Bảo tồn loại hình dân ca dân tộc Sán Dìu

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang (Trang 81 - 96)

7. Bố cục của Luận văn

3.3.2. Bảo tồn loại hình dân ca dân tộc Sán Dìu

3.3.2.1. Các hình thức bảo tồn: Ghi âm, sưu tầm

Ra đời từ trong quá khứ, vận hành cùng lịch sử dân tộc cho đến ngày nay, muốn phát huy ý nghĩa tích cực của văn hoá phi vật thể trong xã hội hiện đại thì trước hết, cần quan tâm đến việc bảo tồn nó như thế nào.

Đặc trưng dễ nhận biết của văn hoá phi vật thể là nó không tồn tại dưới dạng vật chất, vật thể cụ thể (không kể một số hình thức đã được văn bản hoá) mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, tâm thức của con người và chỉ bộc lộ thông qua hành vi và hoạt động của con người. Nói cách khác, nếu văn hoá vật thể được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khách thể hoá, tức tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người, thì văn hoá phi vật thể lại tiềm ẩn trong bản thân con người và thông qua diễn xướng, các hiện tượng vốn tiềm ẩn ấy mới có thể bộc lộ, thể hiện ra như một hiện tượng văn hoá.

Văn hoá nói chung, nhất là văn hoá phi vật thể, đều là của cộng đồng (gia tộc, làng xã, địa phương, tộc người), nhưng tiềm ẩn trong trí nhớ và tâm thức của từng con người cụ thể, qua sự tiếp nhận và thể hiện của từng con người, cho nên nó mang dấu ấn cá nhân và vai trò sáng tạo của cá nhân rất rõ rệt. Bởi thế sự sáng tạo, bảo tồn và trao truyền của văn hoá phi vật thể lại phụ thuộc vào cuộc đời của từng cá nhân. Vì vậy, nó vừa mang tính bền chắc tiềm ẩn trong tâm thức dân tộc) lại vừa mỏng manh dễ bị tổn thương (phụ thuộc cuộc sống của một cá nhân với bao may rủi, bất ngờ).

Cũng chính vì đặc trưng nêu trên, văn hoá phi vật thể không chỉ phụ thuộc từng cá nhân, mà còn phụ thuộc các nhóm xã hội khác nhau (nông thôn, đô thị, già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân),... Tính cá nhân và tính nhóm xã hội đã khiến cho văn hoá phi vật thể phong phú và đa dạng hơn nhiều, nói cách khác tính dị bản của nó cao hơn so với văn hoá vật thể.

Sự phân biệt văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể là một sự giả định chủ quan của con người, giúp 'con người có thể nhận thức bản chất thực tại khách quan. Văn hoá với tư cách là khách thể, tồn tại và phát triển trên cơ sở kết hợp hữu cơ giữa mặt vật thể và mặt phi vật thể. Mặt này là tiền đề tồn tại của mặt kia và ngược lại. Do vậy, trong tư duy cũng như trong hoạt động thực tiễn, tránh sự cô lập, đối lập một cách tuyệt đối giữa mặt vật thể và phi vật thể của một hiện tượng văn hoá.

Văn hoá truyền thống nói chung, văn hoá phi vật thể nói riêng của các tộc người ở nước ta, nhất là với các dân tộc thiểu số ở vùng núi còn chưa được chú ý sưu tầm, nghiên cứu. Hơn thế nữa, các hiện tượng văn hoá phi vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thể này lại đang đứng trước nguy cơ mai một, mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của thời gian, bởi sự phá hoại vô ý thức của chính con người.

Công tác sưu tầm một số hiện tượng văn hoá dân gian tiêu biểu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang những năm gần đây cho thấy, đối với các hiện tượng ngữ văn truyền miệng này, nếu không nhanh chóng điều tra, sưu tầm thì sẽ mất đi vĩnh viễn. Những người còn nhớ được những lời cổ hiện nay số lượng có thể đếm trên đầu ngón tay và đều ở độ tuổi khoảng 70. Như trên đã nói, văn hoá phi vật thể vừa mang tính bền chắc lại vừa mang tính mỏng manh, dễ bị thương tổn. Những đặc tính này gợi cho chúng ta những cách thức hữu hiệu trong việc sưu tầm và bảo tồn các hiện tượng văn hoá phi vật thể này. Những năm vừa qua, ngành Văn hoá đã có cố gắng lớn trong việc sưu tầm, nghiên cứu các hiện tượng văn hoá phi vật thể như ngữ văn dân gian, diễn xướng dân gian, ứng xử và quan hệ xã hội, tri thức dân gian...

Tuy nhiên, việc sưu tầm, nghiên cứu còn chưa tuân thủ các phương pháp khoa học nghiêm túc và chặt chẽ, do vậy chất lượng công tác sưu tầm và nghiên cứu chưa cao. Việc sưu tầm, nghiên cứu các hiện tượng văn hoá phi vật thể chưa tuân thủ nguyên tắc diễn xướng một trong những môi trường cần thiết để các hiện tượng văn hoá phi vật thể từ chỗ tiềm ẩn trong tiềm thức, tâm thức con người bộc lộ ra như là một thực thể. Hay việc sưu tầm ca dao, dân ca, truyện cổ, thành ngữ, tục ngữ của các dân tộc thiểu số vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc song ngữ, tức là được thể hiện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của chủ thể sáng tạo ra các hiện tượng văn hoá đó và ngôn ngữ phổ thông.

Ngày nay, việc bảo tồn các hiện tượng văn hoá cổ truyền, trong đó có văn hoá phi vật thể, cần được quan tâm nhiều hơn nữa trước nguy cơ bị mất đi nhanh chóng trong sự biến đổi xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có nhiều cách bảo tồn, nhưng chung quy lại có hai hướng chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.2.2. Bảo tồn trong dạng “tĩnh”

Tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập các dạng thức văn hoá phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc, chặt chẽ, lưu giữ chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả trong các băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh... Tất cả các hiện tượng văn hoá phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng, các viện nghiên cứu ở trung ương và địa phương. Đó là "phiên bản' giúp chúng ta sau này căn cứ vào đó có thể nghiên cứu, phục hồi các hiện tượng đã bị mai một. Sau này, trải qua hàng trăm năm, nếu có hiện tượng ca, múa, nhạc của dân tộc nào đó bị mất, thì căn cứ vào sách vở đã ghi chép có thể phục hồi một cách dễ dàng.

Hiện nay, trong việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể cũng gây nhiều tranh cãi. Ngành Văn hoá cho rằng, nếu không có sự tổ chức, quảng bá, ghi chép thì các làn điệu hát Soọng cô không thể tồn tại đến bây giờ. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ nay, các câu hát Soọng cô vẫn theo cùng dân tộc Sán Dìu cả trong quá trình thiên di và tồn tại cho đến ngày nay. Các làn điệu Soọng cô từ xưa đến nay được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ của các cụ cao niên, thì một số người cũng có ý thức ghi chép lại để giao lại cho con cháu. Cũng bởi sự bảo tồn riêng lẻ trong từng gia đình đó mới có sản phẩm đưa ra cho công chúng hôm nay. Vì thế điều này cũng cần phải có sự tuyên truyền, động viên của cán bộ ngành Văn hoá đối với các nghệ nhân, những người hiện nay đang là vốn quý của loại hình văn hoá phi vật thể của người Sán Dìu, nhằm gìn giữ vốn cổ cho muôn đời sau.

3.3.2.3. Bảo tồn “động”

Là bảo tồn các hiện tượng văn hoá phi vật thể đó ngay trong đời sống cộng đồng. Cộng đồng chính là môi trường không chỉ sản sinh ra các hiện tượng văn hoá phi vật thể, mà còn là nơi tốt nhất bảo tồn, làm giàu và phát huy nó trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, hiện tại có một nghịch lý là nhiều hiện tượng văn hoá, nhất là văn hoá phi vật thể vốn là của nhân dân sáng tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ra, nay lại "xa lạ" với chính họ, thậm chí chỉ tìm thấy trên sách vở của các nhà nghiên cứu. Do vậy, để bảo tồn chúng trong đời sống, chúng ta phải đưa nó trở lại với nhân dân, "xã hội hoá" nó. Hiện tượng phục hồi các loại hình dân ca cổ truyền cũng đang được thực hiện theo hướng phổ cập trở lại cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Như cùng với dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch, các địa phương cũng đã tiến hành thử nghiệm mở các lớp truyền dạy hát, để thế hệ nghệ nhân cao tuổi truyền lại việc diễn xướng eho thế hệ trẻ.

Đối với các vùng hát Soọng cô của Thái Nguyên và Tuyên Quang, trong tâm thức của người dân, ý thức bảo tồn nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình đã được nhiều nghệ nhân cũng như các ngành chức năng chú ý. Việc tổ chức các buổi sinh hoạt văn hoá văn nghệ, giao lưu giữa các nghệ nhân trong xóm, giữa xóm này với xóm khác, xã này với xã khác, đồng thời tổ chức giao lưu trong phạm vi giữa tỉnh này với tỉnh khác cũng đã khẳng định người dân đã chú trọng kế thừa, bảo tồn nét văn hoá truyền thống. Những đêm hát ấy khiến người ta như trẻ lại trong không gian xưa với những lời ca tình tứ bên bếp lửa hồng ấm cúng.

Có thể nói, việc xã hội hóa các hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở là cách thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa có sức lan tỏa nhanh chóng. Bởi, cộng đồng chính là môi trường không chỉ sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể, mà còn là nơi tốt nhất để bảo tồn, làm giàu và phát huy nó trong đời sống xã hội. Đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã có hơn 140 đội văn nghệ xã, phường, thị trấn với hơn 2.500 tổ đội văn nghệ, thôn, bản, trường học, đơn vị, lực lượng vũ trang. ở nhiều nơi, đồng bào tự giác đóng góp tiền của xây dựng, duy trì đội văn nghệ, mua nhạc cụ, dành thời gian luyện tập. Bình quân mỗi năm, các tổ đội văn nghệ tổ chức biểu diễn gần mười nghìn buổi, hàng chục nghìn tiết mục ca múa nhạc, trong đó có nhiều tiết mục dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số, góp phần đáp ứng một phần đời sống tinh thần của cán bộ và đồng bào các dân tộc ở cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.3.4. Chính sách đối vớinghệ nhân lưu giữ vốn cổ

Cả tỉnh Tuyên Quang tới giờ chỉ có hai nghệ nhân được Hội Văn nghệ dân gian phong tặng danh hiệu nghệ nhân, đó là các ông Hà Phan, Hà Thuẫn (xã Tân An, Chiêm Hóa). Ông Hà Phan đã mất, giờ chỉ còn duy nhất nghệ nhân Hà Thuẫn. Đó cũng là nỗi lòng của không chỉ các nghệ nhân ngày đêm âm thầm và miệt mài gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ trẻ những tinh hoa của dân tộc mình, mà còn là của các cấp lãnh đạo và các nhà làm công tác văn hóa của tỉnh. Thời gian tới, Sở sẽ tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân dân gian, già làng có công lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong quá trình bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, những nghệ nhân ấy cần có một danh hiệu, cũng như sự khen thưởng khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất để các nghệ nhân dốc lòng hơn nữa vì văn hóa truyền thống của dân tộc mình".

Nền văn hoá Việt Nam có sự kết hợp hài hoà, phong cách của nhiều dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Cùng chung một Tổ quốc, bản sắc văn hoá các dân tộc thể hiện rất đa dạng, rất phong phú, xuyên suốt và thấm đượm vào mọi mặt của đời sống xã hội, tồn tại trong văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của mỗi dân tộc anh em, nên cần phải bảo tồn, chấn hưng những nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện ể đồng bào tiếp thu và phát triển văn hoá Việt Nam hiện đại [47]. Những đóng góp to lớn của các nghệ nhân dân gian là vô cùng quan trọng, thế nên, nếu chúng ta không kịp thời tạo điều kiện để nghệ nhân truyền dạy lại những gì các cụ còn nhớ. Nếu không thì chỉ ít năm nữa, chúng ta không còn ai để học hỏi nữa và những di sản hoá quý báu sẽ mai một. Vì thế, việc bồi dưỡng, đào tạo lớp trẻ hiểu và gắn bó với truyền thống của dân tộc mình. Các ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện việc tổng kiểm kê vốn di sản văn hoá dân gian, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho các cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn, truyền dạy các di sản văn nghệ dân gian. Chú ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu tư trí tuệ, nguồn lực vào việc phổ biến và truyền dạy vốn di sản đã được sưu tầm, nghiên cứu cho nhân dân, đặc biệt cho lớp trẻ của địa phương nơi di sản ra đời và tồn tại...

Việc tạo dựng sự gắn bó giữa cán bộ cơ sở của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các nghệ nhân là hết sức quan trọng. Đó không chỉ là sự quan tâm động viên kịp thời của những người làm công tác bảo tồn và giữ gìn những giá trị văn hóa mà nghệ nhân chính là một trong những giá trị văn hóa sống.

Bảo tồn vốn cổ dân tộc, điều tiên quyết nhất hiện nay đó là bảo tồn các nghệ nhân - những người lưu giữ quá khứ bằng trí nhớ và khả năng của họ được ví như kho thư viện sống. Chỉ có điều, các nghệ nhân này giờ leo lét như ngọn đèn trước gió vì nhiều cụ đã ở vào tuổi xưa nay hiếm. Vì thế bên cạnh cơ chế động viên, cần có sự đầu tư tối thiểu về phương tiện như ghi âm, ghi hình nhằm lưu giữ hình ảnh nguồn tư liệu này. Đây không phải là điều khó nhưng cũng đòi hỏi phải có sự chuyên tâm và sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương đối với loại hình di sản văn hoá phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung dân tộc Sán Dìu nói riêng.

Tiểu kết Chƣơng III: Trong chương viết, chúng tôi đã chỉ ra giá trị nội dung, nghệ thuật và nêu hiện trạng, bảo tồn hát Soọng cô của người Sán Dìu. Hát Soọng cô - loại loại hình văn hoá phi vật thể, là văn hoá tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của một số người, mà lâu nay chúng ta vẫn tôn vinh họ là những nghệ nhân hay là những "báu vật sống”. Do vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể còn đồng nghĩa với việc "bảo tồn” các "báu vật sống" đó. Đó chính là việc Nhà nước, cộng đồng thừa nhận những tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo những điều kiện tốt nhất trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống khoẻ mạnh, phát huy khả năng của mình trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong thời kỳ CNH, HĐH ngày nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Toàn bộ luận văn của chúng tôi trước hết nhằm khẳng định về loại hình hát soọng cô, một loại hình thơ ca dân gian đặc sắc của dân tộc Sán Dìu. Trải qua mấy trăm năm nhưng nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Sán Dìu vẫn tồn tại

song hành cùng với văn học đương đại. Với đề tài luận văn Khảo sát loại hình

hát soọng cô của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang là sự bổ trợ

của văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Ở Chương I, chúng tôi đã tìm hiểu về những đặc điểm lịch sử xã hội, truyền thống văn hoá, chữ viết, tôn giáo và vốn văn nghệ dân gian của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang; giới thiệu và tìm hiểu về loại hình sinh hoạt ca hát dân gian đặc sắc đó là hát

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang (Trang 81 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)