1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập

78 503 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 480,5 KB

Nội dung

Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập

Trang 1

CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM TÀI CHÍNH CỦA HỢP TÁC XÃTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về HTX thương mại Việt Nam :

1.1.1 Lịch sử hình thành HTX thương mại Việt Nam:

Khái niệm về hợp tác xã:

Theo luật HTX năm 2003, Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cánhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi íchchung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để pháthuy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thựchiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Hợp tác xã hoạtđộng như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịutrách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ vàcác nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật [1].

Lịch sử hình thành HTX thương mại tại Việt Nam:

Thị trường trong nước luôn luôn được coi là cơ sở, nhân tố thúc đẩy hoạtđộng xuất nhập khẩu, góp phần tăng GDP trong mọi quốc gia Ở Việt Namtrong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định:“Hướng về xuất khẩu là đúng, phải khuyến khích mạnh xuất khẩu Không xuấtkhẩu được thì không lấy gì để nhập khẩu…, không được coi nhẹ sản xuất trongnước và không được coi nhẹ thị trường trong nước” Để phát triển kinh tế thịtrường trong nước đòi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp với sự đóng góp củanhiều tham số kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, trong đó HTX thương mại(HTX TM) có vai trò rất quan trọng trong phát triển thị trường nội địa HTXthương mại (hợp tác xã mua bán trước đây) ra đời ngày 15/03/1955 tại ThanhBa, Phú Thọ, nhằm giảm bớt tình trạng mua rẻ bán đắt để thúc đẩy sự trao đổihàng hóa giữa nông thôn và thành thị, lợi cho việc khôi phục kinh tế và pháttriển sản xuất và hướng nông dân theo lối tương trợ hợp tác có tổ chức, có kếhoạch đồng thời giúp đỡ công nhân cải thiện đời sống” Từ khi thành lập đến

Trang 2

nay, HTX thương mại đã trải qua các giai đoạn lịch sử với nhiều biến cố kinh tế,chính trị, xã hội của đất nước, nhưng luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta chútrọng củng cố và phát triển Trong thời kỳ nhân dân ta thực hiện hai chiến lượccách mạng (1955-1975), HTX thương mại luôn được tăng cường theo hướngmở rộng thị trường nội địa mà trước hết là thị trường nông thôn, nông nghiệp.

Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới quản lý kinh tế do Đảng takhởi xướng và thực hiện đã tạo cơ hội cho HTX thương mại được lựa chọn: lĩnhvực kinh doanh thương mại và dịch vụ thương mại mà pháp luật không cấm,như vậy HTX thương mại đã trở thành: chủ thể kinh doanh, hạch toán kinh tếđộc lập, bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế khác Trong cơ chế kinh tế mới, sự vận động của các tổ chức kinh tế cơbản nhằm tìm kiếm lợi nhuận và nó cũng đã được đặt ra trực tiếp, sự cạnh tranhnhằm đạt hiệu quả kinh doanh thực sự trở thành vấn đề thường trực trong mỗiHTX thương mại Vì thế đã có nhiều đơn vị kinh tế tập thể trong ngành thươngmại không trụ được nên đã phải tự giải thể Do vậy, số lượng HTX thương mạitừ năm 1986-1996 giảm nhanh Năm 1994 cả nước còn 403 đơn vị và giảm thấphơn vào năm 1996 Năm 1996 khi cả nước còn 359 HTX thương mại, thì cũnglà năm nhà nước ta ban hành luật HTX, có hiệu lực từ ngày 01/01/1997 Sau khiluật HTX ra đời, kinh tế tập thể nói chung và HTX thương mại nói riêng từngbước có những chuyển động mới, ngày càng đa dạng, phong phú và có nhữngchuyển biến về chất Năm 2001, Liên minh HTX Việt Nam cho biết cả nước có373 HTX thương mại, đặc biệt trong đó có 162 HTX thương mại mới thành lập.Từ năm 1996 đến nay, quá trình chuyển đổi, lập mới của HTX thương mại đãđược diễn ra trên khắp cả nước, số lượng HTX thương mại tăng lên Điều đánglưu ý là chức năng mua, bán để phục vụ nhà nông, kinh tế nông nghiệp, mở rộngthị trường nội của HTX thương mại vẫn được thực hiện với quy mô ngày cànglớn

Hiện nay, HTX thương mại kinh doanh đa dạng, linh hoạt, đây là mộttrong những nét đặc biệt cần chú ý từ góc nhìn mở rộng thị trường nội địa của

Trang 3

HTX thương mại Theo Bộ Thương Mại (07/2001) cho biết: “bên cạnh các HTXthương mại với hoạt động chủ yếu là mua, bán đã có 15,48% HTX kinh doanhdịch vụ, 16,77% HTX kết hợp mua bán và dịch vụ, 7,75% HTX kết hợp thươngmại với sản xuất, chế biến, có 7,1% HTX kinh doanh đa ngành”[2].

1.1.2 Các loại hình hoạt động của HTX tại Việt Nam- điển hình tạiTP.HCM:

Tính đến tháng 06/2007, cả nước có 17.599 HTX, 39 Liên hiệp HTXtrong đó có 8.535 HTX nông nghiệp, 2.354 HTX tiểu thủ công nghiệp, 1.107HTX giao thông vận tải, 470 HTX thủy sản, 668 HTX xây dựng, 651 HTXthương mại- dịch vụ, 942 quỹ tín dụng nhân dân, 2.678 HTX dịch vụ điện, 76HTX môi trường và 118 các loại hình khác[12] Đến nay, các HTX cũ cơ bản đãđược chuyển đổi theo các quy định của luật HTX Các HTX yếu kém tồn tạihình thức, nhiều năm không hoạt động, không có khả năng củng cố được giảithể, nhiều HTX mới được thành lập Điều tra 1.244 HTX (cuối năm 2006) thuộctất cả các ngành nghề cho thấy 87,1% có lãi Theo kế hoạch phát triển kinh tếtập thể từ 2006 đến 2010 mà Chính phủ vừa phê duyệt, Nhà nước sẽ tạo môitrường pháp lý thuận lợi cho mô hình kinh tế này phát triển có hiệu quả, mởrộng quy mô, thành lập Liên Hiệp hợp tác xã, nâng cao chất lượng và hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh Việc đổi mới và phát triển các loại hình kinh tếtập thể sẽ tuân theo quy định của pháp luật về hợp tác xã Từ nay đến năm 2010,số lượng hợp tác xã sẽ tăng bình quân 7,2% mỗi năm, số lượng xã viên tăngkhoảng 7,3% Tỷ trọng tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tập thể chiếmkhoảng 14% GDP cả nước Một mục tiêu phấn đấu khác là thu nhập bình quâncủa lao động trong kinh tế tập thể, của xã viên hợp tác xã trong 5 năm tới sẽtăng gấp đôi so với năm 2005 Chính phủ cũng tạo điều kiện để mô hình kinh tếtập thể được phát triển trên mọi lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xâydựng, thương mại, giao thông vận tải, tín dụng,…

Theo Liên minh HTX TP Hồ Chí Minh, hiện nay tại TP.HCM có cácloại hình HTX như sau :

Trang 4

Khối HTX thương mại dịch vụ:

Hơn hai thập kỷ qua, hoạt động của hệ thống HTX thương mại- dịch vụluôn được phát triển củng cố, chấn chỉnh và đổi mới Toàn thành phố hiện có 88HTX và Liên hiệp HTX Không chỉ bán lẻ, phục vụ trực tiếp người tiêu dùng,Liên hiệp HTX và các HTX thương mại - dịch vụ còn trở thành tổng đại lý củanhiều công ty, nhiều hãng trong và ngoài nước, tổ chức bán sĩ cho các cửa hàng,điểm bán, hộ tiêu dùng, hộ tiểu thương Hàng hóa- dịch vụ của các siêu thị, cửahàng của các Liên hiệp HTX và các HTX thương mại- dịch vụ luôn luôn đảmbảo số lượng, chất lượng, uy tín với giá cả hợp lý[10].

Khối HTX tiểu thủ công nghiệp- thủ công mỹ nghệ- xâydựng:

Sau khi luật HTX được ban hành, tổ chức HTX đã được đổi mới Hiệnnay toàn thành phố có 112 HTX công nghiệp và xây dựng và 431 tổ hợp tác.Trong đó có các ngành nghề sau: Chế biến thực phẩm; dệt và trang phục; chếbiến gỗ, mây, tre lá; giấy; nhựa, cao su; kim loại và sản phẩm kim loại; chế tạođộng cơ thiết bị, phương tiện vận tải; đồ gỗ gia dụng; xây dựng[10].

Khối HTX vận tải- bốc xếp:

Ngày nay, ngành vận tải của thành phố phát triển lớn mạnh và hiện đại,trở thành trung tâm huyết mạch lưu thông hàng hóa- hành khách của khu vựcphía Nam, của cả nước, khu vực Đông Nam Á và thế giới Hiện nay, ngành vậntải- bốc xếp toàn thành phố có 171 HTX vận tải với trên 25.000 xã viên và gần26.000 đầu xe Riêng khối khối vận tải hành khách bằng xe buýt có 29 HTX vớihơn 1.300 xe[10].

Khối HTX Nông nghiệp:

Hiện nay, vùng nông nghiệp và nông thôn TP có 39 HTX Các HTX vừalàm nhiệm vụ sản xuất, vừa phát triển mạnh chức năng dịch vụ, hỗ trợ cho xãviên và nông dân về vốn, vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Ngoàira, còn có hơn 1.031 tổ hợp tác, đa số là tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trang 5

Các HTX và các trang trại đang đẩy mạnh sản xuất rau sạch và sữa tươi để cungcấp cho thị trường[10].

Khối HTX quỹ tín dụng:

Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn TPHCM theo Luật HTXđược đánh giá là một loại hình HTX hoạt động có hiệu quả, phù hợp yêu cầuphát triển kinh tế của nhân dân lao động nghèo, góp phần phát triển sản xuất,xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân Hiện nay trên địa bànTPHCM đã thành lập 9 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với 12.270 thành viên và4.691.000.000 đồng vốn điều lệ, lãi 1.463.000.000 đồng Quỹ tín dụng nhân dânlà chỗ dựa đáng tin cậy của nhân dân lao động nghèo và các HTX, đáp ứng nhucầu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của thành viên Quỹ tín dụng nhân dânsẽ tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh mẽ Ngoài quỹ tín dụng nhân dân, còn có“quỹ trợ vốn xã viên- HTX TPHCM” trực thuộc Liên minh HTX TP.HCM đượcUBND TP.HCM cấp giấy phép thành lập ngày 13/06/2002 với nguồn vốn hoạtđộng là 100 tỉ đồng, đây là một loại hình tín dụng nội bộ, đối tượng thụ hưởnglà xã viên, tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX và người lao động là thành viên củaquỹ Quỹ trợ vốn xã viên HTX- TP.HCM sẽ là người bạn đồng hành, là đơn vịuỷ thác đối với các quỹ tín dụng nhân dân góp phần thực hiện mục tiêu: “đưakinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng caohơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế” (Nghị quyếtsố 13 Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX)[10].

1.1.3 Khung pháp lý chi phối hoạt động của HTX: luật HTX

Luật HTX nước Việt Nam ra đời đầu tiên vào tháng 01/1997 và hiện naycác HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2003, Luật này đã được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày26/11/2003 (Luật HTX 2003), Luật này gồm 10 Chương và 52 Điều [1].

1.1.4 Nguồn vốn của HTX: bao gồm [1]

 Vốn góp của xã viên Vốn vay

Trang 6

 Vốn công trợ của nhà nước

 Vốn không chia (vốn tích lũy nội bộ) Vốn hợp tác phát triển, liên doanh liên kết Vốn từ các chương trình phát triển của nhà nước Vốn từ nguồn tiết kiệm

1.1.5 Những hạn chế của các doanh nghiệp HTX:

Nguồn vốn:

Phần lớn HTX có nguồn vốn nhỏ, khả năng tiếp cận thị trường vốn hạnchế, không thể tiếp cận với các kênh huy động vốn hiện đại như thị trườngchứng khoán do luật không cho phép, không được cấp vốn, khả năng tích luỹvốn yếu Theo các nhà bán lẻ Việt Nam, phần lớn nhà bán lẻ trong nước làdoanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít và kinh nghiệm kinh doanh hạn chế Nhiều vịchủ nhiệm HTX tại TP.HCM tỏ ra rất lo lắng trước tình hình hoạt động của đơnvị mình, bởi vì theo Luật HTX hiện hành, doanh nghiệp không được huy độngvốn dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc thực hiện cổ phần hoá như loạihình doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn đầu tư từ xã hội mà chỉ huyđộng vốn từ các HTX thành viên Đại diện chuỗi siêu thị bán lẻ Co.opMart, bàNguyễn Thị Nghĩa (Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co-op) cho rằng vấn đềvốn là một bài toán nan giải, bởi theo bà khi đầu tư vào một siêu thị phải sửdụng rất nhiều vốn (chí ít cũng phải đầu tư từ 50-60 tỷ đồng/siêu thị) và thờigian hoàn vốn kéo dài hàng chục năm Điều này góp phần tạo ra sức ép choSaigon Co.op nói riêng và ngành thương mại bán lẻ trong nước nói chung khinghĩ đến chiến lược phát triển dài hạn Cũng theo bà Nghĩa, Saigon Co.op dựkiến nhu cầu vốn để xây dựng 35 siêu thị Co.opMart và 3 Trung tâm thươngmại cao cấp tại khu vực Hồ Con Rùa, khu Nam Sài Gòn và số 168 Nguyễn ĐìnhChiểu (Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu) đến năm 2010 là 2.000 tỷ đồng Vì thế,để giải bài toán này, Saigon Co.op xin vay vốn kích cầu đầu tư của TP.HCM,đồng thời xin thành lập công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh siêu thị

Trang 7

Co.opMart để huy động vốn từ nhà đầu tư bên ngoài và chính thức ra mắt ngày25/04/2007 Cty Cổ Phần Đầu Tư Phát triển SaiGon Co-op (SCID)[11].

Trình độ quản lý lạc hậu, chậm đổi mới, khả năng tiếp cận khoahọc kỹ thuật tiên tiến chậm:

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Tổng giám đốc chuổi siêu thị SaigonCo.op, cái khó nhất hiện nay là đầu tư công nghệ thông tin (IT) cho toàn bộ hệthống CoopMart Nhiều năm trước chúng tôi cũng đã đi tham khảo các siêu thịlớn của nước ngoài và thấy rằng họ làm công tác IT rất tuyệt Biết là cần thiết,nhưng Saigon Co.op cũng phải đến năm 2005 mới có thể đầu tư 1,5 triệu USDđể thiết lập hệ thống phần mềm cho toàn bộ chuỗi siêu thị nhưng chỉ ở giai đoạn1, mở rộng kho, xây dựng trung tâm phân phối hiện đại[11] Hiện nay, các nhàbán lẻ muốn đầu tư công nghệ phải sử dụng khoản chi bằng 1% doanh thu.Nhưng để có được 1% này là không đơn giản, bởi lãi gộp không nhiều Thiếulực và vốn để đầu tư là tình hình chung của nhiều nhà bán lẻ hiện nay Nhiềudoanh nghiệp phải huy động vốn theo hình thức công ty cổ phần, phát hành cổphiếu, chuyển nhượng một phần vốn , riêng Saigon Co.op hoạt động theo cơchế HTX nên chưa nghĩ đến cách huy động này Theo Liên minh HTX ThànhPhố, về mặt bằng thông tin, ngoài Saigon Co.op đã trang bị khá tốt và hoạt độngcó hiệu quả (chiếm hơn 40% thị phần hàng hoá trong hệ thống bán lẻ siêu thịtoàn thành phố) và HTX vận tải (50-80% khối lượng vận tải hành khách), thìhầu hết các HTX còn lại đều chưa có sự chuẩn bị hoặc mới ở trình độ sơ khai vềthông tin mạng Về chi phí kết nối Internet, hiện nay, có lẻ rất ít các HTX tựmình bỏ ra một khoảng tiền từ 500 đến 700 triệu đồng để có 1 website riêng,trong khi nhờ hệ thống này, các thành viên chỉ phải tốn chừng 30-50 triệu đồnglà đã có thể nối mạng Khi website chính thức hoạt động sẽ có thêm nhiều mảngđào tạo, tuyên truyền[10].

Về nhân sự, khó khăn lớn nhất của các DN bán lẻ hiện nay chính lànguồn nhân lực ở cấp quản lý Trong mục tiêu mở rộng quy mô của mình,Saigon Co-op dự kiến mỗi năm sẽ mở thêm 10 siêu thị nhưng nếu trước đây mặt

Trang 8

bằng là khó khăn nhất thì hiện nay nguồn nhân lực trở thành nỗi lo đầu tiên Sựxuất hiện dồn dập của các đại gia phân phối trên thế giới tại thị trường nội địađã chính thức châm ngòi cho cuộc cạnh tranh vô cùng quyết liệt tại thị trườngnội địa.

1.1.6 Những ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình các doanhnghiệp khác:

 Xã viên HTX vừa là người góp vốn, vừa góp sức nên mọi hoạt độngđều hướng đến lợi ích của tập thể, tinh thần đoàn kết cao.

 Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho mô hình HTX như: hỗ trợvề tài chính, tín dụng, nguồn nhân lực, các chính sách ưu đãi về thuế,…

1.2 Mô hình kinh tế HTX của một số nước Châu Á:

Kinh tế tập thể, trong đó kinh tế HTX đóng vai trò nòng cốt trong pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia Đặc biệt hiện nay, mô hình HTX đã trở thành lựclượng vững mạnh ở một số nước Châu Á Tạp chí Công nghiệp giới thiệu mộtsố mô hình phát triển HTX ở các nước này như sau[9]:

Tại Ấn Độ:

Ở Ấn Độ, tổ chức HTX được ra đời từ lâu và chiếm vị trí quan trọngtrong nền kinh tế của nước này, trong đó Liên minh HTX quốc gia Ấn Độ(NCUI) là tổ chức cao nhất, đại diện cho toàn bộ HTX ở Ấn Độ Mục tiêu chínhcủa NCUI là hỗ trợ và phát triển phong trào HTX ở Ấn Độ, giáo dục và hướngdẫn nông dân cùng nhau xây dựng và phát triển HTX Nhiệm vụ quan trọng củaNCUI là công tác đào tạo với hệ thống đào tạo 3 cấp: Viện đào tạo quốc gia cónhiệm vụ đào tạo và cấp bằng cao đẳng về quản lý kinh doanh HTX; Viện đàotạo và cấp bằng trung cấp về quản lý kinh doanh HTX; Trung tâm đào tạo cấpquận, huyện đào tạo cán bộ HTX cơ sở, đào tạo nghề Do có các chính sách vàphân cấp đào tạo hợp lý nên Ấn Độ đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao,thúc đẩy khu vực kinh tế HTX phát triển và mô hình HTX trở thành lực lượngvững mạnh, tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế của đất nước

Trang 9

Nhận rõ vai trò của các HTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vựccủa nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia pháttriển HTX, thực hiện nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản,tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời thựchiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu Ngoài ra, Chínhphủ đã thực hiện chiến lược phát triển cho khu vực HTX như: xúc tiến xuấtkhẩu, sửa đổi luật HTX, tạo điều kiện cho các HTX tự chủ và năng động hơn,chấn chỉnh hệ thống tín dụng HTX, thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữanhững người nghèo nông thôn với các tổ chức HTX, bảo đảm trách nhiệm củacác liên đoàn HTX đối với các HTX thành viên.

Tại Nhật Bản:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức HTX Nhật Bản là nhân tố tíchcực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội Cácloại hình HTX Nhật Bản bao gồm: HTX nông nghiệp, HTX tiêu dùng HTX tiêudùng Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 1960-1970 Liên hiệp HTX tiêudùng (JCCU) là tổ chức cấp cao của khu vực HTX Nhật Bản Hiện nay, JCCUcó 617 HTX thành viên

Để giúp các tổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cườngxây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi nông nghiệp là mộttrong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu các cấp, cácngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tổ chức này Đồng thờichính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹthuật, tư liệu sản xuất,… tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ vàđộc lập của các HTX này.

Tại Thái Lan:

Ở Thái Lan, HTX tín dụng nông thôn được thành lập từ lâu Do hoạtđộng của HTX này có hiệu quả, nên hàng loạt HTX tín dụng được thành lậpkhắp cả nước Cùng với sự phát triển của HTX tiêu dùng, các loại hình HTXnông nghiệp, công nghiệp cũng được phát triển mạnh và trở thành một trong

Trang 10

những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như giữvững ổn định của xã hội.

Năm 2001, Thái Lan có 5.611 HTX các loại với hơn 8 triệu xã viên Liênđoàn HTX Thái Lan (CLT) được thành lập, là tổ chức HTX cấp cao quốc gia,thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp củacác HTX và xã viên theo luật định Hiện nay, Thái Lan có một số mô hình HTXtiêu biểu: HTX nông nghiệp và HTX tín dụng.

Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu,Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết thực như chính sách giá,tín dụng nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất Mục tiêu của chínhsách giá cả là: đảm bảo chi phí đầu vào hợp lý để có giá bán ổn định cho ngườitiêu dùng, đồng thời góp phần làm ổn định giá nông sản tại thị trường trongnước, giữ giá trong nước thấp hơn giá thị trường thế giới, khuyến khích xuấtkhẩu Với chính sách tín dụng, các xã viên có thể vay vốn tín dụng từ các HTXnông nghiệp, các cơ quan chính phủ, các ngân hàng thương mại để đầu tư vàosản xuất, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp Trong giai đoạn2002-2004, Chính phủ đã dành 134 tỷ Bạt để cải thiện và phát triển HTX, baogồm phát triển sản phẩm mới, giống công nghệ sinh học, mở rộng tưới tiêu…Ngân hàng các HTX Nông nghiệp và nông thôn Thái Lan đã dành 2 tỷ Bạt đểkhuyến khích xã viên các HTX sản xuất – kinh doanh Ngoài ra, Chính phủ đãthành lập Bộ Nông Nghiệp và HTX, trong đó có 2 vụ chuyên trách về HTX làVụ phát triển HTX và Vụ kiểm toán HTX Vụ phát triển HTX đóng vai trò quantrọng trong việc giúp đỡ các HTX thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhằmđạt được các mục tiêu do các HTX đề ra; Vụ kiểm toán HTX thực hiện chứcnăng kiểm toán HTX và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong công tác quản lý tàichính, kế toán HTX Hàng năm, Liên đoàn HTX Thái Lan tổ chức hội nghị toànthể với sự tham gia của các đại diện các cơ quan của Chính phủ liên quan đến tổchức HTX Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ Thái Lan thực sự có hiệu quảtrong việc hoạch định các chính sách đối với phát triển khu vực HTX.

Trang 11

Tại Malaysia:

Ở Malaysia, các tổ chức HTX được thành lập từ những năm đầu của thếkỷ XX Hiện nay, tổ chức HTX đang là một trong những động lực thúc đẩy sựphát triển kinh tế của đất nước Tổ chức HTX Malaysia (ANGKASA) là tổ chứccấp cao của các HTX Malaysia ANGKASA có nhiệm vụ hỗ trợ các HTX thànhviên về phương thức điều hành và quản lý các hoạt động của HTX bằng cách tưvấn, giáo dục hoặc tổ chức những dịch vụ cần thiết Hiện nay, ANGKASA có4.049 HTX các loại với 4,33 triệu xã viên Sự phát triển vững chắc của các khuvực kinh tế HTX đã thúc đẩy nền kinh tế Malaysia có bước phát triển mới.

Các nguyên tắc của HTX được ANGKASA nêu cụ thể như sau: Quản lýdân chủ; Thành viên tự nguyện; thu nhập bình đẳng; phân phối lợi nhuận kinhdoanh theo mức độ sử dụng các dịch vụ của các xã viên và mức đóng góp cổphần của xã viên; hoàn trả vốn theo mức đầu tư; xúc tiến công tác đào tạo phổcập kiến thức quản lý và KHKT nông nghiệp cho các xã viên.

Năm 1992, pháp lệnh đầu tiên về HTX của Nhà nước Malaysia ra đời.Sau đó, năm 1993, Luật HTX ra đời, là khung khổ pháp lý để các HTX hoạtđộng, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển và đào tạo cán bộ quản lý HTX,củng cố quyền của xã viên cũng như công tác đào tạo xã viên Luật cũng quyđịnh việc kiểm toán nội bộ và xây dựng báo cáo toàn diện của Ban chủ nhiệmHTX trong đại hội xã viên thường kỳ hàng năm Đặc biệt, Chính phủ Malaysiađã thành lập Cục phát triển HTX với một số hoạt động chính như: Quản lý vàgiám sát các hoạt động của HTX; giúp đỡ tài chính và cơ sở hạ tầng để HTX cóthể tồn tại hoạt động; xây dựng kế hoạch phát triển HTX, kế hoạch đào tạo cánbộ quản lý,…

 Bài học kinh nghiệm cho mô hình HTX tại Việt Nam trong giai đoạnhiện nay: Chính phủ Việt Nam nên có những chính sách để hỗ trợ và khuyếnkhích mô hình kinh tế hợp tác xã phát triển như: thành lập trường giảng dạy vềmô hình kinh tế hợp tác xã, thành lập hệ thống ngân hàng dành riêng cho HTX,

Trang 12

hỗ trợ về tài chính và nguồn nhân lực quản lý cho HTX, Chính phủ tạo môitrường pháp lý thuận lợi cho mô hình kinh tế tập thể phát triển có hiệu quả,…

1.3 Chiến lược tài chính của DN:

1.3.1 Khái niệm về hoạch định chiến lược tài chính:

Hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp là xây dựng cho doanhnghiệp một chiến lược tài chính trong một thời gian dài, bao gồm sự kết hợp củacác quyết định về chính sách đầu tư, nguồn tài trợ cho kế hoạch đầu tư và chínhsách chi trả cổ tức.

1.3.2 Chiến lược tài chính của DN:

Tình hình tài chính của các doanh nghiệp trải qua các giai đoạn: khởi sự,tăng trưởng, sung mãn (bảo hòa) và suy thoái Sau đây chúng ta sẽ lần lượt giớithiệu từng giai đoạn trong quá trình xây dựng chiến lược tài chính thích hợp chodoanh nghiệp.

Giai đoạn khởi sự kinh doanh:Mô hình tổng thể:

Giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh tiêu biểu rõ ràng mức độ cao nhất củarủi ro kinh doanh Các rủi ro đó chính là khả năng sản xuất sản phẩm mới cóhiệu quả hay không; nếu có hiệu quả thì sản phẩm đó có được khách hàng tươnglai chấp nhận hay không; nếu được chấp nhận, thị trường có tăng trưởng đếnmột quy mô hiệu quả đủ cho các chi phí triển khai và đưa sản phẩm ra thịtrường không, và nếu tất cả các điều này đều đạt được thì công ty có chiếmđược thị phần không?

Mức độ rủi ro kinh doanh cao có nghĩa là rủi ro tài chính đi kèm nên đượcgiữ càng thấp càng tốt trong suốt giai đoạn này Như vậy tài trợ bằng vốn cổphần là thích hợp nhất, nhưng do mức độ rủi ro tổng thể trong giai đoạn đầu củachu kỳ kinh doanh rất cao, cho nên chỉ có các nhà đầu tư vốn mạo hiểm mớidám chấp nhận đầu tư vào công ty mà thôi Đương nhiên các nhà đầu tư vốnmạo hiểm này sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lợi rất cao để bù đắp cho những rủi rocao mà họ phải gánh chịu Do dòng tiền trong những năm đầu rất thấp (thậm chí

Trang 13

âm) nghĩa là họ khó có khả năng nhận được cổ tức trong giai đoạn này Các nhàđầu tư vốn mạo hiểm chỉ kỳ vọng vào phần lãi vốn tức là giá trị cổ phần tăngthêm sau này so với giá trị ban đầu của chúng[4].

Các thông số chiến lược tài chính trong giai đoạn này như sau:

Triển vọng tăng trưởng tương lai Rất cao

Thu nhập trên mỗi cổ phần(EPS) Danh nghĩa hoặc âm

Giai đoạn tăng trưởng:Mô hình tổng thể

Một khi sản phẩm tung ra thị trường một cách thành công, doanh số sẽ bắtđầu tăng nhanh chóng Điều này không chỉ tiêu biểu cho việc sụt giảm rủi rokinh doanh chung đi kèm với sản phẩm, mà còn cho thấy nhu cầu điều chỉnhchiến lược của công ty Trong chiến lược cạnh tranh cần nhấn mạnh đến cáchoạt động tiếp thị để bảo đảm doanh số tăng trưởng thoả đáng và để công ty giatăng thị phần của doanh số đang tăng trưởng này.

Các vấn đề mấu chốt trên cho thấy rằng rủi ro kinh doanh dù đã giảm bớt sovới giai đoạn khởi sự nhưng vẫn còn cao trong suốt thời gian doanh số tăngtrưởng nhanh Như vậy phải xác định được nguồn tài trợ thích hợp để giữ mứcđộ rủi ro tài chính thấp, tức là tiếp tục dùng nguồn vốn cổ phần Tuy nhiên, mộtkhía cạnh quan trọng trong việc quản lý giai đoạn chuyển tiếp từ khởi đầu đếntăng trưởng là các nhà đầu tư vốn mạo hiểm ban đầu chỉ quan tâm đến việc đạtđược lãi vốn để có thể tái đầu tư vào nhiều doanh nghiệp mới khởi sự khác.Điều này có nghĩa là cần tìm kiếm thêm các nhà đầu tư vốn cổ phần mới để thaythế các nhà đầu tư vốn mạo hiểm ban đầu và để tiếp tục cung cấp vốn cho cácnhu cầu trong thời kỳ tăng trưởng cao này Nguồn vốn hấp dẫn nhất thường làtừ việc phát hàng rộng rãi chứng khoán của công ty.

Trang 14

Doanh số bây giờ sẽ cao hơn từ đó làm phát sinh các dòng tiền mạnh hơnnhiều so với giai đoạn mới khởi sự Tuy nhiên, công ty sẽ đầu tư thêm nhiều chocác hoạt động phát triển thị trường và mở rộng thị phần, cũng như các nhà đầutư cần thiết để theo kịp mức độ hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng Vìvậy, tiền mặt do kinh doanh phát sinh sẽ cần cho tái đầu tư vào hoạt động kinhdoanh, kết quả là tỷ lệ chi trả cổ tức vẫn thấp.

Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) cao là vì hiện tại thu nhập trên mỗi cổ phần sẽrất thấp do chính sách chi trả cổ tức thấp trong giai đoạn này Tuy nhiên, điềunày cũng không làm cho các nhà đầu tư vốn cổ phần mới quan tâm lắm, vì đó làchuyện đương nhiên phải đến trong giai đoạn này Phần chủ yếu nhất trong thunhập mong đợi của nhà đầu tư là chênh lệch tăng giá cổ phần do chuyển nhượngvốn Tất cả điều này làm cho P/E trong giai đoạn này khá cao[4].

Các thông số tài chính trong giai đoạn này như sau:

Giai đoạn bảo hòa( sung mãn):Mô hình tổng thể

Kết thúc giai đoạn tăng trưởng thường được đánh dấu bằng một cạnhtranh giá cả mạnh mẽ giữa các công ty cạnh tranh vẫn còn năng lực thặng dưđáng kể Một khi ngành đã ổn định, giai đoạn sung mãn với doanh số cao nhưngtương đối ổn định với biên lợi nhuận hợp lý có thể bắt đầu Rõ ràng, mức độ rủiro kinh doanh lại giảm do một giai đoạn phát triển khác bây giờ đã hoàn tất mộtcách thành công, công ty sẽ bước vào giai đoạn sung mãn với một thị phầntương đối tốt do kết quả đầu tư của công ty vào hoạt động tiếp thị trong giaiđoạn tăng trưởng Rủi ro kinh doanh còn lại là thời hạn của giai đoạn ổn định và

Trang 15

sung mãn này và việc công ty có thể duy trì thị phần cao của mình trong suốtthời kỳ này hay không.

Trọng tâm của chiến lược bây giờ chuyển sang duy trì thị phần và cải tiếnhiệu quả hoạt động trong suốt thời kỳ này Điều này có thể làm cho việc chuyểntiếp giữa tăng trưởng và sung mãn rất khó quản lý Tuy nhiên, rủi ro kinh doanhgiảm làm cho rủi ro tài chính tăng tương ứng qua việc sử dụng tài trợ nợ Tài trợnợ bây giờ khá thực tế vì dòng tiền thuần sẽ chuyển sang dương một cách đángkể, cho phép trả cả lãi lẫn vốn cho nợ vay Dòng tiền dương và việc sử dụng tàitrợ bằng vốn vay sẽ làm khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.Nghĩa là trong giai đoạn này công ty có thể trả cổ tức cao hơn so với các giaitrước của vòng đời công ty.

Các cổ đông đòi hỏi cổ tức gia tăng vì triển vọng tăng trưởng tương laithấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đây của vòng đời sản phẩm Cổ tức sẽ caovà tăng nhẹ, nhờ công ty đã chuyển sang giai đoạn ổn định trong suốt giai đoạnnày, vì vậy mức cổ tức cao này bù trừ cho tỷ số giá thu nhập thấp Kết quả là giácổ phần sẽ ổn định hơn, do nhà đầu tư nhận được lợi nhuận đòi hỏi nhiều qua cổtức cao hơn là qua lãi vốn như trong các giai đoạn trước[4].

Các thông số chiến lược tài chính của giai đoạn này như sau:

Nguồn tài trợ Lợi nhuận giữ lại cộng nợ vayChính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả cao

Triển vọng tăng trưởng tương lai Trung bình đến thấpTỷ số giá thu nhập(P/E) Trung bình

Giá cổ phần Ổn định trên thực tế với biến động thấp

Giai đoạn đang suy thoái:Mô hình tổng thể

Dòng tiền mặt dương mạnh mẽ trong giai đoạn sung mãn không thể tiếptục mãi vì cuối cùng nhu cầu sản phẩm sẽ bắt đầu giảm dần Khi nhu cầu giảmđi các dòng tiền mặt thu vào cũng giảm, một khi doanh số bắt đầu sụt giảm việc

Trang 16

tiếp tục chi tiền cho các hoạt động tiếp thị không còn hợp lý nữa Như vậy, cóthể duy trì được dòng tiền thuần trong giai đoạn suy thoái ban đầu bằng cáchđiều chỉnh chiến lược kinh doanh thích hợp Bất chấp chiều hướng sụt giảm vàcái chết không thể tránh khỏi của sản phẩm, rủi ro kinh doanh đi kèm sẽ đượcxem là vẫn giảm từ mức độ của giai đoạn sung mãn trước đó Tuy nhiên, có mộtyếu tố là chiều dài của giai đoạn sung mãn đã được giải quyết và rủi ro chínhcòn lại duy nhất là về mặt kinh tế để cho phép doanh nghiệp tồn tại bao lâu nữa.Rủi ro kinh doanh thấp này sẽ được bổ sung bởi một nguồn vốn có rủi ro tàichính tương đối cao Có thể đạt được điều này bằng một kết hợp chính sách chitrả cổ tức cao với việc sử dụng tài trợ nợ Thực ra cổ tức chi trả trong giai đoạnnày có thể cao hơn lợi nhuận sau thuế do khả năng sử dụng thêm nguồn vốnkhấu hao bởi lẽ nhu cầu đầu tư cao không còn cần thiết lắm trong giai đoạn này.Kết quả là cổ tức có thể bằng tổng số lợi nhuận và khấu hao, trong trường hợpnày phần chi trả cổ tức thực sự tiêu biểu cho một sự hoàn trả vốn đầu tư cho cáccổ đông Triển vọng tăng trưởng âm được diễn dịch thành một tỷ số giá thunhập thấp cho các cổ phần và khi kết hợp với chiều hướng đi xuống trong thunhập mỗi cổ phần đang xảy ra trong giai đoạn này, nó đưa đến một sụt giảmmạnh giá cổ phần

Vì vậy, tài trợ nợ cho một doanh nghiệp đang suy thoái tập trung vào cácgiá trị cuối cùng có thể thực hiện của tài sản và điều này làm giảm thiểu rấtnhiều các chi phí đi kèm các khó khăn tài chính trong tương lai Việc sử dụngmột tỷ lệ tài trợ nợ cao trong một doanh nghiệp đang suy thoái không thực sựmâu thuẩn với lý thuyết, miễn là các giám đốc tài chính nhận thức được vấn đềmột cách hợp lý[4].

Các thông số chiến lược tài chính của giai đoạn này như sau:

Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả toàn bộTriển vọng tăng trưởng tương lai Âm

Tỷ số giá thu nhập(P/E) Thấp

Trang 17

EPS Thấp và giảm dần

1.4 Đặc điểm tài chính của HTX:

Theo luật HTX năm 2003, HTX hoạt động như một loại hình doanhnghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tàichính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác theo quyđịnh của HTX Về đặc điểm tài chính của HTX được quy định tại Chương VLuật HTX 2003 như sau[1]:

 Theo điều 31 quy định về vốn góp của xã viên:

 Khi gia nhập HTX, xã viên phải góp vốn, xã viên có thể góp vốn mộtlần ngay từ đầu hoặc nhiều lần: mức, hình thức và thời hạn góp vốn do Điều lệhợp tác xã quy định Mức vốn góp tối thiểu được điều chỉnh theo quyết định củaĐại hội xã viên.

 Xã viên được trả lại vốn góp khi chấm dứt tư cách của xã viên Việctrả lại vốn góp của xã viên căn cứ vào thực trạng tài chính của HTX tại thờiđiểm trả lại vốn sau khi HTX đã quyết toán năm và đã giải quyết xong cácquyền lợi, nghĩa vụ về kinh tế đối với HTX Hình thức, thời hạn trả lại vốn gópcho xã viên do Điều lệ HTX quy định.

Theo điều 32 quy định về huy động vốn:

 HTX được vay vốn ngân hàng và huy động vốn bằng các hình thứckhác theo quy định của pháp luật.

 HTX được huy động bổ sung vốn góp của xã viên theo quyết định củaĐại hội xã viên.

 HTX được nhận và sử dụng vốn, trợ cấp của Nhà nước, của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước do các bên thỏa thuận và theo quy định củapháp luật.

Điển hình tại TP.HCM các HTX có thể tiếp cận quỹ trợ vốn cho xã viênHTX Ông Nguyễn Duy Hiếu- giám đốc quỹ cho biết: “Quỹ này dựa trên cơ sởtín chấp, tất cả các HTX đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng mà không cần phải

Trang 18

có tài sản thế chấp Điều này hết sức quan trọng đối với các HTX có qui mô sảnxuất nhỏ, tài sản ít, không thể tiếp cận các nguồn tín dụng ngân hàng Mặt khác,khi đã không phải thế chấp, các HTX tránh được các thủ tục công chứng tài sảnthế chấp nên đã rút ngắn được thời gian hoàn tất quy trình trợ vốn” Tuy nhiên,nguồn vốn này hiện nay còn quá eo hẹp, chưa thể đáp ứng được những nhu cầuvốn vay quá lớn Cho nên hiện quỹ chỉ có thể ưu tiên cho những HTX có quy môsản xuất nhỏ, mức vay của các HTX hiện từ 10 triệu đến 1,5 tỉ đồng Theo bàHoàng Thị Khánh, chủ tịch Liên minh HTX TP.HCM, đơn vị chủ quản quỹ này,mức vay này sẽ điều chỉnh dần lên Nhiều HTX cũng đề nghị kéo dài thời hạn trợvốn, nguyên nhân là do nguồn vốn này do thành phố cho quỹ trợ vốn cho xã viênHTX vay không tính lãi để trợ vốn cho xã viên và HTX chỉ bó hẹp trong ba nămphải thu hồi Do đó nguồn vốn này sẽ cạn vốn dần[10].

Điều 33 quy định về vốn hoạt động của HTX

Vốn hoạt động của HTX được hình thành từ vốn góp của xã viên, vốntích lũy thuộc sở hữu của HTX và các nguồn vốn hợp pháp khác

Điều 34 Quỹ của HTX

HTX phải lập quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự phòng theo hướng dẫncủa Chính phủ; các quỹ khác do Điều lệ HTX và Đại hội xã viên quy định phùhợp với điều kiện cụ thể của từng HTX, tỷ lệ trích lập các quỹ do Đại hội xãviên quyết định Mục đích, phương thức quản lý và sử dụng các quỹ của HTXdo Điều lệ HTX quy định.

Điều 37 quy định về phân phối lợi nhuận như sau:

Sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, lãi của HTX được phân phốinhư sau:

 Trả bù các khoản lỗ của năm trước (nếu có) theo quy định của phápluật về thuế

 Trích lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng và các quỹ khác củaHTX; chia lãi cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp của xã viên và phầncòn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.

Trang 19

 Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh nhu cầu tích lũy để phát triểnHTX, Đại hội xã viên quyết định cụ thể tỷ lệ phân phối lãi hàng năm.

Đặc điểm tài chính của HTX TMDV Toàn Tâm:

Do đơn vị mới được thành lập vào đầu năm 2006 nên nhu cầu vốn để đầutư mua sắm trang thiết bị rất cao Đồng thời doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực bán lẻ nên nhu cầu về vốn lưu động tương đối lớn và nguồn vốn huy độngđược thì hạn chế chủ yếu từ vốn góp của xã viên và vốn vay từ ngân hàng (dođặc thù của loại hình HTX là không thể phát hành cổ phiếu hay trái phiếu đểhuy động vốn trên thị trường chứng khoán như các Công ty cổ phần) Cụ thểnhư sau[13]:

 Khi gia nhập HTX, xã viên phải góp vốn (gọi là vốn góp): Điều kiệnđể trở thành xã viên là CBCNV đang công tác tại Liên hiệp HTX TM ThànhPhố hoặc đã nghỉ hưu được tính theo thâm niên công tác và mức độ đóng gópcông sức cho Saigon Coop, tối thiểu là 1,5 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng.

 Thời điểm, mức góp vốn lần đầu, thời hạn góp đủ vốn đã đăng ký củaxã viên:

 Đối với HTX mới thành lập thì xã viên phải góp vốn lần đầu khi HTXđược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 Đối với HTX đang hoạt động thì xã viên góp vốn lần đầu sau khi Đạihội xã viên thông qua quyết định kết nạp

 Mức góp vốn lần đầu không thấp hơn 50% số vốn đã đăng ký

 Thời hạn góp đủ vốn đã đăng ký của xã viên tối đa là 1 năm tính từ lầngóp đầu tiên.

 Vốn vay: vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng

 Chính sách phân phối lợi nhuận của HTX như sau: Lãi của HTX sau khinộp thuế được phân phối như sau:

 Bù đắp các khoản lỗ từ năm trước chuyển sang (nếu có) Trích lập các quỹ:

Trang 20

 Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh được hình thành nhằm mục đích táiđầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh và các hoạt động thương mại Tỷ lệ tríchlập quỹ này là 10% tổng lại trích lập các quỹ.

 Qũy dự phòng nhằm giải quyết khó khăn đột xuất xảy ra trong kinhdoanh: 5%

 Quỹ phúc lợi, khen thưởng: 20%

 Quỹ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhân viên theo chương trình kế hoạch củaHTX: 5%

 Chia lãi xã viên 60%, trong đó cân đối giữa bổ sung vốn góp và chia lãihàng năm: bổ sung vốn góp tối thiểu 30%, chia lãi hàng năm tối đa 30% Đạihội đại biểu xã viên sẽ quy định việc phân phối lãi tùy theo tình hình cụ thể.

Như vậy, với nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh khá cao trong khi nguồnvốn huy động hạn chế (số lượng xã viên và mức vốn góp của xã viên bị giớihạn, khả năng huy động vốn từ ngân hàng khó khăn, khả năng tích lũy nội bộkém), đây là vấn đề khó khăn của đơn vị trong giai đoạn hiện nay và về lâu dàikhi doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chính thức vào Việt Nam

Kết luận:

Khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trườngtheo định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanhnghiệp; phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là một trong những hướngưu tiên Trong những năm gần đây, các HTX đã có những chuyển biến sâu rộngvà đạt được các kết quả khả quan trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa Đồngthời, cũng nâng cao vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trườngtheo định hướng XHCN Bên cạnh đó kinh tế HTX vẫn còn tồn tại nhiều khókhăn, yếu kém như về vốn, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận khoa học kỹthuật và đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập để tồn tại và phát triển thì các DNmà điển hình là mô hình HTX phải xây dựng cho mình một chiến lược tài chínhphù hợp với từng giai đoạn kinh doanh Tình hình tài chính của doanh nghiệpthể hiện chủ yếu thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Phân tích

Trang 21

tình hình tài chính của doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích báo cáo tài chínhvà các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp,công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khácnhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát, lại vừa xem xét một cách chitiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo vàxây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược tài chính thích hợp để hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTẠI HTX TM DV TOÀN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-

2007 & QUÝ I/2008:

2.1 Mô hình DN HTX và hoạt động của các DN HTX trên địa bànTP.HCM:

2.1.1 Một số nét chính về mô hình HTX và chủ trương xây dựng, phát triểnmô hình HTX:

Trang 22

Dư luận đây đó còn mặc cảm về mô hình HTX cuối thời kỳ bao cấp; LuậtHTX năm 2003 và các chính sách phát triển HTX đã từng bước đi vào cuộcsống, những HTX, tổ hợp tác hiện nay là minh chứng cho mô hình HTX kiểumới trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN[12].

Tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết số TW Hội nghị Ban Chấp hành Đảng lần thứ 5 (khóa IX), Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ IX và Luật HTX năm 2003, trong những năm gần đây,khu vực kinh tế tập thể mà nồng cốt là các HTX đã có những chuyển biến sâurộng và quan trọng góp phần tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, phát triển bềnvững[12].

13/NQ-Điểm khác biệt quan trọng của mô hình HTX kiểu mới (theo Luật HTXnăm 2003) là xã viên, người lao động trong HTX, Liên Hiệp HTX, tổ hợp tác lànhững người có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất tự nguyện góp vốn, góp sứclao động, trí tuệ, kinh nghiệm kinh doanh tham gia vào HTX Kinh tế tập thểkhông đối lập với kinh tế tư nhân mà là sự liên kết các hình thức sở hữu, cácquyền sử dụng đất đai, tài sản, vốn, sức lao động với hình thức tổ chức thíchhợp, sản xuất tập trung Xã viên HTX mở rộng, bao gồm cá nhân, hộ gia đình,doanh nghiệp, các pháp nhân (trừ quỹ từ thiện) HTX được thành lập Cty TNHHmột thành viên theo Luật DN năm 2005, HTX làm thành viên của Liên hiệpHTX, thành viên của Liên minh HTX cấp tỉnh và cấp quốc gia HTX là tổ chứckinh tế hướng theo lợi nhuận khi tham gia thị trường, là tổ chức phi lợi nhuậnkhi hỗ trợ xã viên vì lợi ích của xã viên, do vậy HTX hội đủ giá trị kinh tế- xãhội và nhân văn phù hợp với tiến trình phát triển công bằng dân chủ vănminh[12]

Hiện nay trên thế giới có hơn 1 tỷ xã viên trong các HTX ở các nước pháttriển và các nước đang phát triển Phát biểu tại Hội nghị HTX điển hình tiên tiếntoàn quốc lần thứ III năm 2007 (25/12/2007) và lễ đón nhận Huân chương HCMphần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước tặng toàn thể cán bộ trong hệ thốngLiên minh HTX, Ông Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính Trị, Thường trực

Trang 23

Ban bí thư khẳng định: “Các tổ hợp tác, HTX điển hình tiên tiến là những bằngchứng cụ thể sinh động có tác dụng tuyên truyền, động viên mạnh mẽ, tạo niềmtin về hiệu quả, lợi ích của phương thức làm ăn mới, mô hình kinh tế mới đểmọi người học theo Đồng thời các điển hình tiên tiến còn là bằng chứng sinhđộng về vai trò của yếu tố chủ quan”[3].

Tính đến tháng 06/2007 cả nước có 17.599 HTX trong nhiều ngành,trong đó có khoảng 10.000 HTX đã chuyển đổi từ mô hình cũ sang hoạt độngtheo Luật HTX và trên 6.000 HTX mới được thành lập Từ năm 2003 đến nay,số HTX khá giỏi đã tăng từ 33% lên 42,1%, số HTX yếu kém giảm từ 20%xuống 13,8% Theo điều tra tại 1.244 HTX tại tất cả các ngành nghề cho thấy cótới 87,1% có lãi Mô hình HTX điển hình mới như: HTX tổ chức cung ứng dịchvụ, HTX môi trường, trang trại, chế biến dược liệu,… cũng phát triển nhanhchóng.

HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, giao thông vậntải tổ chức hoạt động theo các hình thức cơ bản sau:

 Thứ nhất là mô hình dịch vụ hỗ trợ, HTX làm một số khâu mà xãviên làm riêng rẽ không hiệu quả (ví dụ như 10 hộ chăn nuôi thả gia súc chỉ cần2 người trông coi thay cho 10 người; giảm đầu tư phân tán ở các hộ xây lò,nhuộm sợi, tạo phôi sản phẩm, hấp xấy mây tre, gỗ,… trong sản xuất tiểu thủcông nghiệp) Trong nông nghiệp, HTX làm dịch vụ thủy lợi, dịch vụ bảo vệthực vật, dịch vụ khuyến nông, hướng dẫn KHKT,…Theo tổng hợp của Liênminh HTX Việt Nam, hiện nay có 40% HTX nông nghiệp tổ chức được từ 6khâu dịch vụ trở lên, nhiều sản phẩm dịch vụ giảm giá so với thị trường từ 7-15% do áp dụng các hình thức cho vay, trả chậm hoặc miễn phí bảo vệ thực vật,cây con giống, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, điển hình của mô hình này làcác HTX nông nghiệp Hữu Đức (Ninh Thuận), HTX Thanh Hội (Hà Tĩnh),HTX rau sạch Tân Phú Trung (TP.HCM)…, trong công nghiệp có các HTX: BaNhất (TP.HCM), Quang Minh (Tiền Giang), Kim Chi (An Giang),…[12]

Trang 24

 Thứ hai là HTX sản xuất tập trung, xã viên góp vốn, đất đai, phươngtiện,… hình thành tài sản tập thể để thế chấp vay vốn ngân hàng, vay nội bộ, tổchức sản xuất tập trung như các DN khác, xã viên được hưởng tiền công, tiềnlương, lãi vốn góp, điển hình là HTX công nghiệp (nhựa) Song Long (Hà Nội),HTX vận tải Rạch Gầm (Tiền Giang), Liên hiệp HTX xe buýt TP.HCM thu húthầu hết các HTX vận tải hành khách của thành phố với trên 450 đầu xe, Liênhiệp đứng ra vay trên 200 tỷ đồng để đổi mới đoàn xe, triển khai nhiều hoạtđộng hỗ trợ thiết thực các HTX thành viên như đào tạo nhân viên lái xe, xử lýbù giá, bảo hiểm, cung ứng xăng dầu,… Khối HTX vận tải hiện nay chiếm trên50% sản lượng vận tải cả nước Mô hình tập trung đã huy động được nguồnvốn lớn, sau đó giao lại phương tiện cho xã viên quản lý, sử dụng, giao tài sảncho nhóm xã viên góp vốn hình thành tài sản đó để nhóm tổ chức sản xuất kinhdoanh, do vậy mà nguồn vốn được bảo toàn, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng.Tuy nhiên, phương thức tổ chức sản xuất tập trung đòi hỏi Ban quản trị phảinâng cao trình độ quản lý, Ông Trần Đỗ Liêm chủ nhiệm HTX vận tải RạchGầm khẳng định: “nếu ngại nó thì không thể làm được”[12].

 Thứ ba, là mô hình hỗn hợp giữa dịch vụ hỗ trợ xã viên và sản xuấttập trung Điển hình là các HTX: Phù Nham (Yên Bái), Bình Tây (Tiền Giang),Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) với 9 công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên, hình thành hệ thống siêu thị Co.opMart vươn ra cáctỉnh, là một trong 500 nhà bán lẻ hàng đầu ở khu vực Châu Á- Thái BìnhDương[12].

Nhìn chung, các mô hình hợp tác, liên kết giữa các HTX và giữa HTXvới các DN đang có xu hướng được đẩy mạnh Để tăng cường tiềm lực kinh tế,khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động một số HTX đã hợp nhất lại vớinhau thành HTX lớn hơn hoặc liên kết với nhau về tổ chức thành lập các liênhiệp HTX hoặc hiệp hội ngành nghề Hoạt động của các liên hiệp đã góp phầngiải quyết một số khó khăn và thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của cácHTX thành viên, tạo sự liên kết hợp tác để cùng phát triển.

Trang 25

Mục tiêu đến năm 2010 đưa kinh tế tập thể thoát khỏi yếu kém, ngày17/12/2007 tại Hà Nội, Ban Bí thư TW Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc tổngkết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới vànâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Phát biểu tại hội nghị, ông Trương Tấn Sang-Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nêu rõ: “Sau 5 năm thực hiệnNghị quyết T.Ư 5 (khóa IX), số tổ hợp tác, HTX tăng lên đáng kể, các HTX cũcơ bản được chuyển đổi, HTX phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô vàtrình độ”[14] Tuy nhiên, mô hình kinh tế tập thể này phải cố gắng nhiều hơn nữa,đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập sẽ có nhiều tác động lớn đến khu vực kinhtế này Trong quá trình hội nhập kinh tế, hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu cókhả năng cạnh tranh cao về giá cả và chất lượng, phương thức bán hàng sẽ tácđộng đến tâm lý, tập quán tiêu dùng và công nghệ sản xuất và tiếp thị Hiện tạinước ta có đến 70% số HTX phân bố ở khu vực nông thôn, trong khi đó chỉ có12% số doanh nghiệp có trụ sở ở đó và khu vực nông thôn chiếm đến hơn 70%dân số cả nước Sức mua của khu vực nông thôn sẽ tăng dần, thực sự đây là mộtkhu vực tiêu dùng tiềm năng Các doanh nghiệp cần nhìn nhận số HTX ở đây làđầu mối liên kết nhiều công đoạn của quá trình tái sản xuất: Cung cấp đầu vàocho sản xuất và tiêu dùng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tiêu thụ sản phẩmđầu ra, mở rộng tín dụng ứng trước cho sản xuất và tiêu dùng để tạo chỗ đứnglâu dài Các HTX cần chủ động nhìn nhận, phân tích, tiếp cận các đối tácthương mại và đầu tư theo hướng vừa liên kết vừa cạnh tranh Khi gia nhậpWTO, để sản phẩm của các HTX Việt Nam vững vàng trên thị trường trongnước và quốc tế, các chuyên gia kinh tế khuyên rằng vấn đề xây dựng thươnghiệu có vai trò đặc biệt WTO tác động mạnh đến phân công lao động một cáchchi tiết, do vậy các HTX và xã viên sẽ phát huy sở trường khi tham gia phâncông lao động quốc tế Để các HTX Việt Nam phát triển vững chắc trong tiếntrình hội nhập, rất cần những cú hích cần thiết từ Chính phủ và Liên minh HTXViệt Nam Các HTX và Liên hiệp HTX cần tranh thủ các chính sách khuyếnkhích hỗ trợ HTX Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng vạch ra

Trang 26

những chính sách quan trọng để phát triển kinh tế tập thể Đây cũng là động lựcquan trọng giúp các HTX Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốctế.

2.1.2 Hoạt động của HTX thương mại trên địa bàn TP.HCM:

Hiện nay trên địa bàn TPHCM có khoảng 88 HTX thương mại và Liênhiệp HTX thương mại Với đặc thù là phần lớn HTX thương mại đều có nguồnvốn ít, quy mô nhỏ, trình độ quản lý lạc hậu, do đó trong tiến trình hội nhập đểcác HTX có thể đứng vững và phát triển buộc họ phải liên kết, hợp tác với nhau.Điển hình là Liên hiệp HTX thương mại Thành Phố với mục đích giúp cho sựtăng trưởng của mình được vững chắc, tháng 04/2007 Saigon Co.op thành lậpcông ty cổ phần đầu tư Saigon Co.op (SCID) và đến cuối năm 2007 số vốn điềulệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Saigon Co.op sở hữu 63% Đây là một bước đột phácủa Saigon Co.op tạo điều kiện tốt nhất để chuyên nghiệp hóa lĩnh vực đầu tưxây dựng và huy động các nguồn lực trên thị trường cho việc đầu tư phát triểnhệ thống bán lẻ của Thành Phố, đồng thời vẫn bảo đảm vai trò chủ sở hữuthương hiệu Saigon Co.op và Co.opMart của Liên Hiệp HTX Thương mạiTPHCM Thành lập liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước đểphát triển mạnh hơn, tạo thành những tập đoàn, nhà phân phối bán lẻ uy tínhàng đầu ở Việt Nam, Saigon Co.op cùng với 3 doanh nghiệp là Tổng Công tyThương mại Sài Gòn (Satra), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và CtyTNHH Phú Thái đã chính thức ký kết cho ra mắt công ty cổ phần Đầu tư vàPhát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với vốn điều lệ là 500 tỷ đồng.Sáng ngày 07/12/2007 Saigon Co.op và Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn(Sagri) cũng đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác thành lập Công ty TNHH ThươngMại dịch vụ Đồng Tiến và gần đây nhất là vào ngày 04/03/2008 Saigon Co.opđã ký kết với Nông trường Cờ Đỏ (Cần Thơ) để xây dựng thương hiệu lúa gạođặc sản Đồng Bằng Sông Cửu Long[11]

Tóm lại, mở cửa là tất yếu của hội nhập, để mạnh hơn về tài chính các

doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng sức mạnh của cộng đồng bên cạnh đó

Trang 27

Chính phủ cũng cần tính toán kỹ càng và cân nhắc vị trí của ngành thương mạiquốc gia “Nếu chính phủ xem đây là ngành quan trọng” thì Chính phủ cần cónhững chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho ngành phát triển như vềmặt bằng, vốn và nguồn nhân lực cho ngành thương mại.

2.1.3 Tổng quan thị trường vốn TP.HCM- khả năng tiếp cận nguồn vốn củacác doanh nghiệp:

Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, hoạtđộng của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội thànhnhững nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vànhà nước để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế Thị trường vốn là nơi diễnra các hoạt động mua bán các chứng khoán và các giấy ghi nợ trung hoặc dàihạn Công cụ trao đổi trên thị trường vốn đa số là chứng khoán, ngoài ra còn cóthể thông qua các định chế tài chính trung gian như: các ngân hàng, các quỹ, cáccông ty tài chính [5].

Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các DN trên địa bànTP.HCM:

Trong khi các doanh nghiệp lớn bàn chuyện huy động vốn thông qua kênhthị trường chứng khoán đang khá sôi động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV) vẫn phải đứng ngoài cuộc chơi này do không đủ điều kiện niêm yết.Kênh huy động vốn đáng kể còn lại là ngân hàng cũng không mấy “mặn mà”với DNNVV.Theo số liệu thống kê, số vốn ngân hàng mà DNNVV Việt Namvay được chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu Trong khi đó số lượng DNNVV ởViệt Nam chiếm tới 90% trong tổng số gần 250.000 doanh nghiệp tư nhân, lựclượng đông đảo này đã đóng góp 26% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tạo rakhoảng 49% việc làm trong khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn và 26% lựclượng lao động trong cả nước Tuy nhiên, hầu hết các DNNVV đều gặp khókhăn về nguồn vốn sản xuất- kinh doanh Theo ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệphội DNNVV Việt Nam cho biết ở nhiều nước khác, doanh nghiệp ra đời bao giờvốn tự có cũng là chính, vay ngân hàng chỉ là bổ sung, nên họ phát triển rất

Trang 28

vững chắc Còn ở Việt Nam, doanh nghiệp ra đời với vốn điều lệ rất ít (vốn điềulệ bình quân của một DNNVV chỉ dưới 10 tỷ đồng), hoạt động kinh doanh chủyếu dựa vào vốn vay Về lý thuyết, số lượng DNNVV đông đảo với đặc thù ítvốn chính là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của các ngân hàng Bằngchứng là, ước tính có đến 80% lượng vốn cung ứng cho DNNVV là từ kênhngân hàng, song theo một điều tra mới đây (09/2007) của Cục phát triển doanhnghiệp (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), chỉ có 32,38% DNNVV có khả năng tiếp cậnđược các nguồn vốn của ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếpcận được[15] Rõ ràng là giữa DNNVV và các ngân hàng vẫn còn một khoảngcách mà có lẽ không bên nào muốn Trong thời buổi “người người, nhà nhà lậpngân hàng” như hiện nay, khách hàng vay vốn luôn được “cưng chiều”, nhữngđiều khoản vay nói chung đã cởi mở hơn trước rất nhiều, thì việc tồn tại mộtkhoảng cách như thế đáng được xem là một nghịch lý.

Nguyên nhân DNNVV khó tiếp cận được các nguồn vốn vay từ phíangân hàng:

 DNNVV có quy mô vừa và nhỏ không đủ tài sản để thế chấp.

 Sổ sách, báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minh bạch- đây được xem là mộtnguyên nhân tế nhị, các DNNVV thường xây dựng báo cáo tài chính mang tínhchất đối phó với cơ quan thuế, báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạngthực tế nên không đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng, bên cạnh đó DNNVVthường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hànhhóa đơn bán hàng nên ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và quyết định việccho vay.

 Năng lực quản lý, xây dựng chiến lược và lập phương án kinh doanh cótính khả thi còn thấp.

 Uy tín thương hiệu chưa cao, chưa quan tâm sử dụng các dịch vụ tư vấnpháp luật vay vốn hoặc dịch vụ thuê tài chính mà chủ yếu tự làm nên việc nắmbắt quy trình và thực hiện các thủ tục còn thiếu, không chính xác và chưa đầyđủ Ngoài ra vốn kinh doanh của DNNVV ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự

Trang 29

án ít và khi đó, ngân hàng không thể tính đến rủi ro khi đổ vốn vào cùng doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết, một trong những khó khănkhi thẩm định dự án cho vay đối với các DNNVV là vấn đề lựa chọn công nghệphù hợp, mặc dù có quy mô nhỏ cả về tài chính, mặt bằng sản xuất, trình độnhân lực,… nhưng rất nhiều doanh nghiệp nhỏ khi lập dự án đều đưa vào cácloại thiết bị, máy móc rất đắt tiền, trong khi họ có thể lựa chọn các loại máymóc với công nghệ tương tự nhưng giá thành rẻ hơn để đảm bảo tính hiệu quảcủa dự án.

Giải pháp để các DNNVV tiếp cận được các nguồn vốn vay từ ngânhàng:

Chìa khóa để giải bài toán này là bản thân các DNNVV phải nâng cao trìnhđộ quản lý, kinh doanh, đặc biệt là cần có cơ chế tài chính minh bạch, các ngânhàng thương mại cần đổi mới cung cách cho vay đối với DNNVV, tích cựctham gia cùng doanh nghiệp từ khâu lập dự án, giám sát thực hiện, thậm chí đàotạo cho doanh nghiệp Ngoài ra, để giúp các DNNVV nâng cao khả năng tiếpcận vốn thì môi trường chính sách, pháp luật và thể chế liên quan cần được đổimới như đẩy nhanh việc thành lập “Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV” tại cácđịa phương để hỗ trợ vay vốn, thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính để cácdoanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn qua kênh này dễ dàng, hiệuquả Hơn nữa, việc có một thị trường chứng khoán phát triển sẽ là kênh huyđộng vốn đầu tư hiệu quả Tạo sự lớn mạnh cho TTCK để nâng cao khả năngtiếp cận vốn cho doanh nghiệp thông qua mở rộng đối tượng tham gia giaodịch, đơn giản hóa các thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng và niêmyết chứng khoán, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đadạng về hàng hóa cho TTCK và thiết lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữacác loại hình doanh nghiệp.

Như vậy, trong điều kiện hiện nay khả năng tiếp cận vốn tại ngân hàng củacác DNNVV mà điển hình là mô hình HTX rất khó khăn bởi vì phần lớn các

Trang 30

HTX có quy mô nhỏ, nguồn vốn rất hạn chế, khả năng canh tranh với các loạihình doanh nghiệp khác chưa cao,…Do đó trong giai đoạn hội nhập để đáp ứngđược nguồn vốn kinh doanh buộc các HTX phải huy động vốn từ bên trong.

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của HTX TM DV Toàn Tâm:

HTX TMDV Toàn Tâm là thành viên thứ 17 của Liên hiệp HTX ThươngMại Thành Phố (Saigon Co-op), có thể nói Saigon Co-op là tiền thân của HTXTMDV Toàn Tâm HTX TMDV Toàn Tâm ra đời và đưa Co.opMart LýThường Kiệt đi vào hoạt động trên cơ sở chuyển giao thương hiệu Co.opMartcủa Saigon Co-op Vì thế, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử hình thành và pháttriển của Saigon Co-op trước khi tìm hiểu lịch sử hình thành và vị trí địa lý củaHTX TMDV Toàn Tâm trong khu vực Quận 10.

Lịch sử hình thành và phát triển Saigon Co.op:

Có một chuỗi siêu thị luôn luôn coi khách hàng là người bạn thân thiếtnhất, đồng thời thường nằm ở các vị trí rất thuận tiện cho người tiêu dùng chínhlà Liên hiệp HTX thương mại Thành Phố Hồ Chí Minh (Saigon Co-op)- đâychính là đại diện của chuỗi siêu thị Co.opMart, một nhà bán lẻ hàng đầu tại ViệtNam Để biết rõ hơn về đơn vị này chúng ta cùng xem qua sự nghiệp hình thànhvà phát triển của Saigon Co.op.

Giai đoạn khởi nghiệp: 1989-1991

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế baocấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Mô hình kinh tế HTXkiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàngloạt Lúc này Saigon Co.op gần như làm lại từ đầu với toàn bộ vốn vỏn vẹn chỉcó 100 triệu đồng Không chỉ ít vốn, Liên hiệp còn phải gánh số nợ 13 tỷ đồng(tương đương 1 triệu USD lúc bấy giờ) do HTX tín dụng- đơn vị trực thuộc bịvỡ nợ chuyển sang Trong bối cảnh như thế, ngày 12/05/1989 UBND TP HCMcó chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành Phố trở thànhLiên hiệp HTX Mua bán TPHCM- Saigon Co.op với hai chức năng trực tiếpkinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX Saigon Co.op là tổ chức kinh

Trang 31

tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanhtự chủ và tự chịu trách nhiệm Trụ sở chính đặt tại: 199-205 Nguyễn Thái Học,Quận 1, TP.HCM[11].

Nắm bắt cơ hội phát triển: từ năm 1992-1997

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tưnước ngoài vào Việt Nam làm cho các doanh nghiệp phải năng động và sáng tạođể nắm bắt cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nướcngoài Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công tynước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình Là mộttrong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành Phố, hoạt động XNKphát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thếSaigon Co.op trên thị trường trong nước và ngoài nước Sự kiện nổi bật nhất làsự ra đời Siêu thị đầu tiên của hệ thống là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật,Singapore và Thụy Điển Từ đây loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phùhợp với xu hướng phát triển của Thành Phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặngđường mới của Saigon Co.op[11].

Giai đoạn khẳng định và phát triển: 1998 đến nay

Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hìnhminh chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTXgóp phần tạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển.Nhận được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạoSaigon Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống siêuthị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật Bản) để tạo ramột hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX tại TP.HCM vàViệt Nam.

Trải qua hơn 20 năm với nhiều thăng trầm cùng với sự đi lên của nềnkinh tế, đến nay Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)đã và đang khẳng định uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh ngày càng

Trang 32

khốc liệt Tính đến cuối quý I năm 2008, hoạt động kinh doanh bán lẻ củaSaigon Co.op bao gồm 28 siêu thị mang thương hiệu Co.opMart, 61 cửa hàngCo.op thuộc các HTX thành viên và cửa hàng Bến Thành tại TP Hồ Chí Minhđang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo tầng lớp người tiêu dùng, thuhút hàng chục vạn khách hàng đến mua sắm (đến cuối năm 2007, Saigon Co.opcó 124.581 khách hàng là thành viên)[11].

Kết quả đạt được:

Quy mô và hiệu quả hoạt động của Liên hiệp HTX thương mạI ThànhPhố thể hiện qua mức tăng trưởng doanh số bình quân hơn 30%/năm (riêng năm2007, Saigon Co.op đạt được mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay 47%với doanh thu cả năm đạt trên 4.200 tỷ, trong đó chuổi Co.opMart đóng góp93% với doanh thu gần 4.000 tỷ và cũng đạt được mức tăng trưởng cao nhất kểtừ khi chuỗi đi vào hoạt động Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 11 triệuUSD, tăng 22%) Để thành lập và điều hành hoạt động của các Co.opMart tạicác tỉnh thành, Saigon Co.op đã thành lập 8 doanh nghiệp hoạt động dưới môhình công ty TNHH một thành viên cùng các doanh nghiệp tại địa phương thànhlập 11 đơn vị liên doanh Trong những năm tới, với định hướng duy trì là mộttrong những đơn vị kinh doanh bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Saigon Co.op dựkiến phát triển mới bình quân 10 siêu thị Co.opMart mỗi năm[11].

Sáng ngày 23/02/2008 tại Hội trường Thành uỷ TPHCM Saigon Coop đãvinh dự nhận giải hưởng: “dịch vụ được hài lòng nhất” năm 2008 do báo SàiGòn Tiếp Thị tổ chức.

Trên phương diện quốc tế, liên tục 4 năm liền (2004-2007) được tạp chíbán lẻ Châu Á-Thái Bình Dương bình chọn nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam,trong nhóm 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương Năm2007, được dự án phát triển Liên hiệp quốc UNDP bình chọn đứng thứ 75 trong200 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam Liên minh HTX quốc tế (ICA) đãxếp hạng Saigon Coop đứng thứ 10 trong 300 tổ chức HTX được sự giúp đỡ củaICA hoạt động hiệu quả nhất Ngày 04/02/2008 thương hiệu Co.opMart chính

Trang 33

thức được phát sáng tại nhà hát Hội nghị (Theatre Convention Hall) ở Đức với giải thưởng Vàng Quốc tế Châu Âu năm 2008 Giải thưởng là mộtchứng nhận cho những nổ lực không ngừng trong hoạt động bán lẻ của hệ thốngsiêu thị Co.opMart trên thị trường bán lẻ trong nước và quốc tế Giải Vàng chấtlượng Châu Âu là những ghi nhận cho sự thành công về mặt lãnh đạo, chấtlượng, cải tiến công nghệ kỹ thuật, sự hoàn hảo, dịch vụ khách hàng và uy tíncủa một tổ chức[11].

Frankfurt- Lịch sử hình thành và vị trí địa lý của HTX TMDV Toàn Tâm trongkhu vực Quận 10:

Với mục tiêu phát triển mạng lưới Co.opMart rộng khắp cả nước và mongmuốn đem lại nhiều tiện ích phục vụ khách hàng mua sắm ngày một tốt hơn chongười tiêu dùng trên địa bàn Quận 10 nói riêng và thành phố nói chung SaigonCo.op đã thành lập HTX TM DV Toàn Tâm đưa vào hoạt động Co.opMart LýThường Kiệt bằng vốn góp của toàn thể CBCNV (Gần 3.000 xã viên)- đây làthành viên thứ 17 của hệ thống Co.opMart vào ngày 14/12/2006, trên cơ sởchuyển giao thương hiệu Co.opMart và hợp tác kinh doanh với SaiGon Co.op(Saigon Co-op cung cấp hàng hóa cho Toàn Tâm với giá gốc- hình thức tươngtự các hệ thống Co.opMart khác), với vốn điều lệ là 15 tỷ đồng Trụ sở đặt tại497 Hoà Hảo, Phường 7, Quận 10, TPHCM Co.opMart Lý Thường Kiệt đượcxây dựng với diện tích hơn 12.000m2 gồm một tầng hầm và bốn tầng lầu Ngànhnghề kinh doanh bao gồm: mua bán, ký gửi hàng hóa (gồm 5 ngành hàng là thựcphẩm công nghệ; thực phẩm tươi sống-chế biến và nấu chính; hóa mỹ phẩm,may mặc và đồ dùng- kinh doanh hơn 50.000 mặt hàng ); bên cạnh đó đơn vịcho các Doanh nghiệp, hộ tư nhân bên ngoài thuê mặt bằng để kinh doanh:Polo, Debon, PNJ, Vera, Triumph, Trung tâm điện máy Thiên Hòa,…Co.opMart Lý Thường Kiệt được xem là siêu thị đẹp nhất, hiện đại nhất củaSaigon Co.op

Là một siêu thị mới ra đời trong khu vực dân cư Quận 10, chung quanh cónhiều siêu thị, trung tâm thương mại đã có mặt và hoạt động kinh doanh từ

Trang 34

nhiều năm trước như Big C Miền Đông, Trung tâm thương mại CMC, Siêu thịSaigon, Maximart… Ngoài ra siêu thị còn nằm trong khu vực có nhiều chợ bánsĩ như Chợ An Đông, Chợ Nguyễn Tri Phương, Chợ Lớn, Chợ Kim Biên, ChợThiết, Chợ Tân Bình,…Mặt khác đây là khu vực có khá nhiều người Hoa sinhsống nên phong tục tập quán mua sắm cũng có phần khác hơn các nơi khác Đâychính là những thử thách cho một đơn vị mới ra đời Làm thế nào để thu hútđược khách hàng đến tham quan và mua sắm tại siêu thị luôn là mục tiêu ưu tiênhàng đầu của tập thể CBCNV Co.opMart Lý Thường Kiệt[13].

2.3 Tình hình tài chính của HTX TMDV Toàn Tâm trong thời gianvừa qua:

Các giám đốc tài chính thông minh xem xét tác động tổng thể của quyết địnhtài chính, quyết định đầu tư và sẽ xây dựng chiến lược tài chính thích hợp để hỗtrợ cho kế hoạch tăng trưởng trong tương lai của công ty Hiểu quá khứ là bướcmở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai Vì thế chúng ta bắt đầu bằng việcxem xét tóm tắt các báo cáo tài chính của HTX TM DV Toàn Tâm và xem xétcác số liệu tài chính để phân tích toàn bộ thành quả và đánh giá tình hình tàichính hiện hành của đơn vị từ đó xây dựng chiến lược tài chính thích hợp chođơn vị trong giai đoạn mới.

HTX TMDV Toàn Tâm được thành lập ngày 09 tháng 02 năm 2006 với vốnđiều lệ đăng ký lần đầu là 600.000.000đ, đến ngày 19 tháng 12 năm 2006 thayđổi mức vốn điều lệ đăng ký lên 15.000.000.000 đồng và mới đây ngày12/04/2008 thay đổi mức vốn điều lệ đăng ký lên 30 tỷ đồng Trải qua thời gianhoạt động gần hai năm HTX TMDV Toàn Tâm đã đạt được những thành tíchkhả quan như được Uỷ Ban Nhân Dân Quận 10 bình chọn là 1 trong 10 doanhnghiệp tiêu biểu của Quận trong năm 2007[13] Sau đây chúng ta cùng xem kếtquả mà đơn vị đạt được trong thời gian vừa qua thông qua các báo cáo tài chínhnăm 2006-2007 và quý I năm 2008.

Trang 35

Bảng 2.3.1 Bảng cân đối kế tốn của HTX TMDV Tồn Tâm đến ngày 31/12/2007(ĐVT: triệu đồng)

I.Tiền và các khoản tương đương tiền35,14210,935

II Các khoản phải thu ngắn hạn4,3584,672

Trang 36

IV Tài sản ngắn hạn khác6051,138

II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn1,050

1 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh50

2 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước3,039210

II Nguồn kinh phí và quỹ khác2,382

1 Quỹ khen thưởng và phúc lợi2,382

Quý I/2008 (ĐVT: triệu đồng)

1 Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ319,83346,56775,728103,9502 Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ319,83346,56775,728103,9503 Giá vốn hàng bán276,32638,72561,72388,7194 Lợi tức gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ43,5077,84214,00515,2315 Doanh thu hoạt động tài

Trang 37

7 Chi phí bán hàng44,2205,07511,9029,4158 Chi phí quản lý doanh

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt

13 Tổng lợi nhuận kế

14 Chi phí thuế

15 Lợi nhuận sau thuế 14,0483,4145,1267,015

2.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Đơn vị:2.3.1.1 Tình hình tài sản của đơn vị:

Cơng ty kiểm sốt tài sản của mình nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận Cĩthể phân loại tài sản ra thành hai nhĩm là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Tàisản ngắn hạn là các tài sản cĩ thể chuyển thành tiền mặt trong chu kỳ hoạt độngcủa đơn vị Các loại tài sản ngắn hạn chủ yếu bao gồm tiền mặt, các khoảntương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho Tài sản dài hạn là cácnguồn lực được cơng ty đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận[6]

Biểu đồ 2.3.1 Chu kỳ kinh doanh của đơn vị

Trang 38

Tài sản ngắn hạn là các nguồn lực có thể chuyển tiền mặt trong vòng chukỳ hoạt động của công ty Một chu kỳ hoạt động của công ty là khoảng thời giantừ khi siêu thị mua hàng hóa cho đến khi thu được tiền từ việc bán hàng hóa vàdịch vụ Chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn được gọi là vốn luânchuyển Vốn luân chuyển là con dao hai lưỡi- công ty cần vốn luân chuyển đểhoạt động hiệu quả, tuy nhiên vốn luân chuyển cũng tốn kém vì nó mất đi cơ hộitừ đầu tư nếu như không sử dụng tiền làm vốn luân chuyển Nhiều công ty cốgắng cải thiện khả năng sinh lời bằng cách giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạnthông qua các phương pháp quản trị hàng tồn kho, hay tài trợ cho tài sản ngắnhạn bằng các khoản vay ngắn hạn như các khoản phải trả để giảm vốn luânchuyển, đồng thời khi giảm tài sản ngắn hạn để cải thiện khả năng sinh lời dựkiến lại làm tăng rủi ro thanh toán[6]

Lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền mà công ty đang nắm giữsẽ đánh giá được khả năng thanh khoản của công ty Thanh khoản cung cấp tínhlinh hoạt để đạt được các lợi thế khi các điều kiện thị trường thay đổi và ứngphó được các chiến lược của các công ty cạnh tranh Thanh khoản cũng liênquan đến khả năng của công ty phải thực hiện các nghĩa vụ khi đến hạn Như

Tiền mặt

Mua hàng hóa và dịch vụ

Tồn khoKhoản phải thu

Ngày đăng: 07/11/2012, 10:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình tài chính của các doanh nghiệp trải qua các giai đoạn: khởi sự, tăng trưởng, sung mãn (bảo hịa) và suy thối -  Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập
nh hình tài chính của các doanh nghiệp trải qua các giai đoạn: khởi sự, tăng trưởng, sung mãn (bảo hịa) và suy thối (Trang 12)
Mơ hình tổng thể -  Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập
h ình tổng thể (Trang 15)
Theo luật HTX năm 2003, HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, cĩ tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong  phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác theo quy định của HTX -  Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập
heo luật HTX năm 2003, HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, cĩ tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác theo quy định của HTX (Trang 16)
Bảng 2.3.1 Bảng cân đối kế tốn của HTX TMDV Tồn Tâm đến ngày 31/12/2007 (ĐVT: triệu đồng) -  Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập
Bảng 2.3.1 Bảng cân đối kế tốn của HTX TMDV Tồn Tâm đến ngày 31/12/2007 (ĐVT: triệu đồng) (Trang 35)
2.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Đơn vị: 2.3.1.1 Tình hình tài sản của đơn vị: -  Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập
2.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Đơn vị: 2.3.1.1 Tình hình tài sản của đơn vị: (Trang 36)
 Mơ hình đểm Z của Altman (mơ hình rủi ro tài chính). -  Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập
h ình đểm Z của Altman (mơ hình rủi ro tài chính) (Trang 51)
Bảng 3.3.1 mơ tả kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến của HTX TMDV Tồn Tâm trong giai đoạn 2008-2013 (đơn vị tính: triệu đồng). -  Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập
Bảng 3.3.1 mơ tả kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến của HTX TMDV Tồn Tâm trong giai đoạn 2008-2013 (đơn vị tính: triệu đồng) (Trang 62)
 Lập dự phĩng Bảng cân đối kế tốn trong giai đoạn 2008-2013: -  Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập
p dự phĩng Bảng cân đối kế tốn trong giai đoạn 2008-2013: (Trang 63)
1. Nợ ngắn hạn -  Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập
1. Nợ ngắn hạn (Trang 64)
Bảng 3.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến của HTX TMDV Tồn Tâm trong giai đoạn 2008-2013- đơn vị tính: triệu đồng -  Xây dựng chiến lược tài chính cho Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn hội nhập
Bảng 3.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến của HTX TMDV Tồn Tâm trong giai đoạn 2008-2013- đơn vị tính: triệu đồng (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w