Vùng cam quýt trung du miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 31 - 33)

3. Yêu cầu đề tài

1.3.2.1. Vùng cam quýt trung du miền núi phía Bắc

Theo kết quả điều tra của các nghiên cứu khoa học cho thấy hơn 70% các giống cam quýt đƣợc trồng ở Việt Nam hiện nay cũng đƣợc trồng ở vùng núi phía Bắc, trong đó có nhiều giống quý nhƣ: bƣởi Đoan Hùng, quýt vàng Bắc Sơn, quýt vàng Bắc Quang, các giống cam ngọt. Cũng tại miền núi phía Bắc đã có những vùng trồng cam quýt nổi tiếng từ lâu đời nhƣ bƣởi Đoan Hùng, Phú Thọ, cam Mƣờng Pồn (Lai Châu), cam sành Tuyên Quang, quýt vàng Lạng Sơn, quýt đỏ Yên Bái...[26], [27]. Khu vực này nằm ở dải vĩ độ 22 - 23 độ vĩ bắc, do nằm sát vùng á nhiệt đới, lại chủ yếu là vùng núi cao có độ cao so với mặt biển trên 300 m, cho nên khí hậu phân mùa rõ rệt, đông lạnh, xuân, thu mát, hè nóng. Nhiệt độ trung bình tháng là 21 - 220C, tháng lạnh nhất là 13 - 150C, tháng nóng nhất là 27- 280C, càng lên cao giáp biên giới Việt - Trung và Việt - Lào biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch khá cao là một điều kiện khá thuận lợi để nâng cao phẩm chất cam quýt. Với lƣợng mƣa trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 1800 - 3200 mm, lƣợng mƣa chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại ít mƣa, thời gian mƣa ít nhiều ảnh hƣởng tốt đến việc trồng cam quýt vì đây là thời gian lớn của quả, cây cần hút nhiều nƣớc. Các tỉnh miền núi do điều kiện địa hình núi cao nên ít bị ảnh hƣởng của bão.

Thổ nhƣỡng ở vùng núi phía Bắc cũng khá đa dạng, đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch là loại đất khá điển hình ở các tỉnh miền núi cao nhƣ Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu. Ngoài ra, còn có các loại đất feralit phát triển trên đá biến chất nhƣ gơnai, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, đất dốc tụ do quá trình rửa trôi và xói mòn, phù sa không đƣợc bồi ven sông, suối. Với điều kiện địa hình phức tạp, độ cao khác nhau đã chia cắt vùng núi trung du phía Bắc thành nhiều vùng tiểu sinh thái đặc thù khá phù hợp cho việc phát triển nhiều giống cam quýt có chất lƣợng cao và cây ăn quả khác. Do điều kiện sinh thái phù hợp nên vƣờn cam quýt trồng ở miền núi phía bắc có tuổi thọ rất cao, nhiều cây trên 100 tuổi vẫn đang ở trong thời kỳ cho năng suất cao và chất lƣợng khá ổn định.

Tóm lại, vùng miền núi phía Bắc Việt Nam có tiềm năng lớn về đất đai, với nhiều lợi thế về điều kiện tự để có thể phát triển mạnh nghề trồng cam quýt nói chung và bƣởi nói riêng. Khí hậu vùng miền núi phía Bắc ngoài việc phù hợp với sinh trƣởng, ra hoa bình thƣờng ở cam quýt còn có ƣu thế hơn so với vùng đồng bằng sông Cửu Long là có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng khá lớn giúp nâng cao khả năng tổng hợp đƣờng và các sắc tố mang đúng đặc trƣng của giống, vì vậy mã quả cam quýt phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long, quả nhiều nƣớc, tỷ lệ phần ăn đƣợc cao hơn.

Tuy vậy, vùng cam quýt miền núi phía bắc còn có những hạn chế cơ bản nhƣ: Địa hình đất dốc, lƣợng mƣa phân bố không đều làm đất trồng trọt nhanh bị nghèo kiệt dinh dƣỡng do rửa trôi, xói mòn. Việc áp dụng những tiến bộ kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuật còn ít do hạn chế về trình độ học vấn và nhận thức của ngƣời dân chủ yếu vẫn là độc canh một giống, canh tác theo các phƣơng pháp truyền thống, do vậy chƣa đi vào thâm canh, tăng năng suất cây ăn quả. Việc tuyển chọn những giống tốt còn chƣa đƣợc qua tâm, các giống hiện tại đã bị thoái hoá nhiều do sử dụng các phƣơng pháp nhân giống truyền thống mà chủ yếu là phƣơng pháp gieo hạt. Địa bàn rất phân tán, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở nghèo nàn, rất khó khăn trong việc tiếp thị để tiêu thụ cũng nhƣ chế biến sản phẩm. Nếu khắc phục đƣợc các yếu tố hạn chế nêu trên thì vùng sản xuất cam quýt (cây ăn quả có múi) miền núi phía Bắc sẽ trở thành vùng sản xuất quả cam quýt hàng hoá với sản lƣợng lớn, có sức cạnh tranh cao, trong đó bƣởi là mặt hàng chủ lực.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)