1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên

122 549 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Mục đích đề tài - Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội tại tỉnh Thái Nguyên, để từ đó đề xuất được những dòng bưởi có khả năng thích ứng, cho nă

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- -

HOÀNG KIM KHÁNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC

CỦA MỘT SỐ DÕNG BƯỞI THỂ TAM BỘI

CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- -

HOÀNG KIM KHÁNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC

CỦA MỘT SỐ DÕNG BƯỞI THỂ TAM BỘI

CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Trồng trọt

Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGÔ XUÂN BÌNH

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Hoàng Kim Khánh

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học nông nghiệp của mình Trước hết cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Ngô Xuân Bình đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện cũng như hoàn chỉnh luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Nông học, Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm cùng toàn thể cán bộ giảng viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2011

Tác giả luận văn

Hoàng Kim Khánh

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích đề tài 3

3 Yêu cầu đề tài 3

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.2 Nguồn gốc của cam quýt, lịch sử nghề trồng cam quýt và các vùng trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới 5

1.2.1 Nguồn gốc và lịch sử trồng cam quýt trên thế giới 5

1.2.2 Các vùng trồng cây ăn quả có múi trên thế giới 7

1.2.2.1 Vùng cam quýt châu Mỹ 12

1.2.2.2 Vùng trồng cam Địa Trung Hải và châu Âu 13

1.2.2.3 Vùng cam quýt châu Á 13

1.3 Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam 14

1.3.1 Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam 14

1.3.2 Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam 20

1.3.2.1 Vùng cam quýt trung du miền núi phía Bắc 20

1.3.2.2 Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung 22

1.3.2.3 Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long 23

1.3.3 Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta 25

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26

1.4.1 Nghiên cứu về giống 26

1.4.2 Nghiên cứu về sinh lý, kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu hoạch 29

1.4.3 Nghiên cứu về tính trạng và tính thích ứng của cây bưởi 32

1.4.4 Hiện tượng đa phôi ở cây có múi và ứng dụng 34

1.4.5 Ảnh hưởng của quá trình thụ phấn đến năng suất, chất lượng quả của cây có múi 35

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Đối tượng nghiên cứu 37

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37

2.3 Nội dung nghiên cứu 38

2.4 Phương pháp nghiên cứu 38

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 38

2.4.2 Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 38

2.4.2.1 Chỉ tiêu theo dõi nội dung 1 38

2.4.2.2 Chỉ tiêu theo dõi nội dung 2 41

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 42

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

3.1 Kết quả kiểm tra mức đa bội thể của các dòng bưởi 43

3.2 Đặc điểm hình thái của các dòng bưởi thí nghiệm 44

3.2.1 Đặc điểm thân cành của các dòng bưởi thí nghiệm 44

3.2.2 Đặc điểm hình thái bộ lá 48

3.2.3 Đặc điểm hình thái hoa 50

3.2.4 Đặc điểm hình thái quả 52

3.3 Đặc điểm sinh trưởng của các dòng bưởi thí nghiệm 52

3.3.1 Chu kỳ sinh trưởng trong một năm của các dòng bưởi thí nghiệm 53

3.3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bưởi thí nghiệm 54

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.3 Động thái tăng trưởng đường kính tán của các dòng bưởi thí nghiệm 55

3.3.4 Tổng số lộc và tỷ lệ % của các đợt lộc của các dòng bưởi thí nghiệm 56

3.3.5 Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân 57

3.3.6 Đặc điểm sinh trưởng lộc hè của các dòng bưởi thí nghiệm 59

3.3.7 Đặc điểm sinh trưởng lộc thu của các dòng bưởi thí nghiệm 62

3.3.8 Đặc điểm sinh trưởng lộc đông của các dòng bưởi thí nghiệm 64

3.4 Kết quả nghiên cứu đặc điểm ra hoa, năng suất và chất lượng quả của các dòng bưởi thí nghiệm 66

3.4.1 Đặc điểm ra hoa của các dòng bưởi thí nghiệm 66

3.4.2 Khả năng cho năng suất của các dòng bưởi thí nghiệm 67

3.4.3 Hình dạng kích thước và khả năng tạo hạt của các dòng bưởi 68

3.4.4 Chất lượng quả của các dòng bưởi thí nghiệm 69

3.5 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên các dòng cam quýt đa bội thí nghiệm 70 3.5.1 Tình hình sâu hại trên các dòng bưởi thí nghiệm 71

3.5.2 Tình hình bệnh hại trên các dòng bưởi thí nghiệm 72

3.6 Kết quả nghiên cứu khả năng tạo hạt và khả năng nảy mầm hạt phấn của một số dòng cam quýt 74

3.6.1 Khả năng tạo hạt của các tổ hợp lai 75

3.6.2 Khả năng nảy mầm của hạt phấn của các dòng cam quýt thí nghiệm 79

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81

1 Kết luận 81

2 Đề nghị 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

I Tài liệu tiếng Việt 84

II Tài liệu tiếng Anh 85

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CAQ : Cây ăn quả NXB : Nhà xuất bản

ns : Sai khác không có ý nghĩa

* : Sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%

NSTB : Năng suất trung bình

PP : Phương pháp

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới 8

Bảng 1.2: Sản lượng một số cây ăn quả chính của thế giới và các châu lục 9

Bảng 1.3: Diện tích một số cây ăn quả chính của thế giới và các châu lục 10

Bảng 1.4: Sản lượng bưởi của một số nước trên thế giới 11

Bảng 1.5: Diện tích và sản lượng một số loại quả ở Việt Nam 15

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất bưởi của Việt nam 2005- 2009 16

Bảng 1.7: Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt nam 18

Bảng 1.8: Một số giống cam quýt nhập nội vào Việt Nam 5 năm gần đây 19

Bảng 3.1: Mức bội thể của các dòng bưởi 43

Bảng 3.2: Một số đặc điểm thân cành của các dòng bưởi thí nghiệm 44

Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái bộ lá của các dòng bưởi nghiên cứu 48

Bảng 3.4: Đặc điểm hoa của các dòng bưởi thí nghiệm 50

Bảng 3.5: Đặc điểm hình thái quả của các dòng bưởi thí nghiệm 52

Bảng 3.6: Chu kỳ sinh trưởng trong một năm của các dòng bưởi thí nghiệm 53

Bảng 3.7: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bưởithí nghiệm 54

Bảng 3.8: Động thái tăng trưởng đường kính tán của các dòng bưởithí nghiệm 55

Bảng 3.9: Tổng số lộc và tỷ lệ các đợt lộc của các dòng bưởi thí nghiệm 56

Bảng 3.10: Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân của các dòng bưởi thí nghiệm 57

Bảng 3.11: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân của các dòng bưởithí nghiệm 58

Bảng 3.12: Đặc điểm sinh trưởng lộc hè của các dòng bưởi thí nghiệm 60

Bảng 3.13: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè của các dòng bưởi thí nghiệm 61

Bảng 3.14: Đặc điểm sinh trưởng lộc thu của các dòng bưởi thí nghiệm 62

Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc thu của các dòng bưởithí nghiệm 63

Bảng 3.16: Đặc điểm sinh trưởng lộc đông của các dòng bưởi thí nghiệm 64

Bảng 3.17: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc đông của các dòng bưởithí nghiệm 65

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.18: Thời gian ra hoa của các dòng bưởi thí nghiệm 67

Bảng 3.19: Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các dòng bưởi thí nghiệm 68

Bảng 3.20: Đánh giá đặc điểm quả và khả năng tạo hạt một số dòng bưởi 68

Bảng 3.21: Một số chỉ tiêu về thành phần sinh hóa quả của các dòng bưởi thí nghiệm 70

Bảng 3.22: Một số sâu hại chính trên các dòng bưởi thí nghiệm 71

Bảng 3.23: Một số bệnh hại chính trên các dòng bưởi thí nghiệm 73

Bảng 3.24: Khả năng tạo hạt ở một số tổ hợp lai đa bội 75

Bảng 3.25: Kết quả đánh giá độ nảy mầm hạt phấn của một số dòng thí nghiệm 79

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Đồ thị số lượng cành cấp 1 của các dòng bưởi thí nghiệm 46

Hình 3.2 Đồ thị số lượng cành cấp 2 của các dòng bưởi thí nghiệm 47

Hình 3.3 Đồ thị tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bưởi thí nghiệm 54

Hình 3.4 Đồ thị tăng trưởng đường kính tán của các dòng bưởi thí nghiệm 55

Hình 3.5 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân của các dòng bưởi thí nghiệm 58

Hình 3.6 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè của các dòng bưởi thí nghiệm 61

Hình 3.7 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc thu của các dòng bưởi thí nghiệm 63

Hình 3.8 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc đông của các dòng bưởi thí nghiệm 65

Hình 3.9 Đồ thị chiều dài lộc xuân, lộc hè, lộc thu và đông của các dòng bưởi thí nghiệm 66

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Các cây trồng thuộc họ cam quýt là những cây trồng được biết đến từ lâu đời và được trồng rất phổ biến trên thế giới Theo tổ chức quốc tế FAO, hiện nay trên thế giới có khoảng 60 nước trồng cam quýt, phân bố từ miền xích đạo tới vĩ độ Bắc – Nam Chúng được phân bố rộng, trải dài từ 350N đến

400B, đặc biệt được trồng tập trung từ 200N đến 220B Các nước có diện tích trồng cây cam quýt nhiều nhất trên thế giới như: Braxin, Mỹ, Trung Quốc…

Sở dĩ, cây cam quýt được trồng phổ biến trên thế giới là vì đây là những cây trồng có giá trị dinh dưỡng và cho hiệu quả kinh tế cao, chúng không chỉ được dùng làm thức ăn bồi bổ sức khoẻ mà còn rất nhiều tác dụng trong lĩnh vực y học, dùng làm vị thuốc chữa bệnh Ngoài ra, các sản phẩm của cây cam quýt còn được sử dụng rộng dãi trong một số ngành công nghiệp như công nghiệp hoá mỹ phẩm… Tuỳ từng loại cây có múi khác nhau mà thành phần các chất dinh dưỡng của chúng cũng có sự khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có hàm lượng các chất dinh dưỡng dao động như sau: Hàm lượng đường tổng số khoảng 6 - 12%, đạm 0,6 - 0,9%, chất béo 0,1 – 0,2%, vitaminC 50 – 100mg/100g tươi, axits hữu cơ 0,4 – 0,6% Ngoài ra, còn có nhiều loại vitamin như B1, E và nhiều loại khoáng chất như P2O5, Ca, Fe, Zn, Mg… và có khoảng 15 loại axit amin tự do khác nhau

Cây Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L.) Osbeck là một trong những cây trồng thuộc họ cam quýt(Citrus) Ở Việt Nam, những cây trồng

thuộc họ cam quýt nói chung và cây bưởi nói riêng đã được trồng từ lâu đời

và được mọi người biết đến như là một loại cây trồng rất thân thiện và quen thuộc Trái bưởi không chỉ là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại quả mang giá trị tinh thần rất lớn, chúng không thể thiếu được trong

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các dịp lễ tết của người dân Việt Nam Trong sản xuất nông nghiệp, bưởi còn

là một loại cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao trong phát triển kinh tế vườn hộ và trang trại Ngày nay, trái bưởi của nước ta không chỉ dừng lại ở thị trường tiêu thụ trong nước mà còn có mặt ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới Một số giống bưởi nước ta đã trở thành thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế như giống bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì nghề trồng bưởi ở nước ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn Một trong những khó khăn đó là việc trái bưởi của chúng ta còn chứa nhiều hạt, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quả tươi cũng như trong quá trình chế biến Đây là một hạn chế rất lớn làm cho sản lượng và chất lượng của một số giống bưởi chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Miền núi phía Bắc nước ta là một trong những vùng có truyền thống lâu đời trong sản xuất cây ăn quả có múi Tuy nhiên, việc thâm canh các loại cây

ăn quả có múi (cam, quýt) hiện nay còn nhỏ lẻ tự phát và hiệu quả thấp do thiếu bộ giống tốt Để mở rộng quy mô sản xuất cây ăn quả phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và xuất khẩu, việc nghiên cứu và tạo ra bộ giống phù hợp có năng suất, chất lượng cao là yêu cầu rất cần thiết hiện nay của vùng núi phía Bắc Phát triển bộ giống tốt là giải pháp quan trọng nhằm khai thác nguồn gen bản địa kết hợp với việc tận dụng nguồn gen nhập nội đảm bảo bộ giống đáp ứng được nhu cầu sản xuất như quả ít hạt hoặc không có hạt, khả năng chống chịu tốt, cho năng suất và chất lượng cao

Trong những năm gần đây, trường ĐHNL TN đã thu thập và lưu trữ một tập đoàn phong phú các giống bưởi nổi tiếng trong nước như giống bưởi: Năm Roi, Phúc Trạch, Phú Diễn, Bằng Luân và các giống nhập nội như: Manto BT, Caophuang, Hirado và một số dòng chọn tạo Nhưng hầu hết các giống này đều chưa được nghiên cứu và đánh giá kỹ ở các điều kiện sinh thái

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác nhau của các tỉnh miền núi phía Bắc

Việc nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học, phẩm chất quả

và khả năng thích ứng của một số giống bưởi nói trên là hết sức cần thiết để

từ đó có thể chọn ra và đề xuất các giống có khả năng thích ứng cao, năng suất ổn định, chất lượng quả tốt Bên cạnh đó, việc đánh giá một cách kỹ lưỡng những đặc điểm nói trên còn tạo tiền đề cho việc lai tạo và chọn lựa giống sau này

Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng

bưởi thể tam bội có triển vọng tại Thái Nguyên”

2 Mục đích đề tài

- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội tại tỉnh Thái Nguyên, để từ đó đề xuất được những dòng bưởi có khả năng thích ứng, cho năng xuất cao và chất lượng quả tốt phục vụ cho sản xuất bưởi hàng hoá ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận

- Làm cơ sở cho công tác chọn các giống phù hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng

3 Yêu cầu đề tài

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các dòng bưởi thí nghiệm

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng bưởi thí nghiệm

- Nghiên cứu khả năng cho năng suất, chất lượng quả của các dòng bưởi thí nghiệm

- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên các dòng bưởi thí nghiệm

- Nghiên cứu khả năng tạo hạt và khả năng nảy mầm hạt phấn của một

số dòng cam quýt

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Do có tính thích ứng rộng với điều kiện sinh thái, mà qua quá trình di thực (bằng con đường nhân giống vô tính) nhiều giống vẫn duy trì được một

số đặc điểm tốt của cây mẹ nơi nguyên sản Ngoài ra còn có thể thể hiện một

số đặc điểm tốt hơn Cam quýt được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, biểu hiện qua sinh trưởng, ra hoa kết quả, năng suất và phẩm chất quả

Cam, quýt được trồng lâu đời ở nước ta, tuy nhiên không phải nơi nào cây cũng phát huy được những ưu thế như nhau, không phải giống nào cũng thích hợp với mọi điều kiện tự nhiên của các vùng Mỗi vùng đều có những điều kiện sinh thái nhất định ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và phẩm chất quả Vì vậy, tuỳ vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt mà mỗi giống đều có sự thích nghi khác nhau Từ cơ sở khoa học này việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các dòng giống cam quýt nhằm có thêm những hiểu biết cơ bản để từ

đó làm tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật là điều hết sức cần thiết

Với các loài cây ăn quả (trừ những giống cho quả không hạt) nguồn hạt phấn khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả, số lượng hạt và cuối cùng là năng suất, chất lượng quả [31], [32], [33], [34] Ở một số cây ăn quả

như: Cây hồng (D Kaki) có 2 nhóm giống chính, nhóm tự thụ phấn và nhóm

giao phấn, với nhóm giao phấn khi cho tự thụ quả rất bé hoặc rụng 100% Ở cây nho, một số giống tự thụ cho quả rất nhỏ và nguồn hạt phấn khác nhau cho tỷ lệ đậu quả rất khác nhau [30] Ở cam quýt, nhiều giống khi tự thụ cho

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quả không hạt và quả phát triển có độ lớn bình thường, trong khi đó một số giống cam quýt khác khi tự thụ hoa rụng 100% nghĩa là những giống này muốn kết quả cần phải có quá trình giao phấn Mối liên quan giữa quá trình tự thụ và thụ phấn chéo đến việc tạo quả không hạt và tỷ lệ đậu quả là các quá trình có cơ chế khác nhau và rất phức tạp [35] Trong điều kiện Việt Nam có thể tiến hành các thí nghiệm tự thụ hoặc giao phấn với các nguồn hạt phấn khác nhau, nhằm xác định nguồn hạt phấn cho năng suất quả cao nhất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng quả ở cam quýt nói chung và ở bưởi nói riêng Hiện nay trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ đang lưu giữ một nguồn gen cây bưởi khá phong phú và nguồn gen sẵn có tại địa phương, trong

đó có khá nhiều những nguồn gen với những đặc điểm quí như: Khả năng cho năng suất cao, ra hoa đậu quả khá và ổn định, khả năng chống chịu với sâu bệnh cao Đây chính là nguồn vật liệu quí giá phục vụ cho hướng nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu, đánh giá kỹ một số đặc điểm sinh học chủ yếu của các nguồn gen rất có ý nghĩa trong việc xác định được những giống (nguồn gen) có đặc tính mong muốn Đối với cây bưởi, khi một kiểu gen đã được xác định, có thể duy trì và nhân rộng ra sản xuất bằng phương pháp nhân giống vô tính (chiết, ghép)

1.2 Nguồn gốc của cam quýt, lịch sử nghề trồng cam quýt và các vùng trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới

1.2.1 Nguồn gốc và lịch sử trồng cam quýt trên thế giới

Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất Có nhiều báo cáo nói về nguồn gốc của cam quýt, phần lớn đều nhất trí rằng cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ ấn Độ qua Himalaya Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền nam Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc [36], [37] Những báo cáo gần đây nhận định rằng, tỉnh Vân Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam quýt quan trọng, tại đây còn tìm thấy rất nhiều loài

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cam quýt hoang dại [37], [38] Trước đây có một vài tờ báo cho rằng, loài

chanh yên, phật thủ (Citrus medica) có thể có nguồn gốc ở Địa Trung Hải hoặc Bắc Phi, nhưng hiện nay điều này đã được sáng tỏ Citrus medica có

nguồn gốc tại miền nam Trung Quốc, nhưng là loài cây ăn quả được mang đến trồng tại Địa Trung Hải và Bắc Phi rất sớm, trước thế kỷ 1 sau công nguyên, những tài liệu cổ xưa có ghi chép loài cây ăn quả này ở bắc Phi đến mức làm nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc tại đây [31] Các loài

chanh vỏ mỏng (Lime, C Auranlifolia Swingle) được xác định có nguồn gốc

ở miền nam Trung Quốc và miền tây Ấn Độ, sau đó các thuỷ thủ đầu tiên đến

Ấn Độ đã mang về trồng ở châu Phi, Địa Trung Hải, châu Âu….Các loài

chanh núm (Lemon, Citrus lemon) chưa xác định được nguồn gốc, nhưng

những kỹ thuật di truyền hiện đại gần đây cho thấy có thể chanh núm là con lai

tự nhiên giữa Citrus medica và Citrus Aurantifolia, chính vì vậy mà chanh núm có

dạng hình thái trung gian giữa hai loại vừa kể trên Chanh núm được xác định sử dụng như một loại quả sớm nhất vào năm 1150 ở bắc Phi, vùng biển Địa Trung

Hải và châu Âu Cam ngọt (Citrus sinensis L) được xác định có nguồn gốc ở

miền nam Trung Quốc, Ấn Độ và miền nam Indonecia, sau đó cũng giống như

loài Citrus medica được các thuỷ thủ và những người lính viễn chinh mang về

trồng ở châu Âu, Địa Trung Hải, châu Phi từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 [37]

Giống cam nổi tiếng thế giới "Washington Navel", ở Việt Nam vẫn thường gọi là cam Navel được báo cáo là dạng đột biến tự nhiên từ một giống cam ngọt, giống này được phát hiện ở Bahia Brazil, lần đầu tiên trồng ở Úc năm 1824, ở Florida (Mỹ) năm 1835, ở Califolia năm 1870 và nó trở nên rất nổi tiếng ở Washinhton D.C [40] Sau đó giống Washinhton Navel được du nhập và trồng ở khắp các vùng trồng cam quýt trên thế giới Các giống bưởi

(Citrus grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một thuyền

trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng ở vùng biển Caribe, sau đó theo gót các thuỷ thủ bưởi được giới thiệu ở Palestin

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào năm 900 sau công nguyên và ở châu Âu sau thời gian đó [37] Bưởi chùm

(Citrus paradisis) được xác định là dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên của bưởi (Citrus grandis), nó xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền tây

Ấn Độ và được trồng lần đầu tiên ở Florida Mỹ năm 1809 và trở thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ Các giống quýt cũng được xác định có nguồn gốc ở miền nam châu Á, gồm miền nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, sau đó các người đi biển đã mang đến trồng ở Ấn Độ

Quýt (Citrus reticulata) được trồng ở vùng Địa Trung Hải, châu Âu và châu

Mỹ muộn hơn so với các loài quả có múi khác, vào khoảng năm 1805 [37] Theo sơ đồ phân loại cây cam quýt của Swingle, 1984 thì bưởi và bưởi chùm

là hai loài khác nhau trong cùng một chi citrus, tuy vậy bưởi đơn và bưởi chùm có mối quan hệ chặt chẽ Theo Webber, (1943) bưởi chùm xuất hiện ở Barbados (Tây Ấn Độ) Năm 1930, Macfadyen đã phân chia bưởi chùm thành một loài mới lấy tên là Citrus paradise Macf

Tóm lại, cam quýt có nguồn gốc ở miền nam châu A, sự lan trải của cam quýt trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranh trước đây Cam quýt được di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi các đoàn thuyền buồm, di chuyển đến châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm và thuyền buôn người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

1.2.2 Các vùng trồng cây ăn quả có múi trên thế giới

Trong nhiều năm qua, năng suất, diện tích và sản lượng của cam quýt không ngừng tăng Vành đai trồng trọt cam quýt trải dài từ 400

vĩ Bắc xuống

400 vĩ Nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam, Cu Ba, Thái Lan, Malayia và miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó khăn lớn về phát triển cam quýt do một số bệnh hại cam quýt của vùng nhiệt đới như bệnh greening gây nên Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

diện tích cam quýt của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không tăng lên được [28] Trái lại, khí hậu vùng á nhiệt đới không cho phép các loại bệnh hại cam quýt điển hình là bệnh greening phát triển mạnh, chính

vì thế vùng cam quýt á nhiệt đới có xu hướng ngày càng phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng quả cũng như đầu tư các biện pháp

kỹ thuật về giống, canh tác [28]

Các vùng trồng cam quýt nổi tiếng trên thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở những vùng khí hậu khá ôn hoà thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại dương Những nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay phải kể đến là: Một số nước vùng Địa Trung Hải và Châu âu như: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israen, Tunisia, Algeria; vùng Bắc Mỹ như: Hoa Kỳ, Mexico; vùng Nam Mỹ như: Brazin, Venezuela, Argentina và Uruguay; các hòn đảo châu Mỹ như: Cu Ba, Jamaica, cộng hoà Đominica, ; vùng cam châu á chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản; ngoài ra còn có vùng trồng cam khác như Bắc Phi, úc, Trong những năm gần đây tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng đã tăng lên rõ rệt, đó là nhờ đời sống của người dân càng đi lên, kéo theo đó là nhu cầu về tiêu dùng cũng tăng theo Theo số liệu thống kê của FAO trong vòng 20 năm trở lại đây diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi ngày càng tăng

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên thế giới, tính đến năm 2009, diện tích trồng bưởi đạt 253.971 ha, năng suất bình quân đạt 258.507 tạ/ha và sản lượng đạt 6.565.351 tấn Trong vòng 5 năm từ năm 2005 đến 2009 diện tích bưởi giảm 18.005 ha Tuy nhiên, năng suất tăng thêm 110,037 tạ/ha, sản lượng tăng thêm 2.527.322 tấn Điều đó cho thấy những năm gần đây nghề trồng bưởi đã được quan tâm làm cho năng suất tăng mạnh Sản lượng bưởi tăng từ năm 2005 đến 2009, năm 2005 có sản lượng thấp nhất là do những thiên tai lũ lụt… xảy ra tại các vùng bưởi trên thế giới (Trung Quốc, Mỹ, Braxin…)

Bảng 1.2: Sản lượng một số cây ăn quả chính của thế giới và các châu lục Sản lượng 2008

(tấn)

Bưởi chùm

Ấn Độ 187.000 2.429.000 4.396.700 - Nhật - 5.250 65.000 1.066.000 Thái Lan 22000 82.000 350.000 670000

Theo kết quả điều tra của FAO 2010, cam vẫn là cây chiếm diện tích lớn nhất trên thế giới Theo những tài liệu khác cam quýt cùng chuối, nho luôn là những loại quả có sản lượng cao nhất thế giới

Theo số liệu thống kê chưa đầu đủ của FAO (2010), sản lượng cam quýt

ở các châu lục được thống kê ở bảng 1.2 Trong đó các vùng sản xuất chính

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên thế giới theo địa giới các châu gồm châu Á có sản lượng cao nhất, tiếp đến là châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương Tuy nhiên con số này thật chưa đầy đủ vì còn thiếu những quốc gia có sản lượng cam quýt lớn, ví

dụ như Nhật Bản (châu Á), một quốc gia có sản lượng quýt bằng một nửa sản lượng quýt của thế giới

Bảng 1.3: Diện tích một số cây ăn quả chính của thế giới và các châu lục Diện tích 2008

(ha)

Bưởi chùm

Ấn Độ 8.500 286.300 502.800 - Nhật - 380 4.350 49.400 Thái Lan 12.000 26.700 20.000 34.200

(Nguồn: FAO, 2010)

Trung Quốc là nước luôn dẫn đầu cả về diện tích và sản lượng cây có múi Ở đây bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Triết Giang… Sản lượng bưởi năm 2008 của Trung Quốc đạt 567.546 tấn, một số giống bưởi nổi tiếng như: Sa Điền, Văn Đán, Quân Khê…Trung Quốc là quốc gia có nhiều chính sách khuyến khích tăng sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thái Lan: Bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần Miền Bắc và một phần miền Đông Năm 2008 Thái Lan có 12.000 ha bưởi đạt sản lượng là 22.000 tấn Nơi đây nổi tiếng với những giống bưởi như: Cao phuang, Cao fan…

Ấn Độ: là nước phát triển mạnh về bưởi, năm 2008 Ấn Độ có 8.500 ha bưởi, đạt sản lượng 187.000 tấn Nhìn chung diện tích bưởi không cao bằng cam và chanh lai Diện tích bưởi trên toàn thế giới còn thấp hơn nhiều so với cam, quýt [8]

Bảng 1.4: Sản lượng bưởi của một số nước trên thế giới

(Theo Fao tháng 5 năm 2011)

Trung Quốc cũng là nước có sản lượng và tốc độ tăng trưởng cao nhất với sản lượng năm 2009 đạt 2768308 tấn, tốc độ tăng trưởng đạt 415.522 tấn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn thế giới là 107.714 tấn

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đứng thứ 2 là Ấn Độ với sản lượng là 193.822 tấn và tốc độ tăng trưỏng là

15822 tấn Ngoài ra, một số nước đạt tốc độ tăng trưởng nhẹ như Bangladesh, Austraylia, Algeria… Một số nước có sản lượng bưởi giảm như Malaysia, Thái Lan, Blazil, Pháp…trong đó Thái Lan giảm nhiều nhất từ 22849 tấn năm

2007 xuống còn 19326 tấn năm 2009 Nguyên nhân chủ yếu do giảm diện tích Phân theo vùng địa lý trên thế giới hiện nay có các vùng trồng cam quýt chính như sau:

1.2.2.1 Vùng cam quýt châu Mỹ

Là vùng khá rộng lớn và tập trung, gồm chủ yếu ở các nước Trung Mỹ, kéo lên phía Bắc đến khoảng 400

vĩ Bắc và xuống phía Nam đến vĩ độ tương đương bao gồm các nước như sau: Honduras, Jamaica, Mexico, Cuba, Dominica, Nicaragoa, Panama, Mỹ, Costarica, Brazil, Argentina, Equado, Uruguay, Colombia [37] Ngoài ra, cam quýt còn được trồng trong nhà kính

và ở những vùng ấm áp ven biển miền Nam Canada Tuy không phải là nơi khởi nguyên của cam quýt nhưng lịch sử trồng cam quýt ở châu Mỹ gắn liền với lịch sử khám phá ra châu lục này của các nhà thám hiểm châu Âu, đặc biệt là của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Có nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử du nhập cam quýt vào châu Mỹ, phần lớn cho rằng nhà thám hiểm người Tây Ban Nha: Phó vương Columbo đã mang cam quýt đến châu Mỹ trong chuyến đi biển lần thứ 2 năm 1483 [36], [41], [37] Tuy nhiên, cũng có

ý kiến cho rằng cam quýt được đưa vào châu Mỹ từ những người đi biển Bồ Đào Nha trước năm 1483 [27], nhận định này cũng giống như một số ý kiến của các nhà sử học cho rằng châu Mỹ được người Bồ Đào Nha khám phá trước khi Columbo đặt chân đến châu lục này Nhờ điều kiên thiên nhiên ưu đãi cũng như sự phát triển nhanh về mọi mặt của lục địa châu Mỹ, cam quýt được phát triển mạnh cả về, diện tích, năng suất và sản lượng Ở châu Mỹ có một số giống cam quýt nổi tiếng Cam Navel được chọn lọc ở đây Ngoài các

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giống cam ngọt Bưởi chùm (Citrus paradisis) cũng là sản phẩm chính thức của

châu Mỹ, với đặc điểm vỏ mỏng, cùi có vị thơm mềm, độ chua và ngọt vừa phải, bưởi chùm được đặc biệt ưa chuộng làm món tráng miệng trên thế giới Châu

Mỹ là nơi sản xuất và xuất khẩu chủ yếu bưởi chùm, cam Navel và các giống cam ngọt khác [37]

1.2.2.2 Vùng trồng cam Địa Trung Hải và châu Âu

Vùng cam quýt Địa Trung Hải có lịch sử lâu đời hơn cam quýt châu Mỹ, được du nhập từ châu Á theo gót chân những người lính viễn chinh và các thuỷ thủ ấn Độ Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương khá ôn hoà mát mẻ, cộng với điều kiện đất đai phù hợp, nghề trồng cam quýt rất phát triển, nổi

tiếng với các giống có vị ngọt thuộc loài Citrus medica [37], [42] Nhiều nước

xuất khẩu và chế biến cam quýt với số lượng lớn như: Tây Ban Nha, Italia, Israel, Vùng này có khí hậu và điều kiện sinh thái khá phù hợp đã giúp cho các loài cam quýt được trồng trọt có tuổi thọ rất cao mà vẫn cho năng suất khá [37]

1.2.2.3 Vùng cam quýt châu Á

Châu Á được mệnh danh là cái nôi của cam quýt, tuy có sản lượng cao ở Trung Quốc và Nhật Bản, Đài Loan nhưng do điều kiện kinh tế xã hội của các nước châu Á nên nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều Công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng cam quýt khác trên thế giới [28] Tuy nhiên nghề trồng cam quýt ở châu á là sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như: Trung Quốc, ấn Độ, Phillippine Ngoài những vùng trên, cam quýt còn được trồng ở châu Đại Dương như Australia, Niuzilan Hiện nay cam quýt bắt đầu được trồng nhiều trong nhà kính ở các nước có khí hậu lạnh như Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan Tuy nhiên sản lượng ở những nước này không nhiều, chưa có sản phẩm xuất khẩu

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3 Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam

1.3.1 Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam

Nước ta là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loại cây trồng, do điều kiện khí hậu và địa hình bị chia cắt phức tạp, là một trong những nước có thể trồng được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả Kết quả điều tra cho thấy ở nước ta có hàng ngàn giống cây ăn quả thuộc 130 loài của hơn 30

họ thực vật [12], [13], [14] Nhiều loại cây ăn quả thích ứng với các vùng khác nhau trong nước như chuối, dứa, cam quýt Nhiều loại cây ăn quả được trồng theo vùng sinh thái tạo thành các vùng đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, các cây ăn quả đặc sản như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm ở miền Nam,

Cây có múi đã có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, Lê Quý Đôn (1962) đã mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam Sen (gọi là liên cam), cam vú (nhũ cam) da sần vị rất ngon; cam chanh da mỏng và mỡ, vừa ngọt thanh vừa có vị chua dịu; cam sành (sinh cam) vỏ dày, vị chua nhẹ, cam mật

vỏ mỏng vị ngọt; cam giấy tức kim quất da rất mỏng màu hồng trông đẹp mắt

vị chua; quất trục (cây quýt) ghi trong một số sách cổ Trung Quốc là sản phẩm quý của phương Nam đem sang Trung Quốc trước tiên [15] Các báo cáo của tác giả Tanaka (Nhật Bản) trong chuyến đi khảo sát châu á đã nhắc đến loài cam quýt đựơc trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 Hiện nay

ở Nhật Bản có một số giống bưởi khá nổi tiếng, những giống bưởi này được Tanaka thu nhập từ vườn thực vật Sài Gòn mang về trồng thử nghiệm ở Nhật Bản [7], [28]

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.5: Diện tích và sản lượng một số loại quả ở Việt Nam

Năm

Quả

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Chuối 95.000 1.355.000 70.709 1.455.420 71.893 1.523.420 Bưởi chùm 2.037 22.811 2.056 21.532 2.129 23.576

Nho 2.056 30.979 1.756 30.733 1.775 31.419 Xoài 53.934 413.600 48.617 423.764 49.036 540.000 Cam 60.169 615.087 55.153 544.115 54.495 600.000 Dứa 38.500 519.300 39.559 482.600 39.375 460.000 Dừa 119.300 1.034.900 121.100 1.095100 121.500 1.128.500

(Nguồn: FAO, 2011)

Tuy nhiên, cam quýt mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ sau

1954, thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60 của thế kỷ 20 nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, diện tích và sản lượng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trường trồng cam quýt được hình thành ở miền Bắc như nông trường Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh

Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ với diện tích hàng ngàn ha cam quýt ở các nông trường quốc doanh này, cùng với các vùng cam quýt truyền thống như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, quýt vàng Bắc Sơn, cam sành Hà Giang…, nghề trồng cam quýt được coi là một nghề sản xuất mang lại hiệu quả cao và được nhiều người quan tâm

Trong những năm gần đây, măc dù năng suất và diện tích cây cam quýt không tăng nhiều, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng bưởi quả làm thực phẩm thay cho các loại quả có múi khác Quả bưởi dễ bảo quản, vận chuyển,

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có thể để trên cây trong thời gian dài sau khi chín, được xác định là loại quả tương đối an toàn, vì thế giá bưởi quả luôn cao hơn các loại quả có múi khác [8] Trong vòng 3 năm từ 2007 - 2009, sản lượng bưởi quả ở Việt Nam tương đối ổn định, diện tích giữ ở mức 2.037 - 2.129 ha, năng suất khoảng từ 10 - 12 tấn/ha và sản lượng đạt ở mức 23.576 tấn So với các loại cây ăn quả khác sản lượng bưởi đứng sau: chuối, dừa, cam, dứa, xoài, nho Tuy nhiên, giai đoạn

2010 - 2015, nhiều địa phương có xu hướng phát triển trồng bưởi tạo sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu [8]

Nước ta có bộ giống cam quýt khá phong phú [29], [7], [20] các giống cam quýt hiện trồng ở Việt Nam chủ yếu được chọn lọc tự phát của người dân

từ những vùng trồng cam quýt truyền thống Nhiều giống cam quýt gắn liền với tên một địa phương như là nơi xuất xứ của các giống này như Bưởi Năm Roi (nam bộ), cam sành (Tuyên Quang), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), cam Mường Pồn (Lai Châu), quýt vàng Bắc Sơn (Lạng Sơn), Theo kết quả điều tra của đoàn chuyên gia Nhật Bản và Viện nghiên cứu rau quả Trung ương cho thấy: Năm 1992 thu thập ở các tỉnh miền Bắc

từ Quảng Ninh trở ra được 185 giống cam quýt khác nhau [20], [43] Năm 1996 khảo sát ở miền Bắc, Trung và một số tỉnh miền Nam thu thập thêm được 68 giống cam quýt hiện đang trồng ở hầu hết các vùng cam quýt nước ta [2]

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất bưởi của Việt nam 2005- 2009

Diện tích Ha 1.940 2.000 2.037 2.056 2.129 Năng suất Tấn/Ha 11,6 11,5 11,2 10,5 11,1 Sản lượng Tấn 22.500 23.000 22.811 21.532 23.576

(Theo Fao tháng 5 năm 2011)

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ bảng thống kê trên chúng ta thấy:

Nhìn chung diện tích, năng suất, sản lượng bưởi của nước ta đều tăng

- Từ năm 2005 – 2006 trong vòng 1 năm lượng tăng nhưng chủ yếu do diện tích tăng vì năng suất giảm

- Từ năm 2006 – 2007 diện tích trồng bưởi của thế giới tăng nhưng năng suất và sản lượng lại giảm

- Từ năm 2007 – 2008 thì diện tích tăng không đáng kể, sản lượng và năng suất đều giảm

- Từ 2008 - 2009 diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng

Ngoài những giống được chọn lọc trong thực tiễn sản xuất ở các vùng trồng cam quýt, từ những năm 60 với chính sách phát triển cây ăn quả của Nhà nước, có nhiều giống cam quýt nhập nội từ nhiều nguồn khác nhau của nhiều dự án khác nhau Các giống cam quýt nhập nội từ Cuba, Địa Trung Hải

và từ nhiều nước khác, bộ giống này gồm khoảng hơn 30 giống, gồm cam ngọt, chanh, quýt bưởi, quất, chanh đắng (làm gốc ghép),cam chua Trong các giống nhập nội phải kể đến là cam Navel, cam Valencia, bưởi đỏ, cam máu (cam đỏ), các giống bưởi chùm như Foster pink, marshu, grapefruit Số liệu bảng 1.8 cho thấy có rất nhiều giống cam quýt được nhập nội theo con đường chính thức vào nước ta để trồng khảo nghiệm ở một số vùng cam quýt tập trung

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.7: Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt nam

TT Tên giống/

loài

Kết quả điều tra năm 1992 Kết quả điều tra năm 1996

Số giống Địa điểm điều tra giống Số Địa điểm điều tra

1 Cam ngọt 17

Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An 7

Hà Giang, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Nghệ An, Cần Thơ, Bến Tre

2 Chanh ta 16

Hà Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An

1 Yên Bái

5 Quýt 46

Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Ninh Bình, Nghệ An, Lạng Sơn

25

Hà Giang, Yên Bái,

Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cần Thơ, Bến Tre

6 Bưởi 73

Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn

La, Lai Châu, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh

18

Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Nghệ An, Vĩnh Long, Đồng Nai

7 Bưởi chùm 3 Nghệ An, Hà Tĩnh -

8 Chanh núm 7 Hà Giang, Phú Thọ,

Sơn La 3

Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ

9 Bưởi lai 4 Hà Giang, Yên Bái,

Nghệ An, Lạng Sơn 4

Phú Thọ, Cần Thơ, Bến Tre

Tổng 185 Tổng 64

(Nguồn: Đỗ Đình Ca - Viện nghiên cứu rau quả)

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.8: Một số giống cam quýt nhập nội vào Việt Nam 5 năm gần đây

I Cam ngọt Ai Cập III Quýt

1 Citrus swingle Ai Cập 1 Waly madarin Ai Cập

2 White khalil Ai Cập 2 Baladij Ai Cập

3 Suecari Ai Cập 3 Dancy tangerin Ai Cập

4 Navel Ai Cập 4 Ponkan tangerin Ai Cập

5 Ageezy Ai Cập 5 Tangor ortanique Ai Cập

6 Soltam Ai Cập 6 Madarin hansen Ai Cập

7 Red Kkhalil Ai Cập IV Bưởi

8 Parent navel Ai Cập 1 Pomelo star ruby Ai Cập

9 Frost navel Ai Cập 2 Grapefruit Red Ai Cập

10 Valencia Ai Cập V Quất vàng

11 Picual Ai Cập 1 Pomelo maroc Ai Cập

12 Mananilla Ai Cập 2 Poncirus flying dragon Ai Cập

13 Banati Ai Cập 3 Citrange troyer Ai Cập

14 Sanguinello anni 2 Italia, Ai Cập 4 Citrange carrizo Ai Cập

15 Tarocco Italia, Ai Cập 5 Limequat enstic Ai Cập

16 Moro Ai Cập VI Cam chua

II Chanh 1 Sour orange Ai Cập

1 Femm siracusano Italia

2 Rangpur lime Ai Cập

3 Eureka Ai Cập

4 Volkameriana Ai Cập

(Nguồn: Trần Văn Lài - Viện nghiên cứu rau quả)

Tuy nhiên, số giống cam quýt được nhập theo con đường không chính thức trong những năm gần đây còn lớn hơn nhiều, có thể lên đến hàng trăm giống khác nhau Việc nhập nội giống cam quýt để thay thế các giống địa

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phương sẽ nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập của người sản xuất Nhưng cùng với việc trồng các giống nhập nội khả năng chống chịu, thích nghi của các giống này với điều kiện ngoại cảnh yếu đi rất nhiều, đây chính là một yếu tố làm dịch bệnh phá hại nặng và lây lan sang cả những giống địa phương trong những năm gần đây ở Việt Nam

Bên cạnh bộ giống hiện đang được trồng nhiều ở các vùng cam quýt trên thế giới, ở nước ta còn có các loại thuộc họ cam quýt hoặc thuộc họ hàng gần với cam quýt dạng hoang dại như “gai tầm xong”, “bưởi bung”, “quất hồng bì”, “dâu da xoan”, cây “cần thăng”, cây “mắc mật”, Những loài cây này sẽ giữ vai trò quan trọng là nguồn vật liệu phục vụ công tác lai tạo giống và là nguồn dược liệu có giá trị cao

1.3.2 Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam

1.3.2.1 Vùng cam quýt trung du miền núi phía Bắc

Theo kết quả điều tra của các nghiên cứu khoa học cho thấy hơn 70% các giống cam quýt được trồng ở Việt Nam hiện nay cũng được trồng ở vùng núi phía Bắc, trong đó có nhiều giống quý như: bưởi Đoan Hùng, quýt vàng Bắc Sơn, quýt vàng Bắc Quang, các giống cam ngọt Cũng tại miền núi phía Bắc đã có những vùng trồng cam quýt nổi tiếng từ lâu đời như bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ, cam Mường Pồn (Lai Châu), cam sành Tuyên Quang, quýt vàng Lạng Sơn, quýt đỏ Yên Bái [26], [27] Khu vực này nằm ở dải vĩ độ 22

- 23 độ vĩ bắc, do nằm sát vùng á nhiệt đới, lại chủ yếu là vùng núi cao có độ cao so với mặt biển trên 300 m, cho nên khí hậu phân mùa rõ rệt, đông lạnh, xuân, thu mát, hè nóng Nhiệt độ trung bình tháng là 21 - 220C, tháng lạnh nhất là 13 - 150C, tháng nóng nhất là 27- 280C, càng lên cao giáp biên giới Việt - Trung và Việt - Lào biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch khá cao là một điều kiện khá thuận lợi để nâng cao phẩm chất cam quýt Với lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 1800 - 3200 mm, lượng mưa chủ

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại ít mưa, thời gian mưa

ít nhiều ảnh hưởng tốt đến việc trồng cam quýt vì đây là thời gian lớn của quả, cây cần hút nhiều nước Các tỉnh miền núi do điều kiện địa hình núi cao

nên ít bị ảnh hưởng của bão

Thổ nhưỡng ở vùng núi phía Bắc cũng khá đa dạng, đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch là loại đất khá điển hình ở các tỉnh miền núi cao như Sơn La,

Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu Ngoài ra, còn có các loại đất feralit phát triển trên đá biến chất như gơnai, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, đất dốc tụ do quá trình rửa trôi và xói mòn, phù sa không được bồi ven sông, suối Với điều kiện địa hình phức tạp, độ cao khác nhau đã chia cắt vùng núi trung du phía Bắc thành nhiều vùng tiểu sinh thái đặc thù khá phù hợp cho việc phát triển nhiều giống cam quýt có chất lượng cao và cây ăn quả khác

Do điều kiện sinh thái phù hợp nên vườn cam quýt trồng ở miền núi phía bắc

có tuổi thọ rất cao, nhiều cây trên 100 tuổi vẫn đang ở trong thời kỳ cho năng suất cao và chất lượng khá ổn định

Tóm lại, vùng miền núi phía Bắc Việt Nam có tiềm năng lớn về đất đai, với nhiều lợi thế về điều kiện tự để có thể phát triển mạnh nghề trồng cam quýt nói chung và bưởi nói riêng Khí hậu vùng miền núi phía Bắc ngoài việc phù hợp với sinh trưởng, ra hoa bình thường ở cam quýt còn có ưu thế hơn so với vùng đồng bằng sông Cửu Long là có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng khá lớn giúp nâng cao khả năng tổng hợp đường và các sắc tố mang đúng đặc trưng của giống, vì vậy mã quả cam quýt phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long, quả nhiều nước, tỷ lệ phần ăn được cao hơn

Tuy vậy, vùng cam quýt miền núi phía bắc còn có những hạn chế cơ bản như: Địa hình đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đất trồng trọt nhanh

bị nghèo kiệt dinh dưỡng do rửa trôi, xói mòn Việc áp dụng những tiến bộ kỹ

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuật còn ít do hạn chế về trình độ học vấn và nhận thức của người dân chủ yếu vẫn là độc canh một giống, canh tác theo các phương pháp truyền thống,

do vậy chưa đi vào thâm canh, tăng năng suất cây ăn quả Việc tuyển chọn những giống tốt còn chưa được qua tâm, các giống hiện tại đã bị thoái hoá nhiều do sử dụng các phương pháp nhân giống truyền thống mà chủ yếu là phương pháp gieo hạt Địa bàn rất phân tán, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở nghèo nàn, rất khó khăn trong việc tiếp thị để tiêu thụ cũng như chế biến sản phẩm Nếu khắc phục được các yếu tố hạn chế nêu trên thì vùng sản xuất cam quýt (cây ăn quả có múi) miền núi phía Bắc sẽ trở thành vùng sản xuất quả cam quýt hàng hoá với sản lượng lớn, có sức cạnh tranh cao, trong đó bưởi là mặt hàng chủ lực

1.3.2.2 Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung

Là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, trải dài từ 18 - 20030’ vĩ độ bắc gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Tổng diện tích trồng cam quýt của vùng năm 2005 là 10,4 nghìn ha, do hạn chế về khí hậu và đất đai nên năng suất bình quân đạt khá thấp (ngoại trừ vùng chuyên canh cam quýt Phủ Quỳ) Khu IV cũng có 2 vùng khá nổi tiếng về cam quýt đó là bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh) và vùng cam quýt Phủ Quỳ (Nghệ An) Bưởi Phúc Trạch là một đặc sản nổi tiếng giống như bưởi Đoan Hùng của Phú Thọ

đã có lịch sử trồng bưởi từ lâu đời, bưởi Phúc Trạch có vị chua nhẹ rất dễ ăn

và rất hợp khẩu vị người nước ngoài Ở Phúc Trạch phần lớn trong các vườn

hộ đều trồng bưởi, tuy nhiên diện tích trồng ở đây khá phân tán, nhỏ lẻ bởi vậy hiện tại chưa thể trở thành mặt hàng có khả năng xuất khẩu lớn nên hiệu quả chưa cao [7] Trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ Nghệ An, vùng này gồm một cụm các nông trường chuyên cam quýt có diện tích hàng ngàn ha Đây là khu vực trồng cam quýt có ưu thế về tiềm năng đất đai, được nhà nước đầu tư xây dựng các nông trường vì vậy nơi đây có đội

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có kinh nghiệm về cây có múi [11] Đồng thời cũng là nơi được thử nghiệm trồng nhiều giống nhập nội nhất ở nước ta Vùng Phủ Quỳ ở phía tây bắc tỉnh Nghệ An từ 19,09 độ đến 19,30 độ vĩ bắc, thuộc địa phận huyện Nghĩa Đàn và một phần huyện Quỳ Hợp với tổng diện tích tự nhiên là 73.000 ha Trong đó có đến 40% là đất đỏ Bazan, ngoài ra còn một số đất đá vôi, phù sa cổ đất có độ dốc thoai thoải từ 3 - 60

rất thuận lợi

để phát triển cam quýt [26] Khí hậu vùng Phủ Quỳ phân chia thành 4 mùa rất rõ: Xuân - hè - thu - đông, nhiệt độ bình quân trong các tháng mùa đông vùng Phủ Quỳ từ 15 - 170C, tháng lạnh nhất là tháng giêng có thể xuống đến 20

C,

số ngày có nhiệt độ dưới 100C khá lớn, yếu tố này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt Nhiệt độ trung bình các tháng mùa nóng từ 27 - 300C, có khi nhiệt độ lên đến 33,0 - 33,60C hoặc cá biệt lên đến 420C Mưa ở vùng Phủ Quỳ khoảng 1600mm/năm phân bố không đồng đều và tập trung chủ yếu vào mùa nóng gây nên hiện tượng xói mòn đất vào mùa mưa và khô hạn vào mùa đông Vùng cam quýt Phủ Quỳ được hình thành cùng với việc xây dựng hàng loạt các nông trường chuyên canh cam quýt, ở đây có nhiều giống nhập nội từ nước ngoài được trồng với mục đích xuất khẩu

Tuy vậy, vùng cam quýt miền Trung còn có những mặt hạn chế như: Thời tiết khí hậu khá khắc nghiệt, mưa nhiều về mùa nóng, khô về mùa đông phần nào hạn chế sự sinh trưởng của cam quýt Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật không ổn định và không đồng đều giữa các địa phương trong vùng Ở đây cần xác định lại

cơ cấu giống hợp lý nhằm sản xuất phục vụ cho xuất khẩu

1.3.2.3 Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí từ 9015 đến 10030 vĩ độ Bắc, đây là vùng được tạo nên bởi sông Mekong chảy qua địa phận Việt Nam trước khi đổ ra biển Địa hình vùng này khá bằng phẳng, cao hơn mực nước

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biển 3 - 6 m, hầu như không có mùa đông, nhiệt độ khá cao và ôn hoà, nhiệt

độ trung bình năm là 24,5 - 29,8 0C, nhiệt độ tháng nóng nhất là 28 - 290

C không chênh lệch nhiều so với tháng lạnh nhất (21 - 220C) Lượng mưa trung bình từ 1300 - 2000 mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

11 (90%), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 lượng mưa chỉ vào khoảng 10%

lượng mưa cả năm

Bao gồm các tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh vùng đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt khá lâu đời gắn liền với việc khai phá vùng đất này Cam quýt được trồng nhiều ở các vùng phù sa ven sông Tiền, sông Hậu, nông dân ở đây có trình độ trồng cam quýt khá cao, đặc biệt trong kỹ thuật chăm sóc như khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, điều khiển ra hoa sớm, muộn, tỉa cành, tạo tán cân đối, hạn chế chiều cao của cây, trồng dày hợp lý để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, dinh dưỡng khoáng, nước và khoảng không gian, tạo hình thành một sự cân bằng

khá hoàn chỉnh giữa cây và môi trường sinh thái vùng đồng bằng

Những năm trước đây, cây cam quýt được trồng chủ yếu bằng cách chiết cành, một số gieo hạt, hiện nay chủ yếu áp dụng phương pháp nhân giống bằng phương pháp ghép là phương pháp có nhiều ưu điểm giúp cho cây khoẻ mạnh, bộ rễ khoẻ chống chịu gió bão tốt Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long cũng có một tập đoàn giống khá phong phú của địa phương và nhập nội Các thương nhân Trung Hoa và Pháp đã mang nhiều giống cam quýt quý trồng ở vùng nam bộ, các giống được ưa chuộng nhiều như giống cam Navel, cam sành, cam mật, bưởi đường, bưởi Long Tuyền Đặc biệt ở đây có giống bưởi địa phương là bưởi Năm Roi quả to vừa phải, có vị ngọt thanh chua, không hạt hoăc rất ít hạt rất phù hợp cho xuất khẩu Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh nhờ khí hậu, đất đai khá phù hợp và một thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn là thành phố Hồ Chí Minh và khu vực

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lân cận Dòng sông Mekong đã tạo nên giao thông đường thuỷ khá thuận lợi giúp tiêu thụ nhanh sản phẩm cho nội địa và xuất khẩu Tuy nhiên, vùng cam quýt này còn một số mặt khó khăn là biên độ nhiệt độ ngày đêm thấp, thời tiết nóng quanh năm, lũ lụt và sâu bệnh gây hại nhiều dẫn tới năng suất, chất lượng quả không ổn định

1.3.3 Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta

Thực tiễn sản xuất cam quít ở nước ta cho thấy nổi lên một số khó khăn chủ yếu sau:

- Diện tích trồng cam quýt kinh doanh thường manh mún, phân tán, ở miền núi phía bắc Việt Nam có một số vườn rộng vài chục ha, đại bộ phận các vườn ở đồng bằng sông Mekong rất nhỏ, thường rất ít vườn có diện tích

từ 1 ha trở lên Điều này vừa có mặt lợi nhưng gây nhiều khó khăn trong việc

cơ giới hoá, thu hái và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm

- Sản xuất cam quýt gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và phòng trừ dịch hại, lũ lụt ở vùng đồng bằng, xói mòn, rửa trôi ở vùng đất dốc Việt Nam thuộc vùng trồng cam quýt nhiệt đới, có thời tiết nóng, mưa nhiều, nhiều loại bệnh hại cam quýt điển hình của vùng nhiệt đới phá hại như: Bệnh greening đã phá huỷ hàng ngàn ha cam quýt ở miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long Bệnh greening phá hại nghiêm trọng ở Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, nông trường cam Bố Hạ trong nhiều năm trước đã phải huỷ bỏ cam để trồng các loại cây trồng khác do bị bệnh greening Theo đánh giá của Đại học Cần Thơ, trong tổng số hơn 10.000 vườn cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có hơn 3.000 vườn đã bị nhiễm bệnh greening [20] Trong những năm gần đây bệnh greening càng phát triển mạnh do nhập nội giống cam quýt từ nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác thuộc châu á Thái Bình Dương bằng nhiều con đường khác nhau, rất khó kiểm soát Tuy nhiên, đối với cây bưởi thì bệnh greening gây hại ở mức thấp do bưởi có khả năng chống chịu khá tốt

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Việc tiêu thụ sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn Thị trường cam quýt trong nước và xuất khẩu không ổn định, giá cả bấp bênh, nhất là sau sự sụp đổ của các nước Đông Âu, thị trường xuất khẩu cam quýt của Việt Nam bị thay đổi theo hướng bất lợi Do sự nhập lậu cam quýt từ Trung Quốc với giá rất thấp làm cho giá cam quýt trong nước giảm mạnh Những yếu tố trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cam quýt ở nước ta

- Chưa có một kế hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển vùng trồng cam quýt một cách thống nhất, đồng bộ, có khá nhiều vùng cam quýt được hình thành tự phát trong sản xuất

1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.4.1 Nghiên cứu về giống

Theo W.C.Zhang (1981) có 7 giống bưởi và bưởi chùm là những giống

có nguồn gốc từ cây lai Lai tạo là phương pháp tạo ra giống mới rất phổ biến trên thế giới Ở Trung Quốc dùng phương pháp lai tạo đã tạo ra được các giống bưởi với ưu thế lai nổi trội rất có triển vọng cho chiến lược phát triển cây ăn quả có múi hàng hoá của nước này với chất lượng cao, giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới

Thái Lan cũng là một nước sản xuất nhiều cây ăn quả có múi với nhiều giống nổi tiếng Theo kết quả điều tra, khảo sát của tác giả N.Chomchalaw và cộng sự, cây bưởi có 51 giống trên toàn bộ lãnh thổ, trong đó có nhiều giống rất có triển vọng phát triển ra sản xuất [44]

Theo nghiên cứu của J Saunt (1990): Các giống bưởi có triển vọng phát triển tốt ở các nước như: Thái Lan 3 giống, Trung Quốc 3 giống, Indonexia 5 giống [23]

Ở Việt Nam phương pháp lai tạo giống đối với cây có múi chưa được nghiên cứu nhiều, mới được thực hiện bước đầu ở một số viện nghiên cứu đầu nghành như: Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện nghiên cứu Rau quả Trung Ương

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Philippin: Tại trung tâm nghiên cứu cây trồng quốc tế Davao tác giả N.T.Estellena và cộng sự (1992) đã nghiên cứu khá sâu về tập đoàn giống bưởi, kết quả đã xác định được 4 giống bưởi có năng suất cao, chất lượng tốt

và khả năng chống chịu với dịch hại khá tốt như: Delacruzp - Piuk; Magallanes và Amoymantan, Siamese [45]

Ở Việt Nam công tác nghiên cứu về cây ăn quả cũng đã được Nhà nước quan tâm Các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu chuyên ngành cũng đã gặt hái được những kết quả không nhỏ trong công tác nghiên cứu của mình,

đã góp phần đáng kể vào việc phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nước ta, trong đó cây có múi có một vị trí quan trọng và được đông đảo bà con nông dân quan tâm, hưởng ứng

Tuyển chọn giống bưởi Thanh Trà của Mạc Thị Đua (1997) ở Thừa Thiên Huế thực hiện trong 3 năm đã chọn được 8 cây đầu dòng cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt [24]

Kết quả nghiên cứu tuyển chọn từ tập đoàn giống bưởi thuộc các tỉnh phía Bắc của Trần Thế Tục (1995) đã xác định được 8 giống bưởi là bưởi Đoan Hùng, bưởi ngọt Như Quỳnh, bưởi đường Yên Phong, Phú Thọ 1, Phú Thọ 2 [25]

Lê Quang Hạnh (1994), cho thấy ở vùng khu 4 cũ tác giả đã thu thập được

23 giống bưởi, 8 giống cam, 8 giống quýt và 4 giống chanh, trong số này có những giống hội tụ khá nhiều những đặc tính quí giá như khả năng cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, Trong thực tế những giống này đã trở thành những giống chủ lực của vùng cam quýt hàng hóa thuộc khu 4 cũ đã từng nổi tiếng một thời [4]

Võ Hùng (1994), điều tra thu thập, bảo tồn và đánh giá một số giống cây

ăn quả đặc sản (cam, quýt, bưởi, hồng, dứa) ở một số tỉnh miền Trung và thành phố Huế cho nhận xét: Bưởi Thanh Trà được trồng trên đất phù sa ven sông thì sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, ổn định và chất lượng quả tốt [9]

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đỗ Đình Ca (1995), điều tra giống cây có múi ở vùng Bắc Quang - Hà Giang cho biết vùng này có 16 giống, trong đó có 1 giống cam, 10 giống quýt,

3 giống bưởi và 2 giống chanh [20]

Nguyễn Đình Tuệ (1996), điều tra, thu thập được 13 giống quýt, 3 giống cam, 5 giống bưởi và 2 giống cam sành thuộc một số tỉnh miền núi trung du phía Bắc, như Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai [25] Cây có múi là cây có khả năng nhiệt đới hoá tốt nhất, có phổ thích nghi rất rộng, có thể trồng được ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nước ta, trong sản xuất hiện đang sở hữu rất nhiều giống bưởi như: bưởi Phủ Đoan (Đoan Hùng – Phú Thọ) nhiều nước, hương vị tốt, lột vỏ khó, tép có nhiều xơ; bưởi Phúc Trạch quả to trung bình, rễ bóc, tép róc, có vị ngọt mát, hương thơm, ít hạt; bưởi Tân Triều (Biên Hoà); bưởi Hồng, không hạt Tiền Giang; ở Huế có bưởi Thanh Trà với chất lượng khá tốt, đã từng dùng để tiến vua [10]

Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (1997), tập đoàn cây ăn quả của Viện nghiên cứu Rau quả đã thu thập được 22 chủng, gồm 170 giống Trong đó cây

có múi gồm 9 giống cam, 12 giống quýt, 8 giống chanh và 5 giống bưởi (có 1 giống bưởi nhập nội từ Ai Cập) [7]

Phạm Thị Chữ (1998) đã nghiên cứu tuyển chọn giống bưởi Phúc Trạch

- Hương Khê - Hà Tĩnh đã chọn được 3 đầu dòng là: M1, M4 và M5 để nhân nhanh ra sản xuất đại trà Theo tác giả thì giống bưởi ở Việt Nam rất đa dạng

và phong phú, mỗi giống có những đặc điểm riêng biệt và nổi trội, chính những đặc điểm này đã tạo nên đặc sản của mỗi vùng Nguồn gốc của các giống bưởi đặc sản phần lớn là do biến dị tạo nên [17]

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam do nhóm tác giả Đào Thị Bé Bảy, Trần Thị Oanh Yến và cộng sự (2004) đã tuyển chọn giống bưởi Da xanh ở các tỉnh phía Nam cho biết giống bưởi Da Xanh sinh trưởng khá mạnh, thời gian ra hoa đầu tiên sau trồng là 25 tháng, ra

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoa tập trung từ tháng 2 đến tháng 5 và cho thu hoạch tập trung từ tháng 8 đến tháng 12; đã tuyển chọn được một cá thể mang mã số BDX 30 đề nghị làm cây đầu dòng Dòng BDX có đặc tính như sau:

- Dạng tán xoè tròn, phân cành đều, phân bố quả khá đều trên cây

- Trọng lượng quả trung bình của các thể là 1304g, dạng quả hình cầu,

vỏ dày 1,99 cm, số hạt trên quả là 26,1 hạt, độ Brix khá cao 11,0% tỷ lệ thịt quả cao 75,8%, con tép róc, có vị ngọt và thơm, năng suất trung bình 3 năm là 160,3 kg/cây/ năm

- Vỏ quả có mầu xanh vàng, con tép màu đỏ hồng [18]

1.4.2 Nghiên cứu về sinh lý, kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu hoạch

R.K.Karaya (1988) nghiên cứu trên 6 giống bưởi và 4 giống bưởi chùm kết quả cho thấy tất cả các giống đều có khả năng đậu quả, nhưng xu hướng khác nhau Bưởi Pyrifrorm và bưởi chùm Yubileingi thích hợp để hoàn thành

sự thụ phấn và đậu quả chỉ sau khi thụ phấn chéo, tỷ lệ đậu quả của các giống

ở thụ phấn chéo cao hơn tự thụ phấn [17]

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ mùa đông đến thời gian ra hoa, đậu quả bưởi của Lâm Quang Phổ (1967) cho thấy: Nhiệt độ cao trong mùa đông làm cho hoa bưởi ra sớm hơn

Nghiên cứu quy luật ra cành, tình hình ra hoa đậu quả và mâu thuẫn giữa sinh trưởng và phát dục của 2 giống cam Bố Hạ và Xã Đoài, có nhận xét:

- Đối với Cam quýt cành vụ xuân chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng cành cả năm và có xu hướng tăng dần theo tuổi cây Nguồn gốc của cành xuân khá phức tạp, song về tỷ lệ cành thì cành xuân phát sinh nhiều nhất trên cành hè và thu năm trước Cành hè phát sinh ngay trên cành xuân cùng năm Khi cây mang quả tuổi càng lớn cành hè giảm Nếu cành hè giảm thì cành thu phát sinh trên cành xuân là chính Cành vụ đông không đáng kể nhất là khi cây lớn tuổi

Ngày đăng: 19/09/2014, 18:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đỗ Đình Ca (2000) Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây bưởi tai Hương Khê - Hà Tĩnh (Kết quả nghiên cứu khao học công nghệ về rau- hoa –quả giai đoạn 2000-2002, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây bưởi tai Hương Khê - Hà Tĩnh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
5. Nguyễn Văn Tôn (1993) Tài liệu dịch từ cuốn Kỹ thuật trồng trọt bưởi năng suất cao nổi tiếng của Trung Quốc, Lý Gia Cầu (Trung Quốc), NXB Khoa học kỹ thuật Quảng Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng trọt bưởi năng suất cao nổi tiếng của Trung Quốc
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật Quảng Tây
6. Nguyễn Văn Tôn (1993) tài liệu dịch từ cuốn Kỹ thuật chăm sóc bưởi Sa Điền của Trần Đăng Thổ (Trung Quốc), NXB Khoa học kỹ thuật Quảng Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăm sóc bưởi Sa Điền của Trần Đăng Thổ (Trung Quốc)
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật Quảng Tây
7. Nguyễn Văn Dũng (1997) Duy trì và đánh giá sơ bộ tập đoàn cây ăn quả tại Gia Lâm, kết quả nghiên cứu về rau quả, NXB Nông nghiệp,tr 71-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Duy trì và đánh giá sơ bộ tập đoàn cây ăn quả tại Gia Lâm, kết quả nghiên cứu về rau quả
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
8. Ngô Xuân Bình, Lê Tiến Hùng (2010) Kỹ thuật trồng bưởi, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng bưởi
Nhà XB: NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
9. Võ Hùng ( 1994) Điều tra thu thập, bảo tồn và đánh giá một số giống cây ăn quả đặc sản (cam, quýt, bưởi, hồng, dứa) ở một số tỉnh miền trung và thành phố Huế, Đề tài B95 CAQ 02 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thu thập, bảo tồn và đánh giá một số giống cây ăn quả đặc sản (cam, quýt, bưởi, hồng, dứa) ở một số tỉnh miền trung và thành phố Huế
10. Vũ Công Hậu (1996) Trồng cây ăn quả trong vườn, NXB Nông nghiệp 11. Trần Thế Tục (1995) Cây bưởi và triển vọng phát triển bưởi ở Việt Namsản xuất và thị trường có múi, Bộ Nông nghiệp và CNTP, Trung tâm thông tin Viện nghiên cứu rau quả số 10 (tr 41-45) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng cây ăn quả trong vườn", NXB Nông nghiệp 11. Trần Thế Tục (1995) "Cây bưởi và triển vọng phát triển bưởi ở Việt Nam "sản xuất và thị trường có múi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp 11. Trần Thế Tục (1995) "Cây bưởi và triển vọng phát triển bưởi ở Việt Nam "sản xuất và thị trường có múi"
12. Trần Thế Tục (1994) Sổ tay người làm vườn, NXB Nông nghiệp-Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay người làm vườn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp-Hà Nội
13. Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Cả (1995) Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam, Trung tâm thông tin viện nghiên cứu rau quả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam
14. Trần Thế Tục (1980). Tài nguyên cây ăn quả nước ta. Tuyên tập các công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp. NXB Nông nghiệp- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên cây ăn quả nước ta
Tác giả: Trần Thế Tục
Nhà XB: NXB Nông nghiệp-Hà Nội
Năm: 1980
15. Lê Quý Đôn, Văn đoài loại ngữ tập 2, NXB Văn Hoá, Viện Văn hóa-Hà Nội-1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn đoài loại ngữ tập 2
Nhà XB: NXB Văn Hoá
19. Hoàng Ngọc Thuận (1995) Kỹ thuật nhân và trồng các giống cam, chanh, quýt, bưởi, NXB Nông nghiệpII. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nhân và trồng các giống cam, chanh, quýt, bưởi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp II. Tài liệu tiếng Anh
20. Do Dinh Ca (1995) Present situation of citrus girmplasm in Vietnam. International citrus germplasm workshop. Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Present situation of citrus girmplasm in Vietnam
21. Esen A., R. K. Soost and G. Geraci (1979) Genetic evidence for the origin of diploid megagametophytes in Citrus. J. Hered. 70: 5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Genetic evidence for the origin of diploid megagametophytes in Citrus
22. Forst, H.B., and Soost, R.K. (1979) Seed production: development of gamete and embryo. In the Citrus industry. Vol. II. Ed. Wtheuther.University of California, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Seed production: development of gamete and embryo
23. J. Saunt (1990), Citrus varieties of the world – An Iiustrated guide. Many Col pl Narwich uk Sinclain international Ltd. 126p Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Citrus varieties of the world – An Iiustrated guide
Tác giả: J. Saunt
Năm: 1990
24. Ngo Xuan Binh. A. Wakana. E. Matsuo (2001) Poller tube behaviours in self - incompatible and self - compatible citrus cultivar. J. Fac. Agr.Kyushull Sách, tạp chí
Tiêu đề: Poller tube behaviours in self - incompatible and self - compatible citrus cultivar
25. Ngo Xuan Binh (2001) Study of self in compatibility in citrus with special emphases on the pollentube growth and allelic variatio. Ph. D. thesis.Kyushu Unviersity – Japan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study of self in compatibility in citrus with special emphases on the pollentube growth and allelic variatio
26. Swingle.W.T.and Reece.P.C.(1967), The Botany of citrus and its wild relative., In. Reuther. W. Batchelor. L. D. (eds) The citrus Industry.University of California Press. California. pp, 109 - 174, 27. Tanaka (1954) Dible plant, Tokyo Japan Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Botany of citrus and its wild relative.," In. Reuther. W. Batchelor. L. D. (eds) The citrus Industry. University of California Press. California. pp, 109 - 174, 27. Tanaka (1954) "Dible plant
Tác giả: Swingle.W.T.and Reece.P.C
Năm: 1967
30. Konishi, K.et al. (1994) Horticulture in Japan. Asakura publishing Co. ltd. Tokyo-Japan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Horticulture in Japan

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Sản lƣợng một số cây ăn quả chính của thế giới và các châu lục - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 1.2 Sản lƣợng một số cây ăn quả chính của thế giới và các châu lục (Trang 20)
Bảng 1.3: Diện tích một số cây ăn quả chính của thế giới và các châu lục - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 1.3 Diện tích một số cây ăn quả chính của thế giới và các châu lục (Trang 21)
Bảng 1.4: Sản lượng bưởi của một số nước trên thế giới - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 1.4 Sản lượng bưởi của một số nước trên thế giới (Trang 22)
Bảng 1.7: Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt nam - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 1.7 Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt nam (Trang 29)
Bảng 1.8: Một số giống cam quýt nhập nội vào Việt Nam 5 năm gần đây - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 1.8 Một số giống cam quýt nhập nội vào Việt Nam 5 năm gần đây (Trang 30)
Bảng 3.1: Mức bội thể của các dòng bưởi  Chỉ tiêu - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.1 Mức bội thể của các dòng bưởi Chỉ tiêu (Trang 54)
Bảng 3.2: Một số đặc điểm thân cành của các dòng bưởi thí nghiệm - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.2 Một số đặc điểm thân cành của các dòng bưởi thí nghiệm (Trang 55)
Hình 3.1. Đồ thị số lượng cành cấp 1 của các dòng bưởi thí nghiệm - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Hình 3.1. Đồ thị số lượng cành cấp 1 của các dòng bưởi thí nghiệm (Trang 57)
Hình 3.2. Đồ thị số lượng cành cấp 2 của các dòng bưởi thí nghiệm - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Hình 3.2. Đồ thị số lượng cành cấp 2 của các dòng bưởi thí nghiệm (Trang 58)
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái bộ lá của các dòng bưởi nghiên cứu - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.3 Đặc điểm hình thái bộ lá của các dòng bưởi nghiên cứu (Trang 59)
Bảng 3.4: Đặc điểm hoa của các dòng bưởi thí nghiệm  Chỉ tiêu - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.4 Đặc điểm hoa của các dòng bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu (Trang 61)
Bảng 3.5: Đặc điểm hình thái quả của các dòng bưởi thí nghiệm  Chỉ tiêu - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.5 Đặc điểm hình thái quả của các dòng bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu (Trang 63)
Bảng 3.6: Chu kỳ sinh trưởng trong một năm của các dòng bưởi thí nghiệm - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.6 Chu kỳ sinh trưởng trong một năm của các dòng bưởi thí nghiệm (Trang 64)
Bảng 3.7: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bưởi - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.7 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bưởi (Trang 65)
Bảng 3.8: Động thái tăng trưởng đường kính tán của các dòng bưởi - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.8 Động thái tăng trưởng đường kính tán của các dòng bưởi (Trang 66)
Bảng 3.9: Tổng số lộc và tỷ lệ các đợt lộc của các dòng bưởi thí nghiệm   Chỉ tiêu - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.9 Tổng số lộc và tỷ lệ các đợt lộc của các dòng bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu (Trang 67)
Bảng 3.10: Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân của các dòng bưởi thí nghiệm - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.10 Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân của các dòng bưởi thí nghiệm (Trang 68)
Bảng 3.11: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân của các dòng bưởi - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.11 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân của các dòng bưởi (Trang 69)
Bảng 3.12: Đặc điểm sinh trưởng lộc hè của các dòng bưởi thí nghiệm  Chỉ tiêu - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.12 Đặc điểm sinh trưởng lộc hè của các dòng bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu (Trang 71)
Bảng 3.13: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè của các dòng bưởi - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.13 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè của các dòng bưởi (Trang 72)
Bảng 3.14: Đặc điểm sinh trưởng lộc thu của các dòng bưởi thí nghiệm - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.14 Đặc điểm sinh trưởng lộc thu của các dòng bưởi thí nghiệm (Trang 73)
Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc thu của các dòng bưởi - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.15 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc thu của các dòng bưởi (Trang 74)
Bảng 3.16: Đặc điểm sinh trưởng lộc đông của các dòng bưởi thí nghiệm - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.16 Đặc điểm sinh trưởng lộc đông của các dòng bưởi thí nghiệm (Trang 75)
Hình 3.8. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc đông của các dòng bưởi - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Hình 3.8. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc đông của các dòng bưởi (Trang 76)
Hình 3.9. Đồ thị chiều dài lộc xuân, lộc hè, lộc thu và đông của các - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Hình 3.9. Đồ thị chiều dài lộc xuân, lộc hè, lộc thu và đông của các (Trang 77)
Bảng 3.18: Thời gian ra hoa của các dòng bưởi thí nghiệm  Chỉ tiêu - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.18 Thời gian ra hoa của các dòng bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu (Trang 78)
Bảng 3.19: Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các dòng bưởi thí nghiệm   Chỉ tiêu - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.19 Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các dòng bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu (Trang 79)
3.4.3. Hình dạng kích thước và khả năng tạo hạt của các dòng bưởi - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
3.4.3. Hình dạng kích thước và khả năng tạo hạt của các dòng bưởi (Trang 79)
Bảng 3.21: Một số chỉ tiêu về thành phần sinh hóa quả của các dòng bưởi - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.21 Một số chỉ tiêu về thành phần sinh hóa quả của các dòng bưởi (Trang 81)
Bảng 3.24: Khả năng tạo hạt ở một số tổ hợp lai đa bội - nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên
Bảng 3.24 Khả năng tạo hạt ở một số tổ hợp lai đa bội (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w