Nguyễn Khuyến sự kết hợp phức điệu trào phúng với trữ tình

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 40 - 43)

Khẳng định Nguyễn Khuyến là nhà thơ Việt Nam kiệt xuất quả không sai. Những ngƣời thƣờng nhấn mạnh sắc thái trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến thì coi ông là nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam. Còn những ngƣời tập trung nghiên

34

cứu, nhấn mạnh cảm hứng phê phán châm biếm của Nguyễn Khuyến thì gọi ông là nhà thơ trào phúng. Mặc dù đó chỉ là sự khác nhau trong khuynh hƣớng tiếp cận và khai thác thơ Nguyễn Khuyến nhƣng chúng ta đều có cảm nhận chung là hai yếu tố trữ tình và trào phúng đƣợc kết hơp nhuần nhuyễn, hài hòa trong thơ ông.

Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, mặc dù mức đả kích sâu cay và tính tập trung, cô đọng khác nhau, song trên phƣơng diện lý tƣởng thẩm mĩ và đặc trƣng nghệ thuật, phải nói đã tạo nên một giọng điệu riêng hết sức độc đáo. Thơ trào phúng có khi vui đùa, châm biếm nhẹ nhàng, bỡn cợt hóm hỉnh: Gặp sư ni, Gái rửa bờ sông... Có khi nhà thơ đả kích trực diện những lối sống rởm đời, những kẻ làm tay sai cho giặc: Tiến sĩ giấy, Hỏi thăm quan Tuần mất cướp, Tặng Đốc học Hà Nam,... Khi khác là tiếng nói cảm thán thƣơng thân và xót xa trƣớc cả một thời đại: Uống rượu ở vườn Bùi, Hoài cổ, Hội Tây,... Chính sự đan xen sắc thái trữ tình và trào phúng một cách uyển chuyển, sinh động trong sáng tác của Nguyễn Khuyến theo nhiều cung bậc trên sẽ dẫn tới sự phức điệu.

Trong thơ trào phúng, chủ thể xác định đƣợc một bộ phận mà tính chất trào phúng dừng lại ở mức độ vui đùa hóm hỉnh. Bài thơ Gái rửa bờ sông là một ví dụ:

Thu vén giang sơn một cắp tròn, Nghìn thu sương tuyết vẫn không mòn.

Biết chăng chỉ có ông Hà bá, Mỉm mép cười thầm với nước non.

Ngay những bài có tính chất vui đùa này, ẩn sau tiếng cƣời trào phúng vẫn là những sắc thái trữ tình nổi bật. Hai yếu tố đó không độc lập với nhau mà gắn bó mật thiết. Có khi chất trữ tình lại đƣợc Nguyễn Khuyến dùng trong thơ trào phúng để đả kích sâu cay về một đối tƣợng nào đó, đọc xong ta cảm thấy rất đáng cƣời nhƣng cái cƣời lại vô cùng chua xót:

35

Dìu dắt liu điu cũng hóa rồng. Cửa Vũ cũng toan loài trắm chép, Đòng đong cân cấn giỗ mồi không.

(Học trò phụ công thầy) Mong muốn học trò của mình nên ngƣời nhƣng vƣớng phải thời buổi đạo Nho đang xuống cấp nghiêm trọng, tác giả bộc lộ niềm thất vọng với đám học trò lƣời biếng của mình. Ông đã khéo léo so sánh hình ảnh cá trắm chép với đòng đong cân cấn để làm bật lên sự đả kích với đám học trò làm thầy mất công, mất sức.

Cái tôi trữ tình góp phần tạo cho thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến có bản sắc độc đáo. Nhận thức ra sự bất lực của chính bản thân và cả lớp ngƣời cùng thế hệ, Nguyễn Khuyến châm biếm, phê phán, chê trách những mặt hạn chế của lớp ngƣời đó. Vì thế trong đối tƣợng bị phê phán kia có chính hình bóng con ngƣời nhà thơ. Khi Nguyễn Khuyến chỉ trích ông phỗng đá bất lực, ngơ ngác trƣớc cuộc đời thì ngay sau đó nhà thơ có sự đồng cảm :

Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác, Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác

(Ông phỗng đá) Khi nêu rõ mâu thuẫn nội tâm đến độ xót xa của anh giả điếc thì đồng thời nhà thơ khẳng định:

Lối điếc ấy sau này em muốn học”

lại còn khao khát, tự trào:

“Điếc như thế ai không muốn điếc

khi châm biếm sâu cay các vị khoa bảng hƣ danh: Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi (Tiến sĩ giấy) thì tác giả liên hệ sâu sắc tới bản thân mình:

36

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng!

(Tự trào) Còn khi Nguyễn Khuyến coi đạo học đƣơng thời thật vô nghĩa thì ông đã khuyên các con rằng:

Sách vở ích gì cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.

(Ngày xuân dặn các con) Hạt nhân của sự phức điệu giữa trào phúng và trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến đó là tình cảm đối với nhân dân, với đất nƣớc của nhà tho. Cƣời giễu, phê phán, than thở cũng vì yêu thƣơng, cảm phục cũng vì yêu thƣơng. Hai loại thái độ, hai loại cảm nghĩ tuy khác nhau nhƣng cùng có chung một gốc đó là cảm hứng thời cuộc. Cảm hứng thời cuộc này lại xuất phát từ một lí tƣởng xã hội cụ thể, nó đƣợc bộc lộ trực tiếp trong thơ trữ tình, còn ở thơ trào phúng nó phảng phất qua những mối liên tƣởng với hiện tƣợng đáng cƣời

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 40 - 43)