3. Yêu cầu đề tài
1.3.2.3. Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí từ 9015 đến 10030 vĩ độ Bắc, đây là vùng đƣợc tạo nên bởi sông Mekong chảy qua địa phận Việt Nam trƣớc khi đổ ra biển. Địa hình vùng này khá bằng phẳng, cao hơn mực nƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biển 3 - 6 m, hầu nhƣ không có mùa đông, nhiệt độ khá cao và ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm là 24,5 - 29,8 0C, nhiệt độ tháng nóng nhất là 28 - 290
C không chênh lệch nhiều so với tháng lạnh nhất (21 - 220C). Lƣợng mƣa trung bình từ 1300 - 2000 mm, chủ yếu tập trung vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 (90%), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 lƣợng mƣa chỉ vào khoảng 10% lƣợng mƣa cả năm
Bao gồm các tỉnh nhƣ Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh...vùng đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt khá lâu đời gắn liền với việc khai phá vùng đất này. Cam quýt đƣợc trồng nhiều ở các vùng phù sa ven sông Tiền, sông Hậu, nông dân ở đây có trình độ trồng cam quýt khá cao, đặc biệt trong kỹ thuật chăm sóc nhƣ khắc phục hiện tƣợng ra quả cách năm, điều khiển ra hoa sớm, muộn, tỉa cành, tạo tán cân đối, hạn chế chiều cao của cây, trồng dày hợp lý để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, dinh dƣỡng khoáng, nƣớc và khoảng không gian, tạo hình thành một sự cân bằng khá hoàn chỉnh giữa cây và môi trƣờng sinh thái vùng đồng bằng.
Những năm trƣớc đây, cây cam quýt đƣợc trồng chủ yếu bằng cách chiết cành, một số gieo hạt, hiện nay chủ yếu áp dụng phƣơng pháp nhân giống bằng phƣơng pháp ghép là phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm giúp cho cây khoẻ mạnh, bộ rễ khoẻ chống chịu gió bão tốt. Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long cũng có một tập đoàn giống khá phong phú của địa phƣơng và nhập nội. Các thƣơng nhân Trung Hoa và Pháp đã mang nhiều giống cam quýt quý trồng ở vùng nam bộ, các giống đƣợc ƣa chuộng nhiều nhƣ giống cam Navel, cam sành, cam mật, bƣởi đƣờng, bƣởi Long Tuyền. Đặc biệt ở đây có giống bƣởi địa phƣơng là bƣởi Năm Roi quả to vừa phải, có vị ngọt thanh chua, không hạt hoăc rất ít hạt rất phù hợp cho xuất khẩu. Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh nhờ khí hậu, đất đai khá phù hợp và một thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm rộng lớn là thành phố Hồ Chí Minh và khu vực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lân cận. Dòng sông Mekong đã tạo nên giao thông đƣờng thuỷ khá thuận lợi giúp tiêu thụ nhanh sản phẩm cho nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, vùng cam quýt này còn một số mặt khó khăn là biên độ nhiệt độ ngày đêm thấp, thời tiết nóng quanh năm, lũ lụt và sâu bệnh gây hại nhiều dẫn tới năng suất, chất lƣợng quả không ổn định.
1.3.3. Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta
Thực tiễn sản xuất cam quít ở nƣớc ta cho thấy nổi lên một số khó khăn chủ yếu sau:
- Diện tích trồng cam quýt kinh doanh thƣờng manh mún, phân tán, ở miền núi phía bắc Việt Nam có một số vƣờn rộng vài chục ha, đại bộ phận các vƣờn ở đồng bằng sông Mekong rất nhỏ, thƣờng rất ít vƣờn có diện tích từ 1 ha trở lên. Điều này vừa có mặt lợi nhƣng gây nhiều khó khăn trong việc cơ giới hoá, thu hái và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
- Sản xuất cam quýt gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và phòng trừ dịch hại, lũ lụt ở vùng đồng bằng, xói mòn, rửa trôi ở vùng đất dốc. Việt Nam thuộc vùng trồng cam quýt nhiệt đới, có thời tiết nóng, mƣa nhiều, nhiều loại bệnh hại cam quýt điển hình của vùng nhiệt đới phá hại nhƣ: Bệnh greening đã phá huỷ hàng ngàn ha cam quýt ở miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh greening phá hại nghiêm trọng ở Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, nông trƣờng cam Bố Hạ trong nhiều năm trƣớc đã phải huỷ bỏ cam để trồng các loại cây trồng khác do bị bệnh greening. Theo đánh giá của Đại học Cần Thơ, trong tổng số hơn 10.000 vƣờn cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có hơn 3.000 vƣờn đã bị nhiễm bệnh greening [20]. Trong những năm gần đây bệnh greening càng phát triển mạnh do nhập nội giống cam quýt từ nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Thái Lan và một số nƣớc khác thuộc châu á Thái Bình Dƣơng bằng nhiều con đƣờng khác nhau, rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, đối với cây bƣởi thì bệnh greening gây hại ở mức thấp do bƣởi có khả năng chống chịu khá tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Việc tiêu thụ sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn. Thị trƣờng cam quýt trong nƣớc và xuất khẩu không ổn định, giá cả bấp bênh, nhất là sau sự sụp đổ của các nƣớc Đông Âu, thị trƣờng xuất khẩu cam quýt của Việt Nam bị thay đổi theo hƣớng bất lợi. Do sự nhập lậu cam quýt từ Trung Quốc với giá rất thấp làm cho giá cam quýt trong nƣớc giảm mạnh. Những yếu tố trên đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất cam quýt ở nƣớc ta.
- Chƣa có một kế hoạch đầu tƣ, quy hoạch phát triển vùng trồng cam quýt một cách thống nhất, đồng bộ, có khá nhiều vùng cam quýt đƣợc hình thành tự phát trong sản xuất.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.4.1. Nghiên cứu về giống
Theo W.C.Zhang (1981) có 7 giống bƣởi và bƣởi chùm là những giống có nguồn gốc từ cây lai. Lai tạo là phƣơng pháp tạo ra giống mới rất phổ biến trên thế giới. Ở Trung Quốc dùng phƣơng pháp lai tạo đã tạo ra đƣợc các giống bƣởi với ƣu thế lai nổi trội rất có triển vọng cho chiến lƣợc phát triển cây ăn quả có múi hàng hoá của nƣớc này với chất lƣợng cao, giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trƣờng thế giới .
Thái Lan cũng là một nƣớc sản xuất nhiều cây ăn quả có múi với nhiều giống nổi tiếng. Theo kết quả điều tra, khảo sát của tác giả N.Chomchalaw và cộng sự, cây bƣởi có 51 giống trên toàn bộ lãnh thổ, trong đó có nhiều giống rất có triển vọng phát triển ra sản xuất [44].
Theo nghiên cứu của J. Saunt (1990): Các giống bƣởi có triển vọng phát triển tốt ở các nƣớc nhƣ: Thái Lan 3 giống, Trung Quốc 3 giống, Indonexia 5 giống [23].
Ở Việt Nam phƣơng pháp lai tạo giống đối với cây có múi chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều, mới đƣợc thực hiện bƣớc đầu ở một số viện nghiên cứu đầu nghành nhƣ: Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện nghiên cứu Rau quả Trung Ƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở Philippin: Tại trung tâm nghiên cứu cây trồng quốc tế Davao tác giả N.T.Estellena và cộng sự (1992) đã nghiên cứu khá sâu về tập đoàn giống bƣởi, kết quả đã xác định đƣợc 4 giống bƣởi có năng suất cao, chất lƣợng tốt và khả năng chống chịu với dịch hại khá tốt nhƣ: Delacruzp - Piuk; Magallanes và Amoymantan, Siamese [45].
Ở Việt Nam công tác nghiên cứu về cây ăn quả cũng đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm. Các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu chuyên ngành cũng đã gặt hái đƣợc những kết quả không nhỏ trong công tác nghiên cứu của mình, đã góp phần đáng kể vào việc phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nƣớc ta, trong đó cây có múi có một vị trí quan trọng và đƣợc đông đảo bà con nông dân quan tâm, hƣởng ứng.
Tuyển chọn giống bƣởi Thanh Trà của Mạc Thị Đua (1997) ở Thừa Thiên Huế thực hiện trong 3 năm đã chọn đƣợc 8 cây đầu dòng cho năng suất cao, ổn định và chất lƣợng tốt [24].
Kết quả nghiên cứu tuyển chọn từ tập đoàn giống bƣởi thuộc các tỉnh phía Bắc của Trần Thế Tục (1995) đã xác định đƣợc 8 giống bƣởi là bƣởi Đoan Hùng, bƣởi ngọt Nhƣ Quỳnh, bƣởi đƣờng Yên Phong, Phú Thọ 1, Phú Thọ 2...[25].
Lê Quang Hạnh (1994), cho thấy ở vùng khu 4 cũ tác giả đã thu thập đƣợc 23 giống bƣởi, 8 giống cam, 8 giống quýt và 4 giống chanh, trong số này có những giống hội tụ khá nhiều những đặc tính quí giá nhƣ khả năng cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt,...Trong thực tế những giống này đã trở thành những giống chủ lực của vùng cam quýt hàng hóa thuộc khu 4 cũ đã từng nổi tiếng một thời [4].
Võ Hùng (1994), điều tra thu thập, bảo tồn và đánh giá một số giống cây ăn quả đặc sản (cam, quýt, bƣởi, hồng, dứa) ở một số tỉnh miền Trung và thành phố Huế cho nhận xét: Bƣởi Thanh Trà đƣợc trồng trên đất phù sa ven sông thì sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao, ổn định và chất lƣợng quả tốt [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đỗ Đình Ca (1995), điều tra giống cây có múi ở vùng Bắc Quang - Hà Giang cho biết vùng này có 16 giống, trong đó có 1 giống cam, 10 giống quýt, 3 giống bƣởi và 2 giống chanh [20].
Nguyễn Đình Tuệ (1996), điều tra, thu thập đƣợc 13 giống quýt, 3 giống cam, 5 giống bƣởi và 2 giống cam sành thuộc một số tỉnh miền núi trung du phía Bắc, nhƣ Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai [25].
Cây có múi là cây có khả năng nhiệt đới hoá tốt nhất, có phổ thích nghi rất rộng, có thể trồng đƣợc ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nƣớc ta, trong sản xuất hiện đang sở hữu rất nhiều giống bƣởi nhƣ: bƣởi Phủ Đoan (Đoan Hùng – Phú Thọ) nhiều nƣớc, hƣơng vị tốt, lột vỏ khó, tép có nhiều xơ; bƣởi Phúc Trạch quả to trung bình, rễ bóc, tép róc, có vị ngọt mát, hƣơng thơm, ít hạt; bƣởi Tân Triều (Biên Hoà); bƣởi Hồng, không hạt Tiền Giang; ở Huế có bƣởi Thanh Trà với chất lƣợng khá tốt, đã từng dùng để tiến vua [10].
Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (1997), tập đoàn cây ăn quả của Viện nghiên cứu Rau quả đã thu thập đƣợc 22 chủng, gồm 170 giống. Trong đó cây có múi gồm 9 giống cam, 12 giống quýt, 8 giống chanh và 5 giống bƣởi (có 1 giống bƣởi nhập nội từ Ai Cập) [7].
Phạm Thị Chữ (1998) đã nghiên cứu tuyển chọn giống bƣởi Phúc Trạch - Hƣơng Khê - Hà Tĩnh đã chọn đƣợc 3 đầu dòng là: M1, M4 và M5 để nhân nhanh ra sản xuất đại trà. Theo tác giả thì giống bƣởi ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, mỗi giống có những đặc điểm riêng biệt và nổi trội, chính những đặc điểm này đã tạo nên đặc sản của mỗi vùng. Nguồn gốc của các giống bƣởi đặc sản phần lớn là do biến dị tạo nên [17].
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam do nhóm tác giả Đào Thị Bé Bảy, Trần Thị Oanh Yến và cộng sự (2004) đã tuyển chọn giống bƣởi Da xanh ở các tỉnh phía Nam cho biết giống bƣởi Da Xanh sinh trƣởng khá mạnh, thời gian ra hoa đầu tiên sau trồng là 25 tháng, ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoa tập trung từ tháng 2 đến tháng 5 và cho thu hoạch tập trung từ tháng 8 đến tháng 12; đã tuyển chọn đƣợc một cá thể mang mã số BDX 30 đề nghị làm cây đầu dòng. Dòng BDX có đặc tính nhƣ sau:
- Dạng tán xoè tròn, phân cành đều, phân bố quả khá đều trên cây.
- Trọng lƣợng quả trung bình của các thể là 1304g, dạng quả hình cầu, vỏ dày 1,99 cm, số hạt trên quả là 26,1 hạt, độ Brix khá cao 11,0% tỷ lệ thịt quả cao 75,8%, con tép róc, có vị ngọt và thơm, năng suất trung bình 3 năm là 160,3 kg/cây/ năm.
- Vỏ quả có mầu xanh vàng, con tép màu đỏ hồng [18].
1.4.2. Nghiên cứu về sinh lý, kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu hoạch
R.K.Karaya (1988) nghiên cứu trên 6 giống bƣởi và 4 giống bƣởi chùm kết quả cho thấy tất cả các giống đều có khả năng đậu quả, nhƣng xu hƣớng khác nhau. Bƣởi Pyrifrorm và bƣởi chùm Yubileingi thích hợp để hoàn thành sự thụ phấn và đậu quả chỉ sau khi thụ phấn chéo, tỷ lệ đậu quả của các giống ở thụ phấn chéo cao hơn tự thụ phấn [17].
Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ mùa đông đến thời gian ra hoa, đậu quả bƣởi của Lâm Quang Phổ (1967) cho thấy: Nhiệt độ cao trong mùa đông làm cho hoa bƣởi ra sớm hơn.
Nghiên cứu quy luật ra cành, tình hình ra hoa đậu quả và mâu thuẫn giữa sinh trƣởng và phát dục của 2 giống cam Bố Hạ và Xã Đoài, có nhận xét:
- Đối với Cam quýt cành vụ xuân chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lƣợng cành cả năm và có xu hƣớng tăng dần theo tuổi cây. Nguồn gốc của cành xuân khá phức tạp, song về tỷ lệ cành thì cành xuân phát sinh nhiều nhất trên cành hè và thu năm trƣớc. Cành hè phát sinh ngay trên cành xuân cùng năm. Khi cây mang quả tuổi càng lớn cành hè giảm. Nếu cành hè giảm thì cành thu phát sinh trên cành xuân là chính. Cành vụ đông không đáng kể nhất là khi cây lớn tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thời kỳ ra từng đợt cành có liên quan chặt chẽ đến điều kiện nhiệt độ, ẩm độ của địa phƣơng. Các đợt cành thƣa dần khi tuổi cam càng lớn, và khi đi vào sản xuất ổn định cây cam chỉ còn 2 đợt cành chủ yếu là xuân và thu. Cành thu so với tổng cành chiếm 14,4 đến 15% những cành quả chủ yếu phát sinh trên cành thu, chiếm tới 85%.
- Có sự mâu thuẫn nhất định giữa nuôi cành và nuôi quả. Mâu thuẫn này nảy sinh từ vụ xuân, thực hiện các biện pháp kỹ thuật là để lập lại cân đối giữa cành và quả, trong vụ hè nhằm bảo vệ quả là chính và trong vụ thu nuôi lộc để có cành dự trữ năm sau [19].
Lê Đình Định (1968). Nghiên cứu tình hình dinh dƣỡng đất trồng cam quýt ở chu kỳ 1 của một số loại đất chính vùng Phủ Quỳ – Nghệ An, kết luận:
- Giữ gìn và nâng cao hàm lƣợng chất hữu cơ cho đất trồng Cam quýt là vần đề có tầm quan trọng đặc biệt, phải coi trọng việc bón phân hữu cơ ngay từ khi trồng mới.
- Sử dụng phân khoáng là cần thiết song cần chú ý đến việc dùng các loại phân sinh lý chua, thí dụ nhƣ bón nhiều năm bằng một loại phân Suppe, nên thay bằng phân lân nung chảy, đồng thời phải sử dụng vôi để cải tạo đất hàng năm.
- Lân, đặc biệt là lân dễ tiêu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì của loại đất trồng cây lâu năm trên đồi nói chung và đất trồng cam quýt nói riêng [3].
Nghiên cứu về sự phát triển của bộ rễ cam trên một số loại đất ở vùng Phủ Quỳ – Nghệ An, Tác giả Trần Thế Tục (1977) cho rằng:
- Trên ba loại đất trồng Cam: đất bazan, đất phiến thạch, đất dốc tụ thì thấy trên đất bazan rễ cam ăn xa và sâu nhất.
- Bộ rễ cam thuộc loại ăn nông và ƣa thoáng. Trên nhiều loại đất rễ tập trung phân bố ở lớp đất từ 0 – 40 cm, trên đất bazan rễ tập trung ở 0 – 60 cm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cùng trồng trên một loại đất và cùng có chế độ chăm sóc, các giống cam khác nhau có sự phân bố bộ rễ khác nhau, giống cam có bộ tán khoẻ tƣơng ứng, có bộ rễ phát triển tốt và ngƣợc lại [20].
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất