7. Bố cục của Luận văn
2.2.2. Nghệ nhân vùng Tuyên Quang
Cùng với nghệ nhân ở Thái Nguyên, người nghiên cứu cũng đã gặp rẩt nhiều nghệ nhân ở ba xã Sơn Nam, Thiện Kế và Ninh Lai của huyện Sơn Dương. Khi hỏi về Soọng cô, thì không ít người dân đã kể với niềm tự hào về nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
Tình cờ gặp con gái cụ Trƣơng Thị Con đang bán vải ở ngã ba Sơn
Nam, người đồng nghiệp đi cùng tôi giơ cuốn sổ tay ghi chép tên một số nghệ nhân, hỏi thăm chị thì được biết có người còn, người mất. Chợt chị reo lên: Bà Con là mẹ chị đấy. Sao em lại biết tên của mẹ chị. Thấy chị mừng rỡ như thể gặp người nhà, tôi liền hỏi: Thế chị là con gái hay con dâu của cụ? Con gái, chị trả lời. Đưa bọn em đến thăm cụ nhé. Ngần ngừ một lát rồi chị gật đầu. Chúng tôi bám theo sau khoảng hai cây số thì chị dừng lại, tranh thủ vừa gửi đồ vừa gọi điện cho cậu em út và thông báo: Nấu cơm nhé, trưa nay nhà mình có khách đấy. Chưa biết khách hỏi thăm làm gì mà đã thấy chị gọi điện bảo nấu cơm, tôi liền nói với đồng nghiệp đi cùng: Chờ chị mua chút thức ăn vào nhé. Cậu chàng liền gạt đi ngay. Ché đừng làm thế họ giận đấy….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cụ Con giờ ở với người con trai út. Đường vào nhà cụ Con rất khó đi nên con gái cụ bảo chúng tôi lên nhà người con trai cả của cụ, còn chị quay về đón cụ.
* Phỏng vấn cụ Trương Thị Con (86 tuổi ở thôn Bình Thái, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương)
Ngày trước khi mới 15, 16 tuổi tôi cũng thường theo các anh, các chị đi hát. Từ khi 20 tuổi, lấy chồng, sinh con, đẻ cái, việc nhà bận rộn nên cũng chẳng còn đi hát nữa. Điệu soọng cô hay nhưng giờ cũng không có ý định truyền lại nữa bởi sống chung với người Kinh nên cũng chẳng có điều kiện để hát. Thanh niên bây giờ cũng ít người biết hát, thậm chí tiếng Trại cũng chẳng biết.
Hỏi cụ nhớ nhất bài hát nào thì cụ bảo: Giờ tôi chỉ nhớ mỗi bài hát do
ông trẻ dạy đó là bài “Em là cô gái Sán Dìu”. Bảo cụ hát thì cụ bảo bây giờ
răng rụng hết rồi, hát chẳng còn ra hơi nữa nên không muốn hát. - Thế ngày xưa cụ có dạy cho các con cháu hát không?
- Ngày xưa vất vả lắm không như bây giờ. Ruộng nương nhiều, suốt ngày chỉ lo làm, lo ăn nên cũng chẳng còn nghĩ đến hát hò gi nữa. Giờ thì chỉ có con trai cả của tôi thì biết hát còn các cháu thì không.
- Vậy bản sắc dân tộc của dân tộc mình không được lưu truyền, cụ thấy thế nào?
- Tôi cũng cảm thấy tiếc. Vào những ngày Rằm hay thỉnh thoảng ngồi dự các đám cưới cũng nhớ lại về thời trẻ đi hát.
* Phỏng vấn ông Ôn Hải Hƣng (56 tuổi, ở thôn Vân Bảo, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dƣơng, con trai của cụ Trương Thị Con)
Hồi thanh niên, tối tối chúng tôi thường rủ nhau đi hát. Có lần đi hai, ba ngày, hết xóm nọ đến xóm kia. Bắt đầu mỗi một cuộc hát thì đều hát bài hát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hát chúc gia đình, hát giao duyên, hát chúc người già. Đi hát được khoảng hai, ba năm thì tôi đi bộ đội. Đóng quân ở bên Thái Nguyên, thỉnh thoảng vào những ngày cuối tuần tôi cũng đến những xóm bản có người Sán Dìu để hát. Sau khi đi bộ đội về, tôi chuyển sang nghề thuốc Nam, nghề cha truyền con nối nên cũng chẳng còn đi hát nữa. Thôn Vân Bản cũng có nhiều người biết hát. Lớp trẻ thì hầu như còn không biết cả tiếng mẹ đẻ.
- Bác có còn lưu giữ những cuốn sổ nào ghi chép những bài hát Soọng cô của dân tộc mình không?
- Trước kia tôi có quyển sổ ghi chép nhưng giờ đã bỏ hết rồi. Giờ chỉ mong các cháu học nghề thuốc chữa bệnh để kiếm sống.
* Phỏng vấn ông Lƣu Văn Thông, 68 tuổi, ở thôn Tân Bình, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dƣơng.
Thôn có gần 100 hộ dân là người dân tộc Sán Dìu, cùng dòng họ từ Thái Nguyên về đây sinh sống. Ông bộc bạch: Nhìn về phía các dân tộc Việt Nam thì có lẽ dân tộc Sán Dìu là thiệt thòi nhất. Bản thân mình là người dân tộc, ngày trẻ cũng đi hát, nhưng các cháu bây giờ hầu hết không biết nói cái tiếng của dân tộc mình. Ngày xưa dân tộc chưa có chè trồng, cấy xong là hết việc, rảnh rỗi là đi hát. Đi nơi xa nhất là ở Bắc Thái (năm 1962). Lúc đó, chúng tôi tổ chức một đoàn đông tới 34 người. Nơi nào có con gái hát hay thì đến. Đi đển thử tiếng - anh nào hát hay, chị nào hát hay chứ không phải đi tìm người yêu. Những người đi hát cùng với tôi ngày xưa giờ nhiều người cũng đã khuất núi. Bây giờ bọn trẻ có hát Soọng cô thì không thể lại như thời thanh niên xưa nữa.
Ông Thông cũng như bao nghệ nhân người Sán Dìu mà tôi đã tiếp xúc: xởi lởi, thật thà, chất phác. Qua buổi nói chuyện, tôi hiểu sâu hơn về tập quán của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Hỏi ông có thuộc nhiều bài hát của dân tộc mình không, ông bảo cũng phải vài chục bài. Hầu hết những người cùng độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tuổi với ông đều biết hát Soọng cô. Dù xã không có câu lạc bộ, nhưng thỉnh thoảng mọi người vẫn thường đến nhà tôi hát vào buổi tối.
- Ông có thể hát cho chúng cháu nghe được không? - Mời cô ở lại đây, tối đến chúng tôi sẽ tổ chức cuộc hát.
- Vâng, cảm ơn ông! Chúng cháu xin hẹn ông vào một dịp khác. Vậy các con của ông có biết tiếng của dân tộc mình không?
- Con của tôi đứa nào cũng biết tiếng, nhưng con của chúng không biết nói. - Ông nghĩ thế nào khi các cháu không biết nói tiếng của dân tộc mình? - Nói nó cũng không tiếp thu đâu. Giờ chỉ có ở bên Ninh Lai, Thiện Kế 80% người Sán Dìu là vẫn giữ được bản sắc, vẫn nói tiếng của dân tộc mình trong giao tiếp hàng ngày.
* Phỏng vấn bà Lƣu Thị Leo (57 tuổi, thôn Văn Sòng, xã Thiện Kế,
huyện Sơn Dƣơng)
Năm 17-18 tuổi tôi đã đi hát đối giữa người làng mình với người làng khác. Từ khi lập gia đình thì tôi ít đi hát. Bà Leo cũng thuộc rất nhiều bài, bà bảo đi chơi làng, con trai hát thế nào thì con gái tìm bài hát để đáp trả. Không hát trả lại được thì lại bị bên kia nói tức. Chúng tôi không chịu thua đâu, luôn nghĩ câu hát để đối trả lại. Bây giờ thì tôi thường đi hát đám cưới. Mỗi lần đi hát được trả bằng một chiếc chân giò.
Tiếp chuyện chúng tôi khi mới ốm dậy, giọng vẫn còn run run nhưng sự nhiệt tình của bà Leo với những người khách lạ chẳng vơi đi chút nào. Trải hết nỗi lòng về cuộc sống, về tuổi trẻ gắn với những câu hát Soọng cô, rồi bà cất lời hát một bài hát trong đám cưới:
Hồ chú công (Mừng chủ nhà)
Soọng theo shếnh cô hồ chú công Chú công láo leo sộ lú chông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chủ công ụn nam lu ụn nhuỳ
Loang thoi nam nhuý kết shếnh zhông
Soọng theo shếnh cô hộ chú shèn Chú công láo leo sộ lú bèn
Chú công ụn nam lu ụn nhuỵ Loang nam nhuý kịt zhênh zhen
Chỉ sang bé gái xinh xắn đứng ngay bên cạnh, bà bảo: Đây là cháu ngoại của tôi đấy, cháu đang ở tuổi mẫu giáo. Nghe bà hát ru nhiều nên cũng rất thích hát, sau này lớn lên sẽ dạy cho cháu để giữ lấy bản sắc quê hương mình.
* Phỏng vấn bà Đỗ Thị Ba (60 tuổi, thôn Ninh Quý, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dƣơng).
Bà Ba biết hát từ năm 17-18 tuổi, bà còn nhớ có lần đi bộ sang mãi bên Đèo Nứa (xã Phúc Thuận, Phổ Yên, Bắc Thái, nay là tỉnh Thái Nguyên). Dẫn đầu đoàn là hai người già. Sau bữa cơm chiều, nghỉ ngơi chờ đến tối thì cuộc hát bắt đầu. Lời hát đầu tiên là hát hỏi xin nhà chủ với bài hát Mặt trời lặn. Sau chủ nhà đồng ý và cuộc hát bắt đầu. Càng khuya hát càng say. Gần sáng, chủ nhà nấu cơm nếp, thịt gà mời ăn. Chủ khách hát mời trà và đáp lại. Ăn xong lại hỏi nhà chủ xin tăm xỉa răng, chậu nước rửa tay cũng bằng lời bài hát. Sau cuộc hát, đi về cũng hát níu chân và hát xin về. Có nhiều lần, chúng tôi đi rất nhiều nơi. Tối nay ở xóm này, ăn trưa xong lại đi bộ đến xóm khác theo lịch trình. Cứ sau một đêm hát là một ngày đi bộ. Có cuộc hát kéo dài tới mười một đêm liền. Nhiều lúc buồn ngủ, cứ nhắm mắt vào mà miệng vẫn cứ phải hát, không hát không được. Đi xa nhất là Phúc Thuận, Phổ Yên, làng Sen, Vĩnh Phúc. Cứ mỗi một cuộc hát, đều phải có ít nhất là hai người già đưa đi chứ không tự nhiên đi hát. Trước mỗi cuộc hát, đều có người bưng đĩa trầu hát hỏi xin phép. Soọng cô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thường hát ở trong nhà, cứ nhà nào có con gái thì đến hát, thường hát vào những dịp đi chơi làng như tháng giêng, hai, tháng 7 sau mỗi đợt cấy. Trong thời gian chiến tranh (1969-1972) chúng tôi không đi xa hát nữa nhưng tối tối vẫn đi trong làng mình. Sau khi lập gia đình (1972) thì tôi không đi hát nữa. Sau chiến tranh, cuộc sống khó khăn, người già cũng không đi hát, thanh niên cũng chẳng để ý đến nét sinh hoạt văn hoá của làng mình nữa. Phải đến năm 2001, 2002 thì Soọng cô mới bắt đầu được khôi phục lại.
Ngày bé tôi khổ lắm, vừa đi học, vừa phải trông em. Bố mẹ đi làm về thấy chưa nấu cơm nên chửi mắng, thế là tôi bỏ học. Khi ông bà có con dâu, động viên tôi đi học thì tôi nghĩ mình lớn rồi, đi học nữa thì xấu hổ lắm. Giờ không biết chữ nên những câu Soọng cô cũng hạn hẹp. Thấy người ta hát từ một đến hai lần thì nhẩm học theo. Mỗi lần đi hát, có những người hát giọng nghe khó, nếu không chú ý thì sẽ không biết đáp lại thế nào. Chị nào không thuộc bài thì cứ ngân theo giọng rồi cùng hát. Nếu không hát được thì sẽ bị phạt hát lại. Không biết hát thì nhờ chị bên cạnh hát đối lại cho. Còn bây giờ, tối nào ông bà trong xóm cũng tụ tập ở nhà tôi cùng hát. Có những tối có đến 20-30 người. Tôi có 5 người con nhưng chẳng đứa nào biết hát. Giờ có cháu ngoại là Trương Anh Tâm, học sinh lớp 7, cháu cũng rất thích hát Soọng cô. Thường ngồi nghe các ông bà hát rồi học theo.
* Phỏng vấn ông bà Ôn Cát Đức (62 tuổi) - Trƣơng Thị Hồng (68 tuổi, ở thôn Ninh Quý, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dƣơng)
Trước đây khi còn trẻ tôi cũng đi hát. 18 tuổi thì đi theo cánh già học hát. Bây giờ ngoài 60 tuổi rồi chúng tôi vẫn còn đi hát thâu đêm đấy. Thế mới biết là những câu hát ấy đã thấm sâu vào đời sống tâm hồn của người Sán Dìu. Thường cứ vào tháng 7, sau khi cấy thì thời điểm đấy hát là hay nhất. Chúng tôi thường hát đối đáp với nhau: Quen với nhau thì hát một kiểu; người cùng làng hát một kiểu; yêu đương khắng khít thì lại hát kiểu khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngày đó, thanh niên chúng tôi hát say sưa. Cứ tối đến là sang bên làng khác hát. Ngày thì dắt trâu đi cày, có những lần hát ba đêm liền mà hôm sau vẫn đi làm hợp tác xã đầy đủ. Đêm đi hát như thế, ngày thì cũng không dám ngủ vì sợ bố mẹ chửi. Cứ tháng 7 cấy xong là thanh niên lại rủ nhau đi hát. Chúng tôi đi tới Phúc Thuận (Phổ Yên), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), đến làng vào khoảng 4h chiều, sau đó gọi con gái đến hát. Nhà chủ nấu cơm ăn đêm. Đến sáng hôm sau lại đi làng khác để hát tiếp. Những năm 1965-1970, thời kỳ bao cấp, nên gia đình rất khó khăn về kinh tế. 21 tuổi, tôi đi bộ đội, đóng quân ở Thái Nguyên, đến tối thứ 7 vẫn đi đến vùng dân tộc Sán Dìu để hát. Từ năm 1980 đến năm 2004, trong làng chẳng nghe thấy tiếng hát Soọng cô. Sau năm 2004, Soọng cô mới được khôi phục lại. Mỗi xã có một đội văn nghệ. Cứ vào cuối tháng lại tổ chức giao lưu với Đạo Trù, Vĩnh Linh (Vĩnh Phúc) nơi có câu lạc bộ. Chỗ chúng tôi mới chỉ thành lập đội hát chứ chưa thành lập được câu lạc bộ. Từ nhà tôi xuống Đạo Trù chỉ có 7km. Chúng tôi thường đến đây hát, hát đến thâu đêm, không gì bằng được hát tiếng hát của dân tộc mình. Đến giờ tôi còn nhớ khoảng 60 đến 70 bài.
1. Kim cheo sút món hông soc nỉ Diu thống stạy ca hông soc lỷ Stạy ca hông lý sút non nhọn Sóng kim hống nỉ nán stá lý.
Dịch: Hôm nay ra cổng gặp được em khác gì dây mướp gặp được giàn Mướp gặp được giàn ra búp non Anh nay gặp em khó chia ly. 2. Kẹn nhóng diêp duy lết toi cheo Mun nỷ ky nhóng mun nỉ cheo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhoáng hay non cheo stang cao stọng Lóng hay loi thành lén stọng leo Dịch: Thấy em như thấy một cây non
Hỏi em rồi lại hỏi cây non Em hay cây non mọc lên cao Anh hay cây dần leo lên chơi.
Xóm giờ có khoảng 20 người biết hát. Giới trẻ thì hầu như chẳng quan tâm đến. Chúng chỉ nghĩ đến chuyện làm ăn mà chẳng nghĩ gì đến việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
Còn bà Hồng thì cho hay: Đàn bà có con rồi thì chẳng mấy khi đi đâu hát. Hết con rồi lại đến cháu mà bây giờ sức khoẻ yếu cũng chẳng có giọng hát nữa. Còn ông nhà tôi từ tháng 2, 3 đến giờ, thỉnh thoảng vẫn gọi điện hát qua điện thoại với nghệ nhân bên xóm Đạo Trù. Có tối phải mất tới 100 nghìn đồng tiền điện thoại chứ có ít đâu. Mai kia tôi cũng lo mất gốc vì giới trẻ bây giờ không thích hát nũa. Chúng tôi cũng động viên nhiều thanh niên nam nữ học hát nhằm giữ gìn vốn văn hoá của dân tộc nhiều nhưng chúng chỉ lo làm kinh tế. Cứ lúc nào cấy gặt thì về hộ gia đình, xong rồi lại đi nên rất khó tổ chức. Chúng tôi cũng lo sau này lớp người già cả như chúng tôi mất đi thì liệu câu hát soọng cô có còn tồn tại.
* Phỏng vấn bà Lê Thị Long (71 tuổi, thôn Ninh Quý, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang).
Lời hát Soọng cô là những câu chữ rất mộc mạc, giản dị nhưng giàu nhạc điệu, khi trầm bổng, khi ngân nga, lúc tha thiết, khi lại như thầm thì. Người Sán Dìu ở đây mê hát bởi qua làn điệu Soọng cô, họ nói lên được tình cảm, ước vọng của mình. Trai gái hát Soọng cô để tìm duyên chồng vợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Người già hát Soọng cô để răn dạy con cháu về công nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, kinh nghiệm đối nhân xử thế.