươn lên giải quyết vấn đề và phát triển cuộc sống
Trong khuôn khổ của luận văn này, giáo dục hoà nhập được nghiên cứu ở các góc độ sau:
+ Đối tượng giáo dục hoà nhập: Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trong
Trang 2825
trường giáo dưỡng
+ Nhà giáo dục hoà nhập: Cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng
+ Phương pháp giáo dục hoà nhập: Cách thức mà cán bộ, giáo viên trong trường giáo dưỡng tác động đến học sinh của mình như trò chuyện, nhắc nhở, khích lệ, động viên, kỷ luật, tổ chức vui chơi, phối hợp hoạt động Các phươg pháp này sẽ được đánh giá ở mức độ tác động đến khả năng tái hoà nhập xã hội của trẻ
+ Thời gian giáo dục hoà nhập là khoảng thời gian giáo dục bắt buộc tại trường giáo dưỡng đối với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Luận văn sẽ đánh giá tác động của khoảng thời gian này đối với khả năng tái hoà nhập xã hội của trẻ VTN vi phạm pháp luật
+ Nội dung giáo dục hoà nhập bao gồm: Giáo dục học văn hoá, dạy nghề, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức Các nội dung đó được xem xét dưới góc độ tái hoà nhập xã hội của trẻ
+ Mục đích giáo dục hoà nhập: Giúp trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
có khả năng hoà nhập với mọi người, sau khi rời trường giáo dưỡng các em sẽ có mối quan hệ tốt với mọi người, kiếm được việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống và không tái phạm
Từ những phân tích trên, tác giả xin được đưa ra khái niệm như sau: Giáo dục hoà nhập là quá trình tác động của nhà giáo dục lên đối tượng
giáo dục bằng những phương pháp cụ thể trong một thời gian nhất định nhằm giúp cho đối tượng giáo dục hình thành nhân cách, hành vi, thói quen, lý tưởng, động cơ, tình cảm, phát triển trí tuệ Sau khi giáo dục, đối tượng dễ dàng hoà nhập với mọi người, có mối quan hệ tốt với mọi người đồng thời tự tổ chức và phát triển cuộc sống cá nhân phù hợp với sự phát triển chung của xã hội
Trang 2926
1.1.2 Vị thành niên
Căn cứ vào độ tuổi để chúng ta phân chia các giai đoạn phát triển của con người, trong đó có tuổi vị thành niên Ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa, mỗi lĩnh
vực của xã hội lại có cách tiếp cận khác nhau về trẻ vị thành niên, cụ thể như sau:
1.1.2.1 Một số khái niệm trên thế giới
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), VTN là một giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời từng cá nhân, đó là giai đoạn mà:
+ Sự phát triển cá nhân kể từ khi những đặc tính giới bắt đầu xuất hiện cho đến khi những đặc tính đó hoàn toàn hoàn chỉnh
+ Sự phát triển tâm lý và những đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành
+ Sự chuyển tiếp từ giai đoạn phụ thuộc đến giai đoan hoàn toàn độc lập
về kinh tế và xã hội
Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, VTN là những người trong độ tuổi từ 10 đến 19 (WHO, 1975 Trích theo Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình) [1, tr.35]
Ở Mỹ và một số nước Tây Âu, thuật ngữ VTN trong tâm lý học dùng để chỉ trẻ em ở giai đoạn lứa tuổi từ 11, 12 tuổi đến khoảng 20 tuổi (Diane Papalia, LauraE Berk ) [8, tr.47]
1.1.2.2 Theo pháp luật Việt Nam
Trên thực tế, thuật ngữ “người chưa thành niên” và thuật ngữ “vị thành niên” có sự khác biệt: Người chưa thành niên là người chưa đủ tuổi thành niên,
mà theo Pháp luật Việt Nam thì 18 tuổi mới là tuổi thành niên Vậy, theo quan niệm này thì người chưa thành niên bao gồm những người từ sơ sinh đến dưới 18 tuổi Vì thế, người chưa thành niên sẽ gồm hai nhóm là: nhóm trẻ em và nhóm vị
Trang 30Bộ Luật Hình sự thì lại dùng khái niệm người chưa thành niên và được hiểu là người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi
Điều 119 của Bộ Luật Lao động: “Người lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”
Điều 20 của Bộ Luật Dân sự: “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên”
Điều 58 Bộ Luật Hình sự quy định về người chưa thành niên phạm tội:
“1 Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiệm trọng do cố ý
2 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” Các nhà tâm lý ở Việt Nam thường quan niệm tuổi VTN là giai đoạn tuổi
từ 12 đến 17 tuổi nhưng các nhà y học lại gọi VTN là trẻ em từ 10, 11 tuổi đến
19 tuổi
Như vậy, khi nói đến trẻ VTN, ở những nước khác nhau hay các lĩnh vực khoa học khác nhau, đôi khi chúng ta đã nói đến những đối tuượng hoàn toàn khác nhau Hơn nữa, ngay trong giai đoạn VTN thì trẻ lứa tuổi 11, 12 tuổi lại có những đặc điểm tâm sinh lý khác hẳn tâm sinh lý của trẻ tuổi 17, 18 tuổi [8]
Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng phần lớn các nhà quản lý và các
Trang 31có khả năng gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội theo những tình huống pháp luật
dự liệu trước [19, tr.58 - 470]
- Hai là: Hành vi nguy hiểm phải xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Những gì pháp luật không cấm, không bảo vệ thì dù có xâm hại cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.[19, tr.58 - 470]
- Ba là: Hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện Năng lực trách nhiệm pháp lý được xác định trên cơ sở các yếu tố như: độ tuổi, năng lực nhận thức của chủ thể thực hiện hành vi Những người dưới sáu tuổi được coi là chưa có năng lực nhận thức và điều khiển hành
vi và những người mắc bệnh tâm thần bị coi là mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi Vì vậy, hành vi của chủ thể thực hiện trong khi không nhận thức
và điều khiển được hành vi thì không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật [19, tr.58 - 470]
- Bốn là: Hành vi mà chủ thể thực hiện phải chứa đựng yếu tố lỗi Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý của chủ thể, phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật mà mình thực hiện và hậu quả do hành vi đó gây
Trang 3229
ra Một hành vi thỏa mãn đầy đủ ba dấu hiện trên những nếu không có lỗi cũng
sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật [19, tr.58 - 470]
Từ phân tích ở trên, chúng ta có thể kết luận: Vi phạm pháp luật được hiểu
là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Trong bộ luật của mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở Băng-La-Đét
là 7 tuổi, ở Ấn Độ là 7 tuổi, ở My-an-ma là 7 tuổi, ở Kenya là 8 tuổi, ở Scottlen
là 8 tuổi, ở Phi-lip-pin là 9 tuổi, ở Hàn Quốc là 12 tuổi, ở Nhật Bản là 14 tuổi, ở
Ai Cập là 15 tuổi, ở Argentina là 16 tuổi, ở Brazil là 18 tuổi, Colombia 18 tuổi, Peru 18 tuổi [4, tr.34]
Ở Việt Nam, tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật là:
“1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [12, tr.21]
Từ khái niệm “vị thành niên” và “vi phạm pháp luật” ở trên, chúng ta có thể khái quát để đưa ra khái niệm về “vị thành niên vi phạm pháp luật” như sau:
Vị thành niên vi phạm pháp luật là người có độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi, có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính hoặc hình sự Nếu hành vi
vi phạm pháp luật của người chưa thành niên bị phát hiện và xử lý thì căn cứ vào tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tính chất, mức độ của lỗi để áp dụng biện pháp
Trang 3330
xử lý hành chính hoặc xử lý về mặt hình sự
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “vị thành niên vi phạm pháp luật” cũng theo cách tiếp cận như trên, đó là những người từ
đủ 12 đến dưới 18 tuổi, đã có hành vi vi phạm pháp luật, đã được phát hiện và xử
lý hành chính phải đưa vào Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình để học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường
1.1.5 Trường giáo dưỡng
Trên phạm vi cả nước hiện nay có 4 trường giáo dưỡng được thành lập theo Quyết định số 199/QĐ/BNV (X13) ngày 24/4/1996 trên cơ sở vật chất của
hệ thống các trường Phổ thông công nông nghiệp trước đây, gồm: trường giáo dưỡng số 2 (Ninh Bình), trường giáo dưỡng số 3 (Đà Nẵng), trường giáo dưỡng
số 4 (Đồng Nai), trường giáo dưỡng số 5 (Long An) Trên thực tế, tài liệu về Trường giáo dưỡng thì rất ít và phần lớn là các tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ Công an
“Trường giáo dưỡng là nơi chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính của người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, tổ chức dạy văn hóa, hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, trở thành người
có ích cho xã hội và có ý thức tuân theo pháp luật” [ 2, tr.70]
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
Có rất nhiều lý thuyết trong tâm lý học, xã hội học có thể vận dụng trong Công tác xã hội Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi xin được vận dụng một số lý thuyết có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung nghiên cứu
và đối tượng nghiên cứu, cụ thể như sau:
Trang 3431
1.2.1 Thuyết nhu cầu của A Maslow
Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học người Mỹ xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu con người vào những năm 50 của thế kỷ XX
Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp (nhu cầu cho sự tồn tại) thì xếp phía dưới, trong khi những nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân được coi
là quan trọng hơn, giá trị hơn, chúng được xếp ở các thang bậc trên cao của kim
tự tháp Ông cho rằng mỗi nhu cầu con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước
đó Nếu một nhu cầu không được đáp ứng, cá nhân sẽ gặp cản trở trong việc theo đuổi những nhu cầu cao hơn [5, tr118]
Thuyết nhu cầu con người của Maslow tuy có nhiều hạn chế, đó là việc tuyệt đối hoá nhu cầu của con người Song, với những mặt tích cực của học thuyết, chúng tôi có thể vận dụng vào việc lý giải những nguyên nhân dẫn đến
Nhu cầu giao lưu tình cảm
Nhu cầu
tự hoàn thiện
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu thể chất Nhu cầu an toàn
Hình 1 Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Abraha Maslow
Trang 3532
hành vi VPPL của trẻ VTN
Hành vi VPPL của trẻ VTN có thể được lý giải từ sự không được người lớn đáp ứng các nhu cầu từ vật chất đến tinh thần Theo kết quả của một số nghiên cứu tại trường giáo dưỡng, phần lớn các em VPPL xuất thân từ các gia đình có khó khăn về kinh tế, gia đình thiếu hụt sự chăm sóc về thể chất và tinh thần do bị cha mẹ bỏ rơi; có cha mẹ ly hôn, ly thân, cha mẹ mất, cha mẹ bị tù đầy, phạm pháp Khi các nhu cầu cơ bản của trẻ em không được đáp ứng sẽ có thể sinh ra những rối loạn hành vi ở các em, trong đó có hành vi VPPL [4, tr.28]
Ngoài ra, lý thuyết này cũng được chúng tôi vận dụng vào việc xem xét sự đáp ứng nhu cầu của trẻ thông qua nội dung giáo dục trong Trường giáo dưỡng
số 2 Ninh Bình: Nội dung giáo dục có đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của trẻ hay không? Việc dạy nghề của Trường có đúng với công việc mà học sinh mong muốn không? Nếu nội dung giáo dục và nghề nghiệp mà các em học được trong trường đúng với mong muốn của các em thì các em sẽ quyết tâm rèn luyện, sau này dễ dàng hoà nhập xã hội và ngược lại
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng thuyết này để xem xét ở khía cạnh: sự định hướng của Trường và sự tạo điều kiện của xã hội cần quan tâm đến mong muốn, suy nghĩ và nhu cầu của các em nhằm tăng hiệu quả của các dịch vụ dành cho trẻ VTN VPPL
1.2.2 Thuyết thân chủ - trọng tâm
Carl Rogers (1902 – 1987) là người sáng lập ra phương pháp tham vấn thân chủ trọng tâm Rogers giả thiết rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hoá những tiềm năng của mình [5, tr148]
Thân chủ được xem như một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được
Trang 3633
chấp nhận để nhà tham vấn có thể cung cấp những loại hình giúp đỡ tốt hơn ( ) Theo C Rogers mối tương giao hữu ích giữa nhà tham vấn và thân chủ là: Mối tương giao được xác định bằng một sự trong suốt về phần tôi, trong đó các giác quan của tôi biểu hiện thật sự rõ ràng sự chấp nhận người khác như một con người riêng biệt, có giá trị riêng và bằng sự cảm thông sâu xa khiến tôi có thể nhìn thế giới riêng tư của người ấy qua con mắt của người ấy Khi các điều kiện trên được thực hiện thì tôi trở thành một người bạn đồng hành của thân chủ, theo chân họ trong sự tìm kiếm chính mình mà bây giờ họ cảm thấy được tự do đảm nhiệm [5, tr149]
Chúng tôi vận dụng lý thuyết thân chủ - trọng tâm để xem xét, đánh giá về khả năng của trẻ VTN VPPL Tuy các em có những đặc điểm của lứa tuổi VTN (tuổi chưa trưởng thành) nhưng Nhân viên xã hội cần nhìn nhận các em với những đặc điểm tích cực như: các em có đủ khả năng để tự giải quyết vấn đề dưới sự trợ giúp của Nhân viên xã hội, chúng ta cần tạo điều kiện và tin tưởng, khích lệ để các em giải quyết vấn đề và tái hoà nhập xã hội;
Mặt khác, lý thuyết này còn được vận dụng để xem xét, đánh giá chương trình giáo dục trong Trường giáo dưỡng số 02 Ninh Bình về các khía cạnh: Nội dung giáo dục có lấy học sinh làm trọng tâm, có phát huy được sự tham gia của học sinh không? Phương pháp giáo dục của các thầy cô tại đây đã tin tưởng vào khả năng của học sinh không? Các hoạt động chuẩn bị cho quá trình tái hoà nhập cộng đồng có phù hợp với khả năng của trẻ?
1.2.3 Thuyết nhận thức hành vi
E.C Tolman (1886 – 1959), ông cho rằng nguyên nhân của hành vi bao gồm 5 biến độc lập cơ bản:
- Các kích thích của môi trường
Trang 37và động cơ hoạt động giữa các kích thích trực tiếp (bên ngoài và bên trong) và hành vi đáp lại
Học tập đóng vai trò quan trọng nhất trong thuyết hành vi có mục đích của Tolman Theo ông, vai trò thực sự của củng cố là ở việc hình thành cấu trúc nhận thức nhất định Luyện tập và củng cố việc học tập không tuân theo mối liên hệ giữa kích thích và đáp ứng vận động mà là việc hình thành và củng cố những cấu trúc nhận thức nhất định [15, tr31]
Thuyết này còn có hạn chế ở chỗ “máy móc hoá hoạt động con người, coi
cơ chế hình thành tâm lý con người theo công thức S – O – R” [15, tr32]
Chúng tôi vận dụng lý thuyết này trong việc giúp trẻ VTN VPPL nhìn nhận khách quan về môi trường sống của các em từ đó đối diện với những cái nhìn tiêu cực về cuộc sống và xây dựng một quan điểm sống tích cực, có lý trí Mặt khác, chúng tôi còn vận dụng lý thuyết này trong việc Nhân viên xã hội giúp các em nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người khác để có cái nhìn hợp lý hơn
về cuộc sống, về trách nhiệm, về sự hưởng thụ của cá nhân để các em tìm ra giải pháp thay thế tích cực đối với các hành vi VPPL của mình
Ngoài ra, lý thuyết này còn giúp chúng tôi nhìn nhận một cách khách quan
về môi trường giáo dục của Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình và cộng đồng địa
Trang 3835
phương nơi đón các em sau trường giáo dưỡng có những điểm tích cực, hạn chế trong việc giúp các em có cái nhìn tích cực, hình thành nên những hành vi tốt để tái hoà nhập xã hội
1.2.4 Thuyết gán nhãn
Người đưa ra những quan điểm và phân tích có tính chất nền móng cho lý thuyết gán nhãn hiệu là nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ George Herbert Mead (1863 - 1931) “Lý thuyết gán nhãn hiệu là một lý thuyết xã hội học nghiên cứu hành vi ứng xử của con người theo phương pháp phân tích tương tác biểu tượng qua đó khẳng định hành vi tuân thủ hay lệch lạc của một người là do kết quả của quá trình người khác xác định hay gán nhãn hiệu Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tương đối trong việc đánh giá hành vi lệch lạc, cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau Đáng lưu ý rằng con người có thể bị gán nhãn hiệu lệch lạc khi họ tham gia vào tình huống mà họ có rất ít hoặc hoàn toàn không có trách nhiệm Lý thuyết gán nhãn hiệu đã cho thấy nguồn gốc của sự lệch lạc trong phản ứng của người khác, nó cũng đưa ra lý giải thuyết phục cho việc một hành vi ở người này bị xem là lệch lạc tỏng khi hành vi tương
tự ở người khác thì lại không Thông qua sự phát triển của các ý niệm lệch lạc sơ cấp, lệch lạc thứ cấp, vết nhơ và lệch lạc chuyên nghiệp, thuyết này đã chứng minh rằng nhãn hiệu lệch lạc có thể kết hợp vào sự tự nhận thức bản thân của người mang nhãn hiệu đến mức độ có khả năng dẫn đến lệch lạc tiếp theo [17]
Lý thuyết này được chúng tôi vận dụng trong nghiên cứu về những ảnh hưởng của định kiến xã hội, sự ảnh hưởng của quan niệm, cách đánh giá của xã hội về quá khứ đối với VTN VPPL Những định kiến thiếu tích cực sẽ là rào cản cho sự hoà nhập xã hội và cố gắng nỗ lực của bản thân trẻ VTN VPPL
Trang 3936
Ngoài ra, lý thuyết còn được vận dụng vào quá trình giáo dục tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình để các cán bộ, giáo viên Nhà trường có những quan niệm, cái nhìn tích cực hơn về các em để tạo ra sự tự tin, sự cố gắng của các em trong quá trình rèn luyện để tái hoà nhập xã hội sau khi rời trường giáo dưỡng
1.3 Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của trẻ vị thành niên
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên
Sự phát triển bình thường của con người diễn ra qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, từ lúc ấu thơ (từ 0 đến 3 tuổi) rồi đến tuổi nhi đồng (khoảng từ 4 đến 11 tuổi), đến giai đoạn tuổi VTN (khoảng 12 đến 17 tuổi) và các giai đoạn tiếp sau đó Trong đó, ở độ tuổi VTN các em có nhiều thay đổi và để lại những dấu ấn quan trọng suốt cuộc đời Bên cạnh những thay đổi dễ nhận ra về hình thức cơ thể, trong bản thân mỗi em có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm lý, tình cảm,
về các mối quan hệ, về quan điểm và cách sống [14] Chính từ những thay đổi to lớn đó, nếu thiếu sự quan tâm, giáo dục, yêu thương của cha mẹ và gia đình thì các em rất dễ mắc lỗi Việc mắc lỗi này nếu xảy ra thường xuyên và các em bị bạn bè rủ rê thì có thể sẽ dẫn đến các hành vi VPPL Ngoài ra, khi VTN đã VPPL thì những thay đổi mạnh mẽ về tâm lý, tình cảm, về các mối quan hệ, về quan điểm và cách sống trên đây sẽ khó khăn trong giáo dục hòa nhập xã hội, đòi hỏi nhân viên công tác xã hội cần có phương pháp giáo dục hòa nhập phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo tính riêng biệt của từng em
- Sự phát triển về mặt sinh lý: Ở giai đoạn này, cơ thể có thời kỳ “nhảy vọt
về tầm vóc” Điều đó được thể hiện ở sự thay đổi về chiều cao, hệ cơ và hệ xương rất rõ rêt Ngoài ra, bộ phận sinh dục phát triển nhanh chóng về độ lớn, đặc điểm giới tính bộc lộ rõ nét và tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động “Với sự phát triển nhanh, mạnh, thiếu cân đối về mặt sinh lý sẽ gây ra sự mất cân bằng
Trang 4037
tạm thời và một số khó khăn trong hoạt động của lứa tuổi vị thành niên ( ) Lứa tuổi này cũng thường dễ bị kích thích, lôi kéo nên có thể sa vào các “nhóm tự phát”, các “băng đảng” có những hoạt động không lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật vì những hành vi thiếu suy nghĩ” [21, tr.178] Với sự phát triển mạnh
mẽ về mặt sinh lý như thế này, nếu các em bị quản lý, giáo dục trong trường giáo dưỡng với các chế độ phụ cấp theo quy định thì khó có thể đảm bảo cho các em phát triển tốt về thể chất, gây ra cho các em sự khó khăn khi hòa nhập xã hội
- Sự phát triển về mặt xã hội: Ở lứa tuổi VTN, vị trí của các em có sự thay đổi, được thừa nhận là thành viên tích cực trong gia đình, được tham gia bàn bạc một số công việc trong gia đình Hoạt động học tập đem lại hứng thú cho các em bởi nó giúp các em được giao lưu, tiếp xúc bạn bè, được thể hiện khả năng của bản thân Các em thích tham gia các hoạt động tập thể và cho rằng các hoạt động
đó là có ý nghĩa vì nó là những việc làm của người lớn “Do sự thay đổi điều kiện sống, điều kiện hoạt động của các em trong gia đình, nhà trường, xã hội mà
vị trí của các em được nâng lên Các em ý thức được sự thay đổi này và tích cực hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi đó Do đó, tâm lý, nhân cách của lứa tuổi này được hình thành và phát triển phong phú hơn sơ với các giai đoạn trước” [21, tr.180] Ngược lại, việc mở rộng quan hệ xã hội của lứa tuổi vị thành niên ra ngoài phạm vi trường, lớp, ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ, thầy cô thì các em rất dễ bị đối tượng xấu rủ rê Ngoài ra, khi các em gặp khó khăn trong học tập, kiến thức càng ngày càng khó có thể làm các em nản lòng Nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của người lớn thì các em rất dễ bỏ học, đi chơi, giao lưu với bạn xấu và dẫn tới con đường VPPL Mặt khác, khi giáo dục trong trường giáo dưỡng thì các em bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài, các em có thể gặp khó khăn trong việc mở rộng mối quan hệ sau khi tái hòa nhập xã hội