Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 33 - 34)

3. Yêu cầu đề tài

1.3.2.2. Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung

Là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, trải dài từ 18 - 20030’ vĩ độ bắc gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...Tổng diện tích trồng cam quýt của vùng năm 2005 là 10,4 nghìn ha, do hạn chế về khí hậu và đất đai nên năng suất bình quân đạt khá thấp (ngoại trừ vùng chuyên canh cam quýt Phủ Quỳ). Khu IV cũng có 2 vùng khá nổi tiếng về cam quýt đó là bƣởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh) và vùng cam quýt Phủ Quỳ (Nghệ An). Bƣởi Phúc Trạch là một đặc sản nổi tiếng giống nhƣ bƣởi Đoan Hùng của Phú Thọ đã có lịch sử trồng bƣởi từ lâu đời, bƣởi Phúc Trạch có vị chua nhẹ rất dễ ăn và rất hợp khẩu vị ngƣời nƣớc ngoài. Ở Phúc Trạch phần lớn trong các vƣờn hộ đều trồng bƣởi, tuy nhiên diện tích trồng ở đây khá phân tán, nhỏ lẻ bởi vậy hiện tại chƣa thể trở thành mặt hàng có khả năng xuất khẩu lớn nên hiệu quả chƣa cao [7]. Trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ Nghệ An, vùng này gồm một cụm các nông trƣờng chuyên cam quýt có diện tích hàng ngàn ha. Đây là khu vực trồng cam quýt có ƣu thế về tiềm năng đất đai, đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng các nông trƣờng vì vậy nơi đây có đội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có kinh nghiệm về cây có múi [11]. Đồng thời cũng là nơi đƣợc thử nghiệm trồng nhiều giống nhập nội nhất ở nƣớc ta. Vùng Phủ Quỳ ở phía tây bắc tỉnh Nghệ An từ 19,09 độ đến 19,30 độ vĩ bắc, thuộc địa phận huyện Nghĩa Đàn và một phần huyện Quỳ Hợp với tổng diện tích tự nhiên là 73.000 ha. Trong đó có đến 40% là đất đỏ Bazan, ngoài ra còn một số đất đá vôi, phù sa cổ...đất có độ dốc thoai thoải từ 3 - 60

rất thuận lợi để phát triển cam quýt [26]. Khí hậu vùng Phủ Quỳ phân chia thành 4 mùa rất rõ: Xuân - hè - thu - đông, nhiệt độ bình quân trong các tháng mùa đông vùng Phủ Quỳ từ 15 - 170C, tháng lạnh nhất là tháng giêng có thể xuống đến 20

C, số ngày có nhiệt độ dƣới 100C khá lớn, yếu tố này cũng ít nhiều ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của cam quýt. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa nóng từ 27 - 300C, có khi nhiệt độ lên đến 33,0 - 33,60C hoặc cá biệt lên đến 420C. Mƣa ở vùng Phủ Quỳ khoảng 1600mm/năm phân bố không đồng đều và tập trung chủ yếu vào mùa nóng gây nên hiện tƣợng xói mòn đất vào mùa mƣa và khô hạn vào mùa đông. Vùng cam quýt Phủ Quỳ đƣợc hình thành cùng với việc xây dựng hàng loạt các nông trƣờng chuyên canh cam quýt, ở đây có nhiều giống nhập nội từ nƣớc ngoài đƣợc trồng với mục đích xuất khẩu.

Tuy vậy, vùng cam quýt miền Trung còn có những mặt hạn chế nhƣ: Thời tiết khí hậu khá khắc nghiệt, mƣa nhiều về mùa nóng, khô về mùa đông phần nào hạn chế sự sinh trƣởng của cam quýt. Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật không ổn định và không đồng đều giữa các địa phƣơng trong vùng. Ở đây cần xác định lại cơ cấu giống hợp lý nhằm sản xuất phục vụ cho xuất khẩu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)