Nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển cây công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 29 - 62)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.3.Nhân tố kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân cƣ và lao động.

Năm 2012 dân số của Sơn La là 1134.3 nghìn người, đứng thứ 4 trong 14 tỉnh

của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, mật độ dân số trung bình 80 người/km² (2012),

Hình 2.1: Dân số Sơn La giai đoạn 2008 - 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La)

Nhìn chung dân số Sơn La từ năm 2010 đến 2012 có xu hướng tăng nhẹ, tỉ lệ tăng tự nhiên giai đoạn là 1,73‰ do những năm gần đây việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều thành công vì vậy tỉ lệ gia tăng dân số của vùng có xu hướng giảm. Dân cư từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm ngày 1/7 hàng năm chiếm 62,08% so với tổng số dân (2012).

Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu dọc theo trục đường 6, đặc biệt từ đoạn từ Hát Lót đến Thuận Châu và một số xã xung quanh. Một số huyện có dân cư tập trung đông như: Mộc Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Thuận Châu…Thành phố Sơn La

là nơi có mật độ dân số cao nhất, năm 2012 đạt 299 người/km²,dân cư ở khu vực này

chủ yếu là dân nhập cư từ các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và một số vùng lân cận.

Mỗi năm tỉnh tăng thêm khoảng 20 nghìn lao động, ngoài ra còn được bổ xung từ các tỉnh khác; đây là nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất, canh tác trên đất dốc, cần cù chịu khó là nguồn lực cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, dân cư chủ yếu là các đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ lao đông còn hạn chế năm 2012 lao động đã qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật chỉ chiếm 12,8%, tỉ lệ thất nghiệp là 0,4% thấp hơn so với cả nước (1,99% năm 2012).

2.1.3.2. Thị trƣờng

Với số dân trên 1 triệu người, sức mua và nhu cầu tiêu dùng khá lớn. Sự phát triển của công nghiệp chế biến cũng đặt ra những nhu cầu nguyên liệu khối lượng lớn

trong sản xuất nông nghiệp, điều này thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.

Hiện nay, trong tỉnh đã có một số mặt hàng nông phẩm có chất lượng và nổi tiếng như: Chè Mộc Châu, Cà phê Solaco…song về chất lượng của sản phẩm và việc gắn liền nơi sản xuất với nơi chế biến và nơi tiêu thụ còn hạn chế.

2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn không ngừng được hoàn thiện, nhất là hệ thồng giao thông hiện nay đã được nâng cấp như: Quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 4G, quốc lộ 43 và nhiều tỉnh lộ khác. Với sự quan tâm và đầu tư của nhà nước dến nay tỉnh đã có 9/13 trung tâm cụm xã trọng điểm được đầu tư nhựa hóa đường giao thông; 204/206 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 108/206 xã cõ đường ô tô đi tới trung tâm xã đi được bốn mùa. Mạng lưới điện đã tỏa đi hầu hết các xã, các huyện, thị. Hệ thống thủy lợi, trường học, bệnh viện, cơ sở phát thanh - truyền hình được xây mới và nâng cấp. Nhiều dự án trồng cây công nghiệp và trồng rừng được thực hiện. Nhờ vậy, năng lực sản xuất tăng lên nhanh chóng, diện mạo xã hội tiếp tục đổi mới, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát trển lâu dài.

Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối phát triển nhưng chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa xứng với tiềm năng phát triển của vùng.

2.1.3.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp đã bước đầu hình thành và phát triển. Nhiệm vụ hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp là giải quyết vấn đề thủy lợi. Hệ thống thủy lợi trong những năm qua đã được tỉnh chú trọng và đầu tư xây dựng các hồ chứa nước, hệ thống kênh mương…Tới nay toàn tỉnh có 87 hồ chứa nước vừa và nhỏ, 462 công trình đập kiên cố, kiên cố hóa 720km/1.900km kênh mương; cung cấp nước tưới cho hàng nghìn héc ta đất trồng lúa và 25.000ha cây công nghiệp, cây ăn quả. Nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật đã được đưa vào sản xuất, tạo ra bước chuyển biến mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng cây công nghiệp nói riêng.

Các cơ sở chế biến nông phẩm đang từng bước gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị thường của tỉnh. Sự xuất hiện của một số nhà máy chế biến nông phẩm như: Nhà máy chế biến chè Mộc Châu (4.450 tấn); các cơ sở chế biến cà phê đặt tại Thuận Châu và thành phố Sơn La (4.000 tấn); cơ sở chế biến đường tại

Mai Sơn (1000 tấn mía cây/ngày)… đã tạo đà cho sự phát trển vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi nhiều còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều nơi còn bị sạt lở hoặc bị xuống cấp nghiêm trọng. Trình độ cơ giới hóa còn thấp, nguồn nguyên liệu cung cấp phục vụ chế biến còn thiếu, hầu hết các cơ sở chế biến chỉ phát huy được 20 - 30% công suất.

2.1.3.5. Các chính sách phát triển kinh tế

Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIII về sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản nói chung và phát triển cây công nói riêng, Đảng bộ đã đưa ra một số định hướng. Mở rộng quy mô, diện tích hợp lí ở những vùng có điều kiện, tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, phát triển những vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đặc biệt là tỉnh đã chủ trương đẩy mạnh phát triển cây cao su, đây là định hướng mới góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, giảm diện tích cây lương thực trên đất dốc, hình thành hệ thống rừng đầu nguồn, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

2.2. Hiện trạng sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La 2.2.1. Khái quát chung 2.2.1. Khái quát chung

Hoạt động trồng cây công nghiệp ở Sơn La hiện nay đang được chú trọng phát triển, với nhiều chính sách phát triển trong nông nghiệp nói chung và trong trồng cây công nghiệp nói rêng, bước đầu đã áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng. Nhờ đó, diện tích và sản lượng cây công nghiệp ngày càng có bước tiến mới.

2.2.2. Hiện trạng sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La 2.2.2.1. Diện tích cây công nghiệp 2.2.2.1. Diện tích cây công nghiệp

Tận dụng những lợi thế về tự nhiên và kinh tế - xã hội, hoạt động trồng cây công nghiệp của tỉnh Sơn La ngày càng được chú trọng phát triển, diện tích có xu hướng tăng khá nhanh, năm 2000 tổng diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh đạt 19.334 ha, mặc dù diện tích cây công nghiệp tỉnh Sơn La chiếm tỉ trọng nhỏ trong diện tích cây công nghiệp cả nước song đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Năm 2005 diện tích tăng thêm khoảng 3 nghìn ha đạt 22.082ha (tăng gấp 1,14 lần). Khi người dân

chuyển sang trồng cây công nghiệp, thấy được ưu thế và hiệu quả mang lại cao hơn một số cây trồng truyền thống (giá trị thu nhập bình quân đầu nguời/1ha đất canh tác cây công nghiệp đạt khoảng 22 triệu đồng, cao hơn so với cây lương thực 17,5 triệu đồng), cùng với những chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp của tỉnh vì vậy tới năm 2012 diện tích cây công nghiệp tăng thêm khoảng 6 nghìn ha, đạt khoảng 30.843ha, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005.

Hình 2.2: Diện tích cây công nghiệp Sơn La giai đoạn 2000 - 2012

(Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Sơn La) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích cây công nghiệp được tập trung ở các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu với một số cây trồng chính như mía, chè, cà phê, lạc, đậu tương, đây là những vùng có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động… vùng có khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển một số cây công nghiệp.

Hiện nay, diện tích cây công nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung ở những nơi có điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây công nghiệp, điều này giúp người dân nơi đây thay đổi tập quán canh tác, tăng thu nhập cho người dân, hạn chế du canh du cư; tạo bước tiến đáng kể trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nền kinh tế của tỉnh.

2.2.2.2. Sản lƣợng cây công nghiệp

Những năm trước đây hoạt động trồng cây công nghiệp ở tỉnh Sơn La chưa thực sự được chú trọng, nên sản lượng và diện tích còn thấp. Hiện nay, nhờ thực hiện chiến lược nông nghiệp mới của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với các cơ sở chế biễn tại chỗ, do vậy diện tích và sản lượng cây công nghiệp của tỉnh không ngừng tăng.

Sản lượng cây công nghiệp của tỉnh Sơn La có sự biến động tương ứng với diện tích: từ năm 2000 đến năm 2005, sản lượng tăng từ 158.837 tấn lên 192.525 tấn, tăng gấp khoảng 1,2 lần. Việc hưởng ứng chiến lược nông nghiệp mới của cả nước và áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, sản lượng không chỉ dừng lại ở các con số trên mà liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2010 đạt 219.682 tấn, tới năm 2012 tăng thêm khoảng 135 nghìn tấn và đạt mức 355.493 tấn, tăng gấp 2,24 lần so với năm 2000.

Hình 2.3: Sản lƣợng cây công nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La)

Từ năm 2000 tới năm 2012 sản lượng cây công nghiệp tỉnh Sơn La có xu hướng tăng nhanh song mức tăng không đồng đều giữa các năm, đặc biệt từ năm 2010 tới 2012 sản lượng cây công nghiệp có mức tăng mạnh hơn so với các năm trước. Nguyên nhân do tỉnh thực hiện chiến lược đầu tư phát triển mạnh mẽ cả về vốn và kĩ thuật, cùng với việc tự giác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân….khiến năng suất cây công nghiệp tăng mạnh kéo theo mức tăng về sản lượng.

2.2.2.3. Cơ cấu cây công nghiệp

Về cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La bao gồm hai nhóm cây chính, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.

Hình 2.4: Cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La năm 2005 và 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La)

Nhìn chung, cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La qua các năm có biến động theo xu hướng giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm. Năm 2005, cây công nghiệp hàng năm chiếm ưu thế hơn so với cây công nghiệp lâu năm, chiếm tới 85% cơ cấu cây công nghiệp toàn tỉnh, cây công nghiệp hàng năm chỉ chiếm 15% trong cơ cấu cây công nghiệp, song tới năm 2012, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm và cây công nhiệp lâu năm có sự thay đổi rõ nét, lúc này cây công nghiệp lâu năm vươn lên chiếm ưu thế, đạt 61% trong cơ cấu cây công nghiệp; tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm mạnh từ trên 80% xuống còn 39%.

* Cây công nghiệp lâu năm

Diện tích cây công nghiệp lâu năm so với cây công nghiệp hàng năm chiếm ưu thế và có xu hướng tăng mạnh từ 16.739 ha (2010) lên 19.882 ha (2012), trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,5 nghìn ha. Sở dĩ như vậy do Sơn La có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm, cùng với đó là sự suy giảm diện tích của cây công nghiệp hàng năm, vì vậy cây công nghiệp lâu năm ngày càng có xu hướng phát triển nhanh và chiếm ưu thế trong cơ cấu cây công nghiệp toàn tỉnh. Hiện nay, Sơn La có gần 8 nghìn ha diện tích cây công nghiệp lâu năm cho thu hoạch, bao gồm một số cây trồng chính như: chè, cà phê, cao su…

Bảng 2.3: Diện tích, sản lƣợng một số cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 2010 - 2012 Diện tích (ha); Sản lượng (tấn)

Năm Loại cây Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chè Diện tich 3745 3465 3499 Sản lượng 23899 25097 23903 Cà phê Diện tích 7259 8310 9717 Sản lượng 7544 8399 9969 Cao su Diện tích 5735 6357 6666 Sản lượng - - -

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2013)

Năm 2010 đến 2012 sản lượng cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng khá nhanh từ 32.083 tấn lên 34.800 tấn. Tuy nhiên năng suất cây công nghiệp lâu năm đạt được trong các năm có nhiều biến động. Cây chè năng suất đạt 63,81 tạ/ha (năm 2010), tới năm 2011 có xu hướng tăng mạnh lên 72,43 tạ/ha song năm 2012 có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 68,31tạ/ha. Năng suất cà phê của tỉnh có xu hướng biến động thất thường song ổn định hơn năng suất chè, năm 2012 đạt 10,25 tạ/ha. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động về năng suất do hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.

Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm đạt 547.944 triệu đồng (năm 2012). Gía trị sản xuất cây trồng cao, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

* Cây công nghiệp hàng năm

Tổng diện tích gieo trồng đạt khoảng 12.998 ha, chiếm khoảng trên 30% tổng diện tích cây công nghiệp (2010). Những năm gần đây diện tích cây công nghiệp hàng năm có sự xu hướng giảm nhẹ từ 12.998 ha (2010) xuống 10.860 ha (2012). Nguyên nhân do thị trường tiêu thụ hẹp, hiệu quả sản xuất thấp và việc mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.

Sản lượng cây công nghiệp hàng năm chiếm ưu thế hơn so với cây công nghiệp lâu năm, chiếm trên 90% sản lượng cây công nghiệp toàn tỉnh.

Bảng 2.4: Diện tích, sản lƣợng một số cây công nghiệp hàng năm tỉnh Sơn La

Diện tích (ha); Sản lượng (tấn)

Năm Loại cây Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Bông Diện tích 692 2767 891 Sản lượng 614 2888 857 Mía Diện tích 3265 4208 4656 Sản lượng 174664 249434 313488 Lạc Diện tích 1661 1682 1718 Sản lương 1584 1670 1705

Đậu tương Diện tích 7380 7416 3595

Sản lượng 10644 10559 4621

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010 sản lượng cây công nghiệp hàng năm đạt 187.599 tấn, tới năm 2012 tăng lên 320.693 tấn (tăng gấp 1,8 lần). Mặc dù không chiếm ưu thế về diện tích nhưng sản lượng lại chiếm tỉ lệ lớn trong sản lượng cây công nghiệp, do năng suất cây trồng cao. Có nhiều loại cây có năng suất cao như mía năm 2012 đạt 673,3 tạ/ha, đậu tương đạt 12,85 tạ/ha...

Giá trị sản xuất của cây công nghiệp hàng năm đạt 390.219 triệu đồng (năm 2012). Dự tính trong tương lai giá trị sản xuất cây công nghiệp hàng năm không ngừng tăng, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của nhân dân tỉnh Sơn La.

2.2.2.4. Phân bố cây công nghiệp

Hoạt động sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La phân bố rộng khắp các huyện thuộc Sơn La, tập trung nhiều nhất ở các huyện Mai Sơn (9154 ha, chiếm 29% diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh), Thuận Châu (5159 ha, chiếm khoảng 16% diện tích cây công nghiệp), Thành phố Sơn La, Mộc Châu…một số huyện chỉ tập trung chuyên canh một loại cây công nghiệp, hình thành hướng chuyên môn hóa như: Mai Sơn chủ yếu là hoạt động trồng mía và cà phê, Mộc Châu chủ yếu trồng chè, Thành phố Sơn La chủ yếu là cà phê…

Bảng 2.5: Diện tích cây công nghiệp phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: ha Huyện, thành phố 2010 2011 2012 Tp. Sơn La 3183 3822 4133 Quỳnh Nhai 2120 2135 2307 Thuận Châu 3410 4375 5159 Mường La 1773 2100 2232 Bắc Yên 296 958 438 Phù Yên 742 5354,4 860 Mộc Châu 3352 3440,2 3579 Yên Châu 1700 2027 2216 Mai Sơn 7641 8880 9154 Sông Mã 370 389,4 589 Sốp Cộp 193 233 245

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2013)

Một số huyện có diện tích cây công nghiệp thấp như Sốp Cộp, Bắc Yên, Phù

Một phần của tài liệu hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển cây công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 29 - 62)