Tƣơng ứng với không gian nghệ thuật và con ngƣời đã trình bày, trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến vẫn tồn tại thời gian vũ trụ và thời gian đời thƣờng. Trƣớc hết, ông bộc lộ một thái độ băn khoăn tiếc nuối trƣớc dòng thời gian trôi chảy miên viễn:
Nghĩ lại bực cho dòng nước chảy, Đi đâu mà chảy cả ngày đêm.
(Chơi chùa Lọng Đọi)
Ông tiếc cho nhịp thời gian trôi chảy vô tận bởi vì ông lúc nào cũng sống trong niềm ẩn ức hoài niệm tiếc nuối về một thời quá khứ vàng son của xã hội phong kiến:
Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ, Ấy hồn Thục đế thác bao giờ. Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ. Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
(Cuốc kêu cảm hứng) Có khi đứng giữa thời gian thực tại, nhà thơ lại quay lại tìm về hình bóng đẹp đẽ lộng lẫy của đất nƣớc cũng nhƣ tìm sự bình yên trong tâm hồn mình:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
33
Thời gian đời thƣờng trong thơ Nguyễn Khuyến gắn với cuộc sống bình dị. Mặc dù là một bậc quan nhân nhƣng khi lui về ở ẩn ông đã trút bỏ mọi danh vọng ở chốn quan trƣờng để làm một ngƣời dân quê thực sự. Ông lo lắng cho cuộc sống của ngƣời dân nhƣ lo cho chính cuộc sống của mình vậy:
Mấy năm cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
(Nhà nông than thở) Ông cũng không khỏi lo lắng cho ngƣời bạn ở xa khi lũ về:
Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay bác ở đâu.
(Lụt hỏi thăm bạn) Thời gian dƣờng nhƣ ngƣng đọng, bùi ngùi mỗi khi Nguyễn Khuyến trải qua những phút buồn lòng:
Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng hoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
(Khóc Dƣơng Khuê ) Có điều dễ nhận thấy là thời gian đời thƣờng trong thơ Nguyễn Khuyến thƣờng rất cụ thể bằng các trạng từ thời gian nhƣ: mấy năm, năm nay, Tị trƣớc Tị này, hai mƣơi năm...Điều này nhƣ một tín hiệu nghệ thuật cho thấy tƣ duy nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến đã tiến dần đến sự hiện đại hóa thơ ca, làm cho thơ gần với đời thực hơn.