7. Bố cục của Luận văn
2.3. Một số nhận xét về vùng hát, nghệ nhân hát Soọng cô ở Thái Nguyên và
Tuyên Quang
Nhận xét 1: Phải nói rằng ban đầu khi mới tiếp cận để thực hiện Đề tài
luận văn, chúng tôi cũng gặp một số những trở ngại. Tuy nhiên, càng tiếp xúc càng thấy được sự say mê của các nghệ nhân sau từng câu hát. Họ không ngại ngần khi nói về Soọng cô cho người ngoại đạo như chúng tôi, mà còn rất nhiệt tình nói về lề lối, hình thức diễn xướng cho đến khi chúng tôi hiểu được nét sinh hoạt văn hoá của cộng đồng người Sán Dìu.
Nhận xét 2: Cũng như các nghệ nhân vùng Thái Nguyên, các nghệ nhân
vùng Tuyên Quang cũng rất say sưa với Soọng cô. Họ vẫn thường sử dụng tiếng Sán Dìu trong giao tiếp hằng ngày song song với sử dụng tiếng Việt. Nhiều nghệ nhân mà chúng tôi tiếp xúc đều chú ý truyền dạy cho con cháu của mình như bà Ba, ông Đức, bà Long…. Điều mà các nghệ nhân lo lắng là làm thế nào để lưu truyền nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình trong khi lớp trẻ chẳng mấy mặn mà.
Nhận xét 3: Qua cuộc trò chuyện với các nghệ nhân, có thể thấy người
dân tộc Sán Dìu ở vùng đất Thái Nguyên và Tuyên Quang thường tổ chức đi hát sau những buổi nông nhàn hay các dịp lễ hội. Những dịp này các nam thanh, nữ tú lại có dịp khoe giọng hát của mình. Các cụ am hiểu lối hát Soọng cô cho biết, có hai lối hát Soọng cô đó là: Soọng cô theo kiểu đọc thơ và hát theo kiểu ngân dài các từ trong câu nhưng không quy định trong hoàn cảnh nào thì hát đọc, hoàn cảnh nào thì hát ngâm. Soọng cô không có nhạc cụ đệm, giai điệu đều đều, âm thanh được ngân dài sau mỗi từ, trường độ không quy định theo nhịp phách mà người hát có thể ngân tự do theo khả năng lấy hơi và chất giọng của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhận xét 4: Hầu hết các nghệ nhân của Thái Nguyên và Tuyên Quang
đều mong muốn Soọng cô được gìn giữ trong cộng đồng người Sán Dìu. Song để lưu truyền thì các nghệ nhân ở Thái Nguyên đã có những giải pháp nhất định đó là truyền dạy cho đồng bào mình ở nhiều lứa tuổi (từ 6 đến 35 tuổi). Còn ở Tuyên Quang thì điều này rất khó bởi thanh niên trong làng thường đi làm ăn xa, ở nhà chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, các cụ cũng đã chú ý đến việc truyền dạy cho con cháu trong nhà. Hiện ở Tuyên Quang, các nhóm hát cũng đã hình thành song hầu hết là những người già (từ 50 đến 70 tuổi).
Nhận xét 5: Qua khảo sát tại 6 thôn thuộc 3 xã Ninh Lai, Thiện Kế,
Sơn Nam (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) chúng tôi thấy: số người biết hát Soọng cô không nhiều. Ở các xã này, trung bình mỗi xóm có khoảng 10 người trung niên và cao tuổi biết hát Soọng cô. Khảo sát tại 5 xóm của hai xã Hoá Thượng và Nam Hoà (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) chúng tôi thấy: hai xã này cũng có đông đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống: Nam Hoà có 22 xóm, số người Sán Dìu chiếm 71,2%; Hoá Thượng có 17 xóm, trong đó người Sán Dìu chiếm 32%.
Tiểu kết Chƣơng II: Chương viết đã tiến hành việc khảo sát về hai vùng tồn tại và lưu truyền loại hình hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang, chỉ ra sự hình thành về vùng hát, về đội ngũ các nghệ nhân, hình thành đội hát và các câu lạc bộ. Chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn các nghệ nhân, từ đó thấy được tâm tư, nguyện vọng, thực trạng của hát Soọng cô trước đây và hiện nay của người Sán Dìu ở Tuyên Quang và Thái Nguyên. Từ đó chúng tôi rút ra một số nhận xét về vùng và nghệ nhân hát Soọng cô của hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng III
GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN HÁT SOỌNG CÔ 3.1. Giá trị về nội dung
Theo ông Ma Khánh Bằng: Ở người Sán Dìu, thơ với ca vẫn chỉ là một, ngơi ta làm thơ để ca hát, và vì yêu thích ca hát mà làm thơ, chủ yếu là sáng tác ứng khẩu và truyền miệng. Người ta hát để ca ngợi tình yêu, quê hương đất nước, ca ngợi sức sáng tạo của người lao động; lên án, căm ghét
sự gian ác và áp bức bóc lột [2, tr. 135]. Ý kiến trên đây đã nói lên một phần
nội dung của hát Soọng cô, đồng thời cũng lý giải vì sao người Sán Dìu lại yêu thích hát Soọng cô đến như vậy.
Soọng cô là lối hát giao duyên nên nội dung bao trùm của các bài Soọng cô vẫn là tình yêu đôi lứa. Bởi thế, trong những cuộc hát có khi kéo dài đến mấy đêm liền của các nam thanh nữ tú (các bài hát đêm thứ nhất chỉ được phép hát lại vào đêm thứ năm) khiến cho kho tàng Soọng cô của dân tộc Sán Dìu Dìu tích luỹ được khối lượng lớn lời ca đủ để biểu hiện những sắc thái tinh tế trong tình yêu. Tình yêu muôn màu muôn vẻ được thể hiện qua những lời ướm hỏi, khao khát, nhớ mong được thể hiện trong lời ca của dân tộc Sán Dìu. Tuy nhiên, Soọng cô vốn là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng của dân tộc Sán Dìu cho nên trong mỗi cuộc hát luôn có mặt của các bậc cao niên và nam thanh nữ tú - một yếu tố quy định chặt chẽ, khuôn nếp của tiếng hát Soọng cô nên ngoài tình yêu đôi lứa và niềm tôn kính với tổ tiên, ông bà, người già và những người làng; niềm tự hào với quê hương xứ sở.
3.1.1. Hát Soọng cô phản ánh tình yêu đôi lứa
Dường như những đêm hát Soọng cô là những cơ hội tuyệt vời nhất cho các đôi lứa trao gửi tâm tình. Gái trai Sán Dìu có thể giãi bày nỗi niềm tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sự. Chính vì thế mà không phải ngẫu nhiên mà người Sán Dìu lại say mê với Soọng cô bởi đó là sự lôi kéo mê hoặc của những lời ca ân tình. Với những lơi ca giao duyên tế nhị, sâu sắc, yêu cái chất thơ tinh tế vô cùng đó, càng đọc lại càng thấm cái ý nhị đẹp đẽ trong nội dung câu hát.
Xuân cũ qua đi, xuân mới đến Hoa mận đã tàn, hoa đào nở Hoa mận đã tàn gió thổi bay Hoa đào đang nở chờ em tới.
(Ông Hoàng Văn Long, xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ dịch
Mở đầu cuộc hát bao giờ cũng là những bài hát mời nước mời trầu, vừa để tỏ lòng hiếu khách, vừa để ướm lòng khách:
Lời cổ:
Mạo si mút
Mạo si bi nóng mạo si loi Loi dẹp ben hay láo suy dẹp Mạo phí ben hay láo thánh thoi. Dịch:
Thật là ngậm ngùi quá đi thôi Có giầu chẳng lẽ không mời xơi Lá giầu - tựa lá cây già cỗi Vỏ cau tựa rễ cây trên đồi
(Ông Diệp Văn Tài, xã Hoá Thương dịch)
Sau những câu hát làm quen, nam nữ bắt đầu hát để thổ lộ tâm tư, tình cảm của mình, xen vào những câu hỏi tên tuổi, anh em họ mạc, quê hương bản quán, hỏi thăm sức khoẻ bạn hát đối đáp với nhau bằng những lời ướm hỏi xa xôi như đi qua mấy con đò, mấy ngọn núi, bao khúc sông, làm cho không khí đêm hát trở nên đầm âm, thân mật. ở mọi tình huống, những câu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hát đòi hỏi phải có sự nhanh trí, tài ứng khẩu, đối tượng bị trêu ghẹo có khi là những cô gái, nhưng nhiều khi ở thế bị động họ lại chuyển sang thế chủ động gây lúng túng cho đối phương. Và qua lời bài hát họ có thể kết bạn với nhau. Lời bài hát có khi chỉ là một câu hỏi tế nhị, nhưng ngay trong câu hát cũng bộc lộ tình cảm của người hát:
Bên nam hát: Nhòng lòi tạo
Noofng kim lòi tạo ngoi son hương Kim man chệnh xang nhóng lói tạo Shá van mạo khênh lòi leo nhòng Dịch: Mặt trời lên
Hỏi nàng đến đây có việc gì Nghe tin nàng đến làng anh
Bỏ cả cơm nước đến chơi với nàng.
(Ông Ôn Cát Đức, xã Ninh Lai dịch
Không khí mỗi lúc một trở nên gần gũi. Hai bên trai gái hát những bài thăm hỏi anh em họ hàng, quê hương bản quán, sức khoẻ của bạn hát. Cô gái đáp lại bằng những lời ướm hỏi xa xôi như chàng trai trên đường đi đã qua bao nhiêu con đò, khúc sông, ngọn núi, thể hiện sự quan tâm đến bạn và bộc bạch tình cảm của mình:
Soọng thèo sềnh cô lòi mun nhòng Mun nhòng hàng cộ kỳ shồng cong Mun nhòng hàng cộ kỳ shan lẹng Hàng sềnh lu dọn dịu kỳ sòng? Dịch:
Xin bài hát ca đến hỏi chàng
Hỏi chàng đi qua bao nhiêu quãng đường Bao dòng sông sâu bao quãng lội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sau những câu thăm dò, chàng trai chuyển sang ca ngợi cô gái: Nàng là thứ mấy trong nhà
Miệng ăn tiếng nói thật là khôn ngoan Miệng cười hoa quế hoa nhài
Như bông hoa quệt như tơ hoa hồng
(Diệp Trung Bình dịch) [3]
Khi mời trầu đã dứt thì đôi bên trai gái cũng đã thân mật hơn, đủ để các chàng trai không cần phải mượn cớ mà hỏi thẳng hay mạnh dạn hát lời hứa hẹn:
Thấy em anh cũng muốn nhìn Thấy hoa muốn hái sợ vin gãy cành
Em về thu xếp cho rành Rồi mai anh sẽ vin cành hái hoa.
(Diệp Trung Bình dịch) [3]
Trong thâm tâm của người con trai, cô gái xinh đẹp như một cành hoa mà anh không hiểu có đủ dũng khí để hái nhưng vẫn mạnh dạn đưa ra lời ước hẹn. Nếu cô gái cũng đồng lòng ước hẹn, cô cũng cất lên lời ca ngọt ngào. Cô ví chàng trai như "cây gỗ lim thanh" - biểu tượng của sự mạnh mẽ khiến mình thầm thương trộm nhớ. Cô gái khen chàng trai và cũng thầm ao ước được đến nhà anh bằng lời hát có vẻ như không ăn nhập gì nhưng câu kết lại là một lời đợi mong đến ngày nên đôi lứa:
Tiếc thay cây gỗ lim thanh
Đem về tiện đốn để dành mà đong Chàng về thu xếp cho xong
Rồi mai em sẽ dốc lòng sang chơi Chàng về nói nói cười cười
Thưa với thầy mẹ có người ước ao Nên chăng em sẽ ra vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kẻo luống công đợi kẻo bao công chờ Chỉ tơ cuốn ngọn cột cờ
Chàng về thu xếp em chờ bóng giăng
(Diệp Trung Bình dịch) [3]
Và cuộc hát tưởng như sẽ kéo dài bất tận sau những lời yêu thương. Ví tình yêu nhiều như lá cây sâm lâm trên rừng nên chàng trai đã rút ruột rút gan tâm sự với người thương.
Cây sâm lâm gội lá xuân vàng
Cây bao nhiêu lá thương nàng bấy nhiêu Lòng đây thương đấy đã nhiều
Đấy mà thương giá bao nhiêu mặc lòng.
(Diệp Trung Bình dịch) [3]
Cô gái bày tỏ nỗi lòng lo lắng rất đời thường và mong muốn xoá tan nỗi cô đơn hiu quạnh của chàng trai. Nỗi lòng hiu quạnh của chàng trai được cô gái đồng cảm đến tận cùng: Gọi trăng không thấy trăng thưa/ Gọi mây
mây cứ quấn cờ mà đi. Vậy là họ đã có cảm tình với nhau, nói như người xưa
“phải lòng nhau”. Như dòng họ bên lở bên bồi hiền hoà êm dịu, tình yêu lứa đôi thật đẹp. Họ mong đến một ngày được cùng nhau đi chơi, như đôi bướm trắng dập dờn bên đồng nội. Chàng trai hát:
Lòng nhóng hị bo vi vún tếnh Vi vún tếnh soọng têt thông thóng Shé sị cụi báo gia nhóng ché Sộ sọi vị vún leo cô thóng Dịch:
Cùng nàng đi chơi trên biển mây Trên đỉnh mây có một cái đầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nàng viết thư về báo cha mẹ Ta ở trên mây chơi với rồng.
(Ông Trương Văn Phú, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương dịch)[46]
Họ thề gắn bó bên nhau suốt đời, không gì có thể chia lìa như tình yêu đôi lứa trong Sự tích trầu cau. Cô gái hát:
Ngỏi lống shênh nhóng mạn vụ si Mạn nị nhet thói mạn nị thi
Nhóng hay nón suy sang cao sọng Lóng hay loi thánh méng sọng suy! Dịch:
Chàng và em không bao giờ sợ chết Chẳng sợ mặt trời không sợ đất Chàng sẽ hoá cây tùng cây bách Em sẽ thành dây leo quấn gốc cây
(Ông Trương Văn Phú, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương dịch)[46]
Đối với người Sán Dìu, họ ước mơ đi đến đỉnh cao nhất của tình yêu là hôn nhân và hạnh phúc gia đình:
Mặt trăng ló đông vòng xuống tây Xe kết hai người thành lứa đôi Xe kết hai người thành gia thất
Thành đàn chim én bay lượn cánh đồng.
Ước vọng thành đôi của họ hoà với chiều dài của thời gian, họ không sợ cái chết mà một lòng một dạ muốn được sống với nhau:
Dao cắt ruột gan đau ngày đêm
Ở trong lòng muốn kết duyên ngày đêm Anh và em không bao giờ sợ chết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tình yêu có một sức mạnh vô hình giúp cho các chàng trai cô gái vững tin vào tình yêu. Tình yêu ấy đã được ví như dòng sông không bao giờ cạn:
Tình người như thể nước dòng sông Nước sông chảy mãi không bao giờ cạn Nước sông chảy mãi không ngày rút Tình ta với mình khó chia ly.
(Ông Lục Đình Hoà, xã Ninh Lai dịch).
Và họ cùng ước mơ một tổ ấm:
Ước gì anh được là chồng Mà nàng là thiếp tơ hồng hai se Từ rày ai nói chớ nghe
Thương nhau ta gửi thư về làm tin Vắng nàng anh phải đi tìm
Vắng nàng một lúc như chim lạc đàn.
(Diệp Trung Bình) [3]
Với Sình ca của dân tộc Cao Lan, dù trai gái hát nhiều nội dung khác nhau nhưng lời bài hát nào cũng gắn với tình yêu. Hát Sình ca là dịp để trai gái tìm hiểu, hò hẹn:
Dặt phòng mỏi líu nảy
Họp déng vung phoọng phọng trạc va Vung phoọng phòng va cậy kệt tắn Dọc chải va lặm nhăt dì dặng Dịch:
Gặp được nàng rồi, được gặp nàng Giống như ong vàng gặp được hoa Ong vàng gặp hoa về xây tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có thể nói, với dân tộc nào cũng vậy, những lời hát khát vọng về lời hát tình yêu hạnh phúc là điều thường thấy trong những bài hát dân ca của các dân tộc ít người. Tuy nhiên, cùng với khát khao hạnh phúc nhưng cuộc sống lại đa chiều, vì thế những lời ca về sự đổ vỡ trong tình yêu trong dân ca của người Sán Dìu lấn chiếm số lượng không nhỏ:
Trời đất chẳng cho ta kết thành đôi Như là con dao cắt đút ruột gan Tiếc mãi duyên số ta chẳng hợp
Bông hoa đẹp tuyệt chẳng được hái. [47]
Như vậy, qua những lời ca giao duyên của người Sán Dìu, tình yêu được thể hiện phong phú, nhiều chiều với nhiều cung bậc và nhiều trạng thái cảm xúc trở thành cảm hứng chủ đạo. Tình yêu của các chàng trai cô gái người Sán Dìu được thể hiện một cách bộc trực, thẳng thắn, mãnh liệt như chính tính cách của họ, điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của các bài hát Soọng cô.
3.1.2. Hát Soọng cô phản ánh niềm kính trọng tổ tiên, ông bà, người già và nhưng người làng nhưng người làng
Tôn kính người già là biểu hiện một nếp sống đẹp có văn hóa phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Đối với người Sán Dìu, cuộc vui hát không chỉ của nam nữ thanh niên hay của một gia đình mà là của thôn làng. Vì vậy, cứ mỗi một cuộc hát là già trẻ, trai gái kéo đến chung vui. Đây cũng là dịp để khách hát chúc sức khoẻ các bậc phụ lão trong làng, vừa như ngỏ ý