7. Bố cục của Luận văn
3.1.3. Hát Soọng cô phản ánh tình yêu lao động
Chiếm một phần đáng kể trong Soọng cô là những bài hát về tình yêu lao động. Từ bao đời nay, người Sán Dìu đã phải vật lộn chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt để biến đồi sỏi đất khô cằn thành ruộng đồng màu mỡ. Trong vất vả lam lũ ấy, tiếng hát So ọng cô vẫn vang lên xua đi nỗi nhọc nhằn. Trai gái Sán Dìu đến với nhau để thổ lộ tâm tình không chỉ thông qua nhưng đêm hát mà họ còn hát với nhau ở tất cả mọi nơi khi cùng lao động sản xuất, thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, lời ca tiếng hát giúp họ xua đi những mệt mỏi vất vả. Qua các câu hát, trai gái khác làng làm quen rồi kết bạn với nhau, Đôi khi đã biết nhau hay đã có vợ, có chồng, họ vẫn hát đối đáp để thử tài nhau, thể hiện sự lạc quan yêu đời và niềm vui cuộc sống. Gồm các bài theo khuôn mẫu chép thành sách và các bài ứng tác. Phần các bài trong khuôn mẫu có 12 bài hát tương ứng với 12 tháng. Thông qua công việc hái chè để khái quát hiện tượng thời tiết trong năm: mùa xuân thì tiết trời ấm áp, cỏ cây đâm chồi nảy lộc; mùa hè mưa nhiều là mùa gieo cấy; mùa thu lá vàng rơi; mùa đông ngày nắng đêm sương mù là mùa cây kết trái. ở phần này nam nữ đều có thể hát:
Tháng hai hái chè thời đúng lúc Rừng biếc đồi chè nảy lộc non Bên này đi hái bên kia đến Vui đùa ca hát quên mệt mỏi hay:
Tháng sáu hái chè lá đã già Ở ruộng đã có người cày cấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Không đi hái chè chè quá lứa Chẳng đi hái hoa hoa cũng tàn
Ở phần ứng tác các bài thường không hạn chế. Giữa thiên nhiên khoáng đạt nam nữ thanh niên vừa hái chè vừa cười đùa vui vẻ, tiếng hát đối đáp vang vọng vào vách núi:
Nam:
Cùng nàng lên núi trong sớm mai Nắm cơm khăn gói hái chè xanh Búp non tua tủa mọc trên cành Chè xuân còn đợi người chơi xuân Nữ:
Tháng ba chè búp đắng thì
Cùng anh lên núi hái chè tuyết xanh . Búp non tua tủa trên cành
Đang chờ người hái để dành một khi.