Một số giải pháp thúc đẩy phát triển và phân bố cây công nghiệp

Một phần của tài liệu hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển cây công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 54 - 62)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển và phân bố cây công nghiệp

3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng cây công nghiệp nói riêng, phù hợp với đặc trưng của ngành, tập trung vào các vấn đề:

- Chính sách đất đai: xem xét miễn thuế đất cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, liên hiệp hợp tác xã thuộc thành phần kinh tế trong và ngoài nước, thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, các hộ gia đình và cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các cơ sở chế biến nông sản, nhà làm việc, nhà công nhân trong thời gian thực hiện dự án.

- Được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, chính sách đầu tư thu hút của mình.

- Các nhà đầu tư được trực tiếp giao dịch với các tổ chức tín dụng về vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn. Việc vay vốn theo quy định

cho vay hiện hành của ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng sau khi đã thẩm định, tiếp cận các dự án, tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay vốn.

3.2.2. Giải pháp về đầu tƣ

Để có đủ nhu cầu, nguồn vốn cho việc triển khai thực hiện quy hoạch, cần tranh thủ thu hút tối đa vốn đầu tư từ các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn các dự án trương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn xã hội hóa huy động từ các đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh, nguồn vốn đóng góp của nhân dân, của các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế. Nguồn vốn tái định cư thủy điện Sơn La, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn tài trợ của các chính phủ, tổ chức nước ngoài thông qua trương trình, dự án đầu tư từ các nguồn: WB, ODA, ADB, KFW7…

3.2.3. Giải pháp phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, trọng tâm là công tác giống cây trồng, có quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các giống có chất lượng cao, có khả năng thích nghi với điều kiện từng khu vực.

Áp dụng quy trình công nghệ cao trong thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng từ khi trồng cho tới khi thu hái sản phẩm và bảo quản, phân loại, chế biến…đảm bảo thực hiện đúng quy trình kĩ thuật.

Tăng cường công tác khuyến nông đối với cơ sở, xây dựng các mô hình trình diễn kĩ thuật, mở các lớp tập huấn để chyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

3.2.4. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bổ sung lao động có trình độ cho ngành trồng trọt nói chung và ngành trồng cây công nghiệp nói riêng, góp phần vào việc thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền nông nghiệp, cần phải có kế hoạch đào tạo nhất là đào tạo nghề để tạo ra những con người có tay nghề kĩ thuật cao, áp dụng trong sản xuất. Bên cạnh việc đào tạo theo các hệ chính quy cần đa dạng hóa thêm các hình thức đào tạo, mở thêm các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng, kĩ thuật cho các bộ, thôn, bản; phổ biến kĩ thuật trồng trọt cho người dân.

Các cơ sở cần phối kết hợp với các trường: Trung cấp nông lâm nghiệp, trường Đại học Tây Bắc, trường Dạy nghề Sơn La…đào tạo lao động kĩ thuật, lao động quản lí phục vụ cơ sở.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức từ cấp xã trở lên phù hợp với yêu cầu mới. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản lí.

Nhờ thực hiện tốt các nhiệm vụ đưa ra về đào tạo nguồn nhân lực, năm 2010 tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 30, phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ này tăng lên 65 - 70%.

3.2.5. Giải pháp về mở rộng thị trƣờng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Trong nền sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, hàng hóa sản xuất ra phải đáp ứng đúng yêu cầu thị trường về: lượng, giá, chất, thời điểm cung cấp. Nếu không đáp ứng một hay nhiều yêu cầu đó thì hàng hóa sản xuất ra không có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cần phải chú trọng một số yếu tố sau:

- Xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất ra và những sản phẩm dự định phát triển. Trong từng loại sản phẩm cần xác định cơ cấu sản phẩm chất lượng cao, chất lượng trung bình.

- Không nên sản xuất ra những mặt hàng chưa đủ sức cạnh tranh hoặc không có thị trường tiêu thụ.

Cần đẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và đảm bảo phát triển bền vững.

- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Nắm bắt thông tin hàng ngày và thường kì, nghiên cứu thị trường thông qua các hệ thống thông tin. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiết lập mạng lưới phân phối, tìm kiếm đối tác, liên kết kinh doanh, thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

- Xây dựng tên gọi, xuất xứ hàng hóa, một số sản phẩm tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, duy trì bảo và bảo vệ thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong qua trình hội nhập kinh tế thế giới.

- Cần phân định rõ ràng trách nhiệm và vai trò của các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan chuyên ngành trong chiến lược chung về xây dựng thương hiệu.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua ngành trồng trọt Sơn La trong đó có trồng cây công nghiệp đã có những định hướng và bước tiến phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiếp tục khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của mình, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống cho nhân dân. Qua quá trình nghiên cứu hiện trạng sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Ngành trồng cây công nghiệp tỉnh Sơn La phát triển với khá nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Tài nguyên đất đa dạng, với hai cao nguyên lớn và tương đối bằng phẳng, đất chủ yếu là feralit và những cánh đồng phù sa nhỏ, có tầng đất khá dày, thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt nói chung và ngành trồng cây công nghiệp nói riêng. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa chí tuyến, có sự phân hóa do tác động của địa hình, đặc điểm này tạo ưu thế cho Sơn La phát triển các loại cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và nhiệt đới. Tài nguyên nước phong phú và dồi dào, được cung cấp bởi hệ thống sông suối khá dày đặc, trong đó quan trọng nhất là sông Đà và sông Mã. Hệ động thực vật phong phú, có vai trò quan trọng trong giữ cân bằng sinh thái và thúc đẩy nhanh quá trình hình thành đất. Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất, có phẩm chất tốt và ngày càng được nâng cao về trình độ. Nhu cầu thị trường khá lớn, thúc đẩy quá trình sản xuất cây công nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành trồng trọt nói chung và ngành trồng cây công nghiệp nói riêng đang dần được cải thiện và nâng cấp. Các chính sách khuyến khích và ưu tiên phát triển cây công nghiệp đã được ban hành và bước đầu được người dân hưởng ứng.

Trong quá trình phát triển, ngành trồng cây công nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu đáng kể và dần khẳng định vị thế trong cơ cấu ngành trồng trọt. Diện tích ngày càng tăng cao, năm 2012 đạt khoảng 30 nghìn ha, chiếm gần 10% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Hiện nay diện tích cây công nghiệp ngày càng được mở rộng cả về quy mô và diện tích, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. Năng suất và sản lượng cây công nghiệp tỉnh Sơn La không ngừng tăng; hoạt động sản xuất cây công nghiệp được chú trọng phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ trong các khâu từ chọn giống cây trồng tới khâu chế biến và bảo quản, năng suất và chất lượng sản phẩm cây công nghiệp được cải thiện; năm 2012 sản lượng cây công nghiệp đạt 355.493 tấn. Cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La bao gồm 2 nhóm chính: Cây công

nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, hiện nay cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế trong cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La, phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung của cả nước trong cơ cấu ngành trồng trọt. Sự phân bố cây công nghiệp ngày càng hợp lí theo hướng khai thác tối đa tiềm năng của từng tiểu vùng trong việc sản xuất từng các sản phẩm chuyên môn hóa. Hiện nay hoạt động trồng cây công nghiệp diễn ra chủ yếu ở các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Thuận Châu, Thành phố Sơn La…một số huyện tập trung chuyên canh một số cây công nghiệp chính, hình thành hướng chuyên môn hóa.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành trồng cây công nghiệp tỉnh Sơn La còn gặp không ít những khó khăn và thách thức. Sự manh mún và nhỏ lẻ trong phân bố đất trồng, gây khó khăn trong thực hiện cơ giới hóa, hình thành các vùng chuyên canh rộng lớn. Diện tích đất hoang hóa còn nhiều, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra nhiều. Trình độ lao động nhìn chung còn thấp, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển chưa đồng bộ. Thị trường chưa thực sự ổn định và chưa được mở rộng.

Dựa trên những đánh giá về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hột, kết hợp với hiện trạng phát triển cây công nghiệp tỉnh Sơn La, đề tài đã đề xuất một số định hướng cho sự phát triển và phân bố cây công nghiệp tới năm 2020 và giải pháp chung nhằm thực hiện mục tiêu và định hướng đề ra như: giải pháp về vốn đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm từ cây công nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cổng thông tin điện tử Sơn La (2012), Các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn

tỉnh Sơn La, Sơn La

2. Cục thống kê Sơn La, Niên giám thống kê Sơn La các năm (2010, 2013), Sơn La

3. Diễn đàn Khuyến nông tỉnh Sơn La (2012), Báo cáo thực trạng sản xuất và giải

pháp phát triển cà phê chè tỉnh Sơn La.

4. Tòng Thị Quỳnh Hương (2011), Phát triển nông - lâm - thủy sản tỉnh Sơn La giai

đoạn 2000 - 2009, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

5. Đỗ Thúy Mùi (2013), Giáo trình Dân số, tài nguyên, môi trường NXB Đại học Sư

phạm

6. Nguyễn Qúy (chủ biên) (2005), Tỉnh Sơn La 110 năm (1985 - 2005) NXB Chính trị

quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Lê Thông, Nguyễn Qúy Thao (đồng chủ biên) (2010), Việt Nam các vùng kinh tế và

các vùng kinh tế trọng điểm NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

8. Lê Thông (tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên) (2011), Địa lí Việt Nam

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

9. Tổng cục thống kê Việt Nam (2011), Niên giám thống kê Việt Nam qua các năm

NXB thống kê Việt Nam, Hà Nội

10. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2012), Địa lí kinh tế xã hội đại cương NXB Đại học

Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

11. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (đồng chủ biên), Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam

NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

12. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (2012), Phê duyệt quy hoạch rà soát, bổ sung quy

hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2009 - 2020.

13. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, phê duyệt Quy hoạch “Rà soát, bổ sung quy hoạch

vùng trồng cà phê tập trung tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020”.

14. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Bộ lần thứ XIII tỉnh Sơn La (2012), Sản xuất

PHỤ LỤC

Một số hoạt động trồng cây công nghiệp tỉnh Sơn La

Cao su

Cà phê

Lạc

Một phần của tài liệu hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển cây công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)