Nghiên cứu về giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 37 - 40)

3. Yêu cầu đề tài

1.4.1. Nghiên cứu về giống

Theo W.C.Zhang (1981) có 7 giống bƣởi và bƣởi chùm là những giống có nguồn gốc từ cây lai. Lai tạo là phƣơng pháp tạo ra giống mới rất phổ biến trên thế giới. Ở Trung Quốc dùng phƣơng pháp lai tạo đã tạo ra đƣợc các giống bƣởi với ƣu thế lai nổi trội rất có triển vọng cho chiến lƣợc phát triển cây ăn quả có múi hàng hoá của nƣớc này với chất lƣợng cao, giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trƣờng thế giới .

Thái Lan cũng là một nƣớc sản xuất nhiều cây ăn quả có múi với nhiều giống nổi tiếng. Theo kết quả điều tra, khảo sát của tác giả N.Chomchalaw và cộng sự, cây bƣởi có 51 giống trên toàn bộ lãnh thổ, trong đó có nhiều giống rất có triển vọng phát triển ra sản xuất [44].

Theo nghiên cứu của J. Saunt (1990): Các giống bƣởi có triển vọng phát triển tốt ở các nƣớc nhƣ: Thái Lan 3 giống, Trung Quốc 3 giống, Indonexia 5 giống [23].

Ở Việt Nam phƣơng pháp lai tạo giống đối với cây có múi chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều, mới đƣợc thực hiện bƣớc đầu ở một số viện nghiên cứu đầu nghành nhƣ: Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện nghiên cứu Rau quả Trung Ƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Philippin: Tại trung tâm nghiên cứu cây trồng quốc tế Davao tác giả N.T.Estellena và cộng sự (1992) đã nghiên cứu khá sâu về tập đoàn giống bƣởi, kết quả đã xác định đƣợc 4 giống bƣởi có năng suất cao, chất lƣợng tốt và khả năng chống chịu với dịch hại khá tốt nhƣ: Delacruzp - Piuk; Magallanes và Amoymantan, Siamese [45].

Ở Việt Nam công tác nghiên cứu về cây ăn quả cũng đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm. Các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu chuyên ngành cũng đã gặt hái đƣợc những kết quả không nhỏ trong công tác nghiên cứu của mình, đã góp phần đáng kể vào việc phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nƣớc ta, trong đó cây có múi có một vị trí quan trọng và đƣợc đông đảo bà con nông dân quan tâm, hƣởng ứng.

Tuyển chọn giống bƣởi Thanh Trà của Mạc Thị Đua (1997) ở Thừa Thiên Huế thực hiện trong 3 năm đã chọn đƣợc 8 cây đầu dòng cho năng suất cao, ổn định và chất lƣợng tốt [24].

Kết quả nghiên cứu tuyển chọn từ tập đoàn giống bƣởi thuộc các tỉnh phía Bắc của Trần Thế Tục (1995) đã xác định đƣợc 8 giống bƣởi là bƣởi Đoan Hùng, bƣởi ngọt Nhƣ Quỳnh, bƣởi đƣờng Yên Phong, Phú Thọ 1, Phú Thọ 2...[25].

Lê Quang Hạnh (1994), cho thấy ở vùng khu 4 cũ tác giả đã thu thập đƣợc 23 giống bƣởi, 8 giống cam, 8 giống quýt và 4 giống chanh, trong số này có những giống hội tụ khá nhiều những đặc tính quí giá nhƣ khả năng cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt,...Trong thực tế những giống này đã trở thành những giống chủ lực của vùng cam quýt hàng hóa thuộc khu 4 cũ đã từng nổi tiếng một thời [4].

Võ Hùng (1994), điều tra thu thập, bảo tồn và đánh giá một số giống cây ăn quả đặc sản (cam, quýt, bƣởi, hồng, dứa) ở một số tỉnh miền Trung và thành phố Huế cho nhận xét: Bƣởi Thanh Trà đƣợc trồng trên đất phù sa ven sông thì sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao, ổn định và chất lƣợng quả tốt [9].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đỗ Đình Ca (1995), điều tra giống cây có múi ở vùng Bắc Quang - Hà Giang cho biết vùng này có 16 giống, trong đó có 1 giống cam, 10 giống quýt, 3 giống bƣởi và 2 giống chanh [20].

Nguyễn Đình Tuệ (1996), điều tra, thu thập đƣợc 13 giống quýt, 3 giống cam, 5 giống bƣởi và 2 giống cam sành thuộc một số tỉnh miền núi trung du phía Bắc, nhƣ Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai [25].

Cây có múi là cây có khả năng nhiệt đới hoá tốt nhất, có phổ thích nghi rất rộng, có thể trồng đƣợc ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nƣớc ta, trong sản xuất hiện đang sở hữu rất nhiều giống bƣởi nhƣ: bƣởi Phủ Đoan (Đoan Hùng – Phú Thọ) nhiều nƣớc, hƣơng vị tốt, lột vỏ khó, tép có nhiều xơ; bƣởi Phúc Trạch quả to trung bình, rễ bóc, tép róc, có vị ngọt mát, hƣơng thơm, ít hạt; bƣởi Tân Triều (Biên Hoà); bƣởi Hồng, không hạt Tiền Giang; ở Huế có bƣởi Thanh Trà với chất lƣợng khá tốt, đã từng dùng để tiến vua [10].

Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (1997), tập đoàn cây ăn quả của Viện nghiên cứu Rau quả đã thu thập đƣợc 22 chủng, gồm 170 giống. Trong đó cây có múi gồm 9 giống cam, 12 giống quýt, 8 giống chanh và 5 giống bƣởi (có 1 giống bƣởi nhập nội từ Ai Cập) [7].

Phạm Thị Chữ (1998) đã nghiên cứu tuyển chọn giống bƣởi Phúc Trạch - Hƣơng Khê - Hà Tĩnh đã chọn đƣợc 3 đầu dòng là: M1, M4 và M5 để nhân nhanh ra sản xuất đại trà. Theo tác giả thì giống bƣởi ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, mỗi giống có những đặc điểm riêng biệt và nổi trội, chính những đặc điểm này đã tạo nên đặc sản của mỗi vùng. Nguồn gốc của các giống bƣởi đặc sản phần lớn là do biến dị tạo nên [17].

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam do nhóm tác giả Đào Thị Bé Bảy, Trần Thị Oanh Yến và cộng sự (2004) đã tuyển chọn giống bƣởi Da xanh ở các tỉnh phía Nam cho biết giống bƣởi Da Xanh sinh trƣởng khá mạnh, thời gian ra hoa đầu tiên sau trồng là 25 tháng, ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoa tập trung từ tháng 2 đến tháng 5 và cho thu hoạch tập trung từ tháng 8 đến tháng 12; đã tuyển chọn đƣợc một cá thể mang mã số BDX 30 đề nghị làm cây đầu dòng. Dòng BDX có đặc tính nhƣ sau:

- Dạng tán xoè tròn, phân cành đều, phân bố quả khá đều trên cây.

- Trọng lƣợng quả trung bình của các thể là 1304g, dạng quả hình cầu, vỏ dày 1,99 cm, số hạt trên quả là 26,1 hạt, độ Brix khá cao 11,0% tỷ lệ thịt quả cao 75,8%, con tép róc, có vị ngọt và thơm, năng suất trung bình 3 năm là 160,3 kg/cây/ năm.

- Vỏ quả có mầu xanh vàng, con tép màu đỏ hồng [18].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi thể tam bội có triển vọng tại thái nguyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)