Nghiên cứu về sinh lý, kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu hoạch

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 40 - 122)

3. Yêu cầu đề tài

1.4.2.Nghiên cứu về sinh lý, kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu hoạch

R.K.Karaya (1988) nghiên cứu trên 6 giống bƣởi và 4 giống bƣởi chùm kết quả cho thấy tất cả các giống đều có khả năng đậu quả, nhƣng xu hƣớng khác nhau. Bƣởi Pyrifrorm và bƣởi chùm Yubileingi thích hợp để hoàn thành sự thụ phấn và đậu quả chỉ sau khi thụ phấn chéo, tỷ lệ đậu quả của các giống ở thụ phấn chéo cao hơn tự thụ phấn [17].

Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ mùa đông đến thời gian ra hoa, đậu quả bƣởi của Lâm Quang Phổ (1967) cho thấy: Nhiệt độ cao trong mùa đông làm cho hoa bƣởi ra sớm hơn.

Nghiên cứu quy luật ra cành, tình hình ra hoa đậu quả và mâu thuẫn giữa sinh trƣởng và phát dục của 2 giống cam Bố Hạ và Xã Đoài, có nhận xét:

- Đối với Cam quýt cành vụ xuân chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lƣợng cành cả năm và có xu hƣớng tăng dần theo tuổi cây. Nguồn gốc của cành xuân khá phức tạp, song về tỷ lệ cành thì cành xuân phát sinh nhiều nhất trên cành hè và thu năm trƣớc. Cành hè phát sinh ngay trên cành xuân cùng năm. Khi cây mang quả tuổi càng lớn cành hè giảm. Nếu cành hè giảm thì cành thu phát sinh trên cành xuân là chính. Cành vụ đông không đáng kể nhất là khi cây lớn tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thời kỳ ra từng đợt cành có liên quan chặt chẽ đến điều kiện nhiệt độ, ẩm độ của địa phƣơng. Các đợt cành thƣa dần khi tuổi cam càng lớn, và khi đi vào sản xuất ổn định cây cam chỉ còn 2 đợt cành chủ yếu là xuân và thu. Cành thu so với tổng cành chiếm 14,4 đến 15% những cành quả chủ yếu phát sinh trên cành thu, chiếm tới 85%.

- Có sự mâu thuẫn nhất định giữa nuôi cành và nuôi quả. Mâu thuẫn này nảy sinh từ vụ xuân, thực hiện các biện pháp kỹ thuật là để lập lại cân đối giữa cành và quả, trong vụ hè nhằm bảo vệ quả là chính và trong vụ thu nuôi lộc để có cành dự trữ năm sau [19].

Lê Đình Định (1968). Nghiên cứu tình hình dinh dƣỡng đất trồng cam quýt ở chu kỳ 1 của một số loại đất chính vùng Phủ Quỳ – Nghệ An, kết luận:

- Giữ gìn và nâng cao hàm lƣợng chất hữu cơ cho đất trồng Cam quýt là vần đề có tầm quan trọng đặc biệt, phải coi trọng việc bón phân hữu cơ ngay từ khi trồng mới.

- Sử dụng phân khoáng là cần thiết song cần chú ý đến việc dùng các loại phân sinh lý chua, thí dụ nhƣ bón nhiều năm bằng một loại phân Suppe, nên thay bằng phân lân nung chảy, đồng thời phải sử dụng vôi để cải tạo đất hàng năm.

- Lân, đặc biệt là lân dễ tiêu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì của loại đất trồng cây lâu năm trên đồi nói chung và đất trồng cam quýt nói riêng [3].

Nghiên cứu về sự phát triển của bộ rễ cam trên một số loại đất ở vùng Phủ Quỳ – Nghệ An, Tác giả Trần Thế Tục (1977) cho rằng:

- Trên ba loại đất trồng Cam: đất bazan, đất phiến thạch, đất dốc tụ thì thấy trên đất bazan rễ cam ăn xa và sâu nhất.

- Bộ rễ cam thuộc loại ăn nông và ƣa thoáng. Trên nhiều loại đất rễ tập trung phân bố ở lớp đất từ 0 – 40 cm, trên đất bazan rễ tập trung ở 0 – 60 cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cùng trồng trên một loại đất và cùng có chế độ chăm sóc, các giống cam khác nhau có sự phân bố bộ rễ khác nhau, giống cam có bộ tán khoẻ tƣơng ứng, có bộ rễ phát triển tốt và ngƣợc lại [20].

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cây bƣởi Phúc Trạch tại Hƣơng Khê - Hà Tĩnh của tác giả Đỗ Đình Ca và cộng sự (2000 - 2002) cho biết: Sau khi thu hoạch quả vào tháng 9 và tháng10 tiến hành cắt tỉa toàn bộ cành vô hiệu, các đầu cuống quả, sau đó bón 50 kg phân chuồng hoai mục + 1kg phân tổng hợp (N:P:K = 5:10:8), kết hợp với phun phân bón lá Grow Ba Lá Xanh (N:P:K = 8: 8: 6) theo 3 đợt; đợt 1: Khi lộc xuân xuất hiện; đợt 2: Khi tắt hoa hoàn toàn; đợt 3: 10 ngày sau tắt hoa và kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thông thƣờng khác, kết quả cho thấy cây sinh trƣởng khá tốt, năng suất quả cao hơn so với không áp dụng những biện pháp trên là 10 - 15 % [2].

Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Tƣ và cộng sự (2004) về ảnh hƣởng của các liều lƣợng đạm, lân và kali đến năng suất và phẩm chất bƣởi đƣờng lá cam tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai cho biết: sử dụng công thức bón phân 800 N: 700 P205: 500 K20 hoặc 800 N: 700 P205:700 K20 (g/cây/năm) giúp cây bƣởi Đƣờng lá cam ra nhiều chồi non hơn, cây phát triển mạnh hơn, gia tăng số trái, trọng lƣợng trái, năng suất và mang lại hiệu quả đầu tƣ cao [21].

Đối với công tác bảo quản sau khi thu hoạch cũng đƣợc nghiên cứu nhằm hạn chế các loại sâu bệnh xâm nhập, kéo dài thời gian bảo quản mà vẫn giữ đƣợc chất lƣợng đƣợc nhiều nhà khoa học rất quan tâm. Lý Gia Cầu (1993), cho biết sau khi thu hái quả tiến hành phân loại và chọn những quả không bị dập nhúng vào thuốc phòng thối và giữ tƣơi, đặt vào trong lán phơi khô cho quả ra mồ hôi (1- 3 ngày), dùng túi giấy bóng gói từng quả lại rồi đem vào bảo quản ở nhiệt độ +1C0 đến - 1C0 và sau đó lại xử lý ở nhiệt độ 25C0 - 26C0, làm nhƣ vậy sẽ bảo quản đƣợc khoảng 6 tuần mà không hề ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hƣởng gì đến chất lƣợng quả; hoặc bọc kín quả bƣởi, chanh và một số quả có múi khác trong túi nilon xử lý ở nhiệt độ 25 – 42 C0 trong 1- 3 ngày để phòng trừ nấm mốc xanh. Sau xử lý bảo quản quả từ 7- 10 ngày ở nhiệt độ thích hợp cho từng loại quả (bƣởi 36C0, chanh 30C0) việc xử lý này không ảnh hƣởng gì đến mùi vị quả. Trên thực tế để đƣợc 4 tháng mà chất lƣợng vẫn đảm bảo [15].

1.4.3. Nghiên cứu về tính trạng và tính thích ứng của cây bưởi

Theo Walter Reuther el al và cộng sự (1978) thì vòng đời của cây ăn quả có múi (cam quít) thƣờng trải qua 3 giai đoạn, giai đoạn cây con, giai đoạn ra hoa kết quả và cuối cùng là thời kỳ già cỗi. Tuỳ điều kiện sinh thái và hình thức nhân giống mà tuổi cam quýt có thể dài hoặc ngắn. Cam quýt cũng mang những đặc trƣng chung của thực vật đó là sự phát triển cân đối và xen kẽ nhau giữa bộ phận trên mặt đất và bộ phận dƣới mặt đất. Nhìn chung, khi còn ở giai đoạn cây con sự sinh trƣởng có phần nghiêng về bộ rễ [29].

Các tác giả Trần Đăng Thổ; Lý Gia Cầu, cho biết bƣởi là cây ăn quả sống lâu năm lá thƣờng xanh, thân cây cao, tán cây hình tròn tự nhiên, hình tròn dẹt hoặc hình đống rơm. Cành to khoẻ, hoa, lá, quả, hạt so với cam, quýt đều to hơn. Cành lá phát triển, lá non, cành non, quả non ngoài mặt đều có lông tơ. Trong một năm cam quýt có thể ra nhiều đợt lộc tuỳ vào từng vùng sinh thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ thuật của con ngƣời, thông thƣờng ra từ 2 - 4 hoặc 5 đợt lộc trong năm. Loại cành mẹ và số đợt lộc trong năm liên quan khá nhiều đến hiện tƣợng ra quả cách năm. Ở những loài cây càng nhiều đợt lộc trong năm, tuổi thành thục của cành mẹ để có thể sinh ra cành quả càng ngắn thì hiện tƣợng ra quả cách năm càng ít hoặc không có, đó cũng là lí do có thể giải thích vì sao quất và một số giống chanh có thể cho quả quanh năm [5], [6].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cành bƣởi sau khi mọc một thời gian khi đã gần đến độ thuần thục tại các đỉnh sinh trƣởng có hiện tƣợng các auxin giảm đột ngột làm cho các tế bào đỉnh sinh trƣởng ngừng phân chia, phần mô ở đỉnh sinh trƣởng bị chết. Đây chính là nguyên nhân của hiện tƣợng tự rụng ngọn nghĩa là cành sinh trƣởng một thời gian thì dừng lại và thuần thục, sau đó các mầm từ nách lá lại mọc ra và phát triển thành đợt lộc mới. Chính vì vậy mà cam quýt nói chung và bƣởi nói riêng không có thân chính rõ rệt, cành lá xum xuê, rậm rạp.

Cành bƣởi gồm các loại cành chính đó là cành mẹ, cành dinh dƣỡng, cành quả. Sự phân loại này theo chức năng của từng loại cành. Mối liên hệ giữa các loại cành và các đợt lộc khá khăng khít. Cành dinh dƣỡng có thể trở thành cành mẹ. Nhìn chung, một năm ra lộc của bƣởi cho thấy lộc xuân thƣờng đƣợc mọc từ cành năm trƣớc hoặc mầm ngủ trên thân chính, lộc xuân có ý nghĩa nhất là lộc mọc từ cành hè, thu năm trƣớc. Lộc hè có thể mọc từ cành xuân, cành đông, thu năm trƣớc, tƣơng tự lộc thu có thể mọc từ cành xuân hoặc cành đông, thu năm trƣớc. Tuy nhiên, mỗi điều kiện sinh thái khác nhau mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm cũng có thay đổi. Việc xác định tuổi cành mẹ để cho cành quả tốt nhất ở mỗi vùng sinh thái cụ thể hầu nhƣ ít đƣợc quan tâm nghiên cứu [19].

Bộ lá của cam quýt cũng đƣợc nghiên cứu nhiều nhằm xây dựng biện pháp kỹ thuật tăng năng suất [25], [29], [20]. Một số tác giả cho rằng bộ lá trên cành quả và cành mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất của cam quýt [6]. Trong khi đó một số tác giả khác lại cho rằng chỉ số diện tích lá và tổng số lá trên cây tính bình quân trên một quả có vai trò quan trọng hơn. Theo Wakana (Nhật Bản) để quýt Ôn Châu Nhật Bản có năng suất cao thì ít nhất phải có từ 40 lá trung bình cho một quả [20]. Tác giả Turrall lại cho rằng, ở cam quýt 9 tuổi cần phải có ít nhất 2,3 m2

lá để sản xuất 1 kg quả [17]. Reuther tổng kết rằng ở giai đoạn đầu để đảm bảo đủ dinh dƣỡng cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoa đậu quả, cành mẹ đóng vai trò quan trọng, sau khi quả lớn thì tổng diện tích lá bình quân trên 1 quả sẽ là yếu tố quyết định năng suất và phẩm chất quả. Tuy nhiên mối liên hệ giữa số lá, sự sinh trƣởng của lá và năng suất ở cam quýt cần đƣợc nghiên cứu kỹ hơn nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây bƣởi có khả năng thích ứng rất cao, phân bố rộng rãi. Theo Vũ Công Hậu (1996) đặc tính sinh lý nổi bật nhất ở bƣởi là thích nghi với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, bƣởi thích hợp ôn độ bình quân năm 14,7 – 240

C, tổng tích ôn năm là 4800 – 88000

C. Bƣởi tuy chịu đƣợc khí hậu ẩm nhƣng ƣa lƣợng mƣa vừa phải, độ ẩm đất không quá cao cũng không quá thấp. Không nên trồng bƣởi ở đất nhẹ, nhiều cát, độ PH < 5, độ dốc cao [10].

1.4.4. Hiện tượng đa phôi ở cây có múi và ứng dụng

Do cây mọc từ hạt đa phôi chủ yếu là phát triển từ phôi vô tính mang tính bảo thủ di truyền của cây mẹ. Hạt đa phôi có nhiều loại, hạt đa phôi vô tính, hạt đa phôi hữu tính và hạt đa phôi trong đó chỉ có một phôi hữu tính còn các loại phôi khác là phôi vô tính. Trong đó, hạt đa phôi nhóm 3 (có 1 phôi hữu tính, các phôi còn lại là phôi vô tính) xuất hiện nhiều nhất, hạt đa phôi nhóm 1 (hạt đa phôi vô tính) và hạt đa phôi nhóm 2 (hạt đa phôi hữu tính) rất ít khi xuất hiện và không có tính chất đặc trƣng cho một giống cụ thể [29].

Cam quýt nói riêng và các loài cây ăn quả nói chung hiện tƣợng đa phôi gây trở ngại cho công tác lai tạo giống mới, là một yếu tố có ý nghĩa thực tiễn giúp tạo nên quần thể gieo hạt đồng đều phục vụ làm gốc ghép trong nhân giống vô tính ở cây ăn quả.

Giai đoạn đầu của sự hình thành quả phôi hữu tính hình thành trƣớc sau đó bị phôi vô tính hình thành sau lấn át và phần lớn bị chết hoặc rất yếu khi hạt vào giai đoạn chín sinh lý. Nhiều tác giả nƣớc ngoài đã nghiên cứu khá tỷ mỉ hiện tƣợng đa phôi, sự phát triển của phôi hữu tính và phôi vô tính của hạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đa phôi của cam quýt. Trên cơ sở đó đã xây dựng thành công các phƣơng pháp cứu hạt phôi hữu tính trong hạt đa phôi phục vụ cho công tác chọn tạo giống, đồng thời phƣơng pháp này có thể tạo giống mới bằng cách tạo đột biến ở phôi vô tính trong phòng thí nghiệm dựa trên cơ sở của phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào nhằm tạo ra một quần thể cây con đồng đều với số lƣợng lớn theo ý muốn [26]. Ở Việt Nam, hiện tƣợng đa phôi ở cam quýt chƣa đƣợc nghiên cứu, tuy nhiên về điều tra đánh giá hạt đa phôi làm cơ sở để tạo gốc ghép đồng đều hoặc cứu phôi hữu tính trong lai tạo là điều rất cần thiết [28], [32], [29].

1.4.5. Ảnh hưởng của quá trình thụ phấn đến năng suất, chất lượng quả của cây có múi

Ảnh hƣởng của quá trình thụ phấn đến năng suất, chất lƣợng quả cam quýt ít đƣợc nghiên cứu nhiều trong nƣớc. Ở nƣớc ngoài những nghiên cứu kể trên đƣợc đề cập nhiều nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng quả của cam quýt bằng tác động các biện pháp trồng xen hoặc không trồng xen với cây cho nguồn hạt phấn tốt nhất. Quả không hạt ở cam quýt là kết quả của các hiện tƣợng sau: Cây bị bất dục đực hoặc bị bất dục cái, bất dục cả đực và cái, cây có thể đa bội lẻ (3n), (5n)…Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng quả không hạt cũng là kết quả của một số giống khi cho tự thụ hoặc giao phấn với nguồn hạt phấn khác nhau [24], [43]. Nagai và cộng sự sử dụng 20 giống cam quýt tự thụ và giao phấn đó cho kết quả có 4 giống khi tự thụ cho quả không hạt [46], tuy nhiên công thức giao phấn tác giả chƣa tìm đƣợc tổ hợp lai cho quả không hạt. Ngoài ra khi nghiên cứu về quá trình tự thụ và giao phấn đó cho biết: Trong công thức tự thụ đó tìm đƣợc 3 giống cam quýt cho quả không hạt, ở công thức giao phấn cũng tìm thấy 3 tổ hợp lai cho quả không hạt. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên mới chỉ dừng ở mức độ kiểm tra về tỷ lệ đậu quả, số lƣợng hạt mà chƣa đi sâu tìm hiểu về chất lƣợng quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng trong thời gian đó các nhà khoa học đó nghiên cứu ảnh hƣởng của nguồn hạt phấn khác nhau đến khả năng đậu quả và chất lƣợng quả của cam quýt cho thấy: Nguồn hạt phấn khác nhau có tỷ lệ đậu quả và số lƣợng hạt/ quả khác nhau, kích thƣớc quả có thay đổi đôi chút, các chỉ tiêu chất lƣợng khác cũng thay đổi nhƣng không nhiều. Điều này chứng tỏ nguồn hạt phấn ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng quả.

Khả năng tạo quả không hạt hoặc tăng tỷ lệ đậu quả, giảm số lƣợng hạt/ quả bằng các nguồn hạt phấn khác nhau cũng đƣợc phát hiện ở nhiều loài cây trồng khác nhau nhƣ ở cây thuốc lá, một số giống nho, một số giống táo tây, mơ, mận…Ngày nay, các nhà khoa học đều khẳng định rằng có tới 50% số loài trong nghành thực vật hạt kín mang khả năng trên [35], [39].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 40 - 122)