Cơ cấu cây công nghiệp

Một phần của tài liệu hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển cây công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 34 - 37)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.3. Cơ cấu cây công nghiệp

Về cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La bao gồm hai nhóm cây chính, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.

Hình 2.4: Cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La năm 2005 và 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La)

Nhìn chung, cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Sơn La qua các năm có biến động theo xu hướng giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm. Năm 2005, cây công nghiệp hàng năm chiếm ưu thế hơn so với cây công nghiệp lâu năm, chiếm tới 85% cơ cấu cây công nghiệp toàn tỉnh, cây công nghiệp hàng năm chỉ chiếm 15% trong cơ cấu cây công nghiệp, song tới năm 2012, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm và cây công nhiệp lâu năm có sự thay đổi rõ nét, lúc này cây công nghiệp lâu năm vươn lên chiếm ưu thế, đạt 61% trong cơ cấu cây công nghiệp; tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm mạnh từ trên 80% xuống còn 39%.

* Cây công nghiệp lâu năm

Diện tích cây công nghiệp lâu năm so với cây công nghiệp hàng năm chiếm ưu thế và có xu hướng tăng mạnh từ 16.739 ha (2010) lên 19.882 ha (2012), trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,5 nghìn ha. Sở dĩ như vậy do Sơn La có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm, cùng với đó là sự suy giảm diện tích của cây công nghiệp hàng năm, vì vậy cây công nghiệp lâu năm ngày càng có xu hướng phát triển nhanh và chiếm ưu thế trong cơ cấu cây công nghiệp toàn tỉnh. Hiện nay, Sơn La có gần 8 nghìn ha diện tích cây công nghiệp lâu năm cho thu hoạch, bao gồm một số cây trồng chính như: chè, cà phê, cao su…

Bảng 2.3: Diện tích, sản lƣợng một số cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 2010 - 2012 Diện tích (ha); Sản lượng (tấn)

Năm Loại cây Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chè Diện tich 3745 3465 3499 Sản lượng 23899 25097 23903 Cà phê Diện tích 7259 8310 9717 Sản lượng 7544 8399 9969 Cao su Diện tích 5735 6357 6666 Sản lượng - - -

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2013)

Năm 2010 đến 2012 sản lượng cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng khá nhanh từ 32.083 tấn lên 34.800 tấn. Tuy nhiên năng suất cây công nghiệp lâu năm đạt được trong các năm có nhiều biến động. Cây chè năng suất đạt 63,81 tạ/ha (năm 2010), tới năm 2011 có xu hướng tăng mạnh lên 72,43 tạ/ha song năm 2012 có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 68,31tạ/ha. Năng suất cà phê của tỉnh có xu hướng biến động thất thường song ổn định hơn năng suất chè, năm 2012 đạt 10,25 tạ/ha. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động về năng suất do hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.

Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm đạt 547.944 triệu đồng (năm 2012). Gía trị sản xuất cây trồng cao, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

* Cây công nghiệp hàng năm

Tổng diện tích gieo trồng đạt khoảng 12.998 ha, chiếm khoảng trên 30% tổng diện tích cây công nghiệp (2010). Những năm gần đây diện tích cây công nghiệp hàng năm có sự xu hướng giảm nhẹ từ 12.998 ha (2010) xuống 10.860 ha (2012). Nguyên nhân do thị trường tiêu thụ hẹp, hiệu quả sản xuất thấp và việc mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.

Sản lượng cây công nghiệp hàng năm chiếm ưu thế hơn so với cây công nghiệp lâu năm, chiếm trên 90% sản lượng cây công nghiệp toàn tỉnh.

Bảng 2.4: Diện tích, sản lƣợng một số cây công nghiệp hàng năm tỉnh Sơn La

Diện tích (ha); Sản lượng (tấn)

Năm Loại cây Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Bông Diện tích 692 2767 891 Sản lượng 614 2888 857 Mía Diện tích 3265 4208 4656 Sản lượng 174664 249434 313488 Lạc Diện tích 1661 1682 1718 Sản lương 1584 1670 1705

Đậu tương Diện tích 7380 7416 3595

Sản lượng 10644 10559 4621

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2013)

Năm 2010 sản lượng cây công nghiệp hàng năm đạt 187.599 tấn, tới năm 2012 tăng lên 320.693 tấn (tăng gấp 1,8 lần). Mặc dù không chiếm ưu thế về diện tích nhưng sản lượng lại chiếm tỉ lệ lớn trong sản lượng cây công nghiệp, do năng suất cây trồng cao. Có nhiều loại cây có năng suất cao như mía năm 2012 đạt 673,3 tạ/ha, đậu tương đạt 12,85 tạ/ha...

Giá trị sản xuất của cây công nghiệp hàng năm đạt 390.219 triệu đồng (năm 2012). Dự tính trong tương lai giá trị sản xuất cây công nghiệp hàng năm không ngừng tăng, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của nhân dân tỉnh Sơn La.

Một phần của tài liệu hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển cây công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)