Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên các dòng cam quýt đa bội thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 81 - 122)

3. Yêu cầu đề tài

3.5. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên các dòng cam quýt đa bội thí nghiệm

Trong các loài cam quýt thì bƣởi đƣợc coi là cây ít bị sâu bệnh hơn cả, Mức độ gây hại đối với từng vùng, từng giống có khác nhau. Nguồn sâu bệnh xuất hiện và phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau song chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Do nguồn lây truyền từ vùng này sang vùng khác, từ vƣờn này sang vƣờn khác, từ cây này sang cây khác bởi các môi giới truyền bệnh, nhƣ rầy chổng cánh Diaphorinacitri…

- Phòng trừ sâu bệnh không kịp thời, không đúng lúc, không đúng thuốc nên có sự lây lan nhanh.

- Chế độ đầu tƣ chăm sóc còn hạn chế nên sức sinh trƣởng và sức đề kháng nội sinh của cây giai đoạn đầu còn yếu.

3.5.1. Tình hình sâu hại trên các dòng bưởi thí nghiệm

Kết quả theo dõi sâu hại trên các dòng bƣởi thí nghiệm cho thấy có 3 đối tƣợng sâu gây hại chính trong năm 2010 và đầu năm 2011, đó là: Sâu vẽ bùa, Sâu ăn lá, Nhện đỏ (bảng 3.22). Các dòng đều bị nhiễm ở mức độ hại nhẹ.

Bảng 3.22: Một số sâu hại chính trên các dòng bƣởi thí nghiệm

Chỉ tiêu Dòng

Sâu vẽ bùa Sâu ăn lá Nhện đỏ

Mức độ bị hại Bộ phận bị hại Mức độ bị hại Bộ phận bị hại Mức độ bị hại Bộ phận bị hại 2X-B (đ/c) ** Lá non ** Lá ** Lá, cành non XB-130 ** Lá non ** Lá ** Lá, cành non XB-102 ** Lá non ** Lá ** Lá, cành non XB-108 ** Lá non ** Lá ** Lá, cành non XB-107 ** Lá non ** Lá ** Lá, cành non XB-106 ** Lá non ** Lá ** Lá, cành non XB-103 ** Lá non ** Lá ** Lá, cành non XB-110 ** Lá non ** Lá ** Lá, cành non

Ghi trú: * : Không bị hại

** : Mức độ hại nhẹ >5 – 25%

*** : Mức độ hại trung bình >25 – 50% **** : Mức độ hại nặng >50 – 75% ***** : Mức độ hại rất nặng >75 – 100%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sâu vẽ bùa (Phyllocuistis Citrella Stainton): Sâu trƣởng thành là một loài bƣớm rất nhỏ đẻ trứng rải rác trên các chồi non vao ban đêm. Sâu non sau khi nở ra đục vào phần thịt lá dƣới lớp biểu bì tạo thành các đƣờng ngoằn ngèo có phủ lớp sáp mầu trắng trên phiến lá, làm cho lá non bị quăn queo, cuối đƣờng cong vẽ trên mặt lá có sâu non nhỏ bằng đầu kim. Thời gian gây hại của sâu vẽ bùa tập trung vào các đợt lộc non, đặc biệt là lộc xuân tháng 4 đến tháng 5, lộc thu tháng 8 đến tháng 9.

Phòng trừ: Chăm sóc tốt và tƣới đủ nƣớc cho cây. Dùng thuốc hóa học để phòng trừ: Serpal Super 550EC, Calluos 500 EC, Admire 050 EC…

- Sâu xanh ăn lá (Papilio sp.): Sau khi nở sâu ăn vỏ trứng sau đó ăn lá non, chồi non, khi lớn sâu ăn rất khỏe, làm cho lá bị khuyết, thủng. Đẫy sức sâu lớn dài khoảng 4 cm, đến lúc này sâu có thể ăn cả lá bánh tẻ. Nếu bị hại nặng lá cây chỉ còn trơ lại gân chính, cành lá xơ xác, cây sẽ suy yếu, còi cọc. Sâu non tuổi lớn có mầu xanh rất giống với mầu xanh của lá cây, cành non nên khó phát hiện. Trong thời gian thí nghiệm thì các dòng bị sâu ăn lá hại chủ yếu vào tháng 4 và tháng 5 nhƣng ở mức độ nhẹ.

Phòng trừ: thƣờng xuyên kiểm tra cây, nếu bị ít có thể dùng tay để giết sâu. Dùng thuốc hóa học để phòng trừ: Sherpa 10EC, Shepatin 18EC…

- Nhện đỏ (Panonychus Citri): Nhện đỏ gây hại lá bánh tẻ và lá già làm cho lá bị mất mầu xanh sáng thành mầu xám bạc, bị nặng lá rụng hàng loạt. Trong năm nhện thƣờng gây hại vào tháng 3 đến tháng 11. Thời tiết nóng, khô hạn rất thích hợp cho nhện phát triển.

Phòng trừ: Tƣới đủ nƣớc cho cây, dùng vòi phun áp lực để phụt. Dùng thuốc hóa học để phòng trừ: Nissorun 5EC, Ortus 5EC, Comite 73EC…

Nhìn chung, các dòng bƣởi thí nghiệm đều bị sâu hại nhƣ nhau và bị ở mức gây hại nhẹ.

3.5.2. Tình hình bệnh hại trên các dòng bưởi thí nghiệm

Kết quả theo dõi tình hình bệnh hại trên các dòng bƣởi thí nghiệm cho thấy xuất hiện 3 đối tƣợng bệnh gây hại chính trong năm 2010 và đầu năm 2011, đó là: Bệnh chảy gôm, bệnh nấm phấn trắng, bệnh loét sẹo (bảng 3.23).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bệnh chảy gôm (Phytophthora Citrophthora): Bệnh tạo thành các vết nứt vỏ dọc trên thân cành. Từ vết nứt có dòng nhựa chảy ra đặc dẻo, có màu trắng mờ. Nếu bệnh xuất hiện trên cành nhỏ sẽ gây vàng héo các lá phía trên và làm cành đó chết hẳn. Bệnh có thể làm chết cả cành to, thậm chí cả cây. Bệnh còn gây hại trên cả quả chín vàng, quả bị bệnh dễ bị rụng và thối. Bệnh thƣờng xuất hiện quanh năm nhƣng phát triển mạnh vào mùa thu, nhất là ở các vƣờn bƣởi không thông thoáng, ít đƣợc chăm sóc đốn tỉa. Trên các dòng thí nghiệm thì chỉ có dòng XB-103 bị bệnh chảy gôm gây hại ở mức hại nhẹ, thời gian gây hại từ tháng 1 đến tháng 3.

Phòng trừ: Dùng mũi dao nhọn khoét sạch chỗ chảy nhựa, sau đó quét nƣớc vôi có pha thuốc chứa đồng vào chỗ khoét.

Bảng 3.23: Một số bệnh hại chính trên các dòng bƣởi thí nghiệm Chỉ tiêu

Dòng

Chảy gôm Loét sẹo Nấm phấn trắng

Mức độ bị hại Bộ phận bị hại Mức độ bị hại Bộ phận bị hại Mức độ bị hại Bộ phận bị hại 2X-B (đ/c) * * * XB-130 * ** Lá, cành non * XB-102 * ** Lá, cành non * XB-108 * * * XB-107 * ** Lá, cành non * XB-106 * * ** Lá, cành XB-103 ** Gốc, rễ cây * * XB-110 * * ** Lá, cành

Ghi trú: * : Không bị hại

** : Mức độ hại nhẹ >5 – 25%

*** : Mức độ hại trung bình >25 – 50% **** : Mức độ hại nặng >50 – 75% ***** : Mức độ hại rất nặng >75 – 100%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bệnh loét sẹo (Xanthomonas Citri Campestris): Vết bệnh thƣờng có màu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt lá. Có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống nhƣ ghẻ lở mầu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. Bệnh đặc biệt gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm. Trên các dòng thí nghiệm thì có 3 dòng (XB-130, XB-102, XB-107) bị bệnh này nhƣng ở mức độ nhẹ, thời gian gây hại khoảng từ tháng 3 đến tháng 6.

Phòng trừ: Bón phân cân đối, thích hợp, thu sạch tàn dƣ của bộ phận bị bệnh. Dùng thuốc hóa học để phòng trừ: Carozate 72WP, Kasuran 0,2%...

- Bệnh phấn trắng (Oidium tingita nium): Bệnh xuất hiện cả ở trên cành, lá, hoa và quả nhƣng chủ yếu hại trên chồi và lá non. Lá non bị bệnh có màu xanh nhợt nhạt, phiến lá bị uốn cong phồng cứng, quăn queo và bị rụng. Chồi non bị bệnh thân tóp lại và có thể bị chết. Hàng năm bệnh thƣờng xuất hiện và gây hại nặng từ cuối mùa xuân. Điều kiện thời tiết ban ngày ấm áp, ban đêm lạnh khô mát kéo dài, phù hợp cho bệnh phát triển mạnh. Trên các dòng thí nghiệm có 2 dòng bị nhiễm bệnh này là XB-106 và XB-110, bị hại ở mức độ nhẹ, thời gian bị hại trong khoảng tháng 2 đến tháng 5.

Phòng trừ: Dùng thuốc hóa học để phòng trừ: Antracol 70WP, Score… Qua quá trình theo dõi tình hình nhiễm bệnh hại ở các dòng bƣởi thí nghiệm cho thấy: Các dòng bƣởi bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ, một số dòng không bị nhiễm, điều này bƣớc đầu cho thấy các dòng bƣởi thí nghiệm có khả năng chống chịu bệnh khá, đây là đặc tính rất quý đối với cây có múi nói chung và cây cam quýt nói riêng vì hiện nay trở ngại lớn nhất đối với sản xuất cây ăn quả có múi chính là vấn đề bệnh hại.

3.6. Kết quả nghiên cứu khả năng tạo hạt và khả năng nảy mầm hạt phấn của một số dòng cam quýt của một số dòng cam quýt

Nghiên cứu khả năng tạo hạt và khả năng nảy mầm hạt phấn đƣợc tiến hành trên các dòng bƣởi sau: Dòng nhị bội 2X-B, TN2, TN7, TN8, TN15, ST; Các dòng tam bội XB-106, XB-107, XB -147; Dòng tứ bội XB-1. Đây là những dòng đƣợc nhân bằng phƣơng pháp ghép, bắt đầu ra hoa và đậu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.6.1. Khả năng tạo hạt của các tổ hợp lai

Kết quả nghiên cứu khả năng tạo hạt của các tổ hợp lai đƣợc thể hiện ở bảng 3.24.

Bảng 3.24: Khả năng tạo hạt ở một số tổ hợp lai đa bội

STT Tổ hợp lai Số quả Tổng số hạt (hạt) Số quả đậu Tỷ lệ đậu quả (%) Hạt to Hạt nhỏ Hạt lép

I. Tổ hợp lai nhị bội (bố và mẹ là cây nhị bội 2n = 2x = 18)

1 2XB × TN7 9 63,2 1132 33 22

2 2XB × TN2 4 11,8 886 182 39

Số hạt trung bình/quả 155,2 16,5 4,7

II. Tổ hợp lai cây mẹ nhị bội và cây bố là tam bội (2x × 3x)

3 2XB × XB-106 7 41,2 241 119 79 4 ST × XB-106 2 40,0 20 7 47 5 TN7 × XB-106 9 56,3 325 227 112 6 TN5 × XB-106 8 44,4 275 66 94 7 TN15 × XB-106 10 58,8 180 123 67 8 TN8 × XB-106 3 20,0 75 30 8 9 TN8 × XB -147 7 17,5 0 0 11 Số hạt trung bình/quả 24,3 12,4 9,1

III. Tổ hợp lai cây mẹ là tam bội và cây bố nhị bội (3x × 2x)

10 XB-106 × TN15 7 43,8 6 20 71

Số hạt trung bình/quả 0,9 2,9 10,1

IV. Tổ hợp lai tam bội (bố và mẹ là tam bội 2n = 3x = 27)

11 XB-107 × XB-106 2 33,3 2 0 256

12 XB-106 × XB-147 12 20,0 0 0 32

13 XB-106 × XB-106 14 25,5 0 0 21

Số hạt trung bình/quả 0,1 0,0 11, 1

V. Tổ hợp lai cây mẹ tam bội và cây bố tứ bội (3x × 4x)

14 XB-106 × XB -1 8 53,3 6 22 146

Số hạt trung bình/quả 0,8 2,8 18,3

Ghi chú: Hạt nhỏ được xác định có kích thước bằng ½ hạt to; Hạt lép là hạt phôi không có hoặc rất nhỏ, tuy nhiên vỏ hạt khá hoàn thiện giống như hạt to.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khả năng tạo hạt của các tổ hợp lai đƣợc thí nghiệm trên 14 tổ hợp lai khác nhau. Trong 14 tổ hợp lai, đƣợc nhóm vào 5 dạng tổ hợp lai nhƣ sau dạng I: tổ hợp lai số 1 và số 2 là các tổ hợp lai có cây bố và cây mẹ ở thể nhị bội (2n = 2x = 18); dạng II: tổ hợp lai từ số 3-9 là các tổ hợp lai có cây mẹ thể nhị bội (2n = 2x =18) và cây bố thể tam bội (2n = 3x = 27); dạng III: tổ hợp lai số 10 cây mẹ tam bội và cây bố nhị bội; dạng IV: tổ hợp lai từ số 11- 13 là các tổ hợp cây mẹ và bố thể tam bội; dạng V: tổ hợp lai số 14 là tổ hợp cây mẹ tam bội và cây bố tứ bội (2n = 4x =36).

Kết quả bảng 3.24 cho thấy, tính trung bình từng dạng tổ hợp lai, tổ hợp lai dạng I (2x × 2x) thuộc tổ hợp (số 1 và 2) có số lƣợng hạt to và hạt nhỏ tính trung bình cho một quả đạt cao nhất (155,2 hạt và 16,4 hạt) và có số lƣợng hạt lép ít nhất 4,7 hạt/quả. Tác giả Chahal.G.S và Gosal S.S khi nghiên cứu về quá trình phân chia giao tử ở thực vật cho biết, ở cây nhị bội giao tử phân chia thông thƣờng mang số lƣợng nhiễm sắc thể bằng ½ số lƣợng nhiễm sắc thể của cây mẹ, nhƣ vây số lƣợng nhiễm sắc thể của cả giao tử đực và cái thƣờng ở dạng đơn bội (n = x), hạt phấn mang số lƣợng nhiễm sắc thể đơn bội (n = x) có sức nẩy mầm rất tốt và sự kết hợp giữa giao tử đực và cái diễn ra khá thuận lợi, phôi sinh trƣởng khỏe và phát triển thành hạt bình thƣờng [47]. Hạt to có kích thƣớc đồng đều thƣờng là kết quả của sự kết hợp hai loại giao tử trên. Trong thí nghiệm nêu trên, tổ hợp lai dạng I có số lƣợng hạt to tƣơng đối nhiều có thể là do sự kết hợp thuận lợi của hai loại giao tử đơn bội theo lý thuyết của Chahal.G.S và Gosal S.S [47]. Tuy nhiên cũng theo Chahal.G.S và Gosal S.S[47], và Esen A. và cộng sự, ở cây nhị bội, một số trƣờng hợp trong quá trình phân chia tế bào để hình thành giao tử, tế bào mẹ không đƣợc phân chia nên giữ nguyên số lƣợng nhiễm sắc thể nhị bội (2x) và tạo thành các giao tử nhị bội, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái thể nhị bội với đơn bội và thể nhị bội với nhị bội sẽ tạo thành các phôi hạt dạng tam bội (3x)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và tứ bội (4x). Trong đó, do quá trình trao đổi chất và tích lũy dinh dƣỡng khác nhau của các hạt tam bội và tứ bội, các hạt tam bội thƣờng nhỏ hơn hạt nhị bội (thƣờng có kích thƣớc bằng 1/3 – 1/2 hạt nhị bội), hạt tứ bội thƣờng rất to và có kích thƣớc lớn hơn hạt nhị bội [21], [22]. Kết quả bảng 3.24 cho thấy: dạng lai I, không tìm thấy hạt loại rất to, chỉ có các dạng hạt to có kích thƣớc đồng đều, có thể các dạng này thuộc thể nhị bội. Trong đó, dạng hạt nhỏ thu đƣợc số lƣợng tƣơng đối lớn, rất có thể có nhiều dạng tam bội trong số các hạt nhỏ này, đây là nguồn vật liệu quan trọng cho các thí nghiệm tiếp theo nhằm xác định thể bội của con lai phục vụ cho mục tiêu chọn tạo quả không hạt ở cây cam quýt.

Dạng tổ hợp lai II, III, IV và V (bảng 3.24) có số lƣợng hạt to, hạt nhỏ trung bình cho một quả ít hơn so với tổ hợp lai dạng I, tuy nhiên số lƣợng hạt lép nhiều hơn. Trong đó, tổ hợp lai số 9 (tổ hợp dạng II) và tổ hợp lai số 12,13 (tổ hợp dạng IV) cho quả không hạt. Theo tác giả Forst, H.B và Soost, R.K, Chahal.G.S và Gosal S.S ở các dạng đa bội hoàn chỉnh lẻ (3x, 5x,…) và các thể dị bội, sự phân chia tế bào để hình thành giao tử bị rối loạn tạo thành các giao tử có số lƣợng nhiễm sắc thể rất khác nhau. Tuy nhiên vẫn cho ra nhiều giao tử (cả đực và cái) có số lƣợng nhiễm sắc thể ở dạng đơn bội (x), nhị bội (2x), tam bội (3x)… các dạng hạt phấn (giao tử đực) có số lƣợng nhiễm sắc thể nêu trên có khả năng nẩy mầm rất tốt, các dạng hạt phấn thể dị bội đa phần mất sức nẩy mầm, thời gian gần đây một số nghiên cứu hạt phấn bằng kỹ thuật di truyền đã cho thấy, một số hạt phấn di bội thể vẫn có khả năng nẩy mầm, quá trình thụ tinh tạo nên các hạt lai di bội thể [47], [22], hạt lai dị bội có một phần nhỏ phát triển bình thƣờng, đa phần tồn tại ở dạng hạt lép do quá trình tích lũy dinh dƣỡng ở nội nhũ bị ảnh hƣởng sau khi phôi đƣợc hình thành. Tổ hợp lai dạng II, III là các tổ hợp cây bố hoặc mẹ thể nhị bội, và mẹ và bố còn lại là thể tam bội, quá trình kết hợp giữa các giao tử đƣợc xác định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là: (x (với cây mẹ nhị bội) × x; hoặc một trong các dạng x +1…; 2x; 2x + 1…; 3x…) và ngƣợc lại (x; x +1…; 2x; 2x + 1…; 3x …(trong trƣờng hợp cây mẹ tam bội) × x (cây bố nhị bội ), hạt lai tạo ra có số lƣợng nhiễm sắc thể rất khác nhau. Tuy nhiên, dạng hạt to và hạt nhỏ có nội nhũ hoàn thiện thƣờng tồn tại ở các bội thể hoàn chỉnh (2x, 3x, 4x,…) chỉ một phẩn rất nhỏ các dạng hạt trên ở thể dị bội, và đa phần các dạng phôi dị bội tồn tại ở dạng hạt lép, vì

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 81 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)