Phân bố cây công nghiệp

Một phần của tài liệu hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển cây công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 37 - 39)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.4.Phân bố cây công nghiệp

Hoạt động sản xuất cây công nghiệp tỉnh Sơn La phân bố rộng khắp các huyện thuộc Sơn La, tập trung nhiều nhất ở các huyện Mai Sơn (9154 ha, chiếm 29% diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh), Thuận Châu (5159 ha, chiếm khoảng 16% diện tích cây công nghiệp), Thành phố Sơn La, Mộc Châu…một số huyện chỉ tập trung chuyên canh một loại cây công nghiệp, hình thành hướng chuyên môn hóa như: Mai Sơn chủ yếu là hoạt động trồng mía và cà phê, Mộc Châu chủ yếu trồng chè, Thành phố Sơn La chủ yếu là cà phê…

Bảng 2.5: Diện tích cây công nghiệp phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: ha Huyện, thành phố 2010 2011 2012 Tp. Sơn La 3183 3822 4133 Quỳnh Nhai 2120 2135 2307 Thuận Châu 3410 4375 5159 Mường La 1773 2100 2232 Bắc Yên 296 958 438 Phù Yên 742 5354,4 860 Mộc Châu 3352 3440,2 3579 Yên Châu 1700 2027 2216 Mai Sơn 7641 8880 9154 Sông Mã 370 389,4 589 Sốp Cộp 193 233 245

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2013)

Một số huyện có diện tích cây công nghiệp thấp như Sốp Cộp, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã, tổng diện tích của bốn huyện chỉ chiếm khoảng 6% diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh, bằng 1/5 diện tích cây công nghiệp huyện Mai Sơn và gần 1/2 diện tích cây công nghiệp huyện Thuận Châu. Tuy nhiên, diện tích tại các huyện này không ngừng được cải thiện, tăng đều qua các năm.

Khí hậu cũng ảnh hưởng tới sự phân bố của cây công nghiệp, những vùng có nền nhiệt cao như Yên Châu, Mai Sơn, Mường La,… thường tập trung phát triển một số cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới như: cao su, cà phê, mía… Những vùng có đặc điểm khí hậu mát mẻ, ôn hòa như Mộc Châu,… thường tập trung phát triển nhóm cây có nguồn gốc cận nhiệt như chè…

Sự phân bố cây công nghiệp giữa các huyện có sự phân hóa của hai nhóm cây. Cây công nghiệp lâu năm thường phân bố ở trên các vùng đất feralit và địa hình cao nguyên bằng phẳng, gồm một số cây chính như cà phê, cao su, chè. Cà phê tập trung nhiều nhất ở Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố Sơn La. Cao su được trồng nhiều ở các huyện Mường La, Thuận Châu, Yên Châu, Quỳnh Nhai, hiện nay cao su được trồng bổ sung ở huyện Mai Sơn, Mộc Châu. Chè được trồng nhiều nhất ở Mộc

Châu sau đó là Yên Châu và Phù Yên; ngoài ra tỉnh còn trồng dâu tằm ở Mộc Châu với tổng diện tích là 135 ha, do Mộc Châu là vùng có điều kiện khí hậu quanh năm ôn hòa, đất đai màu mỡ, phù hợp với đặc điểm sinh thái cây dâu tằm.

Cây công nghiệp hàng năm ở Sơn La chủ yếu là mía, lạc, đậu tương. Mía được trồng nhiều nhất ở huyện Mai Sơn, sau đó là Yên Châu, Sông Mã. Lạc có mặt ở khắp các huyện, một số huyện có diện tích lớn là Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Thành phố Sơn La, Yên Châu và Sốp Cộp. Đậu tương có sự phân bố khá rộng song tập trung nhiều nhất ở huyện Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Phù Yên. Ngoài ra, trong tỉnh còn trồng vừng song diện tích không đáng kể, phân bố chủ yếu ở các huyện Phù Yên, Quỳnh Nhai.

Một phần của tài liệu hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển cây công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 37 - 39)