7. Cấu trúc khóa luận
2.2.2.5. Một số cây công nghiệp chính
* Cà phê
Cây cà phê là một trong ba loại cây trồng (cà phê, ca cao, chè) cho chất kích thích, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hàng ngày của con người mà còn có giá trị kinh tế cao. Cà phê được nhiều người ưa chuộng, là đồ uống chủ yếu của các dân tộc Châu Âu, Bắc Mĩ. Đây là một loại đồ uống chứa Cafein có tác dụng kích thích thần kinh, tăng quá trình hô hấp, tuần hoàn máu, kích thích tiêu hóa và hoạt động của các mô. Trong y học người ta dùng cà phê để chữa bệnh huyết áp cao và suy nhược thần kinh.
Cây cà phê có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi. Xuất sứ tên gọi cà phê bắt nguồn từ tên gọi của người dân địa phương nơi đây (caffa). Cà phê xuất hiện cách đây 500 năm, nhưng đến thế kỉ XVII, sản phẩm cà phê mới được đưa vào châu Âu và sau đó trở thành nhu cầu phổ biến của khu vực này. Đến cuối thế kỉ XVII, cà phê được đưa sang trồng ở Xrilanca, sau đó là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và các nước Châu Mĩ.
Cà phê cùng du nhập vào nước ta với cây cao su từ 1857 ở Quảng Trị, Quảng Bình. Năm 1888, cà phê được trồng trên diện tích lớn tại các đồn điền của thực dân Pháp, thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đến thế kỉ XX diện tích trồng cà phê được mở rộng sang các tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An sau đó đến Đắk Lắk và Lâm Đồng. Hiện nay diện tích cà phê ngày càng được mở rộng, đứng thứ 2 sau cao su với 19,7% diện tích reo trồng các cây công nghiệp.
Cây cà phê du nhập vào tỉnh Sơn La từ khá lâu. Qua quá trình phát triển cây cà phê được xác định là cây trồng có lợi thế, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, được nhân dân chấp nhận và tiếp tục phát triển cho tới nay.
Cà phê nhập vào nước ta có ba giống chính: cà phê chè, cà phê vối, cà phê mít. Ở Sơn La trồng phổ biến giống cà phê
chè Catimo, Catura, TN1, TN2… hiện nay tỉnh đang thực hiện so sánh triển vọng các giống cà phê trên, đặc biệt việc đưa giống Catimo F6 vào Sơn La từ năm 1993 thay thế 2 giống địa phương Bourbon và Tipica, giúp hoạt động trồng cà phê của tỉnh Sơn La phát triển bền vững và ngày càng mở
rộng. Hình 1: Cà phê chè - Sơn La
Định hướng phát triển giống cà phê chè của của Sơn La tại tỉnh là định hướng đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, tăng tổng sản phẩm xã hội, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Việc phát triển sản xuất cà phê là bước tiến đáng kể, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt tạo ra vùng sản xuất cà phê hàng hóa tập trung, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của người nông dân.
Từ cuối thập kỉ 80 đến nay, cà phê được trồng tập trung tại cao nguyên Sơn La - Nà Sản. Năm 2000, diện tích cà phê đạt 3.862 ha, diện tích trồng cà phê không ngừng tăng, năm 2010 đạt 7.259 ha, chỉ số phát triển so với năm 2000 đạt 187%. Diện tích cho sản phẩm cà phê có xu hướng tăng khá nhanh, năm 2010 đạt 4.690 ha, tới năm 2012 tăng gấp 1,2 lần đạt 5.850 ha. Nguyên nhân diện tích tăng cao do hiệu quả kinh tế trồng cà phê từng bước được ổn định, người dân đã từng bước chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang cây công nghiệp có giá trị kinh tế trong đó có cây cà phê.
Cây cà phê ngày càng được chú trọng đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Đến nay, nhiều vùng, nhiều xã các vườn cà phê cho năng suất cao
từ 15 - 20 tấn quả/ha (2,5 - 3,0 tấn nhân) và có nhiều hộ có thu nhập cao 100 - 200 triệu đồng/năm từ cà phê.
Hình 2.5: Sản lƣợng cà phê tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2012
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La)
Sản lượng cà phê nhân có xu hướng tăng nhanh và khá ổn định qua các năm, từ năm 2000 đạt 377 tấn tới năm 2012 đạt 9.969 tấn, trung bình mỗi năm tăng gần 1 nghìn tấn, do diện tích cà phê ngày càng được mở rộng cùng việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến, thị trường cà phê từng bước đi vào ổn định do vậy sản lượng cà phê liên tục tăng và bình ổn. Riêng hai huyện Quỳnh Nhai, Mai Sơn và thành phố Sơn La chiếm trên 90% diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh.
Cà phê được trồng ở 10/11 huyện thuộc Sơn La trong đó tập trung chủ yếu ở Thành phố Sơn La (3791 ha), Mai sơn (3183 ha) và Thuận Châu (2454ha). Đây là những vùng có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động… vùng có khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.
Hiện nay công tác thu mua, chế biến cà phê ở Sơn La diễn ra rất phức tạp, có nhiều thành phần tham gia vào việc thu mua với nhiều giá khác nhau. Tình trạng tranh mua, tranh bán, ép giá thu mua của tư nhân vẫn thường xuyên xảy ra, đã ảnh hưởng tới đời sống của người trồng cà phê, tới doanh nghiệp thực hiện thu mua cà phê theo hợp đồng của nông dân. Về cơ sở chế biến hiện nay có 3 cơ sở chế biến cà phê thóc trên địa bàn: Xã Chiềng Xôm - Thành phố Sơn La, xã Chiềng Pấc - huyện Thuận Châu, xã Hua La - Thành phố Sơn La, theo công nghệ chế biến ướt với thiết bị chế tạo trong
nước, công suất mỗi dây chuyền từ 2 - 9 tấn/giờ. Nhìn chung các dây chuyền này không đồng bộ, kết cấu kiểu cũ, chi phí tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm lớn. Hiện nay trong tỉnh đã có cơ sở chế biến cà phê để xuất khẩu tại phường Quyết Tâm Thành phố Sơn La, có công suất 2.000 tấn/năm. Tuy vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng như nhà kho, nhà xưởng, sân phơi đều đã xuống cấp cần được nâng cấp và sửa chữa. Việc xử lí chất thải cà phê tại các xưởng chế biến còn rất hạn chế, vỏ cà phê và chất nhớt bao quanh vỏ cà phê được thải trưc tiếp ra ngoài môi trường, kết tủa thành một lớp đen trên bề mặt đất, ảnh hưởng tới mĩ quan và sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường.
Sản phẩm cà phê chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, trong 6 năm từ 2000 - 2006 công ty cà phê cây ăn quả xuất khẩu trực tiếp 1.565 tấn, tổng doanh thu xuất khẩu đạt 2,1 triệu USD. Thương hiệu cà phê Solaco của Sơn La đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường thế giới: Đức, Ba Lan, Mĩ, Hà Lan.
* Chè
Chè là đồ uống chủ yếu của dân tộc ở Châu Á, Nga, Ănglô Xắcxông với hơn 1,2 nhân loại sử dụng chè. Chè có nhiều công dụng và vai trò quan trọng trong đời sống, có khả năng kích thích hệ thần kinh và làm giảm mệt nhọc cho cơ thể, trong chè có chứa hỗn hợp tananh có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, chè còn chứa các chất dinh dưỡng Prôtêin, aminôaxit các vitamin C, B1, B2, PP.
Chè được loài người sử dụng sớm hơn cà phê rất nhiều, cách đây hàng ngàn năm. Đây là loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, trồng một lần có thể thu hoạch 20 - 30 năm hoặc hơn nữa. Chè là mặt hàng xuất khẩu có thị trường tiêu thụ ổn định.
Việc phát triển cây chè ở trung du và miền núi góp phần sử dụng hợp lí điều kiện tự nhiên và nguồn lao động, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến chè phát triển, làm việc phân bố công nghiệp được đồng đều giữa miền núi và đồng bằng.
Chè là loại cây bụi thường xanh của miền nhiệt đới và cận nhiệt gió mùa. Quê hương của cây chè là Mianma, Đông Nam Trung Quốc và Việt Nam. Chè xuất hiện cách đây khoảng 5.000 năm, hiện nay chè được trồng tại 70 quốc gia.
Ở Việt Nam trước kia chè chỉ được trồng hạn chế ở một số vùng như Phú Thọ, Biển Hồ (Đắk Lắk) và chủ yếu kinh doanh theo hình thức đồn điền. Năm 1930 diện
tích chỉ có 8 nghìn ha với sản lượng 6 nghìn tấn. Hiện nay cây chè phân bố khá rộng, xuất hiện cả vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Sơn La hiện nay coi chè là loại cây công nghiệp lâu năm chính của vùng, năm 2000 tổng diện tích chè là 2.246 ha, tới năm 2005 tăng lên 3.655 ha, chiếm 16,5% diện tích cây công nghiệp của toàn tỉnh. Từ năm 2010 tới năm 2012 diện tích chè có xu hướng giảm nhẹ từ 3.745 ha xuống còn 3.499 ha chiếm 12,4% diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu do tác động của khí hậu, những năm gần đây khí hậu có sự biên đổi thất thường tác động tới sự phát triển của cây chè, làm suy giảm diện tích chè do chè bị chết, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng chè sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao
hơn. Tuy vậy, diện tích chè cho sản phẩm tăng đều qua các năm từ 2.824 ha năm 2005 lên 3.352 ha năm 2012 (tăng gấp 1,2 lần). Mặc dù diện tích không tăng nhanh như cà phê song tương đối
ổn định và vững chắc.
Hình 2: Đồi chè huyện Mộc Châu - Sơn La
Về năng suất chè của Sơn La có nhiều biến động qua các năm do việc canh tác, sản xuất chè còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Năm 2005, năng suất chè đạt 71,89 tạ/ha, tới năm 2010 có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 69,66 tạ/ha, năm 2012 năng suất có xu hướng tăng đạt 71,31 tạ/ha và sản lượng chè búp tươi đạt 2.3903 tấn (năm 2012). Nhìn chung, sản lượng chè trong giai đoạn 2000 - 2012 có xu hướng tăng; tăng mạnh từ năm 2000 đến năm 2010 từ 10.785 tấn lên 23.899 tấn, tăng gấp 2,2 lần, nguyên nhân do việc mở rộng diện tích chè từ những năm trước đó và việc áp dụng, đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh chè như ở huyện Mộc Châu; từ năm 2010 đến năm 2012 sản lượng chè có mức độ tăng chậm, tăng thêm khoảng 4 tấn trong hai năm, do thị trường chè đã bắt đầu bình ổn nên sản lượng chè bước đầu được ổn định.
Hình 2.6: Sản lƣợng chè tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2012
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La)
Chè được trồng trong 7/11 huyện thuộc Sơn La, tập trung nhiều nhất ở huyện Mộc Châu (2608 ha chiếm hơn 70% diện tích chè của tỉnh), được dùng làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến chè có tại tỉnh, ngoài ra chè còn được trồng nhiều ở huyện Phù Yên, Yên Châu, Thuận Châu. Hiện nay, diện tích chè ngày càng được mở rộng, hoạt động này đã trở thành phong trào tự giác của nhiều hộ gia đình. Hoạt động trồng chè ở tỉnh chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, xí nghiệp ngay tại vùng như: nhà máy chế biến chè Mộc Châu, với nhiều thương hiệu chè có chất lượng như chè Tô Múa là loại chè núi có tiếng thơm ngon; chè Kim Tuyên với chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao và nhiều loại chè giống mới có chất lượng và năng suất cao như chè Ô long, Kim tuyết, San Tuyết… Hiện nay thương hiệu chè của tỉnh Sơn La ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước, một số loại chè được coi là đặc sản của vùng với các thương hiệu như chè Mộc Châu, chè San Tuyết, chè Hoa Hồng…
* Đậu tƣơng
Cây đậu tương là cây công nghiệp, cây thực phẩm chiến lược có giá trị đối với đời sống con người. Khó có thể tìm ra loại cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc và là cây làm giàu đất.
Đậu tương được mệnh danh là “con bò sữa” của người Trung Quốc và có nguồn gốc từ nước này. Từ lâu đậu tương được trồng ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt thuộc vùng Đông Á, Đông Nam Á, ngày nay nó được trồng cả các nước ôn đới.
Ở nước ta đậu tương được trồng khá phổ biến, có mặt ở hầu hết các khu vực trong nước, trong đó vùng Trung du miền núi phía Bắc là vùng có diện tích gieo trồng đậu tương nhiều nhất đạt 69.425 ha chiếm hơn 30% tổng diện tích đậu tương của cả nước.
Tỉnh Sơn La là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc đã và đang thực hiện việc phát triển và sản xuất đậu tương, tận dụng được diện tích đất bỏ hoang và khắc phục việc canh tác không hiệu quả như việc đốt nương, chặt phá rừng…, gây ra hiện tượng xói mòn, lũ quét. Để khắc phục hạn chế và giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số có việc làm đạt hiệu quả kinh tế, việc phát triển cây đậu tương ở tỉnh là rất hợp lí.
Tuy vậy, diện tích và sản lượng đậu tương toàn tỉnh không ổn định. Năm 2000 diện tích đậu tương đạt 9484 ha đến năm 2005 có xu hướng tăng khá nhanh đạt 12.093 ha (tăng 2,6 nghìn ha), song từ năm 2005 tới nay diện tích đậu tương toàn tỉnh có xu hướng giảm mạnh, năm 2010 giảm xuống còn 7380 ha, năm 2012 diện tích đậu tương của toàn tỉnh chỉ còn 3.595 ha (giảm hơn 8,4 nghìn ha). Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ của tỉnh chưa thực sự lớn, hiệu quả và năng suất đạt được chưa cao và đặc biệt việc mở rộng diện tích một số cây công nghiệp lâu năm làm suy giảm diện tích cây công nghiệp hàng năm trong đó có cây đậu tương.
Không giống với diện tích, năng suất đậu tương của tỉnh khá ổn định, ít biến động, trung bình đạt 12,5 tạ/ha, năm 2012 so với năm 2010 năng suất có xu hướng giảm 1,57 tạ/ha, so với Trung du miền núi phía Bắc (11,96 tạ/ha) nhìn chung năng suất của tỉnh Sơn La vẫn cao hơn, tuy nhiên so với cả nước (15,01 tạ/ha) tỉnh có năng suất thấp hơn.
Về sản lượng, do diện tích bị suy giảm nhanh, sản lượng có xu hướng giảm. Năm 2010 đạt 10.644 tấn nhưng tới năm 2012 giảm xuống còn 4.621 tấn, sau 2 năm sản lượng đậu tương giảm 6 tấn.
Hình 2.7: Sản lƣợng đậu tƣơng Sơn La giai đoạn 2007 - 2012
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La)
Từ năm 2009 tới năm 2010 sản lượng có xu hướng tăng nhẹ song không đáng kể, tăng khoảng 0,4 nghìn tấn, năm 2010 so với năm 2012 giảm khoảng 6 nghìn tấn. Sự biến động của sản lượng có thể do ảnh hưởng của diện tích gieo trồng, hoặc các yếu tố khác như giống, điều kiện tự nhiên, thiên tai,…
Đậu tương phân bố rộng khắp các huyện thuộc Sơn La, trong đó tập trung nhiều nhất ở Mai Sơn (1752 ha, chiếm 48,7% diện tích đậu tương toàn tỉnh), Quỳnh Nhai (633 ha, chiếm 17,6% diện tích đậu tương toàn tỉnh), ngoài ra có Phù Yên và Thuận Châu (trên 400ha).
* Mía
Trong số loại cây trồng để lấy đường của vùng nhiệt đới, mía là cây quan trọng và phổ biến nhất. Nước mía ép dùng để chế biến rượu, cồn. Mía cây để ăn tươi và uống giải khát, lá mía để lợp nhà, bã mía để sản xuất giấy, mũ, đun bếp…
Mía là cây nguyên liệu sản suất đường và làm bột ngọt. Do đời sống ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu về đường ngày càng cao song hoạt động sản xuất đường chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, có thể nói việc sản xuất mía rất có triển vọng phát triển.
Cây mía có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, với hai trung tâm phát sinh là đảo tân Ghi nê (phía đông quần đảo Inđônê xia) và Ấn Độ sau đó lan rộng ra toàn bộ khu vực
Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Sau thế kỉ XVI, nhờ sự phát triển giao thông vận tải đường biển, mía được đưa sang trồng nhiều ở Châu Mĩ, Châu Phi.
Ở Việt Nam, nửa sau thế kỉ III trước công nguyên, người dân đã dùng mía để ép