Nghệ nhân vùng Thái Nguyên

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang (Trang 43 - 49)

7. Bố cục của Luận văn

2.2.1. Nghệ nhân vùng Thái Nguyên

* Phỏng vấn ông bà Lê Văn Thành (74 tuổi) - Âu Thị Phàng (67 tuổi, ở xóm Tam Thái, xã Hóa Thƣợng, huyện Đồng Hỷ).

Ông Thành trước đây là Chánh án Toà án Dân sự tỉnh Bắc Thái, nay là Thái Nguyên. Ông đi công tác từ năm 1967 đến năm 1999 thì nghỉ hưu. Thế hệ ông Thành là đời thứ tám của dân tộc Sán Dìu ở đất Tam Thái và cháu nội ngoại của ông bây giờ là đời thứ mười. Điều này được xác định trong cuốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học và Xã hội ấn hành năm 1983) ngay ở những trang đầu của cuốn sách. Ông

bà có 7 người con, 4 trai 3 gái. Chỉ duy nhất có người con trai cả là biết hát Soọng cô.

Ngay từ khi còn nhỏ, ông Thành đã được tiếp cận những câu hát Soọng cô từ cha mẹ, ông bà, bạn bè và những người đồng lứa. Bởi thế nên ông là người thuộc rất nhiều bài hát Soọng cô. Cũng từ câu hát Soọng cô mà ông Thành đã tìm được người bạn tâm giao. Bà Phàng - vợ ông, người ở làng Chàng, xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ cũng là người hát rất hay. Khi đó, ông lập gia đình khi 23 tuổi còn bà mới 16 tuổi. Nói rồi bà cất tiếng hát, năm nay đã 67 tuổi rồi mà tiếng hát của bà nghe rất trong và thanh. Ông Thành nói: Tìm được người con gái ưng ý chỉ cần qua lời nói, giọng hát. Qua câu hát là có thể biết con người đó là tốt hay xấu. Chính vì bà hát hay nên ông đã phải mất 6 năm trời đi hát mới lấy được bà. Lập gia đình rồi, bà cũng chẳng còn đi hát, chỉ chuyên tâm lo cho chồng con.

*Phỏng vấn bà Phàng:

Nhớ lại thời trẻ, bà Phàng kể với giọng tự hào: Đợt đi hát dài nhất của tôi là vào năm 1959. Chuyến đi hát ở xã Đạo Trù, tỉnh Vĩnh Phú lúc đó có lẽ với tôi đó là kỷ lục bởi cuộc hát đó kéo dài 11 ngày. Đoàn gồm 1 người già, cùng đi có 4-5 đứa con gái, mỗi xóm ở lại hát 1-2 tối, xong lại đưa sang xóm kia, bạn đưa bạn đi, xóm cuối lại được mấy chục người. Bài hát đầu tiên phải mời trầu nhà chủ, khi người già cho phép thì mới được ra. Mỗi lần hỏi phải hỏi bằng bài hát, uống nước cũng phải hát, ăn trầu cũng phải hát, có quy định hỏi chỗ ngồi, mời hát riêng.

Còn ông Thành cho hay: So với các bài hát ở Thái Nguyên thì ở Vĩnh Phúc hay Quảng Ninh thì có khác đôi ba từ, giọng thì giống nhau, ví dụ cái

chén ở Quảng Ninh gọi là boi ở đây gọi chông; cái ấm ở Quảng Ninh gọi là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chép những lời hát Soọng cô. Những năm 1966, bom Mỹ bắn phá miền Bắc, nhà ông bị cháy nên những cuốn sổ ghi chép ấy cũng bị cháy cùng ngôi nhà. Năm 1967, ông cũng ghi chép lại và bây giờ trong cuốn sổ này có 84 bài. Xem qua cuốn sổ ông ghi chép lại những lời bài hát cổ bằng chữ phiên âm Hán - Nôm. Trong đó có những bài hát đám cưới, bài hát của trẻ em, bài hát chúc tổ tiên, người già, những người hàng xóm và đặc biệt trong đó có 44 bài mà theo ông gọi đó là nhóm bài hát “giang hồ”. Với người Sán Dìu, nếu thuộc 44 bài này trong đó đặc biệt có 24 chữ cái thì đều có thể vận dụng được hết mọi điều. Chẳng hạn như máy bay bay qua, tên lửa bay lên, máy bay rơi xuống đều có thể vận vào làm thơ được. Ngoài ra trong sách còn có những câu hát về làm ruộng, dạy cách làm ăn; hoặc 12 tháng trong năm ứng với từng con vật như hùm, thỏ, rồng, rắn, ngựa…. Dựa vào đó mà người dân biết tính thời vụ, là tháng có mưa hay không có mưa. Qua nói chuyện được biết cậu cháu nội của ông bà năm nay 3 tuổi cũng rất thích nghe bà hát ru. Lời hát êm êm qua giọng của bà chỉ sau 8 câu hát là cậu bé đã đi vào giấc ngủ. Những bài hát về trẻ con rất hay như bài Con gà con.

Con gà con cộc đuôi

Chị có câu hát không dạy em Em có con cáo

Bắt con gà con của chị

Hay bài Con chim bồ câu:

Bồ câu non

Con chim bố đến dỗ con khóc Hai cánh vẫy vẫy

Con chim mẹ đến mớm mồi cho con

Ông Thành bảo: Tình người Sán Dìu đối với nhau sâu sắc lắm, không mô tả được. Trong suốt thời gian tôi công tác ở Toà án, thì những vụ ly hôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của người Sán Dìu rất ít bởi nếu có thì những câu hát giao duyên năm xưa đã khiến họ nghĩ lại và quay về với niềm yêu thương xưa.

Với người Sán Dìu, một chữ cũng là thân. Khi đến nhà người Sán Dìu, đến giờ ăn cơm là có cơm ăn chứ không phải báo cơm thì cũng có chai rượu để đó rồi, dù cơm cà cơm muối cũng ăn bởi họ nói rằng người Sán Dìu cùng chung một tiếng nói, không phải mua cơm mất một đồng nào.

Nguyện vọng của ông bà Thành - Phàng là truyền dạy cho lớp trẻ những câu hát của dân tộc mình. Tam Thái giờ mới thành lập được câu lạc bộ hát soọng cô mà bà Phàng là người có kinh nghiệm và giọng hát hay, là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ, cũng là người trực tiếp truyền dạy. Bà bảo: Bây giờ chúng tôi đã dạy được cho 5 đôi trẻ. Và từ khi câu lạc bộ được thành lập đến nay, cứ tối thứ 7 và chủ nhật, trong khoảng thời gian từ 8 đến 10h, cứ ai thích thì ra đây chúng tôi đều dạy. Dạy hát cũng hoàn toàn tự nguyện, dù không có thù lao, sợ không dạy thì bản sắc dân tộc sẽ bị mai một nên chúng tôi phải cố gắng.

*Phỏng vấn ông bà Hoàng Văn Long (66 tuổi) - Trần Thị Sìn (65 tuổi xóm Chí Son, xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ).

Ông cũng là một trong số ít người của xã tinh thông tiếng Hán (ông hiện vẫn đang làm nghề thầy cúng) và hát Soọng cô rất hay.

Từ khi còn nhỏ, những câu hát đã được bố mẹ truyền dạy đã gắn bó với ông trong suốt tuổi ấu thơ. Lớn lên, cũng như nhiều thanh niên trong làng, ông cũng đi hát từ khi mới 15, 16 tuổi. Bố mẹ ông sinh được năm người con, cả năm người đều biết hát. Ông cho biết: Thời đó, cứ sau ngày Rằm tháng Giêng trở ra hoặc tháng 7, 8 là chúng tôi lại tổ chức đi hát. Cứ mỗi một cuộc đi như thế đều có một ông một bà đều là người của xóm dẫn đầu. Bố mẹ tôi cũng nhiều lần dẫn đầu các đoàn hát. Đi đến nhà có các cô gái đều hát đối từ tối cho đến thâu đêm, thậm chí cả đến gần trưa hôm sau. Có lần đi hát ở một làng, các cô gái trong làng đã giấu mũ khiến chúng tôi phải ở lại đó hát đến ba

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngày mới dời đi được. Tôi nhớ có lần các cô gái trải chiếu ngược trên chiếc nong đặt cạnh bếp lửa buộc chúng tôi phải hát đối bằng được mới trải lại chiếu. Phải nói rằng, trong số các nghệ nhân mà người nghiên cứu đã gặp, có lẽ ông Hoàng Long là người có thâm niên hát lâu nhất. Ông sinh năm 1945, đi hát từ năm 15 tuổi. Đến năm 1989, ông mới thôi đi hát. Cũng bởi ông là người hát Soọng cô rất hay nên hầu như đám cưới nào cũng mời ông đến hát.

Ông có 10 người con và đều đã có gia đình riêng. Các con của ông đều biết tiếng Sán Dìu, thế nhưng chỉ có cậu con thứ sáu là Hoàng Văn Lục và cô con gái út là Hoàng Thị Lâm là biết hát Soọng cô. Từ năm 2008, trở lại đây,

khi Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai đề tài Bảo tồn hát soọng cô

của dân tộc Sán Dìu ở xã Nam Hoà, ông Long và ông Trần Văn Bình là người

cộng tác và dịch lời những bài hát Soọng cô sang tiếng Việt. Con gái ông cũng tham gia học hát khoảng hai tháng theo Đề án này. Đến bây giờ cô bé cũng đi lấy chồng nhưng may là cũng ở cùng xã nên những buổi biểu diễn văn nghệ em vẫn tham gia.

Phải nói rằng, từ năm 2008 đến nay, phong trào hát Soọng cô của xã ngày càng thêm sôi động. Ban đầu chỉ là một nhóm người thích hát thường đến nhà nhau hát, thì bây giờ phong trào đã lan rộng ra khắp cả xóm và các xóm lân cận. Thể theo nguyện vọng của nhiều người, Câu lạc bộ hát Soọng cô của xã Nam Hoà cũng đã được thành lập. Câu lạc bộ có 72 thành viên, trong đó có 17 người ở xóm Đồng Chốc, tuổi của các thành viên từ 40 tuổi trở lên; từ 55 đến 70 tuổi chiếm một nửa. Chủ nhiệm Câu lạc bộ là ông Hoàng Văn Long. Trong số các thành viên này có nhiều ngưới hát rất hay, điển hình là ông Hoàng Long, ông Trần Văn Chính (56 tuổi), ông Trần Văn An (60 tuổi), bà Vi Thị Chanh (55 tuổi), bà Vi Thị Hai (khoảng 54 tuổi).

Chúng tôi cũng đã hỏi ông Hoàng Văn Long kế hoạch tổ chức sinh hoạt của Câu lạc bộ về cách thức truyền dạy cho lớp trẻ. Ông Long đã trả lởi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rằng đối với các thành viên và hầu hết các nghệ nhân chắc cũng không ngại truyền dạy. Song cái khó ở đây là lớp trẻ trong độ tuổi 15 đến 18, 20 thường phải đi học nên cũng không dành được nhiều thời gian. Vì thế, để tổ chức được những cuộc hát thì đó cũng là điều khó không chỉ riêng đối với chúng tôi mà cả các thành viên trong Câu lạc bộ. Tuy nhiên chúng tôi cũng đã nghĩ đến một điều là truyền dạy điệu hát Soọng cô là điều cần thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nói rồi ông chỉ cho tôi về cậu cháu nội năm nay khoảng 10 tuổi và bảo cháu cũng rất thích học tiếng Hán và tôi đang bắt đầu dạy cho cháu. Còn về các bài hát Soọng cô, từ năm 2008 đến nay tôi cũng đã có ý thức chép và dịch lại các bài để lưu truyền cho con cháu đời sau, đến nay khoảng được 100 bài.

* Phỏng vấn ông Đặng Văn An (69 tuổi, ở xóm Cầu Đất, xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ)

Ông An khi nghe chúng tôi hỏi đến hát Soọng Cô thời trai trẻ của ông thì say sưa kể: Ông học hát từ năm 16 tuổi. Ban đầu, ông đi theo để đun nước, nấu cháo ăn đêm cho các bậc đàn anh, đàn chị và được thưởng thức những giọng hát rất hay với những lời ca đằm thắm, trữ tình mà mộc mạc, chân thành. Không khí sôi nổi của những đêm hát vẫn còn đọng lại trong tâm trí ông nhiều ngày sau. Ông quyết tâm học hát, hát làm sao cho thật hay. Qua những lần theo đoàn đi giao lưu ca hát, ông dần biết hát và thuộc được nhiều bài hát. Ông khoe với chúng tôi rằng: Thời trẻ, giọng hát của ông rất hay, được nhiều cô ngưỡng mộ. Đến nay, hai vợ chồng ông vẫn thường cùng các cụ trong xóm hát khi có dịp ngồi trò chuyện với nhau.

Nói rồi ông bảo bà và hai người hàng xóm cùng hát bài: Soi cô

Long vạt cô thoi mạt ký tô Tàn thoi ngủ cụ long sòi cù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ết nhít nà thênh dịu kỷ cứu Ết zà nà thênh dịu kỷ tô

(Ý của bài: một ngày được bao nhiêu lâu, một đêm được bao nhiêu dài)

và bài:

Son tạo phu thoi súi dìn hoi Thạnh vui háo ngại dịp sòn thoi Cui ca thệnh vụn phênh dịu sót Sa vàn mu sệch ngọi già loi

(Nghĩa: về nhà nghe hôm nay có con gái đến chơi…)

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang (Trang 43 - 49)