Tuy nhiên, “Thi pháp học nghiên cứu cấu trúc tác phẩm và những hợp thể của các cấu trúc đó: các tác phẩm của một nhà văn, các khuynh hướng văn học, các thời đại văn học thì mới hình thà
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG MAI QUYÊN
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU CHÙM THƠ THU CỦA
NGUYỄN KHUYẾN DƯỚI GÓC ĐỘ THI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên – 2013
Trang 2ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG MAI QUYÊN
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU CHÙM THƠ THU CỦA
NGUYỄN KHUYẾN DƯỚI GÓC ĐỘ THI PHÁP
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt
Mã số: 60140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Hùng
Thái Nguyên – 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới GS.TS Nguyễn Thanh Hùng – người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn và khoa Sau đại học đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành công trình khoa học này
Tác giả luận văn cũng bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn
Tác giả luận văn
Hoàng Mai Quyên
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
Chương 1 THI PHÁP HỌC VÀ DẠY – HỌC 8
1.1 Khái niệm về thi pháp học 8
1.2 Một vài đặc trưng tiêu biểu của thi pháp văn học trung đại Việt Nam 10
1.2.1 Tính ước lệ thẩm mĩ cổ điển 11
1.2.2 Thời gian nghệ thuật và không gian trong văn học trung đại Việt Nam 15
1.2.3 Thiên nhiên trong văn học trung đại Việt Nam 21
1.2.4 Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn chương trung đại 23
1.3 Nét đặc sắc về thi pháp trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến 26
1.3.1 Quan niệm mới về con người trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 26
1.3.2 Một không gian quê mộc mạc thanh bình 30
1.3.3 Cảm thức thời gian tâm trạng đa chiều 32
1.3.4 Nguyễn Khuyến sự kết hợp phức điệu trào phúng với trữ tình 33
1.4 Vận dụng thi pháp học để khám phá giá trị đích thực của tác phẩm văn chương 36
Chương 2 NHỮNG BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU CHÙM THƠ THU DƯỚI GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC 39
2.1 Những tri thức cơ bản về đọc hiểu tác phẩm văn chương 39
2.1.1 Quan niệm về đọc hiểu 39
2.1.2 Nội dung đọc hiểu 40
Trang 52.1.3 Tri thức đọc hiểu 41
2.1.4 Kĩ năng đọc hiểu 42
2.2 Thực trạng và những khuynh hướng dạy đọc hiểu Chùm thơ thu trong trường THPT hiện nay 45
2.2.1 Thực trạng dạy đọc hiểu Chùm thơ thu trong trường THPT hiện nay 45
2.2.2 Những khuynh hướng dạy đọc hiểu Chùm thơ thu trong trường THPT hiện nay 46 2.3 Đọc hiểu Chùm thơ thu theo đặc trưng thi pháp thể loại 47
2.3.1 Cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Khuyến trong Chùm thơ thu 47
2.3.2 Mĩ lệ hóa cảnh vật và ngôn ngữ bình dị trong Chùm thơ thu 48
2.3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật trong Chùm thơ thu 55
2.3.4 Biểu tượng cảm khái về đời và về bản thân tác giả trong Chùm thơ thu 60
2.3.5 Sự kết tình trong cấu trúc Chùm thơ thu 62
2.4 Đổi mới dạy đọc hiểu Câu cá mùa thu dưới góc độ thi pháp 66
2.4.1 Lựa chọn tri thức cho bài Câu cá mùa thu 66
2.4.2 Vận dụng đọc hiểu Câu cá mùa thu để phân tích, bình giá tác phẩm 70
2.4.3 Phát hiện giá trị nhân văn của nội dung nghệ thuật và ý vị nhân sinh trong Câu cá mùa thu 73
2.4.4 Xác định tiến trình đọc hiểu bài thơ Câu cá mùa thu 75
2.4.5 Học sinh phát triển và bổ sung tiến trình đọc hiểu bài thơ 76
2.4.6 Kiểm tra, đánh giá yêu cầu cần đạt 77
Chương 3 Thực nghiệm dạy đọc hiểu Câu cá mùa thu dưới góc nhìn thi pháp 80
3.1 Mục đích thực nghiệm 80
3.2 Địa bàn thực nghiệm 80
3.3 Đối tượng thực nghiệm 80
3.4 Phương pháp tiến hành thực nghiệm 80
Trang 63.5 Tiến trình thực nghiệm 81
3.5.1 Thiết kế giờ dạy đọc hiểu Câu cá mùa thu dưới góc nhìn thi pháp 81
3.5.2 Dạy thực nghiệm 98
3.5.3 Dạy đối chứng 100
3.5.4 Đánh giá thực nghiệm 106
3.5.5 Kết luận về quá trình thực nghiệm 109
KẾT LUẬN 111
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 117
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Đổi mới phương pháp dạy - học là vấn đề đang thu hút được sự quan tâm, chú ý của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung Dạy học văn hướng tới mục đích là HS lĩnh hội tri thức và giá trị văn chương, yêu thích văn học và hình thành một nhân cách sống tốt đẹp Bao trùm lên quá trình tiếp nhận văn chương là hoạt động đọc hiểu Tuy nhiên, nắm được lí thuyết đọc hiểu là một chuyện, áp dụng
nó một cách thành công lại là chuyện khác Đọc hiểu là quá trình nắm vững ý nghĩa của tác phẩm một cách chủ động, tích cực và sáng tạo Muốn thế cần giúp HS tiếp cận tác phẩm theo hướng thi pháp Vì vậy, hướng tiếp cận này mang đặc trưng nghệ thuật và tính văn học của hình thức sáng tạo ngôn từ của tác phẩm
1.2 Thi pháp học là bộ môn khoa học vừa cũ lại vừa mới, vừa xa mà lại gần Cũ
vì nó xuất hiện ở Hi Lạp từ thời cổ đại với công trình Nghệ thuật thơ ca của Aristote Nhưng nó mới và gần gũi vì thi pháp học đã trở thành hướng nghiên cứu chính của văn học từ thế kỉ XX và vẫn đang tiếp tục ở thế kỉ XXI Ở nước ta, từ sau năm 1975, thi pháp học đã có điều kiện phổ biến khắp cả nước và nhanh chóng trở thành cơ sở
lí thuyết được nhiều người vận dụng Tinh thần thi pháp học đang thấm dần trong SGK, trong giờ dạy văn và ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới học đường 1.3 Thơ trữ tình trung đại là một thể loại hay và sâu sắc, tuy nhiên trong quá trình khai thác thể loại này người GV văn vẫn gặp nhiều lúng túng Khó khăn là phải làm sao truyền tải được tư tưởng tải đạo, giáo lí của các nhà Nho xưa trong một hình thức chật hẹp và gò bó của câu chữ, hình ảnh khuôn sáo ước lệ, niêm luật chặt chẽ vốn rất xa lạ với HS ngày nay Hướng dẫn HS đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình trung đại dưới góc nhìn thi pháp có thể coi là một hướng đi khả thi để khắc phục khó khăn trên
1.4 Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Khuyến có một vị trí đặc biệt quan trọng Với hơn tám trăm tác phẩm thơ, câu đối, tác phẩm dịch viết bằng chữ Hán và Nôm, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị cả về nội dung lẫn hình thức đã mang đến cho Nguyễn Khuyến một đời văn bền bỉ và vĩnh hằng Sự xuất hiện của ông đã tạo dựng một vị trí khó có thể thay thế trong làng thơ trung đại Việt Nam
Trang 91.5 Nói đến Nguyễn Khuyến là người ta nghĩ đến Chùm thơ thu, đây là ba bài
thơ đã làm nức danh tên tuổi Nguyễn Khuyến Trong đó Câu cá mùa thu nằm trong Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là bài thơ hay và gần gũi với bạn đọc bởi tác phẩm
đã được tuyển chọn để giảng dạy trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 11 từ nhiều
năm nay Chùm thơ thu vừa là sáng tác tiêu biểu cho một thể loại lớn trong nền văn
học Trung đại Việt Nam đó là thể thơ Nôm Đường luật, lại vừa được Nguyễn Khuyến vận dụng có nhiều sáng tạo trong phong cách và tài hoa thơ nên việc hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ này là vấn đề cần thiết trong nhà trường phổ thông
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh đọc hiểu Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp”
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu đề tài: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu Chùm thơ
thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp học
Từ giữa thế kỷ XX, công việc nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung trên phạm vi toàn thế giới Ở Việt Nam, với chủ trương hội nhập, từ sau Đổi mới đến nay chúng ta đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện công việc ý nghĩa này Sau nhiều nỗ lực nghiên cứu, chúng ta đã nhiều công trình có giá trị
Khái niệm “Thi pháp học” đã xuất hiện ở Hy Lạp từ thời cổ đại với tác phẩm “Poetica” (Nghệ thuật thơ ca) của Aristote Tuy nhiên, “Thi pháp học nghiên cứu cấu trúc tác phẩm và những hợp thể của các cấu trúc đó: các tác phẩm của một
nhà văn, các khuynh hướng văn học, các thời đại văn học) thì mới hình thành vào
đầu thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu - Mỹ và phổ biến khắp thế giới”
[www.Tamtay.vn]
Trên lộ trình du nhập vào Việt Nam, thi pháp học đã chứng kiến sự lao động cật
lực của một đội ngũ các nhà nghiên cứu tâm huyết như: GS Đỗ Đức Hiểu, nhưng
trước hết thi pháp học gắn với tên tuổi của GS.TS Trần Đình Sử, người đã có công giới thiệu thi pháp học vào Việt Nam và vận dụng nó một cách sáng tạo
Trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại, Trần Đình Sử đã nghiên
cứu thi pháp văn học truyền thống một cách nền tảng và sâu sắc trong thế đối sánh với thi pháp học hiện đại Bên cạnh đó, ông còn trình bày thi pháp văn học trung đại
Trang 10ở một số phương diện như: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ trữ tình Trung đại” (40.195), “thời gian nghệ thuật trong thơ” (40.226), “không gian nghệ thuật trong thơ” (40.253)…Từ đó, tác giả cuốn sách nhận định: “Việc nghiên cứu thi
pháp văn học trung đại cho đến nay vẫn chủ yếu tập trung vào việc miêu tả các đặc điểm thi pháp thể loại thơ (vận, luật, ngôn ngữ) Về tính nội dung và tính quy luật hình thức chỉ mới được xem xét bước đầu ở một số phương diện lẻ tẻ…[40.13] Từ nhận định này, chúng tôi nhận thấy cần phải khai thác thi pháp văn học trung đại ở nhiều phương diện khác nhau như thi pháp tác giả, thi pháp ngôn từ, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật…qua đó ứng dụng thi pháp học một cách hiệu quả trong dạy học tác phẩm văn chương
Trong những năm gần đây, đọc hiểu là một thuật ngữ khoa học được giới
nghiên cứu văn học và GV dạy văn đặc biệt quan tâm Từ khi Bộ giáo dục tiến hành cải cách chương trình và SGK Ngữ văn thì giờ học văn đã trở thành giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn Ở Việt Nam, mặc dù lí thuyết đọc hiểu và việc áp dụng lí thuyết này vào dạy học muộn hơn nhiều nước trên thế giới, nhưng đã có một số thành tựu đáng
kể của các nhà khoa học như GS.TS Nguyễn Thanh Hùng, GS Trần Đình Sử, TS Nguyễn Trọng Hoàn…đó là một số nhà nghiên cứu tiêu biểu đã dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu đọc hiểu ở nước ta
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng với một số bài báo và tiểu luận như: Rèn luyện năng lực đọc hiểu, Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hoá cho người đọc… đã khẳng
định vai trò của đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn nói riêng và trong trường phổ thông nói chung Bên cạnh đó, năm 201, GS TS Nguyễn Thanh Hùng đã xuất bản cuốn
sách “Kĩ năng đọc hiểu văn”, cuốn sách đã nêu lên những cơ sở lí luận và thực tiễn
quan trọng của đọc hiểu, đặc biệt là cách thức dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương theo loại thể ở trường trung học Đó là những đóng góp có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hoá vấn đề dạy học văn
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc Ông đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng thơ văn khá đồ sộ bao gồm thơ viết bằng chữ Hán, thơ viết bằng chữ Nôm, câu đối và hát nói…Trong đó, phần thơ viết bằng chữ Nôm là tiêu biểu hơn cả Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của quê hương làng
Trang 11cảnh Việt Nam Trong số những tuyệt bút viết về cảnh sắc thôn quê thì ba bài: Câu cá mùa thu (Thu điếu), Ngâm vịnh mùa thu (Thu hứng), Uống rượu mùa thu (Thu ẩm) đã tạo nên một Chùm thơ thu nức danh nhất trong sự nghiệp thơ ca Nguyễn Khuyến Trong chùm thơ đó, Câu cá mùa thu đã được giới thiệu và đưa vào giảng dạy ở
chương trình SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 và thu hút được đông đảo sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
TS Chu Văn Sơn trong một chuyên đề nghiên cứu có viết: “Cõi riêng của Nguyễn Khuyến, ta thấy không có ở người khác Ông nhào nặn, tái tạo từ những nguyên liệu, vật liệu quen thuộc của cảnh quê, nhưng lại khắc phục những cái thô mộc, quê kệch để làm cho tình cảm trở nên thanh nhã, cao sang hơn.” [33.25] Nhận xét trên đã cụ thể hoá nét đặc sắc về Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến từ chất liệu
miêu tả trong thơ, qua đó khẳng định một chất thơ không lẫn với ai, đó là phong cách quê kiểng mà lại rất thanh cao
Lã Nhâm Thìn trong bài Câu cá mùa thu [ 46.22] đã nhận xét “Câu cá mùa thu thể hiện tài năng bậc thầy về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, ông sành sỏi trong việc
sử dụng ngôn ngữ, phát huy được một cách kì lạ khả năng diễn đạt hết sức tinh tế, chính xác của những từ ngữ rất đỗi nôm na, bình dị…” Dưới cái nhìn của một nhà nghiên cứu văn học trung đại, tác giả bài viết đã thông qua Câu cá mùa thu để cho
bạn đọc thấy tài năng ngôn ngữ thơ Nôm của Nguyễn Khuyến
Tác giả Trần Mạnh Hảo trong một bài nghiên cứu đã viết: “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, như thể ông là tù binh của cần câu, của chính hồn mình đang ở đâu đâu trong trời đất mang mang thiên cổ luỵ” [ 26.24] Đó là nhận xét khái quát về nỗi niềm đầy ẩn ức của Nguyễn Khuyến gửi gắm qua Câu cá mùa thu
Tất cả những công trình trên đều là những tư liệu quý báu để tác giả luận văn tham khảo Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây vẫn còn tản mạn, chưa có một
công trình nào đi vào nghiên cứu giảng dạy bài Chùm thơ thu dưới góc độ thi pháp
Đề tài luận văn của chúng tôi sẽ nhìn Câu cá mùa thu dưới cái nhìn liên văn bản, với
hi vọng sẽ giúp cho việc dạy học bài thơ Câu cá mùa thu đạt hiệu quả, đồng thời là tư
liệu tham khảo cho GV THPT
Trang 123 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Giúp HS tiếp cận Chùm thơ thu qua hệ thống thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả
nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy Đưa lí thuyết đọc – hiểu vào giảng dạy nhằm góp phần bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học của HS
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phục vụ cho quá trình dạy học tác phẩm Câu
cá mùa thu và coi đó là tài liệu tham khảo
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tìm hiểu những cơ sở lí luận và thực tiễn về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Ngữ văn
- Tìm hiểu về thi pháp thơ Nôm Đường luật để soi chiếu vào tác phẩm
- Vận dụng lí thuyết đọc hiểu tác phẩm văn chương trong giờ dạy Chùm thơ thu bằng cách đưa ra nhiều hoạt động đọc phù hợp với sự phát hiện giá trị của tác phẩm
- Đề xuất những hành động đọc phù hợp với ba kĩ năng đọc hiểu tác phẩm
Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp
- Thiết kế giáo án và thực nghiệm sư phạm
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: quá trình dạy đọc hiểu Chùm thơ thu trong
nhà trường THPT dưới góc độ thi pháp
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn vận dụng lí thuyết đọc hiểu và lí luận về thi pháp vào dạy học tác
phẩm Chùm thơ thu
1 Giả thuyết khoa học
Nếu GV có những cách thức hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ Chùm thơ thu của
Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp thì sẽ nâng cao kết quả tiếp nhận giá trị nghệ
thuật và nội dung của giờ đọc hiểu Câu cá mùa thu
Trang 135 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp, biện pháp khoa học sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp tổng hợp, vận dụng lí thuyết
- Phương pháp so sánh, đối chiếu tư liệu
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: quan sát, phiếu trắc nghiệm, dạy học thực nghiệm đối chứng
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Thi pháp học và dạy- học văn
1.1 Khái niệm về thi pháp học
1.2 Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam
1.3 Nét nổi bật về thi pháp trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến
1.4 Vận dụng thi pháp học để khám phá giá trị đích thực của tác phẩm văn
chương
Chương 2: Những biện pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu Câu cá mùa thu
dưới góc nhìn thi pháp
2.1 Những tri thức cơ bản về đọc hiểu tác phẩm văn chương
2.1.1 Quan niệm về đọc hiểu
2.1.2 Nội dung đọc hiểu
2.1.3 Tri thức đọc hiểu
2.1.4 Kĩ năng đọc hiểu
2.2 Thực trạng và những khuynh hướng dạy đọc hiểu Câu cá mùa thu trong
trường THPT hiện nay
2.3 Đọc hiểu Chùm thơ thu theo đặc trưng thi pháp thể loại
2.3.1 Cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Khuyến trong Chùm thơ thu
2.3.2 Mĩ lệ hoá cảnh vật và ngôn ngữ bình dị trong Chùm thơ thu
2.3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật trong Chùm thơ thu
2.3.4 Biểu tượng cảm khái về đời và về bản thân tác giả trong Chùm thơ thu
Trang 142.3.5 Sự kết tình trong cấu trúc Chùm thơ thu
2.4 Đổi mới dạy đọc hiểu Câu cá mùa thu dưới góc độ thi pháp
2.4.1 Lựa chọn tri thức cho bài Câu cá mùa thu
2.4.2 Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Câu cá mùa thu để phân tích, bình giá tác phẩm 2.4.3 Phát hiện giá trị nhân văn của nội dung nghệ thuật và ý vị nhân sinh Câu cá mùa thu
2.4.4 Xác định tiến trình đọc hiểu bài thơ Câu cá mùa thu
2.4.5 Học sinh bổ sung và phát triển tiến trình đọc hiểu bài thơ
2.4.6 Kiểm tra, đánh giá yêu cầu cần đạt
Chương 3: Thực nghiệm dạy học Câu cá mùa thu dưới góc nhìn thi pháp
Trang 15NỘI DUNG Chương 1 THI PHÁP HỌC VÀ DẠY – HỌC 1.1 Khái niệm về thi pháp học
Thi pháp học là một danh từ quen mà lạ Đó là tên gọi một bộ môn cổ xưa nhất
nhưng cũng đồng thời là bộ môn được nghiên cứu sâu rộng trong xã hội hiện đại, thi pháp học đang mang đến cho ngành văn những luồng sinh khí mới Đặc biệt việc dạy
Văn theo tinh thần thi pháp học ở nhiều nước đang ngày càng trở nên phổ biến
Vào những năm 70 của thế kỉ XX đời sống phê bình, lí luận văn học nước ta gần như suy kiệt khả năng sáng tác và khủng hoảng về đường hướng sáng tác văn
học Chính trong thời điểm ấy, sự xuất hiện của thi pháp học hiện đại đã đáp ứng một
cách hiệu quả nhu cầu đổi mới văn học từ hai phía sáng tạo và tiếp nhận Nếu trong một thời gian dài chúng ta quá quan tâm đến nội dung mà coi nhẹ hình thức, tách rời hình thức với nội dung thì thi pháp học lại đặc biệt coi trọng hình thức.Tất nhiên, đó không phải là hình thức thuần tuý mà là hình thức mang tính quan niệm, không phải
là hình thức bị cắt vụn mà là hình thức mang tính chỉnh thể, thống nhất, hệ thống của
cái nhìn độc đáo về cuộc sống Từ phương diện này, thi pháp học đã coi văn học như
một chỉnh thể sống, một sáng tạo nghệ thuật có giá trị văn hoá sâu sắc, luôn mở và động
Muốn xác định và tìm hiểu những yếu tố nội hàm của thi pháp học thì trước hết
ta phải xác định thi pháp học là gì? Có rất nhiều định nghĩa về thi pháp học: Theo viện sĩ M.Khrápchencô “trong thuật ngữ “poetica” nên phân biệt thành hai nghĩa Một là các nguyên tắc thi pháp vốn tồn tại trong văn học và hai là thi pháp học, khoa học nghiên cứu thi pháp” [40.4] Tác giả cũng cho rằng ở châu Âu việc dùng một
thuật ngữ để chỉ vừa đối tượng nghiên cứu, vừa chỉ khoa học nghiên cứu đối tượng
đó đã trở thành thông lệ Ở đây, M.Khrápchencô mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra quan niệm và cái nhìn về bộ môn thi pháp học mà thôi
Viện sĩ Avêrinxép thì nói: “Thi pháp là hệ thống nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, một trường phái, hay cả một thời đại văn học, tức là những gì mà bất cứ nhà văn nào cũng sáng tạo cho mình, bất kể là có ý thức tự giác hay không Một thi pháp
Trang 16như thế đã tồn tại rất lâu đời trong văn học, hàng nghìn năm trước khi có Aristote”
[40, tr.4]
Rõ ràng đã có rất nhiều học giả luận bàn về thi pháp nhưng khi đứng trước câu
hỏi thi pháp học là gì thì câu trả lời lại rất khác nhau Tựu chung lại, có thể tán thành định nghĩa của nhà lí luận văn học Nga V.Girmunski: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là một nghệ thuật” [40,tr.5] Đây là định
nghĩa cô đúc nhất mà các định nghĩa khác chỉ là sự triển khai khác nhau của nó
Có thể hiểu, thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là
chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn,
hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật -
không gian - thời gian, kết cấu - cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội
dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung” Phương pháp chủ yếu của “Thi pháp học” là phương pháp hình thức.[
NEWVIETART.COM]
Ở đây, chúng tôi thống nhất theo khái niệm sau: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp, tức là hệ thống các phương tiện, phương thức, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hoá các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành của thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật” [8, tr.30]
Xét về mặt chỉnh thể văn học mang tính thi pháp, có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ thể, thi pháp tác giả (sáng tác của một nhà văn), thi pháp một trào lưu, thi pháp văn học một thời đại, một thời kì lịch sử…
Xét về các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ…
Từ các định nghĩa trên ta thấy thi pháp học chủ yếu là một lĩnh vực nghiên cứu
về đặc trưng, tổ chức, các phương thức, phương tiện, nguyên tắc làm nên giá trị thẩm
mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản Thi pháp học chỉ chú ý đến những
Trang 17yếu tố thuộc hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật, không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong một tác phẩm
phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính quan niệm” (Trần Đình Sử) Phương pháp chủ yếu của thi pháp học là phương pháp hình thức, chúng ta hiểu phương pháp hình thức là “phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó” (Nguyễn Văn Dân) Dạy Văn theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật của
tác phẩm
Sự phân tích của các khái niệm cuối cùng cũng dẫn đến hai khuynh hướng nghiên cứu quy luật nội tại của một tác phẩm đó là: hình tượng thế giới gồm có không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật và hình tượng tác giả Tác động của hai yếu tố trên tạo nên điểm nhìn nghệ thuật có tác dụng quy định tất cả mọi điều cơ bản của cấu trúc tác phẩm
Vì Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến thuộc thể loại trữ tình nên chúng tôi chỉ
tập trung đi sâu vào nghiên cứu thi pháp học ở khía cạnh hình tượng thế giới và hình tượng tác giả chứ không đi vào phân tích điểm nhìn nghệ thuật
1.2 Một vài đặc trưng tiêu biểu của thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nhân loại và dân tộc, đồng thời đó cũng là một phạm trù lớn của văn học, bên cạnh văn học cổ đại và hiện đại Chính vì vậy đi tìm hiểu thi pháp văn học trung đại cũng là để tìm hiểu thêm
về một thời kì có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn học dân tộc
Văn học trung đại được đặt dấu mốc từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Đây là thời
kì văn học có tầm quan trọng đặc biệt góp phần làm nên diện mạo văn chương, tư tưởng, mĩ học của dân tộc Bởi vậy, nghiên cứu, giáo dục, thưởng thức văn học trung đại là đi vào chiều sâu và bề rộng tư tưởng thẩm mĩ đang chuyển động trong suối nguồn văn học ấy để có thể khám phá, phát hiện một cách khoa học, đúng đắn bản chất, tình cảm thẩm mĩ của bộ phận văn học này
Bên cạnh đó, văn học trung đại còn chiếm một phần không nhỏ trong chương trình trung học phổ thông và chuyên nghiệp, và việc dạy văn học trung đại sao cho
Trang 18thực sự hiệu quả đang là một trong những mục tiêu phấn đấu của người giáo viên Văn Việc áp dụng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng thi pháp sẽ giúp người giáo viên đạt được mục tiêu cần đạt
1.2.1 Tính ước lệ thẩm mĩ cổ điển
Trong xã hội Việt Nam nói chung, ước lệ được coi là một quy ước có tính cộng đồng Ước lệ là cảm nhận riêng của cộng đồng khi cảm nhận thực tại, làm cho sự vật, hiện tượng hiện lên đúng với chiều kích quy ước và đúng với cách hiểu mà xã hội ấy quy định
Văn học bao giờ cũng có tính ước lệ bởi vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống, được thanh lọc qua cái nhìn của nhân vật, qua lăng kính thẩm mĩ của thời đại Có điều ước lệ trong văn học là ước lệ thẩm mĩ, có tính quy ước của các nhà văn trong một thời đại, một dòng văn học nhất định
Đặc trưng ước lệ trong văn học trung đại được hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mĩ của lớp Nho sĩ Hán học Xã hội phong kiến là một xã hội lắm lễ nghi, công thức Xã hội đó bị lễ nghĩa trói buộc nên văn chương tất phải ước lệ Các văn sĩ thời xưa coi lời nói của thánh hiền là chuẩn mực nên văn chương cũng phải đạt đến sự mẫu mực (trong bút pháp, cách dùng từ, sử dụng các điển tích, điển cố…) Văn chương trung đại sáng tác thường để tỏ lòng, nói chí, chức năng chính là để tải đạo sáng tác văn học là hình thức trước thư lập ngôn, nên văn chương ước lệ mới đẹp, mới sang trọng, góp phần vào thể hiện được chức năng giáo
lí và hình thành mẫu người lí tưởng trong xã hội phong kiến Ước lệ thẩm mĩ trong văn học trung đại bao gồm ba tính chất cơ bản: tính uyên bác và cách điệu hoá cao
độ, tính sùng cổ và tính phi ngã
1.2.1.1 Tính uyên bác và cách điệu hoá cao độ
Nếu văn học dân gian được coi là văn chương bình dân thì văn học trung đại lại được gọi là văn chương bác học bởi người sáng tác phải bác học và người tiếp nhận cũng phải bác học, đó là những trí thức Hán học tài hoa, những bậc tao nhân mặc khách Sáng tác trong môi trường ấy ắt văn chương phải có tính thẩm mĩ, uyên bác
Trang 19cao Cả người sáng tác và người tiếp nhận văn chương đều phải thông thuộc kinh sử, điển tích, điển cố, phải có vốn thi liệu phong phú được học tập từ những áng văn bất
hủ của người xưa Văn chương càng uyên bác thì càng có sức hấp dẫn cao
Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Hay:
Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Văn chương của bậc tao nhân mặc khách thường có tính lí tưởng hoá nên thế giới nghệ thuật của các trang văn thời kì này luôn được các nhà văn cách điệu hoá cao
độ Hình tượng nghệ thuật càng được cách điệu hoá cao thì càng đẹp Con người trong văn chương phải đẹp một cách lí tưởng như tóc mây, mày liễu, mặt hoa, tay tiên, vóc hạc….đó là sắc đẹp phi thường:
Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang, Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Cái tài cũng phải phi thường:
Câu cẩm tú đàn anh họ Lý, Nét đan thanh bậc chị chàng Vương
Cờ tiên rượu thánh ai đang,
Trang 20Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm
(Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều)
Tạo vật thiên nhiên đi vào văn chương cũng phải thật quý phái đẹp như: tùng, cúc, trúc, mai…
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương xa khách bước dồn
(Chiều hôm nhớ nhà, Bà Huyện thanh quan)
Thời trung đại, do cảm quan nhận thức bị chi phối sâu sắc bởi các học thuyết Trung Hoa nên các tác giả quan niệm con người không hoàn mĩ bằng tạo hoá, không tài hoa bằng hoá công Vì thế, những gì cần lý tưởng hoá đều phải được so sánh với thiên nhiên, thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của con người
1.2.1.2 Tính sùng cổ
Do quan niệm về thời gian phi tuyến tính nên trong văn chương trung đại các văn sĩ luôn có xu hướng tìm về quá khứ, lấy quá khứ làm chuẩn mực cho cái đẹp, lẽ phải, đạo đức Với họ thời thịnh vượng nhất của các đời vua là thời vua Nghiêu, Thuấn:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phen
( Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi)
Người anh hùng, nghĩa sĩ lí tưởng phải là Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng như
trong “Hịch tướng sĩ”, những kinh nghiệm của cha ông được coi là chân lí có sức toả
sáng muôn đời Văn học vì vậy mà đầy rẫy những điển tích, điển cố Các nhà văn sau thường tập cổ, vay mượn thi liệu, thi tứ, hình ảnh nghệ thuật của các tác giả đời trước:
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Trang 21Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang
Ghét đời U, Lệ đa đoan, Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần
(Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu) 1.2.1.3 Tính phi ngã
Trong xã hội phong kiến nói chung, văn học trung đại nói riêng, ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển Con người được đánh giá trên cơ sở của tầng lớp, giai cấp, dòng họ, địa vị xã hội Con người trong xã hội chỉ được phân ra làm hai bậc là quân tử và tiểu nhân Nguồn gốc của tính phi ngã này là vì văn học trung đại được sản sinh trên cái nền của những quy tắc hết sức nghiêm ngặt trong xã hội chuyên chế phong kiến Chính xã hội ấy đã triệt tiêu cái sáng tạo cá nhân của con người và định hướng họ theo những chuẩn mực nhất định Tính phi ngã ấy được thể hiện ở một vài khía cạnh sau:
Thứ nhất: trong việc sử dụng hình ảnh: Tranh vẽ hay thơ vịnh đều được sáng tạo theo một công thức nhất định: tứ quý, tứ linh…tạo vật thì phải là xuân, lan, thu cúc:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao…
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Con người thì phải là: ngư, tiều, canh, mục:
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
(Chiều hôm nhớ nhà, Bà huyện Thanh Quan )
Thứ hai: tính phi ngã trong xây dựng nhân vật văn chương Nhân vật trong các tác phẩm thường phải là các bậc tài tử, giai nhân nếu không cũng phải là các đấng
Trang 22quân tử, bậc trượng phu, những tiểu thư khuê các (Kim Trọng, Thuý Kiều, Phạm Thái, Trương Quỳnh Như, Quỳnh Nga, Lục Vân Tiên…)
Còn về thể thơ, các tác phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt về niêm luật, vần, số câu, số chữ Tóm lại, các tác giả trung đại phải ẩn cái tôi của mình trong một cái ta chung rộng lớp của xã hội:
Bui có một lòng chung liễn hiếu, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng
(Nguyễn Trãi) Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là văn học trung đại không có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ Càng về giai đoạn cuối thời kì trung đại, khi xã hội phong kiến suy thoái, mục ruỗng thì cũng là lúc ý thức cái tôi bắt đầu len lói, ươm mầm, nảy
nở Một vài tác giả đã không ngần ngại bày tỏ bản ngã đầy cá tính của mình như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…chỉ có điều do vẫn nằm trong ý thức hệ phong kiến nên các cây bút này mới chỉ dám cởi trói cho mình ở một vài khía cạnh như tư tưởng, ngôn ngữ…Đổi mới chưa được coi là phong trào như sau này
1.2.2 Thời gian nghệ thuật và không gian trong văn học trung đại Việt Nam
Như chúng ta đều biết, văn học trung đại là một thành tựu rất quan trọng của văn học Việt Nam Để làm nên thành công và những nét đặc trưng của văn học trung đại yếu tố không thể thiếu là thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật Không gian và thời gian không đơn thuần mang ý nghĩa khách quan mà nó là không gian, thời gian được quan niệm, được gán cho một ý nghĩa nhất định
Trong thi pháp học hiện đại, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc sáng tác và phê bình tác phẩm Hai yếu tố này đã góp phần tạo nên thế giới hình tượng sinh động và phong phú Nó không chỉ thể hiện thế giới vào tác phẩm mà còn biểu đạt những cảm thức, những quan niệm của người viết
Trang 23Thời gian và không gian là hình thức tồn tại của thế giới, của cuộc sống con người Không gì có thể tồn tại ngoài không gian và thời gian Do vậy, mọi cảm nhận
về tồn tại của con người đều gắn liền với cảm nhận không gian và thời gian Con người cảm nhận thời gian từ sự thay đổi của chính mình và của thế giới xung quanh
1.2.2.1 Thời gian nghệ thuật trong thơ trung đại Việt Nam
Điểm nổi bật trong cảm thức thời gian ở thơ ca trung đại đó là vị trí chủ đạo của thời gian thiên nhiên vũ trụ bất biến tĩnh tại Bởi vì, khi lấy thiên nhiên làm bản vị, đạo gia chỉ thấy thiên nhiên vũ trụ là vĩnh hằng, vô hạn, vô thuỷ, vô chung, còn con người, muôn vật đều ngắn ngủi, hữu hạn vô nghĩa Tiêu biểu cho kiểu thời gian này là thơ Thiền:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua xuân trước một nhành mai
(Cáo tật thị chúng, Mãn Giác Thiền Sư)
Ở đây có thời gian luân hồi của hoa rụng rồi nở, có thời gian của đời người một đi không trở lại
Mặt khác, thời gian lịch sử trong thơ tương quan với thời gian vũ trụ Khi nói tới lịch sử là nói tới sự thay thế triều đại, theo quan niệm thời trung đại, mọi hưng vong thành bại đều thuộc mệnh trời, cho nên thời gian lịch sử gắn liền với thời gian
vũ trụ một cách huyền bí Vũ trụ tuần hoàn cũng kéo theo sự tuần hoàn của lịch sử Phạm trù thời gian chỉ được xác nhận trong các khoảng cách lớn: kim - cổ, xưa - nay Các khoảng cách nghìn năm, vạn năm, gợi ra sự bất biến các khoảng thời gian ngắn chưa được chú ý Một biểu hiện dễ nhận thấy nhất trong thời gian lịch sử là các tác giả thường thêm vào những điển tích, điển cố:
Bá Di người rặng thanh là thú Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề
(Thuật hứng, bài 5, Nguyễn Trãi)
Trang 24Một yếu tố nữa là trong văn học trung đại, thời gian con người đã được ý thức trước thực tế tuổi tác, thọ yểu và sự bất lực của con người Thơ ca phần lớn nói cái hữu hạn của đời người sự nhỏ bé của kiếp người Dường như bao trùm lên trang thơ của các thi sĩ là nỗi chán ngán, cảm thức về thời gian tàn tạ, phôi pha:
Nghĩ người trước lòng đau đòi loạn, Kiếp phù sinh ngao ngán những ngày
(Đài Đồng Tước, Nguyễn Du) Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp
độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện quan niệm của nhà văn
về cuộc đời và con người”
1.2.2.2 Không gian nghệ thuật trong thơ trung đại Việt Nam
Cũng giống như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật Không gian nghệ thuật trong văn bản văn học không đơn giản là xác định nơi chốn hay tái hiện những khung cảnh hiện thực mà nó được xác định như một tín hiệu nghệ thuật đặc biệt, là nơi người nghệ sĩ kí thác những tâm sự của mình về thế giới khách quan
Nhìn lại một chặng đường phát triển của văn học trung đại ta nhận thấy: do đời sống của con người lệ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp nên giữa con người và thiên nhiên có một sự gắn bó mật thiết Bên cạnh đó, chủ trương sống hoà vào với thiên nhiên trong tư tưởng Lão Trang đã gieo vào tâm thức của các bậc Nho sĩ trung đại một ý thức rất coi trọng thiên nhiên, do vậy thiên nhiên vừa huyền bí vừa gần gũi với cuộc sống của con người Hầu như các tác phẩm lớn trong văn học trung đại đều có không gian bao la khoáng đạt Về đặc điểm chung thì như vậy nhưng ở mỗi một giai đoạn lại có những chuyển biến khác nhau trong cách thể hiện về không gian
Trang 25Ở giai đoạn đầu các tác giả trung đại tập trung thể hiện một không gian nhàn tản, thoát tục Đặc trưng này được thể hiện trong thơ Thiền, thơ Nguyễn Trãi, thơ ca Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Chọn được đất lành ở thảnh thơi
Lòng quê vui sướng chọn ngày thôi
Có khi lên thẳng đầu non thẳm
Cười lớn âm vang lạnh cả trời
(Ngôn hoài, Không Lộ Thiền Sư)
Ở trong bài thơ Thiền của Không Lộ Thiền Sư ta bắt gặp những ước mơ lên cao mang ý vị siêu thoát, đây cũng là đặc trưng riêng của thơ Thiền
Ở giai đoạn thượng kỳ trung đại, không gian nghệ thuật trong các bài thơ bộc lộ chí hướng là một không gian vũ trụ khoáng đạt, rộng lớn và hoành tráng, mà trong
đó, con người dù nhỏ bé song vẫn cố gắng vươn lên ngang tầm và có khát vọng làm
chủ trời đất, vũ trụ, chinh phục thiên nhiên Phạm Ngũ Lão trong bài thơ Thuật hoài
đã phóng lớn ngọn giáo của mình cho tương xứng với chiều kích của đất nước:
Hoành sóc giang san cáp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
Không gian thiên nhiên là một nơi ẩn mình lý tưởng của nhiều bậc trí thức thời trung đại Chốn quan trường lao xao, nhiều tranh chấp, không thích hợp cho những bậc quân tử nên họ thường tìm về thiên nhiên, sống cuộc sống dân dã, vui thú điền viên để giữ tinh thần luôn được thanh tịnh Không gian thiên nhiên lúc này không còn mang cái vẻ bao la, huyền bí nữa mà nó đã trở thành người bạn thân thiết, tri âm tri
kỷ của thi sĩ:
Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn,
Khách tục không ai bén mảng dần
Trang 26Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn,
Đầy xuân mưa bụi nở hoa xoan
(Mộ xuân tức sự, Nguyễn Trãi)
Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thể hiện quan điểm sống của mình khi lánh đục về trong bằng niềm vui thú lâm tuyền:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao
Cùng với sự sa sút của chế độ phong kiến, cảm xúc không gian của các nhà thơ
ít nhiều cũng đã đổi thay Ta bắt gặp không gian hoang dại tiêu điều trong những tác phẩm của Bà huyện Thanh Quan Không gian ấy luôn được khắc hoạ vào thời điểm buổi chiều, đấy là lúc mà mọi hoạt động của con người dừng lại nhưng cũng là thời điểm không gian sinh hoạt chiếm ưu thế, chim về tổ, trâu về chuồng, con người quây quần bên mâm cơm gia đình Thế nhưng mọi hình ảnh xuất hiện trong thơ Bà huyện Thanh Quan lại gợi cho người ta một cảm giác cô đơn, buồn man mác, một nỗi sầu thiên cổ:
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
(Chiều hôm nhớ nhà, Bà huyện Thanh Quan)
Không gian nghệ thuật là không gian chứa đầy tâm trạng Ở các tác phẩm nổi tiếng, ta thường bắt gặp các nghệ sĩ xây dựng ngoại cảnh để bộc lộ tâm trạng của
nhân vật trữ tình Nguyễn Du là bậc thầy của nghệ thuật này Ông xác định: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nên tuỳ theo tâm trạng vui buồn của nhân vật mà ông
khắc hoạ khung cảnh có khác nhau Tâm trạng Thuý Kiều lúc mới gặp chàng Kim
Trang 27hãy chưa vướng nỗi sầu muộn, hãy còn rất hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng nên không gian hiện lên cũng rất tinh khiết và gần gũi:
Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Đến khi Kiều rơi vào lầu xanh, đã nếm được mùi cay đắng của cuộc đời, tâm trạng chứa đầy nỗi hoang mang, lo sợ và đau khổ thì không gian bao quanh nàng mênh mông, rợn ngợp, dữ dội và đầy đe doạ:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
………
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Một điều dễ nhận thấy là không gian trong Truyện Kiều là một không gian rộng lớn, trải dài đến hút tầm mắt Vũ trụ rộng nhưng trống trải gợi một cảm giác lạnh lẽo, cô đơn đến ghê người
Bàn về không gian nghệ thuật trong văn học trung đại, chúng ta không thể bỏ qua không gian thế tục hoá trong thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương Các tác giả có khi vẫn dùng những thể thơ cũ, vẫn cách diễn đạt cổ điển nhưng không gian trong thơ là không gian sinh hoạt Đó là không gian tĩnh lặng, yên bình bên chiếc thuyền câu để ngồi ngâm ngợi chuyện đời :
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Trang 28Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
(Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến)
Đó còn là sự nuối tiếc cho quang cảnh của làng quê mình khi quá trình đô thị hoá diễn ra quá nhanh:
Sông kia rày đã lên đồng, Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
(Sông lấp, Tú Xương)
Qua những phân tích trên đây ta thấy, không gian nghệ thuật được xây dựng hết sức đa dạng qua các tác phẩm khác nhau Với mỗi ý đồ riêng biệt của từng tác giả mà không gian nghệ thuật có một ý nghĩa nhất định Ý nghĩa đó gắn liền với cách cảm thụ và quan niệm về thế giới của người trung đại
1.2.3 Thiên nhiên trong văn học trung đại Việt Nam
Thiên nhiên được coi là thành phần không thể thiếu trong một tác phẩm văn học của bất kì một thời đại nào Riêng với văn học trung đại, thiên nhiên lại càng được coi trọng bởi quan niệm của tôn giáo xưa là chủ trương sống hoà nhập với thiên nhiên, bên cạnh văn hoá lúa nước cũng giúp con người gắn bó với thiên nhiên hơn Thiên nhiên được coi là linh hồn để làm nên diện mạo của thơ ca Thiên nhiên biểu hiện cảm quan vũ trụ, mĩ cảm và tư tưởng triết học phương Đông của các nghệ sĩ Nho học Con người cảm nhận thiên nhiên như một chủ thể gắn cho thiên nhiên những thuộc tính, đồng thời người ta coi thiên nhiên như một tư liệu để ngụ ý, giáo huấn:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Trang 29Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Từ chỗ coi trọng thiên nhiên người ta đã miêu tả thiên nhiên bằng một thủ pháp đặc biệt là gợi chứ không tả Thiên nhiên trở thành ý niệm tượng trưng chứa đựng tư tưởng, tình cảm, tính chất triết lí của con người:
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua xuân trước một nhành mai
(Cáo tật thị chúng, Mãn Giác Thiền sư)
Một nhành mai ở đây không phải là hoa mai thực mà là cành mai tượng trưng cho thiền tâm bất hoại của một mùa xuân vĩnh viễn
Thiên nhiên có linh hồn nên cũng sang hèn, quân tử tiểu nhân như con người Các nhà thơ xưa không chấp nhận cái thấp hèn, những sự vật tầm thường nên thiên nhiên trong thơ họ luôn là những tạo vật cao sang Các nhà thơ bầu bạn hay tri âm tri
kỷ với thiên nhiên tao nhã, sang trọng như: “Sơn thuỷ yên hoa tuyết nguyệt phong” (Hồ Chí Minh) Họ tự ví mình như cốt cách phong độ của “Mai, lan, cúc, trúc” hay
“Tùng, cúc, trúc, mai”
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
……
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Hay:
Đến trường đào mận ngạt chăn thông, Quê cũ ưa làm chủ trúc thông
(Nguyễn Trãi)
Trang 30Có thể nói thiên nhiên trong thơ trung đại luôn được tái hiện bằng cảm xúc dạt dào, tình cảm sâu lắng của nhà thơ Đọc những câu thơ của các thi sĩ trung đại, ta như được nghe thấy hơi thở, nhịp điệu tâm hồn của các thi sĩ Thiên nhiên đã góp một phần quan trọng vào việc miêu tả tâm hồn trong sáng, cốt cách cao đẹp, phong thái tự tại của chính con người trong chốn gió bụi này
1.2.4 Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn chương trung đại
Dưới ảnh hưởng của các tôn giáo con người và thiên nhiên trong văn học luôn là một thể thống nhất Con người là một tiểu vũ trụ vì thế luôn có mối quan hệ mật thiết với toàn vũ trụ Chính quan niệm này đã chi phối quan niệm nghệ thuật về con người trong văn chương
Trước hết con người cảm thấy giao hoà với thiên nhiên, trời đất có thể đàm tâm được với vũ trụ, khi con người đau khổ thì chỉ có trời đất mới thấu hiểu:
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
(Chinh phụ ngâm, Nguyễn Gia Thiều)
Hay:
Cho hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Mỗi khi thề nguyền con người cũng đến gió trăng, có khi con người còn được
đo theo chiều kích của sông núi:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão)
Trang 31Thiên nhiên là một phần quan trọng trong vũ trụ bởi vậy con người ngưỡng vọng thiên nhiên và lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người
Xã hội trung đại luôn được nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo đức Cho nên con người được nhìn nhận ở phương diện đạo đức luân lý Vì thế, văn chương xưa chia xã hội làm hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu Mục đích, chức năng nổi bật của văn chương xưa là giáo huấn, tải đạo:
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình
Bên cạnh đó, trong văn học trung đại con người phi cá nhân hay phi ngã cũng là hình tượng con người điển hình Nó xuất hiện trong suốt thời kì trung đại nhưng đặc biệt nhiều ở giai đoạn đầu và giữa thời kì trung đại khi xã hội phong kiến còn thịnh trị Lúc này giá trị cá nhân của con người không được xem xét từ bản thân hay phẩm chất mà ở vai trò của cá nhân trong mối quan hệ giai tầng Nói như GS.Trần Đình Sử
là “Đặc điểm chung về quan niệm con người trong thơ trước thế kỉ XVIII là nặng mùi đạo mà nhẹ mùi đời” Con người dù theo trường phái nào dù là đạo Phật, Lão – Trang, hay đạo Nho đều phải tự khẳng định mình nhưng khẳng định bằng cách là hạn chế, chống lại con người cảm tính, sống bằng thân xác tự nhiên của mình Chính vì thế, trong văn chương, từ ứng xử đến tâm tư, từ tình yêu đôi lứa đến tình yêu nước, tất cả đều theo một chuẩn mực chung của xã hội Chẳng hạn như đã là nam nhi thì phải có chí hướng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”:
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão)
Càng về giai đoạn cuối khi xã hội phong kiến bước vào thời kì mục ruỗng, suy
vi thì chất “đời” ngày càng thấm đẫm trong văn học Con người nhục cảm đã xuất hiện trong thơ để khẳng định nhu cầu tự nhiên của con người, tiêu biểu là thơ Hồ Xuân Hương:
Trang 32Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó xù xì múi nó dầy
Quân tử có yêu thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó nhựa ra tay
(Quả mít, Hồ Xuân Hương)
Đặc biệt, thơ ca đã xa dần với khuôn vàng chén ngọc, người ta ít đưa vào thơ hình ảnh ngô đồng, cánh nhạn, càng không thấy những tuyên ngôn trung quân ái quốc như trước, con người cảm thấy hoài nghi trước cuộc đời:
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
(Ngày xuân dặn các con, Nguyễn Khuyến)
Nguyễn Khuyến, Tú Xương đã đánh một dấu mốc quan trọng trong thơ ca trung đại khi hai thi hào đã không ngại ngần phanh phui, mổ xẻ những nhơ nhuốc của xã hội phong kiến nửa thực dân Và đó chính là lúc con người tự ý thức phát triển mạnh nhất:
Sơ khảo khoa này bác cử Nhu, Thực là vừa dốt, lại vừa ngu
Văn chương nào phải là đơn thuốc, Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu
(Bác cử Nhu, Tú Xương)
Có thể khẳng định văn học trung đại đã bước một bước dài X thế kỉ trong lịch
sử văn học dân tộc Và ở mỗi một giai đoạn văn học nhất định văn học lại thể hiện con người ở những khía cạnh khác nhau Dù con người ở địa vị nào thì cũng đi vào văn học một cách chân thực và sống động nhất
Trang 331.3 Nét đặc sắc về thi pháp trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến
Trước Nguyễn Khuyến thơ Nôm Đường luật vẫn mang nặng tính khuôn sáo do ảnh hưởng từ thi pháp của Đường thi Hình tượng nghệ thuật trong thơ vẫn chủ yếu là thiên nhiên Các thi sĩ Nho học vẫn lấy thiên nhiên để nói chí, nói tình Con người xuất hiện trong thơ chủ yếu là các bậc tao nhân mặc khách, chưa thấy xuất hiện nhiều con người thế tục trong thơ Có thể nhận thấy rõ nhất thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến khác với các tác giả khác ở sự khám phá và phát triển đến cao độ các yếu tố đời thường Ông không ngừng đưa vào thơ những thi liệu vốn có trong cuộc sống, trong thiên nhiên như bụi tre, con cá, con trâu, con chó, ngõ nhỏ, một chiều nước lụt…các yếu tố này làm cho thơ làm trở nên chân thật và gần gũi với cuộc đời hơn
1.3.1 Quan niệm mới về con người trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
Trong thơ Nguyễn Khuyến ta thấy ít dần hình tượng con người vũ trụ lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, ta lại càng gần như không thấy xuất hiện những bậc tài tử giai nhân như văn chương thế kỉ trước mà ngược lại ta bắt gặp trong thơ Nôm của ông những con người bình dị, gần gũi và rất thực Con người trong thơ Nguyễn Khuyến có thể chia làm ba tuyến sau:
Thứ nhất đó là thơ tự trào Nguyễn Khuyến làm để tự giễu mình Trước Nguyễn
Khuyến thơ tự trào cũng đã xuất hiện nhưng chưa trở thành ý thức như bây giờ (Giễu mình chưa đỗ, Tự trào, Tự thuật, Ông phỗng đá, Anh giả điếc…)
Thứ hai đó là những con người tích cực trong những vần thơ thù tạc bạn hữu
như những người anh em hàng xóm (Mừng ông lão hàng thịt, Tặng người làng ra làm quan, Lên lão…), tặng bạn thân (Gửi bác Châu Cầu, Khóc Dương Khuê,…), thơ viết cho vợ con (Khuyên vợ cả, Nhất vợ nhì giời, Ngày xuân dặn các con…)
Thứ ba đó là những con người phi đạo đức, ông làm để phê phán bọn quan lại mua danh bán tước, me Tây, gái đĩ, học trò lười, những con người ít thấy xuất hiện
trong văn chương giai đoạn trước (Gửi ông Đốc học Hà Nam, Tiến sĩ giấy, Đĩ cầu Nôm,…)
Trang 341.3.1.1 Con người tự trào
Nguyễn Khuyến là người rất thành thực với lòng mình Bao năm kinh sử dùi, thi
cử thành đạt, cũng như những bậc sĩ phu chân chính ông đau đáu một nỗi lòng ra làm quan để giúp nước Song do hoàn cảnh thời thế không gặp ông vua hiền minh nên mặc dù đã ra làm quan nhưng lúc nào Nguyễn Khuyến cũng ở trong tư thế phải lựa chọn về hay ở:
Như lơ phơ tóc trắng lại làm chi, Muốn về sao chẳng về đi!
(Trở về vườn cũ) Nhìn chung trong thời đại ấy không phải một mình Nguyễn Khuyến buồn mà cả dân tộc đều chìm trong nỗi buồn mất nước Nhưng ngoài nỗi buồn chung ấy, người trí thức phong kiến phải chịu nỗi mất đi hoàn toàn cái vốn liếng tri thức, lí tưởng truyền thống, những cái mà họ vẫn coi là quý giá hơn hết thảy Đó là nỗi đau có ý nghĩa thời đại của những người tri thức mất nước có lương tri và ông cảm thấy mình là con người vô tích sự:
Cờ đang dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
……
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng
(Tự trào) Tác giả cười con người thừa của mình, con người đã hết sứ mệnh lịch sử Nguyễn Khuyến tự cười tức là tự nhận thức về mình và đó là người sống có trách nhiệm với dân tộc Tiếng cười của Nguyễn Khuyến tuy không ác hiểm nhưng vô cùng sâu cay, trong tiếng cười có nước mắt Tuy nhiên, dù là tiếng cười hay nước mắt
Trang 35thì cũng không có gì đối lập, tất cả đều xuất phát từ tấm lòng nhiệt thành với dân với nước của Nguyễn Khuyến
1.3.1.2 Con người bình dị trong những vần thơ thù tặng
Trong thơ Nguyễn Khuyến ta nhận thấy tình người thật đáng quý Một ông tam nguyên ba lần đỗ đầu đất nước là người rất cao quý và được trọng vọng Ấy thế mà trong thơ ông ta thấy không có một khoảng cách nào giữa ông và những người hàng xóm Người ta gọi ông là cụ Tam giản dị, còn ông gọi họ là chú Láo, ông Từ, Bác Châu Cầu, bác Đặng, anh hàng thịt:
Chú Láo bên người lên với tớ, Ông Từ ngõ chợ lễ cùng ta
(Lên lão) Mỗi khi quê hương có thiên tai, tác giả lại lo lắng cho người bạn của mình:
Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay bác ở đâu
(Lụt hỏi thăm bạn) Cách gọi ấy thật bình dân và thân mật biết bao Tình nghĩa xóm làng ấy đằm thắm trong thơ ông, ru ông hòa nhập với cảnh sống nghĩa tình của làng xóm Thơ Nguyễn Khuyến còn là nỗi lòng đồng cảm với cuộc sống khó khăn nghèo khổ của những người dân quê thuở ấy Trong thơ có cái vị mặn của mồ hôi, vị đắng cay của
cơ cực và cả sự bề bộn bức bối của công việc đầu tắt mặt tối quanh năm:
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung
(Chợ Đồng) Trước Nguyễn Khuyến ít thấy tác giả nào làm thơ khóc vợ, nhưng trong cả thơ
và câu đối Nguyễn Khuyến đều dành những vần thơ hay hóm hỉnh về vợ:
Khôn đến mẹ mày là có một,
Trang 36Khéo như con tạo cũng thời hai
(Nhất vợ, nhì giời) Nếu như các tác giả trước đây còn vô tình với cuộc sống, còn kinh viện, sách vở thì Nguyễn Khuyến lại hòa nhập với cảnh đời và có những rung cảm sâu xa Phải chăng thơ Nguyễn Khuyến đã dần trở về với cái nhân bản của văn chương đó là lòng yêu thương cuộc sống, yêu thương con người Tiếng nói nhân bản trong thơ Nguyễn Khuyến là tiếng nói kêu thương, đòi hỏi bức thiết về một cuộc sống ấm no, đầy đủ, tinh thần nhân bản ấy được toát lên từ những con người bình dị mộc mạc
1.3.1.3 Con người phi đạo đức
Đã có một thời người ta mệnh danh Nguyễn Khuyến là nhà thơ trào phúng Ông
có nhiều bài thơ trào phúng với rất nhiều cung bậc từ khôi hài, châm biếm trào lộng đến đả kích phê phán Đối tượng là những sư mô, đĩ bợm, nho sĩ… Nếu như đằng sau tiếng cười chế giễu của nữ sĩ họ Hồ là niềm khao khát đòi quyền sống của con người thì đằng sau tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến là tiếng nói thay đổi xã hội – một
xã hội toàn sự giả dối:
Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe, Nghĩ rằng đồ thật hóa đồn chơi
(Tiến sĩ giấy)
Sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức đã làm bật lên tiếng cười Đạo học của nước ta một thời được tôn vinh là thế đến nay đã bị thực dân Pháp lôi ra diễn lại, thêm nữa là sự rỗng tuếch, háo danh của các sĩ tử đã làm cho cái giá khoa danh nhẹ
và hời Tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến vừa mang tính khá quát vừa mang tính
cụ thể:
Nghĩ rằng ông dại với ông điên, Điên dại sao ông biết lấy tiền,
(Tặng ông đốc học Hà Nam )
Trang 37Từ một cá thể đáng cười Nguyễn Khuyến đã nâng tiếng cười lên, bóc trần cả một xã hội phong kiến thối nát đương thời Chừng nào còn những vị quan tham thì chừng ấy nhân dân nghèo khổ không ngóc đầu lên được Con người phi đạo đức trong thơ Nguyễn Khuyến còn là những me Tây, gái đĩ, những người sẵn sàng bán trôn nuôi miệng, mặt khác tác giả còn gián tiếp phê phán bọn phương Tây sang cướp nước làm ô uế thuần phong mĩ tục đất nước:
Trời đất khéo thương chàng Bạch quỷ, Giang sơn riêng sướng ả hồng nhan
(Lấy Tây) Không còn con người vũ trụ, chẳng còn con người lí tưởng nho học mà chỉ còn con người đời thường Với cái nhìn sâu sắc nhìn thấu tận ngọn nguồn bản chất con người thời đại, Nguyễn Khuyến đã trưng ra trên bề mặt trang thơ của mình hình tượng những con người đời thường chân thực với tình cảm thiết tha, đằm thắm dành cho nhau và con người xã hội đang có sự băng hoại mọi giá trị đạo đức và rỗng toang, rỗng tuếch về cả lí trí và tâm hồn
1.3.2 Một không gian quê mộc mạc thanh bình
Nguyễn Khuyến là nhà thơ thuộc nền văn học trung đại nên ít nhiều thơ ca Nguyễn Khuyến cũng ảnh hưởng thi pháp văn học trung đại Không gian thiên nhiên trong thơ ông vẫn là không gian vũ trụ nhưng lúc này không phải được nhìn từ trên cao với núi Sở, mây Tần, những bức tranh thiên nhiên hoa mĩ mang đậm phong cách Trung hoa mà được nhìn dưới con mắt của một người dân quê bình dị, không gian ấy chính là làng Yên Đổ quê hương của tác giả, nhìn rộng hơn đó chính là làng quê Đồng bằng Bắc bộ lúc bấy giờ
Bước vào không gian thơ của Nguyễn Khuyến ta như tìm thấy những cảnh sắc rất quen thuộc, đó là cảnh lên lão đầy ắp bạn bè, quan hệ giữa con người với con người tạo thành nét đẹp nhân sinh:
Anh em hàng xóm xin mời cả, Giò bánh, trâu heo, cũng gọi là
Trang 38Tị trước Tị này chục lẻ ba, Thuận dòng nước cũ lại bao la
Bóng thuyền thấp thoáng dờ trên vách, Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà…
(Vịnh lụt) Khác với không gian trừu tượng, mang tính ước lệ trong thơ trung đại trước ông hay thơ Đường, không gian thơ của Nguyễn Khuyến được ngắm nhìn từ một tâm hồn gắn bó, nặng lòng quê hương và rung động của thi nhân Không gian trong thơ ông
bình đạm, yên ắng nhưng vẫn phập phồng sự sống và đa chiều Không gian làng quê
trong thơ Nguyễn Khuyến tràn đầy màu sắc ánh sáng Nguyễn Khuyến cảm thức không gian qua các giác quan của một trí tuệ sắc sảo và tâm hồn nghệ sĩ tinh tế Không gian làng quê trong thơ ông vì thế mà như một bức hoạ đồng quê tràn đầy màu sắc và ánh sáng
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe,
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
(Thu ẩm) Nguyễn Khuyến thường tô lên không gian cảnh vật những gam màu lạnh và nhạt Màu lạnh và nhạt thường thấy trong tranh thuỷ mặc Màu cảm xúc mơ
Trang 39màng và nhuốm tâm trạng bâng khuâng man mác Có khi bức tranh linh hoạt đổi màu
từ sáng đến tối hoặc nửa sáng nửa tối gây cảm giác mơ hồ, nhưng lột tả những biến thái tinh vi trong tâm hồn nhà thơ Tâm hồn nhà thơ như chông chênh giữa đôi bờ hư thực Giữa gam màu nhạt ánh sáng u trầm, nhà thơ chen ngang, điểm vài nét loè loẹt, đậm sáng khiến bức tranh linh hoạt, có hồn nhưng ý nghĩa nghệ thuật là gây cảm giác nỗi buồn lan thấm vào cảnh vật
1.3.3 Cảm thức thời gian tâm trạng đa chiều
Tương ứng với không gian nghệ thuật và con người đã trình bày, trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến vẫn tồn tại thời gian vũ trụ và thời gian đời thường Trước hết, ông bộc lộ một thái độ băn khoăn tiếc nuối trước dòng thời gian trôi chảy miên viễn:
Nghĩ lại bực cho dòng nước chảy,
Đi đâu mà chảy cả ngày đêm
Ông tiếc cho nhịp thời gian trôi chảy vô tận bởi vì ông lúc nào cũng sống trong niềm ẩn ức hoài niệm tiếc nuối về một thời quá khứ vàng son của xã hội phong kiến:
Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi, Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
Trang 40Thời gian đời thường trong thơ Nguyễn Khuyến gắn với cuộc sống bình dị Mặc
dù là một bậc quan nhân nhưng khi lui về ở ẩn ông đã trút bỏ mọi danh vọng ở chốn quan trường để làm một người dân quê thực sự Ông lo lắng cho cuộc sống của người dân như lo cho chính cuộc sống của mình vậy:
Mấy năm cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
(Nhà nông than thở) Ông cũng không khỏi lo lắng cho người bạn ở xa khi lũ về:
Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay bác ở đâu
(Lụt hỏi thăm bạn) Thời gian dường như ngưng đọng, bùi ngùi mỗi khi Nguyễn Khuyến trải qua những phút buồn lòng:
Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thuở đăng hoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau
(Khóc Dương Khuê )
Có điều dễ nhận thấy là thời gian đời thường trong thơ Nguyễn Khuyến thường rất cụ thể bằng các trạng từ thời gian như: mấy năm, năm nay, Tị trước Tị này, hai mươi năm Điều này như một tín hiệu nghệ thuật cho thấy tư duy nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến đã tiến dần đến sự hiện đại hóa thơ ca, làm cho thơ gần với đời thực hơn
1.3.4 Nguyễn Khuyến sự kết hợp phức điệu trào phúng với trữ tình
Khẳng định Nguyễn Khuyến là nhà thơ Việt Nam kiệt xuất quả không sai Những người thường nhấn mạnh sắc thái trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến thì coi ông là nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam Còn những người tập trung nghiên