Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
1,08 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ THÙY GIANG HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ THÙY GIANG HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Địa lí kinh tế - xã hội KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Thị Thanh Hà SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo bộ môn Địa Lí trong khoa Sử - Địa. Đặc biệt là cô giáo : Th.s Trần Thị Thanh Hà đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ phòng Đào tạo và Thư viện trường ĐH Tây Bắc đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập tại trường. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ về số liệu của cơ quan, địa phương, đặc biệt là các cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý cơ quan. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, Tháng 5 Năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1 3. Giới hạn phạm vi nhiên cứu 2 4. Lịch sử nghiên cứu 2 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Cấu trúc khóa luận 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP 6 1.1. Cơ sở lí luận về cây công nghiệp 6 1.1.1. Khái niệm và phân loại cây công nghiệp 6 1.1.2. Vai trò và đặc điểm cây công nghiệp 6 1.1.2.1. Vai trò 6 1.1.2.2. Đặc điểm 7 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng 8 1.2. Cơ sở thực tiễn 11 1.2.1. Tình hình sản xuất cây công nghiệp ở Việt Nam 11 1.2.2. Tình hình sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La 13 CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA 14 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng 14 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 14 2.1.2. Nhân tố tự nhiên 15 2.1.2.1. Địa hình 15 2.1.2.2. Đất đai 16 2.1.2.3. Khí hậu 18 2.1.2.4. Thủy văn 19 2.1.2.5. Sinh vật 20 2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội. 21 2.1.3.1. Dân cư và lao động. 21 2.1.3.2. Thị trường 22 2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng 23 2.1.3.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật 23 2.1.3.5. Các chính sách phát triển kinh tế 24 2.2. Hiện trạng sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La 24 2.2.1. Khái quát chung 24 2.2.2. Hiện trạng sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La 24 2.2.2.1. Diện tích cây công nghiệp 24 2.2.2.2. Sản lượng cây công nghiệp 25 2.2.2.3. Cơ cấu cây công nghiệp 26 2.2.2.4. Phân bố cây công nghiệp 29 2.2.2.5. Một số cây công nghiệp chính 31 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA TỚI NĂM 2020 41 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 41 3.1.1. Quan điểm phát triển 41 3.1.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội 41 3.1.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp 41 3.1.2. Mục tiêu phát triển 42 3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 42 3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn 42 3.1.3. Định hướng phát triển 44 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển và phân bố cây công nghiệp 46 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 46 3.2.2. Giải pháp về đầu tư 47 3.2.3. Giải pháp phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ 47 3.2.4. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực 47 3.2.5. Giải pháp về mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm 48 KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 CHDCND Lào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 3 GDP Tổng sản phẩm quốc dân 4 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 5 KFW7 Dự án phát triển lâm nghiệp 6 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Diện tích cây công nghiệp giai đoạn 1995 - 2011 11 2 Bảng 1.2 Bảng xếp hạng sản lượng một số cây công nghiệp của Việt Nam so với thế giới năm 2011 12 3 Bảng 2.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số của tỉnh Sơn La năm 2012 14 4 Bảng 2.2 Nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng và độ ẩm trung bình tháng tại Sơn La năm 2012 19 5 Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 2010 - 2012 28 6 Bảng 2.4 Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm tỉnh Sơn La 29 7 Bảng 2.5 Diện tích cây công nghiệp phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2012 30 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Tên hình Trang 1 Hình 2.1 Dân số Sơn La giai đoạn 2008 - 2012 22 2 Hình 2.2 Diện tích cây công nghiệp Sơn La giai đoạn 2000 - 2012 25 3 Hình 2.3 Sản lượng cây công nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2012 26 4 Hình 2.4 Cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La năm 2005 và 2012 27 5 Hình 2.5 Sản lượng cà phê tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2012 33 6 Hình 2.6 Sản lượng chè tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2012 36 7 Hình 2.7 Sản lượng đậu tương tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2012 38 8 Hình 2.8 Sản lượng mía cây tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2012 39 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ STT Bản đồ Tên bản đồ 1 Bản đồ 1 Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La năm 2013 2 Bản đồ 2 Bản đồ đất tỉnh Sơn La năm 2012 3 Bản đồ 3 Bản đồ hiện trạng phát triển cây công nghiệp tỉnh Sơn La năm 2012 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong cơ cấu ngành trồng trọt, ngành trồng cây công nghiệp có vai trò quan trọng, không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, tận dụng nguồn tài nguyên đất, phá thế độc canh mà còn là nguồn hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Việc đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Trước xu thế phát triển chung, cây công nghiệp ngày càng được chú trọng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất chất lượng bởi hiệu quả kinh tế mang lại cao. Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, từ năm 2000 trở lại đây nước ta có nhiều sản phẩm xuất khẩu từ cây công nghiệp chiếm vị trí thứ hạng cao trên thị trường quốc tế, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn như: hồ tiêu (đứng đầu thế giới), cà phê (đứng thứ hai thế giới). Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc đây là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn việc nâng cao đời sồng người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng được lợi thế về tự nhiên cũng như về kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển cây công nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn như: khí hậu có nhiều biến đổi thất thường, trong khi đó ngành trồng trọt còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; dân cư chủ yếu là dân tộc thiểu số nên chất lượng lao động chưa cao, khả năng ứng dụng kĩ thuật vào sản xuất còn hạn chế; giá cả thị trườg bất ổn, công tác thu mua, chế biến và bảo quản còn nhiều hạn chế vì vậy sức cạnh tranh của các sản phẩm từ cây công nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế còn thấp. Đứng trước thực trạng đó, việc phân tích các nhân tố tác động tới sự phát triển cây công nghiệp, hiện trạng sản xuất, từ đó đề ra một số giải pháp trong phát triển cây công nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc khai thác tiềm năng sẵn có ở Sơn La là hết sức cần thiết, chính vì những lí do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển cây công nghiệp tỉnh Sơn La” làm vấn đề nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về cây công nghiệp, khóa luận tập trung chủ 2 yếu vào việc nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của cây công nghiệp, đồng thời phân tích thực trạng sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất một giải pháp hợp lí nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp tỉnh Sơn La. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về hiện trạng sản xuất cây công nghiệp để vận dụng vào địa bàn tỉnh Sơn La. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La và phân tích thực trạng sản xuất cây công nghiệp, cơ cấu các loại cây công nghiệp và sự phân bố cây công nghiệp. Trên cơ sở đó làm rõ bức tranh sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển cây công nghiệp. 3. Giới hạn phạm vi nhiên cứu - Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển cây công nghiệp tỉnh Sơn La trên các mặt: + Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La. + Phân tích thực trạng sản xuất cây công nghiệp nói chung, cơ cấu các nhóm cây công nghiệp và sự phân bố cây công nghiệp, có đề cập đến hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp chính ở Sơn La. - Về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu lãnh thổ của toàn tỉnh, bao gồm 11 đơn vị hành chính: Thành phố Sơn La, các huyện: Mộc Châu, Yên Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp (huyện Vân Hồ mới tách từ Huyện Mộc Châu 9/2013) - Về thời gian: tập trung phân tích các số liệu từ 2000 - 2012 4. Lịch sử nghiên cứu Thực trạng phát triển cây công nghiệp và các vấn đề liên quan tới cây công nghiệp đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập tới, có thể kể tới một số công trình như: - Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội đại cương - PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ chủ biên. Ở đây tác giả có đề cập tới vai trò và thực trạng phát triển một số cây công nghiệp chính trên thế giới, đưa ra một số cách phân loại cây công nghiệp. [...]... nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển cây công nghiệp tỉnh Sơn La tới năm 2020 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lí luận về cây công nghiệp 1.1.1 Khái niệm và phân loại cây công nghiệp Cây công nghiệp (hay còn gọi là cây kĩ thuật) để chỉ mục đích và tính chất gieo trồng của các cây này nhằm cung... ngành trồng cây công nghiệp - Ngay trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng có một số bài báo, một số chuyên đề có nghiên cứu tới hiện trạng sản xuất cây công nghiệp ở Sơn La như: Chuyên đề về cây cao su (tập hợp các bài báo viết về cây cao su tỉnh Sơn La) của thư viện tỉnh Sơn La; Báo cáo về thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển cà phê chè tỉnh Sơn La của Diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp Sơn La, một số... bước tiến mới 2.2.2 Hiện trạng sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La 2.2.2.1 Diện tích cây công nghiệp Tận dụng những lợi thế về tự nhiên và kinh tế - xã hội, hoạt động trồng cây công nghiệp của tỉnh Sơn La ngày càng được chú trọng phát triển, diện tích có xu hướng tăng khá nhanh, năm 2000 tổng diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh đạt 19.334 ha, mặc dù diện tích cây công nghiệp tỉnh Sơn La chiếm tỉ trọng... sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La Trước đây hoạt động trồng cây công nghiệp Sơn La chưa được chú trọng phát triển, diện tích và sản lượng không đáng kể, năm 1993 tổng diện tích cây công nghiệp đạt khoảng hơn 3 nghìn ha, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp Những năm gần đây nhờ các chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của cả nước và của tỉnh, diện tích và sản lượng cây. .. do tỉnh thực hiện chiến lược đầu tư phát triển mạnh mẽ cả về vốn và kĩ thuật, cùng với việc tự giác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân….khiến năng suất cây công nghiệp tăng mạnh kéo theo mức tăng về sản lượng 2.2.2.3 Cơ cấu cây công nghiệp Về cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La bao gồm hai nhóm cây chính, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm 26 Hình 2.4: Cơ cấu cây công nghiệp tỉnh. .. cây công nghiệp tỉnh Sơn La năm 2005 và 2012 (Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La) Nhìn chung, cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La qua các năm có biến động theo xu hướng giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm Năm 2005, cây công nghiệp hàng năm chiếm ưu thế hơn so với cây công nghiệp lâu năm, chiếm tới 85% cơ cấu cây công nghiệp toàn tỉnh, cây công nghiệp hàng năm chỉ... sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La 2.2.1 Khái quát chung Hoạt động trồng cây công nghiệp ở Sơn La hiện nay đang được chú trọng phát triển, với nhiều chính sách phát triển trong nông nghiệp nói chung và trong trồng cây công nghiệp nói rêng, bước đầu đã áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng Nhờ đó, diện tích và sản lượng cây công nghiệp ngày càng có... cho cây công nghiệp có điều kiện sinh thái phát triển Như vậy xu hướng phát triển cây công nghiệp sẽ đa dạng hóa cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên trong nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn Sản phẩm của cây công nghiệp làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm Phát triển cây. .. xã hội cho sự phát triển cây công nghiệp của tỉnh Sơn La - Đưa ra bức tranh về hiện trạng sản xuất cây công nghiệp của tỉnh Sơn La từ năm 2000 đến năm 2012 - Đề xuất một số giải pháp để phát triển cây công nghiệp có hiệu quả hơn tới năm 2020 7 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về cây công nghiệp Chương 2:... cấu cây công nghiệp, song tới năm 2012, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm và cây công nhiệp lâu năm có sự thay đổi rõ nét, lúc này cây công nghiệp lâu năm vươn lên chiếm ưu thế, đạt 61% trong cơ cấu cây công nghiệp; tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm mạnh từ trên 80% xuống còn 39% * Cây công nghiệp lâu năm Diện tích cây công nghiệp lâu năm so với cây công nghiệp hàng năm chiếm ưu thế và . Tình hình sản xuất cây công nghiệp ở Việt Nam 11 1.2.2. Tình hình sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La 13 CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA 14. về hiện trạng sản xuất cây công nghiệp để vận dụng vào địa bàn tỉnh Sơn La. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La và phân tích thực trạng sản. đến sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La. + Phân tích thực trạng sản xuất cây công nghiệp nói chung, cơ cấu các nhóm cây công nghiệp và sự phân bố cây công nghiệp, có đề cập đến hiện trạng sản