Hát Soọng cô của người Sán Dì uở Việt Nam và các truyền thuyết

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang (Trang 25 - 96)

7. Bố cục của Luận văn

1.4.1. Hát Soọng cô của người Sán Dì uở Việt Nam và các truyền thuyết

Quang

1.4.1. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Việt Nam và các truyền thuyết về Soọng cô Soọng cô

1.4.1.1. Các truyền thuyết về hát Soọng cô

Ở đời thượng cổ, tổ tiên ta không có chữ, không thấy có di tích gì truyền lại. Đến thời Bắc thuộc, ta bắt đầu học chữ Hán, nhưng trình độ học tập đương còn thấp kém cho nên bây giờ cũng chưa có tác phẩm gì truyền lại cho đời sau. Song những câu tục ngữ ca dao là văn chương truyền khẩu lưu hành ở chốn dân gian thì xuất hiện từ lâu lắm, ta có thể nói rằng ngay từ khi có tiếng nói thì người ta đã đặt ra những lời có tiết điệu, có vận luật để bày tỏ tính tình và ghi nhớ kinh nghiệm [1, tr. 272]

Kho tàng văn học dân gian của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, để giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc, để bảo tồn những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của các thế hệ người Việt Nam một hình thức văn học dân gian truyền miệng đã ra đời và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác tại Việt Nam. Văn học dân gian thường ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, trước kẻ thù độc ác, ca ngợi lòng nhân hậu, độ lượng giúp đỡ nhau, ca ngợi tình yêu trai gái, tình chung thuỷ vợ chồng, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu làng xóm, quê hương. Không những thế văn học dân gian Việt Nam còn là vũ khí đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu của con người, chống lại những bất công thối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nát trong xã hội. Bằng ngôn ngữ dân gian giàu hình ảnh, bằng nghệ thuật nhạc điệu sinh động, văn học dân gian Việt Nam đã thấm sâu vào lòng người một cách tự nhiên và rất dễ dàng truyền lại cho đời sau.

Soọng cô của người Sán Dìu cũng không tách rời guồng quay đó. Soọng cô phát âm theo tiếng của dân tộc Sán Dìu có nghĩa là ca hát. Và Soọng cô là lối hát dân ca truyền thống của dân tộc Sán Dìu. Về nguồn gốc của hát Soọng cô đến nay cũng chưa thực sự biết chắc chắn song những lời ca dân dã và tình tứ ấy chắc hẳn đã theo đời sống tâm hồn của người Sán Dìu từ bao đời nay.

Lý giải về nguồn gốc của lối hát Soọng cô, trong dân gian đã truyền tụng câu chuyện: Ngày xưa, trong làng có một cô gái rất thông minh và xinh đẹp tên là Lý Tam Mói. Cô gái có tài hát đối, thanh niên trong làng chưa có ai thắng được tài ứng đối bằng lời ca tiếng hát của cô. Vào một ngày nọ, có ba chàng trai đến làng của cô trên ba con thuyền lớn chở rất nhiều sách vở. Không rõ con thuyền ấy đến từ đâu, những chàng trai ấy là người thế nào, chỉ biết rằng vừa đến đầu làng là tìm hỏi thăm đến nhà cô Mói. Tình cờ trên đường vào làng, họ gặp một cô gái đang gánh nước trên sông và hỏi thăm đường tới nhà cô gái có biệt tài hát đối. Cô gái khẽ mỉm cười và tự nhận mình là em gái của cô Lý Tam Mói. Cô gái hỏi ba chàng trai họ gì và được biết một người họ Lê, một người họ Lý, một người Đào. Cô gái ra một câu hát đối và bảo rằng, nếu ba chàng đối lại được thì sẽ chỉ đường cho họ. Cô hát rằng:

Leng thao mạo ken thra vắt Fẹng lý mạo kẹng lý va hoi Sẹng lay mạo kẹng lay thèn thi Tam chát cun chi sọi hả loi Dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoa mận (họ Lý) mà không thấy hoa mận nở Đi cày mà không thấy cày ruộng đâu

Hỏi ba anh này ở phương nào đến.

(Ông Lê Văn Thành, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ dịch)

Đáng tiếc là các chàng trai dù mang theo thiên kinh vạn quyển cũng không tài nào đối lại được câu hát của cô gái. Họ thất vọng, buồn bã quay trở về. Song cũng từ ngày đó, cô Mói cũng ngày đêm âu sầu vì luyến tiếc đã không mời ba chàng trai vào làng chơi. Ngày ngày cô tha thẩn bên bờ sông, cất lên những lời hát với âm thanh da diết, ngọt ngào và khắc khoải. Lời hát của cô không biết có bay đến tận nơi các chàng trai kia đang sống hay không nhưng đã đi vào tâm khảm của những người dân làng ấy. Họ cũng đã bắt đầu thuộc từng lời hát, từng làn điệu, lưu truyền cho nhau từ đời này qua đời khác. Và Soọng cô đã trở nên quen thuộc trong đời sống tinh thần người Sán Dìu từ đó.

Theo truyền thuyết Truyện quả bầu nói về nguồn gốc của dân tộc Sán Dìu: Thuở xa xưa trời đất gần nhau, có một làng quê đông đúc trù phú soi bóng xuống dòng sông thơ mộng. Bỗng một hôm ông trời nổi giận, cho nước sông dâng cao làm chết hết muôn loài. Trong làng có hai chị em, họ nhanh chân chui vào quả bầu khô nổi lên theo nước nên sống sót. Khi nước rút, họ liền lấy nhau, sinh nhiều con cháu làm cho người Sán Dìu hồi sinh trở lại. Tuy làng đông người nhưng toàn con cháu cùng huyết thống nên không thể lấy nhau nên phải sang làng khác tìm hiểu. Để bạn tình ở làng bên rung động, họ dùng tiếng hát để diễn tả lòng mình. Soọng cô ra đời từ đó và tồn tại cho đến ngày nay.

Còn về số lượng bài hát Soọng còn tồn tại cho đến ngày nay, người nghiên cứu cũng đã gặp ông Đặng An ở xóm Cầu Đất, xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) hỏi về số lượng bài Soọng cô của dân tộc Sán Dìu còn được lưư truyền đến bây giờ. Ông đã trả lời bằng một câu chuyện: “Ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xưa, có ba anh đi trên ba thanh niên đi trên 3 chiếc thuyền lớn. Khi đến bến thì hỏi thăm: “nhà cô tiên ở chỗ nào?” Cô tiên hỏi: “các anh ở đâu về?hỏi cô ấy làm gì?”. Một trong số 3 chàng trai trả lời: “Chúng tôi hỏi để hát ví với nhau”. Cô tiên lại hỏi: “Thế các anh họ tên gì?”. Ba anh thì có 3 tên khác nhau nhưng mà các anh này có họ Đào, họ Lý, họ Cày. Cô tiên bảo: “Em hỏi câu này nếu các anh hát đối được thì em sẽ dẫn đi tìm cô ấy”:

Leng thao mạo ken thra vắt Fẹng lý mạo kẹng lý va hoi Sẹng lay mạo kẹng lay thèn thi Tam chát cun chi sọi hả loi

Ba anh lật hết cả 3 thuyền sách nhưng không có bài hát nào đối lại được liền đổ cả 3 thuyền sách xuống sông rồi ra về. Lúc này cô tiên mới thấy hối tiếc liền lấy đòn gánh khoắng lên tìm được một thuyền sách. Vì thế người Sán Dìu mới còn có những bài Soọng cô được lưu truyền cho đến ngày nay.

Còn theo ông Lê Văn Thành, nghệ nhân ở Tam Thái, Hoá Thượng, Đồng Hỷ thì: Khi ba chàng trai đổ hết thuyền sách xuống sông, cô lấy đòn gánh vớt được một quyển ở gần. Cô ấy dạy lại cho thanh niên trong làng: Con trai không biết hát thì nhìn sách hát, con gái không biết hát thì tự mình sáng tác ra cho nên trong 44 bài giang hồ (như đã nêu ở trên) thì sẽ có một bài trả lời được mã khoá của bài hát.

1.4.1.2. Hình thức lưu truyền

Trong VHDG, phương thức sáng tác và tồn tại bằng truyền miệng là phương thức chủ yếu và trong những giai đoạn lịch sử nhất định, là phương thức duy nhất của VHDG. Trong điều kiện một bộ tộc, một thị tộc, một dân tộc chưa có chữ viết thì VHDG của thị tộc, bộ tộc, dân tộc đó không thể có một phương thức sáng tác và tồn tại nào khác ngoài phương thức truyền miệng. Trong điều kiện một dân tộc đã có chữ viết nhưng giai cấp đó nắm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những tư liệu tinh thần, lại là giai cấp thống trị- giai cấp nắm giữ những tư liệu sản xuất vật chất thì phương thức sáng tác và tồn tại của văn học dân gian trong quần chúng lao động cũng chủ yếu là phương thức truyền miệng. Trong điều kiện xã hội không giai cấp trong đó quần chúng nhân dân được nắm cả những tư liệu sản xuất vật chất, cả những tư liệu sản xuất tinh thần và không bị hạn chế trong bất cứ lĩnh vực sáng tác nghệ thuật nào (thành văn và không thành văn, cá nhân và tập thể) thì tuy phương thức truyền miệng không có vai trò đáng kể nhưng xét về cơ sở lịch sử xã hội thì phương thức này cẫn cứ tồn tại với tư cách là một trong những phương thức sáng tạo của hoạt động nghệ thuật không chuyên, phương thức này gắn liền với một hình thức trong đó hoạt động nghệ thuật và hoạt động thực tiễn không tách rời nhau. Và trong điều kiện dân tộc đã có chữ viết, ngoài phương thức truyền miệng, VHDG vẫn còn được tồn tại, truyền bá và cả sáng tác bằng phương thức thành văn.

Ở văn học dân gian, người kể và người nghe giao lưu trao đổi trực tiếp với nhau trong một môi trường sinh hoạt chung. Người kể vừa là người truyền đạt, diễn xướng tác phẩm có sẵn, vừa là đồng tác giả, là người tham gia sáng tạo tiếp (hoặc sáng tạo lại). Người nghe vừa là người thưởng thức, vừa là người tham gia vào quá trình biểu diễn và sáng tạo tiếp tục ấy. Trong điều kiện ấy người kể và người nghe gần gũi, đồng cảm với nhau hơn, đồng thời cũng tự do hơn, tích cực và chủ động hơn trong sự diễn đạt, lĩnh hội và tham gia sáng tạo. Đó cũng là điều kiện khiến cho tác phẩm văn học dân gian có thể ngắn, truyện cổ tích có thể không được kể đầy đủ tỉ mỉ, chi tiết mà người nghe cũng có thể lĩnh hội được tốt. [17, tr. 80].

Dân ca trữ tình là một khái niệm rộng được dùng để chỉ tất cả những hình thức dân ca hình thành, tồn tại và phát triển chủ yếu do nhu cầu bộc lộ tâm tư, tình cảm, khát vọng của nhân dân (các chức năng khác nếu có đều chỉ là thứ yếu) như hát cò lả, trống quân, dân ca quan họ, các điệu lý, và nhiều loại dân ca giao duyên khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nếu coi toàn bộ dân ca của dân tộc như một dòng sông liên tục và thống nhất thì dòng sông ấy rất dài và ngày càng mở rộng với nhiều chi lưu chính phụ, lớn nhỏ khác nhau. Dòng sông này bắt nguồn từ thời thượng cổ, thượng lưu của nólà các loại dân ca ra đời và phát triển sớm (như dân ca lao động, dân ca nghi lễ…). Còn trung lưu và hạ lưu của nó chính là các loại dân ca sinh thành và phát triển sau, trong đó đại bộ phận là các loại dân ca trữ tình.

Trong dân ca trữ tình, bộ phận phát triển mạnh mẽ, rộng khắp nhất là đối ca nam nữ bao gồm nhiều dạng thức, làn điệu với những tên gọi khác nhau (như hát ghẹo, hát giao duyên, hát huê tình…).

Nguồn gốc của dân ca trữ tình nói chung và bộ phận hát giao duyên nam nữ nói riêng có thể có từ xa xưa (gắn chặt với dân ca lao động, nghi lễ…). Nhưng căn cứ vào những tư liệu sưu tầm dân ca, ca dao đã biết thì hầu như toàn bộ phần lời ca còn lại của các loại dân ca trữ tình nói chung cũng như toàn bộ phận hát giao duyên nói riêng của người Việt đều chủ yếu là sản

phẩm của các thế kỷ gần đây (thế kỷ XVII, XVIII, XIX, và đầu XX). [tr178]

1.4.1.3. Hình thức diễn xướng

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã định nghĩa diễn xướng một

cách ngắn gọn là “Trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu”, [44. tr. 85].

Sinh hoạt ca hát dân gian gắn bó chặt chẽ với đời sống dân gian, là cơ sở quan trọng hình thành nên diễn xướng ca dao - diễn xướng một bộ phận thơ ca dân gian đậm chất trữ tình trong kho tàng thơ ca dân tộc [45]. Trong VHDG, thành phần ngôn ngữ có một vị trí quan trọng nếu không nói là chủ yếu nhất là giai đoạn lịch sử phát triển sau này của VHDG. Song không thể có được một quan niệm đầy đủ về bản chất thẩm mỹ của VHDG nếu không chú ý tới vai trò của các phương tiện nghệ thuật khác trong việc thể hiện nội dung tác phẩm từ những phương tiện thể hiện thô sơ nhất như âm sắc của giọng điệu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cử chỉ, lời nói, nét mặt của người diễn xướng đã trở thành những biện pháp nghệ thuật đúng với ý nghĩa của nó như nhịp điệu và âm điệu, phong cách diễn xuất. Có thể so sánh với nghệ thuật sân khấu dân gian như chèo, hẳn đó là điều hiển nhiên bởi nó cung giống với mọi hình thức nghệ thuật tổng hợp chuyên nghiệp khác. Không khó nhận thấy nếu đó không phải là thứ văn học dân gian đã được cố định hoá, vật chất hoá bằng văn tự trên các trang sách in hoặc viết tay, mà là thứ VHDG đang sống một cuộc sống sinh động của nó trong những môi trường sinh hoạt khác nhau của nhân dân.

Trong sinh hoạt văn hóa dân gian có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát. Sinh hoạt ca hát dân gian có thể bao gồm cả việc diễn xướng những tác phẩm tự sự, như tác phẩm thuộc thể loại sử thi, truyện cổ tích... Song, nói đến sinh hoạt ca hát dân gian, người ta thường hay nghĩ đến việc diễn xướng ca dao, dân ca. Trong ca dao, dân ca, không phải không có những tác phẩm tự sự nhưng đa số đó là tác phẩm trữ tình và trong sinh hoạt ca hát dân gian, càng về sau này, tác

phẩm trữ tình càng chiếm đa số [24, tr. 410].

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn học dân gian, tuy nhiên theo PGS - TS Vũ Anh Tuấn thì văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng theo phương thức tập thể nhiều đời chọn lọc và gọt giũa của nhân dân, là một thành tổ hợp thành chỉnh thể văn hoá dân gian có tính nguyên hợp [29]. Tác phẩm VHDG là kết quả của một quá trình sáng tạo tập thể, trong đó một người tham gia vào quá trình là một cá nhân sáng tạo. Song bởi VHDG không phải là hiện tượng duy nhất của sự sáng tạo tập thể trong lĩnh vực sản xuất tinh thần nói chung và trong hoạt động sáng tác nghệ thuật nói riêng.

Diễn xướng là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện

đồng nhất giữa ca hát và hành động của con người theo chiều thẩm mỹ. Dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đạt giá trị lớn lao về thế giới quan, nhân sinh quan và mang nhiều hàm nghĩa khác nhau. Trong quá trình điền dã, các nhà âm nhạc học đã sưu tầm, ghi âm làn điệu, kiểu hát. Cách thâm nhập sâu, tiếp cận nội dung theo quy trình, trật

tự diễn biến cuộc hát chính là phương pháp nghiên cứu diễn xướng dân gian,

điển hình như GS-TSKH. Tô Ngọc Thanh, PGS. Tú Ngọc, PGS-TS. Nguyễn Thụy Loan, Nhạc sĩ Hồng Thao. Không chỉ ghi chép lại giai điệu, lời ca, hầu hết các nhà sưu tầm đều mô tả chi tiết cách tổ chức canh hát, thời gian, địa điểm hát… nhằm sáng tỏ nguồn cội hình thành và giá trị nghệ thuật dân ca. Một đặc điểm nổi bật đó là lối truyền khẩu, nhập tâm làn điệu trong đời sống dân gian [48].

Cứ như vậy, dân ca được truyền từ đời này sang đời khác. Theo thời gian, làn điệu được cộng đồng điều chỉnh, nâng cao, tạo nên những biến điệu tinh tế, đặc sắc hơn. Như vậy, diễn xướng dân gian làm liền mạch làn điệu

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang (Trang 25 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)