Thực trạng dạy đọc hiểu Chùm thơ thu trong trƣờng THPT hiện nay

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 52 - 53)

Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của nền văn học Trung đại Việt Nam. Tuy tán cây ấy không rợp bóng thời gian suốt cả một thế kỉ nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du nhƣng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất Việt, in đậm trong tâm hồn những ngƣời yêu văn chƣơng.

Trong Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, bài Câu cá mùa thu hiện nay đƣợc xếp vào chƣơng trình Ngữ văn THPT lớp 11, tập 1. Qua thực tiễn dạy học bài thơ này, chúng tôi nhận thấy hầu hết GV và HS đều khá hứng thú khi tìm hiểu, sự hứng thú ấy đến từ sự độc đáo trong phong cách tác giả và những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

Là một giáo viên có thực tế dạy học phổ thông, qua quan sát và tìm hiểu bài thơ này tôi nhận thấy có một bộ phận học sinh và giáo viên khá hứng thú, sôi nổi. Dù đã đƣợc sáng tác trong một giai đoạn lịch sử cách đây hàng thế kỉ nhƣng dƣờng nhƣ những vấn đề mà tác giả nêu ra trong Câu cá mùa thu vẫn rất thu hút. Qua bài thơ, ngƣời đọc thấy đƣợc bức tranh quê Việt Nam qua khung cảnh thanh bình của làng quê Đồng bằng Bắc bộ đầy màu sắc, âm thanh. Bài thơ nhƣ điểm thêm một âm thanh trong trẻo vào bản nhạc thơ, gợi lên vẻ đẹp của quê hƣơng đất nƣớc, chính vì vậy đọng lại trong các em suy nghĩ về cuộc sống, tình yêu quê hƣơng xứ sở.

Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian dài dạy và học Câu cá mùa thu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đặc biệt, trƣớc khi Bộ Giáo dục đào tạo chủ trƣơng cải cách SGK và đổi mới phƣơng pháp dạy học Văn thì trọng tâm bài học chỉ chú trọng vào nội dung cảnh thu và tình thu, phần nghệ thuật bị coi nhẹ và đƣợc xem một cách lẻ tẻ không hệ thống. Hiện nay trong xu thế đổi mới phƣơng pháp dạy học, tình hình dạy học văn nói chung và tác phẩm Câu cá mùa thu nói riêng có phần khả quan lên, ngƣời ta đã chú trọng nhiều hơn đến phần nghệ thuật của tác phẩm. Thêm vào đó, đây là một bài thơ thuộc nền văn học trung đại, đƣợc viết theo thể thất ngôn bát cú đƣờng luật nên khi tiếp cận với nó mà chƣa kinh qua thi pháp văn học thì mọi đánh giá về thơ Nguyễn Khuyến đều trở nên lí thuyết. Đặc biệt bài thơ này đƣợc viết trong chỉnh

46

thể chùm, trong khi đó SGK lại không đƣa hai bài Vịnh mùa thuUống rượu mùa thu vào để HS có cái nhìn tổng quát, đối sánh do vậy HS sẽ không có cơ hội cảm nhận hết giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng nhƣ tài năng sáng tạo của Nguyễn Khuyến.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)