Hiện trạng

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang (Trang 77 - 81)

7. Bố cục của Luận văn

3.3.1. Hiện trạng

Văn học dân gian của người Sán Dìu rất phong phú. Soọng cô là một hình thức sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng rất cao. Khi hát Soọng cô,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng bào sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình và trang phục truyền thống. Chính sự kết hợp hài hoà này đã tạo nên nét văn hoá riêng của người Sán Dìu. Nói đến Soọng cô là nói đến một thể loại dân ca trữ tình với lời hát đối đáp nam nữ gần giống với điệu hát Then, hát Lượn của dân tộc Tày, hát Sli của dân tộc Nùng. Mỗi bài ca là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt và được lưu truyền trong dân gian. Người Sán Dìu say mê hát bởi Soọng cô bắt nguồn từ cuộc sống bình dị do chính những người nông dân thật thà, chất phác sáng tạo nên. Lời hát được lưu truyền trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc được ghi chép lại bằng chữ Hán cổ. Tuy nhiên, khác với các làn điệu dân ca khác, khi hát, người Sán Dìu thường "hát chay" mà không kêm theo một nhạc cụ nào. Cái hay và độc đáo của Soọng cô là bởi những lời hát được cất lên trầm bổng, ngân nga, tha thiết, có khi lại như thầm thì; bởi trong cách ví von rất ý nhị nhưng tình tứ và lãng mạn…

Những năm gần đây, ở Tuyên Quang, nhiều bài hát trước đây được truyền khẩu nay cũng không còn lưu giữ được Số lượng sách cổ ghi lại bài hát Soọng cô bằng chữ Hán còn rất ít.

Cùng với đó số lượng sách cổ ghi lại bài hát Soọng cô bằng chữ Hán còn rất ít. Số người già biết chữ Hán không còn nhiều, số cụ có khả năng dịch từ chữ Hán sang chữ Việt ở 2 xã Nam Hoà, Hoá Thượng chỉ có 4 người.

Theo lời kể của các nghệ nhân ở cơ sở hoặc một số tài liệu đã công bố như sách "Dân ca Sán Dìu", Nhà Xuất bản Văn hoá dân tộc. 1987, "Người

Sán Dìu ở Việt Nam", Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, 1983… thì hát Soọng

cô theo khuôn mẫu bắt buộc ở các thể loại có 794 bài, gồm trên 3.200 câu. Soọng cô có 16 phần hát cổ theo sách, trong bài hát mỗi câu có 7 chữ. Hiện sách hát Soọng cô có ba cuốn tại thôn Ninh Lai (xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Hiện nay số nghệ nhân hát Soọng cô của năm xã được khảo sát tính ra còn khoảng trên 100 người. Những người nhớ được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những lời cổ chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là ở những người cao tuổi, độ tuổi từ 65 đến 70 tuổi.

Trên thực tế khảo sát xác định là có Soọng cô đậm đặc thuộc ba xã Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam chỉ sưu tầm được 171 bài [47]. Tại thôn Thiện Phong, xã Thiện Kế, nghệ nhân Bàng Kim Oanh (mất cách đây 4 năm) dịch các bài hát từ chữ Hán sang chữ Việt phải theo cách nghe các nghệ nhân khác hát bằng tiếng Sán Dìu, ghi lại trên giấy bằng chữ Hán rồi mới dịch sang chữ Việt. Số lượng người già biết chữ Hán không còn nhiều, số cụ có khả năng dịch từ chữ Hán sang chữ Việt ở ba xã Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam cũng chỉ còn có 4 người.

Tuy nhiên, những năm gần đây, hát Soọng cô ở Thái Nguyên đã không còn được phổ biến. Nam nữ thanh niên dân tộc Sán Dìu dường như không còn biết hát Soọng cô. Trong những đêm hội hay đám cưới, hát Soọng cô đã được thay thế bằng những bài hát thời hiện đại. Soọng chỉ còn được những người già trên 50 tuổi hát. Trong sâu thẳm cõi lòng, các cụ luôn tâm niệm rằng phải truyền lại cho thế hệ trẻ những câu hát Soọng cô để gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc mình. Gìn giữ những câu hát Soọng cô cũng chính là gìn giữ tiếng nói của dân tộc mình. Năm 2009, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã chọn Nam Hoà (là xã có đông người Sán Dìu nhất của tỉnh Thái Nguyên và cũng là xã có tới 73% người dân là dân tộc Sán Dìu) để thực hiện Đề tài khoa học “Bảo tồn hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu". Từ khi có Đề tài khoa học này, Đội học hát Soọng cô được thành lập gồm 1 4 thanh niên nam nữ của xóm Chí Son do những nghệ nhân trong đó có ông Trần Văn Bình, 66 tuổi trực tiếp truyền dạy. Ông Bình cho biết: Đến nay, Đội văn nghệ của xóm có thể hát một cách thuần thục những bài hát Soọng Cô. Theo ông, việc dạy hát Soọng cô cho thế hệ trẻ là một việc làm rất cân thiết để răn dạy con cháu về công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, truyền thụ lại những phong tục,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tập quán và kinh nghiệm của cha ông đúc kết. Anh Diệp Văn Chung, một thành viên trong Đội hát cho hay: Những buổi học ban đầu thật khó khăn. Đầu tiên, chúng tôi phải học thuộc lời bài hát bằng tiếng của dân tộc mình rồi mới luyện giọng. Đây chính là điều khiến chúng tôi nản nhất vì hát đúng giọng một bài rất khó. Cụ Bình và một số người khác đã rất nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi hát. Các cụ không chỉ dạy chúng tôi hát làm sao cho chuẩn mà còn giải thích ý nghĩa từng lời hát, câu hát, kể cho nghe không khí các buổi hát ngày xưa khiến chúng tôi cảm thấy rất thích thú. Điều kiện thuận lợi cho công việc bảo tồn và phục hồi Soọng cô là hầu hết lớp thanh niên ở Thái Nguyên hiện nay vẫn sử dụng thành thạo ngôn ngữ dân tộc mình trong giao tiếp do nhiều gia đình vẫn có ý thức dạy cho con cháu nói tiếng Sán Dìu song song với nói tiếng Việt. Qua trao đổi với ông Bình, chúng tôi được biết: Việc phục hồi lại hát Soọng cô đang gặp không ít khó khăn. Khó khăn đầu tiên là chọn người. Không phải ai cũng có thể hát mà phải là người có năng khiếu, có tinh thần yêu ca hát mới có thể học hát thành công. Mặt khác, trong kho tàng các bài hát Soọng Cô, nhiều bài đã bị thất lạc do không được ghi chép lại mà chủ yếu được lưu truyền mừng. Chính vì lẽ đó, việc sưu tầm lại các bài hát chủ yếu phụ thuộc vào trí nhớ của các cụ cao tuổi hay hát. Còn ông Diệp Văn Đức, Trưởng xóm Chí Son cho hay: Hiện xóm cũng đang tổ chức dạy cho hai cháu Từ Thị Điệp và Từ Thị Phương (đang học lớp 9 và lớp 10) nhằm bảo tồn vốn văn hoá của dân tộc Sán Dìu…

Trước nguy cơ mai một nét văn hoá truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, ngoài việc tuyên truyền để chính người Sán Dìu hiểu và trân trọng nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình, giữ gìn tiếng nói, hát Soọng cô tại địa phương; xã hội hoá hoạt động văn hoá gắn với xây dựng văn nghệ quần chúng ở cơ sở nhằm thu hút mọi người dân, nhất là thanh niên tham gia học và giữ gìn các làn điệu Soọng cô. Đồng thời sưu tầm những bài Soọng cô để bảo tồn và phát huy giá trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Còn ở Tuyên Quang đứng trước nguy cơ mai một bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên bàn tỉnh, những năm qua, nhất là từ năm 1998, khi có Nghị quyết Trung ương 5 đến nay, Tuyên Quang đã tích cực triển khai công tác bảo tồn di sản văn hóa, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, coi di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu, là yếu tố đặc biệt quan trọng nhằm tạo sự hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến Tuyên Quang. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Dự án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

phi vật thể các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang” thực hiện đến năm 2015.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang Nguyễn Việt Thanh cho biết: "Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể đòi hỏi cần có tầm nhìn, sự hiểu biết, tri thức khoa học và cả sự tiếp cận đích thực văn hóa. Bảo tồn, phát huy một cách đúng mức không những giữ gìn được nguyên vẹn mà còn làm thăng hoa các giá trị văn hóa phi vật thể, từ cốt cách mỗi dân tộc được gìn giữ, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc - nhân tố quan trọng của sự phát triển bền vững, được nuôi dưỡng và lưu truyền, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh". [56] Từ vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của xã hội, có thể nói, văn hoá phi vật thể là hệ thống các giá trị đã góp phần quan trọng để làm nên bản sắc văn hoá dân tộc.

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang (Trang 77 - 81)