xây dựng chiến lược tài chính cho bệnh viện phụ sản hà nội đến năm 2015

84 576 6
xây dựng chiến lược tài chính cho bệnh viện phụ sản hà nội đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CHO BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015 Địa chỉ: Đường La Thành – Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội. Vietnam National University Center for Systems development California miramar UNIVERSITY (hoa kú) Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng mẫu ma trận EFE. Bảng 2.1. Tỷ lệ một số khoản thu năm 2010. Bảng 2.2. Tình hình tài chính bệnh viện từ năm 2007 đến 2010 theo tỷ lệ %. Bảng 2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Bảng 2.4.Tình hình thu chi tài chính bệnh viện Phụ Sản qua các năm Bảng 2.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. Bảng 2.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh. Bảng 3.1. Ma trận SWOT. Bảng 3.2. Ma trận QSPM cho nhóm yếu tố S/O. Bảng 3.3. Ma trận QSPM cho nhóm yếu tố S/T. Bảng 3.4. Ma trận QSPM cho nhóm yếu tố W/O. Bảng 3.5. Ma trận QSPM cho nhóm yếu tố W/T Bảng 3.6. Dự toán thu đến năm đến 2015. Bảng 3.7. Dự toán chi thường xuyên đến năm 2015. Bảng 3.8. Dự toán chênh lệch thu chi đến năm 2015. Bảng 3.9. Dự toán chi thu nhập tăng thêm đến năm 2015. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện. Hình 1.2. Năm áp lực cạnh tranh theo mô hình của Michael E. Porter. Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Hình 2.2. Số nhân viên bệnh viện Phụ Sản từ 2007 đến 2010. Hình 2.3. Số thu bổ sung ngân sách năm 2010 của một số bệnh viện. Hình 2.4. Số thu viện phí và thu khác năm 2010 của các đơn vị dự toán trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Hình 2.5. Tổng số cơ sở khám chữa bệnh tại Thành phố Hà Nội Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội. BHYT: Bảo hiểm y tế. BV: Bệnh viện. CP: Chính phủ. NS: Ngân sách. NSNN: Ngân sách Nhà Nước. MG: Miễn giảm. ĐHYD: Đại học Y Dược. BN: Bệnh nhân. S: Strength (điểm mạnh). W: Weakness (điểm yếu). O: Opportunity (Cơ hội). T: Threat (Nguy cơ). QSPM: Quantitative Strategic Planning Matrix. EFE: External Factor Evaluation. IFE: Internal Factor Evaluation. Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản Luận văn Xây dựng Chiến lược Tài chính cho bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đến năm 2015, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn, người đã tận tình định hướng và hướng dẫn để tôi biết cách vận dụng chi tiết những lý thuyết đã học ở chương trình vào phân tích tình huống thực tế. Ngoài ra, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ, giáo viên tại CSD đã hỗ trợ, hướng dẫn để tôi hoàn thiện được khóa học và bản Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức kinh doanh, quản lý hiện đại trong suốt khoá học mà tôi đã theo học. Để hoàn thành khóa học này, tôi cũng xin dành lời cảm ơn tới gia đình tôi, những người đã luôn ủng hộ tôi về mặt thời gian và tinh thần để tôi có thể hoàn tất được khoá học. Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện trung ương loại 1 trực thuộc Bộ Y Tế và đóng tại thành phố Hà Nội, bệnh viện có nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà Nước, ngoài ra bệnh viện được Bộ Y Tế cho phép kê một số giường để phục vụ cho nhân dân. Từ trước đến nay hầu như bệnh viện chỉ quan tâm đến việc khám chữa bệnh, còn tài chính chủ yếu có hai nguồn thu lớn: nguồn kinh phí do Bộ Y tế cấp và nguồn thu một phần viện phí (qua cơ quan Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) và từ bệnh nhân). Về chi thì quyết toán vào các nguồn này mà không quan tâm đến số dư. Năm 2010, trong báo cáo quyết toán tài chính của bệnh viện thì nguồn kinh phí chuyển sang năm sau để hoạt động bị âm hơn hai tỷ đồng. Và trong báo cáo tài chính quí 1/06 bị âm hơn chục tỷ đồng. Trong vài năm gần đây có rất nhiều cơ sở y tế tư nhân ra đời, cũng như có nhiều cơ sở y tế Nhà Nước được nâng cấp và thực hiện các kỹ thuật cao, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân về y tế ngày càng tăng. Ngày 25/4/2006 Chính phủ đã ra Nghị định 43/2006/NĐ-CP về việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Nghị định đã mở đường cho các bệnh viện công lập nói chung trong việc bảo đảm cân đối tài chính của đơn vị mình. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà Nước giao phó cũng như phải bảo đảm đời sống của nhân viên y tế bệnh viện thì bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cần xây dựng chiến lược hoạt động có hiệu quả. Với mong muốn đóng góp một phần vào việc xây dựng chiến lược hoạt động cho bệnh viện trong thời gian tới, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng Chiến lược Tài chính cho bệnhviện Phụ Sản Hà Nội đến năm 2015”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận chính của việc hoạch định chiến lược. Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA - Phân tích đánh giá các mặt hoạt động của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong thời gian qua cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện. - Đưa ra mục tiêu, phương hướng hoạt động và chiến lược hoạt động về tài chính cho bệnh viện đến năm 2015. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực thực hiện một số chiến lược hoạt động về tài chính được đề ra. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và một số các bệnh viện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Các mặt hoạt động của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện khác. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp mô tả, phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh, và áp dụng kiến thức từ một số môn học chuyên ngành kinh tế. - Tài liệu sử dụng là một số sách giáo khoa về quản trị kinh doanh, quản trị marketing, các tài liệu, số liệu của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, của Sở Y tế Hà Nội, Bộ Y Tế, tạp chí kinh tế y tế, các báo, kỷ yếu và tạp chí khác có liên quan 5.Kết cấu luận văn: Kết cấu chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chiến lược lược hoạt động của các tổ chức. Chương 2: Thực trạng hoạt động của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong thời gian qua. Chương 3: Xây dựng chiến lược hoạt động cho bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đến năm 2015. Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC 1. Khái niệm, vai trò chiến lược và quản trị chiến lược: 1.1. Khái niệm về chiến lược: Khái niệm chiến lược đã xuất hiện từ lâu và có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Fred R.David: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn” [4]. Khái niệm gần đây nhất chỉ rõ: “Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ công ty đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì và công ty sẽ hoặc thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì” [2]. 1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược: Cho đến nay, tùy theo cách tiếp cận mà có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược. Theo cuốn Chiến lược và chính sách kinh doanh [2] đưa ra: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp”. 2.Vai trò của chiến lược và quản trị chiến lược: Chiến lược và quản trị chiến lược trước tiên đóng góp một cách gián tiếp vào việc tạo ra lợi nhuận cho tổ chức thông qua việc khai thác cơ hội và giành ưu thế trong cạnh tranh. Chiến lược giúp cho tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Quá trình quản trị chiến lược sẽ giúp cho tổ chức đưa ra được các quyết định phù hợp các dự báo điều kiện môi trường nhằm giảm bớt rủi ro cũng như đạt được kết quả tốt hơn. Vai trò chiến lược và quản trị chiến lược nói chung rất quan trọng, việc lập chiến lược cũng mất nhiều thời gian và công sức song tổ chức sẽ được bù đắp nhiều lợi ích hơn. Và cũng sẽ rất sai lầm nếu chiến lược được lập một cách vội vã, cứng nhắc với các số liệu doanh số tiên đoán buộc phải đạt tới. Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA Đối với ngành y tế, chiến lược và quản trị chiến lược giúp các cơ sở y tế nhất là các bệnh viện đáp ứng được tối đa nhu cầu y tế của nhân dân, nâng cao trình độ khả năng điều trị trong điều kiện hạn hẹp nhất cũng như tự đảm bảo được đời sống của nhân viên y tế. Theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thì hiện nay, các bệnh viện công lập đang chuyển hướng sang hạch toán tự chủ do đó việc xây dựng chiến lược và quản trị rất cần thiết trong các bệnh viện, nó giúp cho các bệnh viện thấy được những điểm mạnh yếu và khả năng ứng phó của bệnh viện đối với môi trường để đưa ra quyết định đúng trong hiện tại và tương lai. Trước mắt một chiến lược tốt hiện nay sẽ giúp cho các bệnh viện làm tốt việc khám chữa bệnh hiện đang quá tải, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu ngành y tế trong điều kiện hạn hẹp nhất về kinh phí cũng như giúp cho bệnh viện an tâm trong tự chủ, tự quyết định và chịu trách nhiệm trong giai đoạn chuyển đổi này. 3. Qui trình xây dựng chiến lược: Quy trình quản trị chiến lược có thể bao gồm ba giai đoạn sau: - Hoạch định chiến lược. - Tổ chức thực hiện chiến lược. - Kiểm tra đánh giá chiến lược. Tùy theo cách nghiên cứu quản trị chiến lược mà có các mô hình được sử dụng khác nhau. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện sau đây thể hiện một phương pháp rõ ràng và thực tiễn trong qui trình quản trị chiến lược, mô hình này được áp dụng rộng rãi: HÌNH 1.1 : MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN (Nguồn “Khái luận về quản trị chiến lược [4] ) Mục đích của luận văn này là xây dựng chiến lược hoạt động cho bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đến năm 2015, do đó luận văn chỉ đi sâu vào giai đoạn hình thành chiến lược trong mô hình trên với một số bước cơ bản. Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA 3.1. Phân tích môi trường bên ngoài: 3.1.1. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: Việc phân tích này giúp cho tổ chức biết được mình hiện đang đối mặt với những cơ hội và nguy cơ gì. Các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động gián tiếp tới hoạt động tổ chức. Các yếu tố này bao gồm: - Yếu tố kinh tế: Các chính sách tiền tệ, mức độ thất nghiệp, lương bổng giá cả, tài trợ các yếu tố này trong từng thời kỳ ở mỗi nước ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức với các mức độ khác nhau. - Yếu tố chính phủ và chính trị: Những luật lệ về thuế khóa, những luật lệ về thuê mướn, những đạo luật về bảo vệ môi trường, sự ổn định của chính quyền ảnh hưởng ngày càng lớn đối với hoạt động của tổ chức. Các yếu tố chính trị nhằm bảo vệ những lợi ích của cá nhân, tập thể, xã hội với các mức độ khác nhau. Các yếu tố về luật pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của dân tộc, quốc gia, tổ chức, cá nhân. Phân tích các yếu tố này giúp cho việc hạn chế nguy cơ và tận dụng những cơ hội đối với tổ chức. - Yếu tố về văn hóa - xã hội, dân số - địa lý: Lối sống, nghề nghiệp, tỷ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động, tỷ suất tăng dân số, mật độ dân số, tôn giáo đều có ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của tổ chức. Những yếu tố này đôi khi khó nhận ra vì nó thường thay đổi hoặc tiến triển chậm. - Yếu tố về tự nhiên: Khí hậu, đất đai, sông biển, vị trí địa lý, mức độ ô nhiễm môi trường, sự tiêu phí những tài nguyên thiên nhiên đều ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của tổ chức. Do đó, đây là những yếu tố được tổ chức quan tâm nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi có quyết định kinh doanh. - Yếu tố về công nghệ kỹ thuật: Những sản phẩm mới, sự chuyển giao kỹ thuật mới, các chỉ tiêu của Nhà nước về nghiên cứu và phát triển, Với công nghệ kỹ thuật mới, tổ chức sẽ sản xuất sản phẩm mới dịch vụ mới với chất lượng tốt hơn thời gian sản xuất ngắn hơn, giá thành hạ hơn. Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật mới cũng có thể làm cho sản phẩm của tổ chức bị lạc hậu trực tiếp hoặc gián tiếp. 3.1.2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vi mô: Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA - Đối thủ cạnh tranh: Là những tổ chức sản xuất ra các loại sản phẩm dịch vụ tương đồng về công dụng về giá cả phục vụ cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Sự tồn tại của tổ chức cũng như vị trí của tổ chức thường xuyên bị đe dọa bởi các đối thủ này. Do đó mà tổ chức cần hiểu biết mục tiêu tương lai, chiến lược, tiềm năng của đối thủ cạnh tranh cũng như cần nắm bắt chính xác sự tự nhận định của chính họ. - Người mua: Là khách hàng, là đối tượng mà tổ chức phục vụ. Khách hàng là đối tượng quyết định sự sống còn của tổ chức, khách hàng rất đa dạng do đó tổ chức cũng cần phân loại khách hàng hiện tại và tương lai theo vùng địa lý, tâm lý để có kế hoạch đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Nhà cung cấp: Bao gồm người bán máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, các nhà cung ứng vốn, nhân công Họ có thể gây áp lực cho tổ chức. Tổ chức cần quan tâm, xác định vị trí của mình, chủ động tìm kiếm, có các biện pháp để hạn chế độc quyền - Sản phẩm thay thế: Phần lớn sản phẩm thay thế là kết quả của sự bùng nổ công nghệ. Sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến giá cả , có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm. Do đó tổ chức cần chú ý và có kế hoạch nguồn lực trong việc phát triển và áp dụng thành tựu công nghệ mới vào chiến lược của tổ chức mình. - Đối thủ tiềm năng: Là những tổ chức ra đời sau ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại của tổ chức và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tổ chức cũng cần quan tâm đến những đối thủ đang xâm nhập thông qua việc họ mua lại các cơ sở khác trong ngành. Theo Michael E.Porter, năm áp lực cạnh tranh trên được thể hiện theo mô hình sau: HÌNH 1.2 : NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH THEO MÔ HÌNH CỦA MICHAEL E.PORTER (Nguồn “Phương pháp quản lý doanh nghiệp [5]) 3.2. Phân tích hoàn cảnh nội bộ: [...]... việc xây dựng giá 2.2.5 Cơng tác tài chính kế tốn: 26 26 Những năm qua bệnh viện đã chấp hành tốt chế độ tài chính kế tốn của Nhà Nước, kinh phí thu chi hàng năm tăng lên nhưng phòng Tài Chính đã khơng để sai sót, thất thốt hoặc có tiêu cực Phòng Tài Chính bệnh viện được Bộ Y Tế kiểm tra hàng năm, ngồi ra còn có các đồn kiểm tra khác của Bộ Tài Chính, Kiểm tốn Nhà nước, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đều... vụ tại bệnh viện và phải thanh tốn phần chênh lệch mà BHYT khơng thanh tốn Bệnh nhân B là bệnh nhân nhân dân phải đóng viện phí 100% Hàng năm bệnh viện có miễn giảm các bệnh nhân nghèo và khơng thu viện phí các đối tượng chính sách như bà mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ em dưới 6 tuổi Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được Bộ Y Tế giao chỉ tiêu hàng năm về khám chữa bệnh cho bệnh nhân Những năm qua, bệnh viện đã... tốn – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA đến bệnh nhân có mức lương thấp hơn) như bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Nguyễn Trãi, Trưng Vương…là các bệnh viện được phân tuyến điều trị bệnh nhân BHYT theo mức lương, các bệnh viện này đều q tải Riêng đối với bệnh nhân B thì bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hiện đang có các đối thủ đáng kể như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Trường Đại học Y... các trường hợp cấp cứu và cũng làm ảnh hưởng đến kinh phí điều trị của bệnh viện Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế tốn – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA Các cơ sở y tế phục vụ cho đối tượng nghỉ hưu chưa được phát triển, vì vậy cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến các bệnh viện điều trị bệnh nhân hưu trí như bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hiện đang q tải Số người mua thẻ BHYT ngày... Medic Bệnh viện Chợ Rẫy: Thành lập năm 1900 với tên là “Hơpital municipal de CHOLON” Đến năm 1945 tách thành 2 phòng khám là Hàm Nghi và Tân Việt và đến năm 1957 thì sáp nhập thành bệnh viện Chợ Rẫy Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên diện tích 53.000m2 và với thiết bị hiện đại với sự viện trợ của chính phủ Nhật Bản để trở thành một bệnh viện lớn nhất Đơng Nam Á hiện nay Chợ Rẫy đã được Nhật Bản viện. .. Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế tốn – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA chun mơn khám chữa bệnh, hồn thành vượt mức chỉ tiêu Bộ giao (xem phụ lục 2) Số ngày điều trị một bệnh nhân khỏi bệnh bình qn đã được rút ngắn Bệnh nhân đến bệnh viện ngày càng đơng nhất là bệnh nhân A Tuy nhiên, bệnh viện vẫn phải tốn chi phí chuyển viện khơng nhỏ để thực hiện một số kỹ thuật mà bệnh. .. dõi mục tiêu đề ra và điều chỉnh cho phù hợp 1.3.4 Xây dựng chiến lược: Chiến lược được hình thành từ việc phân tích mơi trường Có nhiều kỹ thuật và cơng cụ để xây dựng chiến lược Luận văn này sử dụng các cơng cụ chính là các ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi – EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận 12 12 Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế tốn – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ... Báo cáo tài chính bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ 2001 đến 2010) 2.2.2 Nghiên cứu phát triển: Bệnh viện có một Hội đồng khoa học tập trung những cán bộ có trình độ cao hỗ trợ Ban Giám đốc về các lĩnh vực y khoa Hàng năm, bệnh viện đều có tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học và trong đó có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở có giá trị: năm 2004 có 60 đề tài, năm 2010 có 91 đề tài Bệnh viện có... Ngồi ra hàng năm bệnh viện mở từ 1 đến 2 lớp học cấp cứu nội khoa tim mạch và điện tâm đồ cho các tỉnh thành phía nam 2.2.3 Các hoạt động chính của bệnh viện và cơng tác quản trị: 2.2.3.1 Các hoạt động chính: 21 21 -Khám chữa bệnh tại bệnh viện: Số thống kê đến cuối năm 2006 bệnh viện hiện có 776 giường bệnh thực kê , trong đó có 586 giường điều trị bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) và 190 giường bệnh nhân... của bệnh nhân BHYT đăng ký khám tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Việc này làm bệnh viện bị bội chi ngoại trú mỗi q khoảng vài tỷ đồng Năm 2010 BHXH thanh tốn nội ngoại trú bệnh nhân BHYT có đăng ký tại bệnh viện chỉ tối đa bằng 3% lương của bệnh nhân BHYT đóng Ngồi ra, khi bệnh viện thực chi phí cao hơn số thanh tốn thì cuối năm cơ quan BHXH sẽ xem xét kết dư của quỹ BHYT mà thanh tốn thêm cho bệnh viện . một phần vào việc xây dựng chiến lược hoạt động cho bệnh viện trong thời gian tới, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Xây dựng Chiến lược Tài chính cho bệnhviện Phụ Sản Hà Nội đến năm 2015 . 2. Mục đích. trong thời gian qua. Chương 3: Xây dựng chiến lược hoạt động cho bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đến năm 2015. Trần Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ. Ngọc Hà – Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản Luận văn Xây dựng Chiến lược Tài chính cho bệnh viện Phụ

Ngày đăng: 22/09/2014, 16:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH - MBA

  • XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CHO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan