Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dì uở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang (Trang 41 - 43)

7. Bố cục của Luận văn

2.1.1.Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dì uở Thái Nguyên

Mảnh đất Thái Nguyên cũng là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hoá phi vật thể của nhiều dân tộc anh em như Then (dân tộc Tày); Xắng cọ (dân tộc Sán Chí) và nhiều lễ hội dân gian….

* Xã Nam Hoà có khoảng 1.000 người với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Sán Dìu chiếm đa số: 73%. Xã có 22 xóm. Trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu, phải nói rằng hát Soọng cô ở thời sôi nổi nhất là từ năm 1973 trở về trước. Khi đó hát soọng cô và đi giao lưu là một nhu cầu không thể thiếu của dân tộc Sán Dìu. Quãng thời gian từ sau 1973 đến năm 2007, tiếng hát của dân tộc Sán Dìu cũng bị ngắt quãng bởi lúc này kinh tế của các gia đình cũng qua khó khăn nên người ta cũng không dành thời gian để đi hát nữa. Bây

giờ, khi Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện Đề tài Bảo tồn hát Soọng

cô của dân tộc Sán Dìu thì phong trào hát Soọng cô đã được khôi phục và đến

nay, xã đã có 4 xóm là có nhóm hát là Bờ Suối, La Quán, Đồng Chốc và Chí Son. Câu lạc bộ Soọng cô của xã cũng hoạt động một cách tự nguyện đã được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành lập. Ban đầu họ đưa ra kế hoạch là sinh hoạt một tuần hai buổi nhưng do ý kiến của đồng chí lãnh đạo xã đề nghị các cụ cần suy nghĩ và sắp đặt lại kế hoạch có thể thực hiện một tháng sinh hoạt một lần, sau này nới tuỳ theo nhu cầu và khả năng có thể tổ chức sinh hoạt một tháng từ hai đến ba lần.

Qua công tác điền dã khảo sát tại 5 xóm của xã Hoá Thượng, Nam Hoà (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) chúng tôi thấy: Ở xã Hoá Thượng có 17 xóm với 32% số dân là người Sán Dìu; xã Nam Hoà có 22 xóm với 73% số dân là người Sán Dìu. Số lượng người biết hát Soọng cô còn khoảng trên 100 người. Tuy nhiên, số người trung niên và cao tuổi (từ 45 tuổi đến 70) biết hát Soọng cô chiếm tới 92%. Nhiều bài hát trước đây được truyền khẩu nay cũng không còn lưu giữ được. Những năm gần đây, một số tiết mục về hát Soọng cô được biểu diễn trong các cuộc liên hoan văn hoá các dân tộc ở huyện và tỉnh, nhưng chỉ được đặt lời mới theo nội dung mới. Số lượng sách cổ ghi lại bài hát Soọng cô bằng chữ Hán còn rất ít. Số người già biết chữ Hán không còn nhiều, số cụ có khả năng dịch từ chũ Hán sang chữ Việt ở 2 xã Nam Hoà, Hoá Thượng chỉ có 4 người.

2.1.2. Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Tuyên Quang

Có thể ví Tuyên Quang như một hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Việt Bắc bởi mảnh đất này đang lưu giữ một bề dày giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số với một kho tàng dân ca, dân vũ hết sức phong phú, đặc sắc như làn điệu then, cọi, quan làng (dân tộc Tày), Páo dung (dân tộc Dao), Sình ca (dân tộc Cao Lan), Soọng cô (dân tộc Sán Dìu)... Bên cạnh đó là những lễ hội dân gian mang nhiều sắc thái văn hóa đặc trưng và đa dạng như: Lễ hội Lồng tồng (dân tộc Tày); lễ Cầu mùa, lễ Cấp sắc (dân tộc Dao); lễ hội Nhảy lửa (dân tộc Pà Thẻn)...

Người Sán Dìu ở Tuyên Quang chủ yếu sinh sống ở ba xã Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam của huyện Sơn Dương. Qua khảo sát tại 6 thôn thuộc 3 xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang): Ở xã Ninh Lai có 17/20 thôn với 80% dân số là người Sán Dìu; xã Thiện Kế có 8/15 thôn với 60% dân số là người Sán Dìu. Mặc dầu vậy, số lượng người biết hát Soọng cô còn rất ít. Ở ba xã Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam, qua khảo sát, trung bình mỗi thôn có khoảng 10 người trung niên và cao tuổi biết hát Soọng cô.

2.2. Các nghệ nhân

Trong cộng đồng người dân tộc Sán Dìu, chúng tôi cũng đã gặp rất nhiều các nghệ nhân cao niên ở hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Đây là những người rất am hiểu phong tục tập quán và văn hoá, văn nghệ dân gian dân tộc Sán Dìu. Là những người đã nối tiếp những bậc tiền bối giữ được tiếng hát Soọng cô cho đến ngày hôm nay.

Trong số các nghệ nhân ở vùng Tuyên Quang và Thái Nguyên có các ông: Ôn Cát Đức, Lê Duy Sinh, Hoàng Long là thông thạo chữ Hán, có khả năng dịch các bài Soọng cô từ chữ Hán sang chữ Việt. Đặc biệt có rất nhiều nam nữ trung niên còn nhớ và hát Soọng cô rất hay là ông Ôn Cát Đức, ông Lục Văn Phúc, ông Lưu Văn Tư, bà Trương Thị Tam, ông Lê Xuân Chuyền, bà Lưu Thị Leo, bà Vi Thị Chanh, bà Âu Thị Phàng….. Quá trình đi điền dã, người nghiên cứu đã tiếp xúc với rất nhiều nghệ nhân và họ đã bộc bạch những suy nghĩ rất thật của mình.

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc sán dìu ở thái nguyên và tuyên quang (Trang 41 - 43)