Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn chƣơng trung đại

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 30 - 33)

Dƣới ảnh hƣởng của các tôn giáo con ngƣời và thiên nhiên trong văn học luôn là một thể thống nhất. Con ngƣời là một tiểu vũ trụ vì thế luôn có mối quan hệ mật thiết với toàn vũ trụ. Chính quan niệm này đã chi phối quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn chƣơng.

Trƣớc hết con ngƣời cảm thấy giao hoà với thiên nhiên, trời đất có thể đàm tâm đƣợc với vũ trụ, khi con ngƣời đau khổ thì chỉ có trời đất mới thấu hiểu:

Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này

(Chinh phụ ngâm, Nguyễn Gia Thiều) Hay:

Cho hay muôn sự tại trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

(Truyện Kiều, Nguyễn Du) Mỗi khi thề nguyền con ngƣời cũng đến gió trăng, có khi con ngƣời còn đƣợc đo theo chiều kích của sông núi:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

24

Thiên nhiên là một phần quan trọng trong vũ trụ bởi vậy con ngƣời ngƣỡng vọng thiên nhiên và lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con ngƣời.

Xã hội trung đại luôn đƣợc nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo đức. Cho nên con ngƣời đƣợc nhìn nhận ở phƣơng diện đạo đức luân lý. Vì thế, văn chƣơng xƣa chia xã hội làm hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu. Mục đích, chức năng nổi bật của văn chƣơng xƣa là giáo huấn, tải đạo:

Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình

Bên cạnh đó, trong văn học trung đại con ngƣời phi cá nhân hay phi ngã cũng là hình tƣợng con ngƣời điển hình. Nó xuất hiện trong suốt thời kì trung đại nhƣng đặc biệt nhiều ở giai đoạn đầu và giữa thời kì trung đại khi xã hội phong kiến còn thịnh trị. Lúc này giá trị cá nhân của con ngƣời không đƣợc xem xét từ bản thân hay phẩm chất mà ở vai trò của cá nhân trong mối quan hệ giai tầng. Nói nhƣ GS.Trần Đình Sử là “Đặc điểm chung về quan niệm con ngƣời trong thơ trƣớc thế kỉ XVIII là nặng mùi đạo mà nhẹ mùi đời”. Con ngƣời dù theo trƣờng phái nào dù là đạo Phật, Lão – Trang, hay đạo Nho đều phải tự khẳng định mình nhƣng khẳng định bằng cách là hạn chế, chống lại con ngƣời cảm tính, sống bằng thân xác tự nhiên của mình. Chính vì thế, trong văn chƣơng, từ ứng xử đến tâm tƣ, từ tình yêu đôi lứa đến tình yêu nƣớc,... tất cả đều theo một chuẩn mực chung của xã hội. Chẳng hạn nhƣ đã là nam nhi thì phải có chí hƣớng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”:

Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão) Càng về giai đoạn cuối khi xã hội phong kiến bƣớc vào thời kì mục ruỗng, suy vi thì chất “đời” ngày càng thấm đẫm trong văn học. Con ngƣời nhục cảm đã xuất hiện trong thơ để khẳng định nhu cầu tự nhiên của con ngƣời, tiêu biểu là thơ Hồ Xuân Hƣơng:

25

Thân em như quả mít trên cây, Vỏ nó xù xì múi nó dầy. Quân tử có yêu thì đóng cọc, Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

(Quả mít, Hồ Xuân Hƣơng)

Đặc biệt, thơ ca đã xa dần với khuôn vàng chén ngọc, ngƣời ta ít đƣa vào thơ hình ảnh ngô đồng, cánh nhạn, càng không thấy những tuyên ngôn trung quân ái quốc nhƣ trƣớc, con ngƣời cảm thấy hoài nghi trƣớc cuộc đời:

Sách vở ích gì cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.

(Ngày xuân dặn các con, Nguyễn Khuyến) Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng đã đánh một dấu mốc quan trọng trong thơ ca trung đại khi hai thi hào đã không ngại ngần phanh phui, mổ xẻ những nhơ nhuốc của xã hội phong kiến nửa thực dân. Và đó chính là lúc con ngƣời tự ý thức phát triển mạnh nhất:

Sơ khảo khoa này bác cử Nhu, Thực là vừa dốt, lại vừa ngu. Văn chương nào phải là đơn thuốc,

Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu.

(Bác cử Nhu, Tú Xƣơng) Có thể khẳng định văn học trung đại đã bƣớc một bƣớc dài X thế kỉ trong lịch sử văn học dân tộc. Và ở mỗi một giai đoạn văn học nhất định văn học lại thể hiện con ngƣời ở những khía cạnh khác nhau. Dù con ngƣời ở địa vị nào thì cũng đi vào văn học một cách chân thực và sống động nhất.

26

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)