1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang

96 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 620,83 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  NGUYỄN THỊ MAI PHƢƠNG KHẢO SÁT LOẠI HÌNH HÁT SOỌNG CÔ CỦA DÂN TỘC SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN VÀ TUYÊN QUANG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HUẾ THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Mai Phƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Huế, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng nhưn trong quá trình viết luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô Khoa Ngữ văn trong suốt những năm tháng học tập tại đây. Cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, các nghệ nhân… đã tạo mọi điều kiện, thời gian và công sức giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu. Cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - những người luôn dành cho tôi sự động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Ngƣời viết Nguyễn Thị Mai Phƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 1.1. Về phương diện khoa học 1 1.2. Lý do thực tiễn 2 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.1. Mục đích nghiên cứu 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Những đóng góp của Luận văn 6 7. Bố cục của Luận văn 6 NỘI DUNG 7 Chƣơng I: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN, TUYÊN QUANG VÀ LOẠI HÌNH HÁT SOỌNG CÔ 7 1.1. Đặc điểm lịch sử xã hội của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 7 1.1.1. Khái quát về người Sán Dìu ở Việt Nam 7 1.1.2. Quá trình thiên di của người Sán Dìu đến Thái Nguyên, Tuyên Quang 7 1.1.3. Đời sống và quan hệ xã hội, bản làng và gia đình của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang 9 1.2. Đặc điểm văn hoá truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 10 1.2.1. Chữ viết của người Sán Dìu 10 1.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.3. Một số loại hình văn nghệ dân gian truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang 12 1.4. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 14 1.4.1. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Việt Nam và các truyền thuyết về Soọng cô 19 1.4.2. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 28 Chƣơng II: KHẢO SÁT VÙNG HÁT VÀ CÁC NGHỆ NHÂN 34 2.1. Khảo sát về hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang 34 2.1.1. Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên . 35 2.1.2. Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Tuyên Quang 36 2.2. Các nghệ nhân 37 2.2.1. Nghệ nhân vùng Thái Nguyên 37 2.2.2. Nghệ nhân vùng Tuyên Quang 43 2.3. Một số nhận xét về vùng hát, nghệ nhân hát Soọng cô ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 51 Chƣơng III: GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN HÁT SOỌNG CÔ 54 3.1. Giá trị về nội dung 54 3.1.1. Hát Soọng cô phản ánh tình yêu đôi lứa 54 3.1.2. Hát Soọng cô phản ánh niềm kính trọng tổ tiên, ông bà, người già và nhưng người làng 61 3.1.3. Hát Soọng cô phản ánh tình yêu lao động 65 3.2. Giá trị về nghệ thuật 66 3.2.1. Thể thơ 66 3.2.2. Kết cấu 68 3.2.3. Vần nhịp 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.3. Hiện trạng và bảo tồn hát Soọng cô ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 71 3.3.1. Hiện trạng 71 3.3.2. Bảo tồn loại hình dân ca dân tộc Sán Dìu 75 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 DANH SÁCH NGHỆ NHÂN HÁT SOỌNG CÔ 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về phương diện khoa học Một dân tộc sáng tạo ra văn hoá của mình, và đến lượt nó, chứa đựng trong nền văn hoá đó là sức sống, tiềm năng, bản lĩnh, sức sáng tạo và bản sắc của chính mình dân tộc đó. Bằng văn hoá và thông qua văn hoá, dân tộc đó, qua các thế hệ, xây dựng cho mình những chuẩn mực sống, lao động, đấu tranh, sáng tạo và quan hệ cộng đồng [11, tr.271] Văn hóa là nền tảng, là nhân tố phản ánh trình độ phát triển của xã hội. Kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa, phong tục, tập quán riêng, tạo nên bản sắc riêng và độc đáo. Trên khắp vùng miền của đất nước có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác nhau, trong đó phải kể đến hát Then, Sli, Lượn cọi của dân tộc Tày; hát Song Hao của người Nùng; Sình ca của người Cao Lan; Xắng cọ của người Sán Chỉ; hát Ghẹo, hát Xoan của người Kinh…. Một trong những hình thức văn nghệ dân gian độc đáo của dân tộc Sán Dìu là hát Soọng cô (dân ca). Là điệu hát truyền thống của người Sán Dìu được lưu truyền từ nhiều đời nay. Lời Soọng cô là thể thơ 7 chữ, ví von trang nhã, tình tứ và thường dựa vào cảnh đẹp quê hương, làng xóm, sinh hoạt hàng ngày để nói lên nỗi lòng mình. Soọng cô là thể loại dân ca trữ tình với lời hát đối đáp nam nữ. Mỗi bài ca là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt ghi chép bằng chữ Hán cổ và được lưu truyền trong dân gian. Soọng cô thường được thường được bà con thể hiện trong lễ hội đầu xuân, lễ cưới giữa làng này với làng kia. Ngày nay, mặc dù có sự giao thoa giữa các dân tộc thiểu số, người Sán Dìu ở Tuyên Quang và Thái Nguyên cũng du nhập nhiều nét văn hóa của các dân tộc khác vào đời sống tinh thần, nhưng Soọng cô vẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 được lưu truyền. Có thể nói, dân tộc Sán Dìu một dân tộc có tâm hồn thơ ca, đồng bào yêu thích ca hát, dùng tiếng hát để ca ngợi quê hương, xứ sở, ca ngợi lao động, tình yêu lứa đôi và khát vọng về một cuộc sống ấm no. Soọng cô đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc Sán Dìu. Đó là sản phẩm tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người Sán Dìu. Tuy nhiên, từ trước tới nay, hát Soọng cô của người Sán Dìu tuy đã được sưu tầm và dịch nhưng số lượng vẫn rất hạn chế, chưa có sự quan tâm, nghiên cứu tìm hiểu một cách khoa học về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành điền dã và sưu tầm những bài hát Soọng cô được lưu truyền trong dân gian làm cơ sở nghiên cứu. 1.2. Lý do thực tiễn Nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung nghệ thuật của hát Soọng cô trong đời sống văn hóa của người dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang sẽ góp phần khẳng định, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống vốn có của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng. Xuất phát từ phương diện khoa học nêu trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về: “Khảo sát loại hình hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang” trong đề tài luận văn nghiên cứu của mình. Hoàn thành công trình này, chúng tôi mong muốn được khám phá và tôn vinh giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc số Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Văn học dân gian (VHDG) là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay[24, tr.7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Hướng tiếp cận các tác phẩm văn hoá dân gian theo folklore học bao gồm các phương diện như ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, tín ngưỡng, phong tục và lễ hội. Cách tiếp cận này mang tính tổng thể của văn hoá học [20]. Đứng ở vị trí nghiên cứu văn học, chúng ta coi tác phẩm VHDG trước hết là những tác phẩm nghệ thuật. Tính nghệ thuật là một thuộc tính khách quan của văn học dân gian, cho dù thuộc tính đó có được nhân dân nhận thức rõ hay không trong khi sáng tác, diễn xướng và tíêp thu các tác phẩm văn học dân gian. Thuộc về loại hình trữ tình dân gian, ca dao, dân ca với những đặc điểm thể loại của nó là sự thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình trước những vấn đề xã hội và nhân sinh. Ca dao, dân ca từ lâu đã được Khoa Nghiên cứu văn học dân gian soi sáng, phân tích dưới nhiều góc độ: Chủ đề, tư tưởng, đề tài, ngôn ngữ… Có những luận văn, đề tài đã nghiên cứu dân ca nói chung và dân ca các dân tộc thiểu số nói riêng, song đề tài nghiên cứu về Soọng cô của người Sán Dìu gần như không có. Gần đây, Sở Văn hóa, Thông tin và Thể thao tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên cũng có Đề tài Bảo tồn hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu với mục đích: sưu tầm lời kể của nghệ nhân, chọn người để luyện tập các điệu hát Soọng cô nhằm phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của người dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên; đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm tìm hiểu nội dung và thi pháp Hát dân ca giao duyên Soọng cô của người dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang…. Như vậy, công tác sưu tầm, nghiên cứu về Soọng cô còn rất khiêm tốn. Trong các đề tài nghiên cứu chưa khám phá hết giá trị của loại hình dân ca này nhưng các công trình nghiên cứu trên là những gợi mở, là tiền đề khoa học có giá trị cho việc nghiên cứu đề tài luận văn của chúng tôi. Hát Soọng cô là một loại hình sinh hoạt văn hóa tập thể của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang nên những điệu hát được lưu truyền ở nhiều xóm bản đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa độc đáo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Dù đã được biết đến nhưng hát Soọng cô vẫn chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Do vậy, việc tìm hiểu về hát Soọng cô là việc làm thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng. Hát đối đáp nam nữ với những lời thơ trữ tình, giàu tính dân tộc, là một phần chủ yếu, nếu không nói là quan trọng nhất trong kho tàng thơ ca dân gian của người Sán Dìu. Soọng cô, một lối hát giao duyên giữa nam nữ bằng thơ, cũng tương tự Sli, lượn của người Tày, Nùng. Thanh niên nam nữ từ tuổi 18 đều biết hát khá thành thạo các làn điệu và bài bản soọng cô. Từ khi đầu còn để chỏm (12-13 tuổi), họ đã theo anh, theo chị tập dượt cho quen. Một số bài được ghi lại rồi nhân thành nhiều bản trao tay nhau học. Những bài bản cứ sai khác mãi, vì khi sao chép người ta tuỳ tiện thêm bớt, cho nên có rất nhiều dị bản. Song cái hấp dẫn, cái sống động lại không phải ở bài bản được cố định thành văn, mà là ở những lời thơ của người hát tự ứng tác cho hợp cảnh, hợp người. Cái đó mới là cái vốn vô tận của Soọng cô. [2, tr 136]. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát loại hình hát Soọng cô, nghiên cứu về mặt giá trị nội dung nghệ thuật của loại hình dân ca này. Qua việc nghiên cứu góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy nét đặc sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là: Khái niệm chung nhất về thơ ca dân gian. Từ khái niệm ấy đối chiếu vào các lời ca trong kho tàng dân ca Sán Dìu tìm hiểu đặc điểm, giá trị nội dung nghệ thuật của Soọng cô. [...]... tồn và phát huy dân ca dân tộc Sán Dìu 7 Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn chia thành ba chương viết: - Chương I: Khái quát về người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang và loại hình hát Soọng cô - Chương II: Khảo sát vùng hát và các nghệ nhân - Chương III: Giá trị nội dung, nghệ thuật và bảo tồn, phát huy Soọng cô của người Sán Dìu ở Tuyên Quang và Thái Nguyên Tài liệu tham khảo. .. cơ sở những phân tích những lời hát Soọng cô mà kết quả khảo sát mang lại, chỉ ra nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của các làn điệu dân ca Soọng cô của dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang và Thái Nguyên 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Khảo sát các làng hát dân ca Sán Dìu ở hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang - Tiếp xúc, phỏng vấn sâu một số nghệ nhân tiêu biểu xuất sắc ở cả... Thái Nguyên và Tuyên Quang - Tìm hiểu hình thức diễn xướng Soọng cô trong đời sống đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu tiến hành xem xét, thống kê, nghiên cứu trên cơ sở các lời dân ca Sán Dìu được sưu tầm và biên dịch trong cuốn sách: Dân ca Sán Dìu của Diệp Trung Bình, Nhà Xuất bản Dân tộc; Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang, Nhà Xuất bản Văn hoá dân. .. Phần phụ lục của Luận văn có một số hình ảnh các làng hát, nghệ nhân, bản đồ minh họa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 NỘI DUNG Chƣơng I KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN, TUYÊN QUANG VÀ LOẠI HÌNH HÁT SOỌNG CÔ 1.1 Đặc điểm lịch sử xã hội của ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 1.1.1 Khái quát về người Sán Dìu ở Việt Nam Dân tộc Sán Dìu theo âm... sau Soọng cô của người Sán Dìu cũng không tách rời guồng quay đó Soọng cô phát âm theo tiếng của dân tộc Sán Dìu có nghĩa là ca hát Và Soọng cô là lối hát dân ca truyền thống của dân tộc Sán Dìu Về nguồn gốc của hát Soọng cô đến nay cũng chưa thực sự biết chắc chắn song những lời ca dân dã và tình tứ ấy chắc hẳn đã theo đời sống tâm hồn của người Sán Dìu từ bao đời nay Lý giải về nguồn gốc của lối hát. .. biết cha mẹ khú/ Nuôi on mới biết cụng ơn của bố mẹ; nói về sự đổi thay: Lòng người như dòng nước chảy; nói về sự ngẫm nghĩ, nhận xét: Sự việc ở đời như lá cây trên rừng” 1.4 Hát Soọng cô của ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 1.4.1 Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Việt Nam và các truyền thuyết về Soọng cô 1.4.1.1 Các truyền thuyết về hát Soọng cô Ở đời thượng cổ, tổ tiên ta không có chữ, không... thống của ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 1.2.1 Chữ viết của người Sán Dìu Hiện nay người Sán Dìu ở một số tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc của nước ta vẫn còn sử dụng chữ viết của dân tộc mình Chữ viết thường được lưu truyền ở những gia đình thầy cúng, thầy địa lý Nơi nào có thầy cúng, thầy địa lý người Sán Dìu, nơi đó còn chữ viết của người Sán Dìu Theo giới nghiên cứu ngôn ngữ học, dân tộc. .. Nét độc đáo của Soọng cô là người sáng tác nên những làn điệu này chính là những người nông dân tưởng chừng như chỉ quen với một nắng hai sương nhưng trong họ chứa đựng một tâm hồn lãng mạn 1.4.2 Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 1.4.2.1 Lề lối hát Văn hoá phi vật thể của người Sán Dìu có loại hinh sinh hoạt văn hóa đặc trưng nhất đó là Soọng cô Đây là hình thức hát đối đáp... tộc Sán Dìu ở Bắc Giang, Nhà Xuất bản Văn hoá dân tộc; Đề tài nghiên cứu khoa học Bảo tồn hát Soọng cô dân tộc Sán Dìu của hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang Đồng thời trong quá trình triển khai đề tài sẽ bổ sung thêm các lời dân ca được sưu tầm trong quá trình khảo sát, điền dã ở cả hai địa phương Thái Nguyên và Tuyên Quang 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Ở đề tài này, chúng tôi kết hợp sử dụng một số phương... như dân tộc Tày có 172.136 người, chiếm 25,45%; dân tộc Dao có 77.015 người, chiếm 11,38%; dân tộc Sán Chay có 54.095 người, chiếm 8,0%; dân tộc Mông có 14.658 người, chiếm 2,16%; dân tộc Nùng có 12.891 người, chiếm 1,90%; dân tộc Sán Dìu có 11.007 người, chiếm 1,62%; các dân tộc khác chiếm 1,28% Nếu một số dân tộc cư trú ở nhiều nơi khác trong tỉnh thì đồng bào Sán Dìu chỉ cư trú tập Số hóa bởi Trung . người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang 12 1.4. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 14 1.4.1. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Việt Nam và các truyền thuyết về Soọng cô. 1.4.2. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 28 Chƣơng II: KHẢO SÁT VÙNG HÁT VÀ CÁC NGHỆ NHÂN 34 2.1. Khảo sát về hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang. 2.1.1. Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên . 35 2.1.2. Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Tuyên Quang 36 2.2. Các nghệ nhân 37 2.2.1. Nghệ nhân vùng Thái Nguyên

Ngày đăng: 05/10/2014, 02:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN