Đặc điểm hình thái bộ lá

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 59 - 61)

3. Yêu cầu đề tài

3.2.2. Đặc điểm hình thái bộ lá

Theo quan điểm tiến hóa thì cam quýt nói chung và cây bƣởi nói riêng vốn có lá kép: Dấu vết còn lại là eo lá dƣới gốc lá đơn, có phiến lá tƣơng đối to và rộng. Eo lá là một đặc điểm giúp phân biệt giữa các giống. Tuổi thọ của lá thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dƣỡng của cây. Ở điều kiện nƣớc ta nói chung tuổi thọ trung bình của lá là 15 đến 24 tháng, ở vùng á nhiệt đới tuổi thọ của lá có thể dài hơn. Những lá hết thời kỹ sinh trƣởng lá sẽ rụng rải rác trong năm, ở nƣớc ta lá cam quýt thƣờng rụng vào mùa đông.

Kết quả nghiên cứu hình thái bộ lá của các dòng bƣởi thí nghiệm đƣợc thể hiện trên bảng 3.3.

Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái bộ lá của các dòng bƣởi nghiên cứu

Chỉ tiêu Dòng Phiến lá Eo lá Mép Hình dạng Màu sắc Chiều dài lá (cm) Chiều rộng (cm) Dài/rộng Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) 2X-B (đ/c) 12,42 8,74 1,42 2,84 2,13 Gợn sóng Bầu dục Xanh vàng XB-130 12,70ns 10,34* 1,23 3,07ns 2,38* Răng cƣa nhỏ Ovan Xanh vàng XB-102 11,11* 8,04ns 1,38 3,32* 2,89* Gợn sóng Elip Xanh vàng XB-108 10,09* 8,82ns 1,14 3,03ns 2,48* Gợn sóng Ovan Xanh vàng XB-107 10,89* 7,93* 1,37 3,70* 3,06* Gợn sóng Elip Xanh thẫm XB-106 12,20ns 9,35ns 1,30 3,49* 2,56* Gợn sóng Ovan Xanh vàng XB-103 12,77ns 9,25ns 1,38 3,40* 2,79* Răng cƣa nhỏ Ovan Xanh thẫm XB-110 12,52ns 8,29ns 1,51 3,20* 2,70* Răng cƣa nhỏ Bầu dục Xanh vàng LSD-0,5 0,74 0,73 0,24 0,20

Cv(%) 4,9 6,4 5,7 6,0

Hình thái lá của các dòng bƣởi thí nghiệm mang đặc điểm khá điển hình đặc trƣng của các giống bƣởi thuộc loài C.grandis,bộ lá thể hiện rõ nét ở 3 loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dạng hình là bầu dục, elip và ovan, mầu sắc lá từ xanh vàng đến xanh thẫm, các dòng XB-107 và dòng XB-103 có mầu sắc lá xanh thẫm, điều này thể hiện khả năng quang hợp rất tốt, các dòng còn lại có màu sắc lá xanh vàng. Mép lá của các dòng thí nghiệm đƣợc thể hiện ở 2 dạng hình là gợn sóng và răng cƣa nhỏ, các dòng 2X-B, XB-108, XB-107, XB-106 và XB-102 có mép lá dạng gợn sóng, các dòng XB-130, XB-110 và XB-103 có mép lá dạng răng cƣa nhỏ.

Chiều dài phiến lá dao động từ 10,09 cm (XB-108) đến 12,77 cm (XB- 103). Các dòng XB-102 (11,11 cm), XB-108 (10,09 cm), XB-107 (10,89 cm) có chiều dài phiến lá sai khác so với đối chứng ở mức 95%, các dòng còn lại đƣợc xác định tƣơng đƣơng dòng đối chứng. Chiều rộng phiến lá đạt từ 7,93 cm dòng (XB-107) đến 10,34 cm dòng (XB-130), có sự sai khác so với đối chứng ở mức 95%, Các dòng còn lại có giá trị tƣơng đƣơng dòng đối chứng.

Nhìn chung, kích thƣớc lá của các dòng bƣởi thí nghiệm không có sự khác biệt lớn, kích thƣớc này đƣợc thể hiện ở chỉ số chiều dài/chiều rộng, các chỉ số này tƣơng đối đều nhau. Tuy nhiên, kích thƣớc eo lá của các dòng bƣởi thí nghiệm đều có eo lá tƣơng đối lớn. Chiều dài eo lá dao động từ 2,84 cm (2X-B) đến 3,70 cm (XB-107). Dòng XB-130 (3,07 cm), XB-108 (3,03 cm) có chiều dài eo lá tƣơng đƣơng dòng đối chứng. Các dòng còn lại có chiều dài eo lá cao hơn dòng đối chứng và sự sai khác ở mức 95%. Về chiều rộng eo lá của các dòng dao động từ 2,13 cm (2X-B) đến 3,06 cm (XB-107), các dòng đều có chiều rộng eo lá cao hơn dòng đối chứng và có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%. Theo Swingle và Tanaka, các giống bƣởi thuộc loài C.grandis

thƣờng có eo lá khá lớn rất điển hình, đây là đặc điểm giúp phân biệt giữa các giống bƣởi (thuộc loài C.grandis – có eo lá lớn) với các giống bƣởi chùm (C.paradicis – eo lá nhỏ) và các cây khác thuộc họ cam quýt (có eo lá nhỏ hoặc không có). Kết quả nghiên cứu về eo lá cho thấy các dòng bƣởi nghiên cứu là dòng điển hình thuộc loài C.grandis không bị lai tạp trong quá trình trồng trọt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)