Chỉ tiêu theo dõi nội dung 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 52 - 122)

3. Yêu cầu đề tài

2.4.2.2. Chỉ tiêu theo dõi nội dung 2

* Đánh giá khả năng tạo hạt:

Phƣơng pháp nghiên cứu: Dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu về lai tạo giống của Nhật Bản bao gồm:

- Phƣơng pháp thu nhận hạt phấn: Trên cây bố, chọn hoa tại thời điểm trƣớc khi hoa nở (cánh hoa chƣa mở), thu hái hoa, ngắt bỏ cánh hoa và nhụy hoa để tránh mất nƣớc, đặt hoa trong đĩa petri có nắp đậy (để nắp có khe hở để đảm bảo thoáng khí và tránh đọng nƣớc làm mất sức nảy mầm của hạt phấn). Để đĩa pettri có hoa trong điều kiện phòng thí nghiệm (250

C) hoặc dƣới tán cây trong vƣờn thí nghiệm. Sau khi bao phấn nở có thể tiến hành thụ phấn trực tiếp lên hoa của cây mẹ, hoặc bảo quản trong điều kiện khô, lạnh để có thể thụ phấn muộn hơn [24].

- Phƣơng pháp khử đực và lai tạo: Trên cây mẹ, chọn hoa ở đầu cành, trƣớc khi hoa nở từ 1-2 ngày hoặc hoa sắp nở (cánh hoa chƣa mở), tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

loại bỏ cánh hoa và khử đực bằng loại bỏ toàn bộ bao phấn. Có thể tiến hành thụ phấn ngay sau khi khử đực, trƣờng hợp chƣa thể thụ phấn, cần thiết phải cách li hoa bằng túi lai tạo chuyên dụng để tránh nhiễm nguồn hạt phấn không mong muốn. Tiến hành lai tạo bằng cách quét nhẹ bao phấn (đã mở) của hoa cây bố lên đầu nhụy của hoa cây mẹ đã khử đực, sau khi thụ phấn, cách li hoa bằng túi lai tạo chuyên dụng để đảm bảo hoa đã thụ phấn không bị nhiễm nguồn hạt phấn lạ. Sau khi thụ phấn 2-3 tuần, tháo bỏ túi cách li và đánh dấu quả đã lai tạo [24], giai đoạn quả chín, thu hái quả, thu hạt, tính số lƣợng trung bình các loại hạt to, hạt nhỏ (kích thƣớc bằng 1/2 hạt to) và các hạt lép của quả.

* Đánh giá độ nảy mầm của hạt phấn:

Phƣơng pháp xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn:

- Khả năng nẩy mầm của hạt phấn đƣợc xác định theo phƣơng pháp đếm nhanh của Ngô Xuân Bình - Wakana (1998). Hạt phấn đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng gồm: agar: 7 g/l + đƣờng sucrose 20g/l + acid Boric: 10mg/l.

- Môi trƣờng đƣợc hấp vô trùng ở 1250C trong 15 phút. Môi trƣờng còn nóng (dạng lỏng) đổ nhẹ môi trƣờng trên đĩa nhựa pettri (độ dày khoảng 1- 1,5mm). Đậy nắp và bịt kín để tránh thoát hơi nƣớc, sau khi để nguội môi trƣờng sẽ đông đặc, tiến hành gieo hạt phấn bằng cách quét nhẹ bao phấn đã nở trên môi trƣờng nuôi cấy (trong đĩa pettri), đậy kín để tránh thoát hơi nƣớc, sau từ 8 – 12 giờ khi hạt phấn nẩy mầm, tiến hành quan sát trên kính hiển vi quang học. Đánh dấu các điểm có thể quan sát và đếm đƣợc số lƣợng hạt phấn, đếm 3 lần/điểm và tính trung bình. Số hạt phấn đếm đƣợc đảm bảo trên 1000 hạt phấn, tính tỷ lệ phần trăm hạt phấn nẩy mầm.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số lƣợng sau khi tổng hợp đƣợc xử lý bằng phần mềm IRISTART trên máy vi tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả kiểm tra mức đa bội thể của các dòng bƣởi Bảng 3.1: Mức bội thể của các dòng bƣởi Bảng 3.1: Mức bội thể của các dòng bƣởi

Chỉ tiêu

Dòng Nhị bội Tam bội Tứ bội Dị bội

2X-B (đ/c) + XB-130 + XB-102 + XB-108 + XB-107 + XB-106 + XB-103 + XB-110 +

(Ghi chú: Kết quả kiểm tra mức đa bội thể của các dòng thí nghiệm được tiến hành trên máy phân tích đa bội (Ploidy Analyser), tại Viện Nghiên cứu rau

quả Trung Ương – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội.)

Các dòng thí nghiệm, khi đƣợc lai tạo năm 1997, nhóm nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp quan sát nhiễm sắc thể và xác định thể bội bằng đếm số lƣợng nhiễm sắc thể: thể nhị bội 2x = 18, thể tam bội 3x = 27, tứ bội 4x = 36…Để đảm bảo xác định chắc chắn thể bội các dòng thí nghiệm đƣợc kiểm tra lại thể bội trên máy đo đa bội Ploidy Analyser.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Đặc điểm hình thái của các dòng bƣởi thí nghiệm

3.2.1. Đặc điểm thân cành của các dòng bưởi thí nghiệm

Bảng 3.2: Một số đặc điểm thân cành của các dòng bƣởi thí nghiệm

Chỉ tiêu Dòng Đặc điểm phân cành Mật độ gai Chiều cao cây (cm) Đƣờng kính gốc (cm) Đƣờng kính tán (cm) Số cành cấp I Đƣờng kính cành cấp I (cm) Độ cao phân cành cấp I (cm) Số cành cấp II Tỉ lệ cành cấp II/cấp I 2X-B (đ/c) PC đứng Không có 264 7,72 267 3,8 3,38 38,64 22,6 5,96 XB-130 PC ngang TB 299* 8,48* 339* 4,6ns 3,12* 34,22* 31,4* 6,82 XB-102 PC ngang TB 239* 6,66* 264ns 3,2ns 2,90* 23,78* 18,6* 5,81 XB-108 PC ngang TB 188* 5,32* 206* 2,6* 2,64* 23,60* 14,2* 5,46 XB-107 PC ngang TB 268ns 7,00* 283ns 3,0ns 3,36ns 22,52* 18,4* 6,13 XB-106 PC ngang TB 265ns 7,14ns 254ns 2,8* 3,62* 33,02* 20,6ns 7,36 XB-103 PC ngang TB 285ns 7,86ns 298* 5,0* 4,16* 28,04* 35,6* 7,12 XB-110 PC ngang TB 282ns 7,16ns 284ns 2,6* 3,84* 32,40* 21,6ns 8,30 LSD0,5 22,0 0,58 26,1 0,89 0,23 2,14 2,39 Cv(%) 6,5 6,2 7,4 20,0 5,2 5,6 8,1

Ghi chú: PC = phân cành; TB = Trung bình

Bƣởi có đặc điểm là tự dụng ngọn nghĩa là sau khi cành phát triển đến mức độ nhất định thì ngừng lại, lúc đó ngọn và có khi cả một đến hai mầm phía dƣới sẽ dụng đi. Hiện tƣợng này liên tục xảy ra với các đợt lộc khiến cho bƣởi không có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp nên việc cắt tỉa cành hợp lý hàng năm là rất cần thiết. Thân cành bƣởi thƣờng bị rêu và địa y ký sinh nên có màu trắng nhờ hay xám tro. Hàng năm cần dùng nƣớc vôi lau sạch, hoặc quét vào gốc và cành lớn, để phá hủy lớp thực vật ký sinh này, tạo điều kiện cho thân cành sinh trƣởng tốt.

Kết quả đánh giá đặc điểm thân cành của của các dòng bƣởi thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 3.2. Qua bảng 3.2 ta thấy đặc điểm phân cành của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dòng bƣởi tam bội chủ yếu phân cành theo chiều ngang, góc độ phân cành lớn vì thế dạng tán của các dòng bƣởi tƣơng đối giống nhau theo dạng hình nấm hoặc hình cầu. Tất cả các dòng đều khác hẳn so với dòng đối chứng (2X-B) có đặc điểm phân cành đứng, dạng tán theo dạng hình tháp.

Mật độ gai của các dòng bƣởi thí nghiệm đều ở mức trung bình, ngoại trừ dòng đối chứng (2X-B) là không có gai. Gai ở cam quýt phản ánh tƣơng đối rõ nét đặc điểm của quá trình nhân giống và đặc điểm giống. Cây cam quýt khi đƣợc gieo từ hạt có rất nhiều gai, trải qua nhiều lần nhân giống bằng phƣơng pháp vô tính nhƣ triết, ghép thì sự xuất hiện của gai trên thân cành sẽ giảm dần và trong nhiều trƣờng hợp gai sẽ không còn xuất hiện [4], [7]. Với cây đối chứng (2X-B) là dòng mẹ của các dòng tam bội đã đƣợc qua nhân giống vô tính nhiều lần nên không có gai. Dòng tam bội đƣợc tạo ra bằng phƣơng pháp lai hữu tính và gieo hạt để chọn lọc, các dòng bƣởi tam bội trong thí nghiệm trên là những cây đã đƣợc nhân giống vô tính lần thứ nhất bằng phƣơng pháp ghép. Vì vậy, hầu nhƣ vẫn giữ nguyên đặc của cây gieo hạt là có nhiều gai, thí nghiệm là một minh chứng về phƣơng pháp chọn tạo các dòng cam, bƣởi đa bội bằng lai hữu tính và gieo hạt để thu nhận cây lai.

Chiều cao cây của các dòng bƣởi thí nghiệm đạt từ 188cm (XB-108) đến 299cm (XB-130). Các dòng XB-130 (299 cm), XB-102 (239 cm), XB-108 (188 cm) đều có chiều cao cây sai khác so với dòng đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các dòng còn lại có chiều cao cây tƣơng ứng so với dòng đối chứng, với sự sai khác so với dòng đối chứng không có ý nghĩa.

Đƣờng kính gốc của các dòng dao động từ 5,32cm (XB-108) đến 8,48cm (XB-130). Các dòng XB-130 (8.48 cm), XB-102 (6,66 cm), XB-108 (5,32 cm), XB-107 (7,00 cm) đều có đƣờng kính gốc sai khác so với dòng đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các dòng còn lại có đƣờng kính gốc tƣơng ứng với dòng đối chứng, với sự sai khác là không có ý nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự sinh trƣởng bộ tán của các dòng bƣởi cũng khá lớn dao động từ 206cm (XB-108) đến 339cm (XB-130). Các dòng XB-130 (339 cm), XB-108 (206 cm), XB-103 (298 cm) đều có đƣờng kính tán sai khác so với dòng đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Với giá trị LSD0,05 tƣơng ứng các dòng còn lại có đƣờng kính tán tƣơng đƣơng dòng đối chứng, sự sai khác không có ý nghĩa.

Sau trồng 5 năm tuổi các dòng bƣởi thí nghiệm trên có số lƣợng cành cấp I dao động từ 2,6 đến 5 cành cấp I. Dòng có số lƣợng cành cấp I nhiều nhất là dòng XB-103 (5 cành), thấp nhất là dòng XB-108, và dòng XB-110 đều có số cành cấp I là (2,6 cành), tiếp đến là dòng XB-106 (2,8 cành), các dòng này số cành cấp I sai khác so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các dòng còn lại có số cành cấp I tƣơng ứng dòng đối chứng và sự sai khác là không có ý nghĩa.

Số lƣợng cành cấp I của các dòng đƣợc thể hiện trên hình 3.1.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 2 3 4 5 6 7 8 Công thức Cành cấp I

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đƣờng kính cành cấp I dao động từ 2,64cm (XB-108) đến 4,16cm (XB- 103). Với giá trị LSD0,05 tƣơng ứng dòng XB-107 (3,36 cm) đƣợc xác định tƣơng đƣơng dòng đối chứng, các dòng còn lại có đƣờng kính cành cấp I sai khác so với dòng đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Các dòng bƣởi thí nghiệm đƣợc nhân giống bằng phƣơng pháp ghép nên có độ cao phân cành cấp I tƣơng đối thấp. Độ cao phân cành cấp I so với mặt đất dao động từ 22,52cm đến 38,64cm, cao nhất là dòng đối chứng 2X-B đạt 38,64cm. Các dòng còn lại nhìn chung độ cao phân cành không có sự chênh lệch lớn, các dòng đều có độ cao phân cành thấp hơn dòng đối chứng và sự sai khác ở mức tin cậy 95%.

Số lƣợng cành cấp II của các dòng đƣợc thể hiện trên hình 3.2.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 Công thức Cành cấp II

Hình 3.2. Đồ thị số lƣợng cành cấp 2 của các dòng bƣởi thí nghiệm

Số lƣợng cành cấp II của các dòng dao động từ 14,2 cành đến 35,6 cành. Số lƣợng cành cấp II nhiều nhất là dòng XB-103 (35,6 cành) và dòng XB-130 (31,4 cành), thấp nhất là dòng XB-108 (14,2 cành) sai khác so với dòng đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các dòng XB-106 (20,6 cành), XB-110 (21,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cành) có số cành cấp II tƣơng ứng so với dòng đối chứng và sự sai khác là không có ý nghĩa.

3.2.2. Đặc điểm hình thái bộ lá

Theo quan điểm tiến hóa thì cam quýt nói chung và cây bƣởi nói riêng vốn có lá kép: Dấu vết còn lại là eo lá dƣới gốc lá đơn, có phiến lá tƣơng đối to và rộng. Eo lá là một đặc điểm giúp phân biệt giữa các giống. Tuổi thọ của lá thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dƣỡng của cây. Ở điều kiện nƣớc ta nói chung tuổi thọ trung bình của lá là 15 đến 24 tháng, ở vùng á nhiệt đới tuổi thọ của lá có thể dài hơn. Những lá hết thời kỹ sinh trƣởng lá sẽ rụng rải rác trong năm, ở nƣớc ta lá cam quýt thƣờng rụng vào mùa đông.

Kết quả nghiên cứu hình thái bộ lá của các dòng bƣởi thí nghiệm đƣợc thể hiện trên bảng 3.3.

Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái bộ lá của các dòng bƣởi nghiên cứu

Chỉ tiêu Dòng Phiến lá Eo lá Mép Hình dạng Màu sắc Chiều dài lá (cm) Chiều rộng (cm) Dài/rộng Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) 2X-B (đ/c) 12,42 8,74 1,42 2,84 2,13 Gợn sóng Bầu dục Xanh vàng XB-130 12,70ns 10,34* 1,23 3,07ns 2,38* Răng cƣa nhỏ Ovan Xanh vàng XB-102 11,11* 8,04ns 1,38 3,32* 2,89* Gợn sóng Elip Xanh vàng XB-108 10,09* 8,82ns 1,14 3,03ns 2,48* Gợn sóng Ovan Xanh vàng XB-107 10,89* 7,93* 1,37 3,70* 3,06* Gợn sóng Elip Xanh thẫm XB-106 12,20ns 9,35ns 1,30 3,49* 2,56* Gợn sóng Ovan Xanh vàng XB-103 12,77ns 9,25ns 1,38 3,40* 2,79* Răng cƣa nhỏ Ovan Xanh thẫm XB-110 12,52ns 8,29ns 1,51 3,20* 2,70* Răng cƣa nhỏ Bầu dục Xanh vàng LSD-0,5 0,74 0,73 0,24 0,20

Cv(%) 4,9 6,4 5,7 6,0

Hình thái lá của các dòng bƣởi thí nghiệm mang đặc điểm khá điển hình đặc trƣng của các giống bƣởi thuộc loài C.grandis,bộ lá thể hiện rõ nét ở 3 loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dạng hình là bầu dục, elip và ovan, mầu sắc lá từ xanh vàng đến xanh thẫm, các dòng XB-107 và dòng XB-103 có mầu sắc lá xanh thẫm, điều này thể hiện khả năng quang hợp rất tốt, các dòng còn lại có màu sắc lá xanh vàng. Mép lá của các dòng thí nghiệm đƣợc thể hiện ở 2 dạng hình là gợn sóng và răng cƣa nhỏ, các dòng 2X-B, XB-108, XB-107, XB-106 và XB-102 có mép lá dạng gợn sóng, các dòng XB-130, XB-110 và XB-103 có mép lá dạng răng cƣa nhỏ.

Chiều dài phiến lá dao động từ 10,09 cm (XB-108) đến 12,77 cm (XB- 103). Các dòng XB-102 (11,11 cm), XB-108 (10,09 cm), XB-107 (10,89 cm) có chiều dài phiến lá sai khác so với đối chứng ở mức 95%, các dòng còn lại đƣợc xác định tƣơng đƣơng dòng đối chứng. Chiều rộng phiến lá đạt từ 7,93 cm dòng (XB-107) đến 10,34 cm dòng (XB-130), có sự sai khác so với đối chứng ở mức 95%, Các dòng còn lại có giá trị tƣơng đƣơng dòng đối chứng.

Nhìn chung, kích thƣớc lá của các dòng bƣởi thí nghiệm không có sự khác biệt lớn, kích thƣớc này đƣợc thể hiện ở chỉ số chiều dài/chiều rộng, các chỉ số này tƣơng đối đều nhau. Tuy nhiên, kích thƣớc eo lá của các dòng bƣởi thí nghiệm đều có eo lá tƣơng đối lớn. Chiều dài eo lá dao động từ 2,84 cm (2X-B) đến 3,70 cm (XB-107). Dòng XB-130 (3,07 cm), XB-108 (3,03 cm) có chiều dài eo lá tƣơng đƣơng dòng đối chứng. Các dòng còn lại có chiều dài eo lá cao hơn dòng đối chứng và sự sai khác ở mức 95%. Về chiều rộng eo lá của các dòng dao động từ 2,13 cm (2X-B) đến 3,06 cm (XB-107), các dòng đều có chiều rộng eo lá cao hơn dòng đối chứng và có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%. Theo Swingle và Tanaka, các giống bƣởi thuộc loài C.grandis

thƣờng có eo lá khá lớn rất điển hình, đây là đặc điểm giúp phân biệt giữa các giống bƣởi (thuộc loài C.grandis – có eo lá lớn) với các giống bƣởi chùm (C.paradicis – eo lá nhỏ) và các cây khác thuộc họ cam quýt (có eo lá nhỏ hoặc không có). Kết quả nghiên cứu về eo lá cho thấy các dòng bƣởi nghiên cứu là dòng điển hình thuộc loài C.grandis không bị lai tạp trong quá trình trồng trọt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3. Đặc điểm hình thái hoa

Hoa bƣởi đa số là hoa tự chum hoặc tự bông, hoa tự có khi mang lá hoặc không có lá. Hoa không có lá nhiều hơn, nụ hoa to, tràng hoa, cánh hoa có màu trắng, dày, nhị đực có nhiều, nhuỵ có một do 3 bộ phận đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy cấu tạo thành. Đầu nhụy cái thông thƣờng cao hơn bao phấn, dƣới bầu hoa có đĩa mật, đĩa mật to hơn bầu hoa có thể tiết ra mật hấp dẫn côn trùng đến hút mật truyền phấn.

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái hoa của các dòng bƣởi thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Đặc điểm hoa của các dòng bƣởi thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 52 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)