Dạy thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 105 - 107)

Bài thơ Câu cá mùa thu đƣợc chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở hai lớp học theo chƣơng trình cơ bản:

 Thực nghiệm lần 1: - Ngày dạy: 14/8/2013 - Tiết dạy: 07

- Lớp dạy: 11A2, trƣờng THPT Nguyễn Huệ - Ngƣời dạy: Hoàng Mai Quyên

- Ngƣời dự giờ: Lê Ngọc Tĩnh, Hồ Mai Hƣơng, Bùi Lƣu Giang  Thực nghiệm lần 2:

- Ngày dạy: 15/8/2013 - Tiết dạy: 07

- Lớp dạy: 11A5, Trƣờng THPT Thái Nguyên - Ngƣời dạy: Nguyễn Hoàng Linh

- Ngƣời dự giờ: Hoàng Mai Quyên, Nguyễn Thu Hƣơng, Trần Thị Ngọc  Thu thập ý kiến đánh giá của trƣờng THPT Nguyễn Huệ:

- Về thiết kế: Giáo án đƣợc soạn khá tỉ mỉ đáp ứng đƣợc mục tiêu bài dạy. Kiến thức rõ ràng, phong phú, chú ý đến việc hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện phong phú của thi pháp học trong bài thơ, vận dụng thi pháp học khám phá vẻ đẹp của Câu cá mùa thu nói riêng, Chùm thơ thu nói chung đồng thời qua đó hiểu đƣợc tấm lòng yêu nƣớc của một vị quan nhân Nguyễn Khuyến. Đề tài có tính khả thi, có thể thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho HS.

- Về hoạt động tổ chức giờ dạy: Sử dụng hình thức đối thoại, giảng bình, đƣa ra câu hỏi đọc hiểu và gợi dẫn hợp lí. HS chủ động, tích cực và phát huy đƣợc khả năng tƣ duy, sáng tạo trong giờ học. Sử dụng phƣơng tiện dạy học hiện đại và phát huy đƣợc tác dụng tích cực. Qua đó cung cấp cho học sinh kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ trung

99

đại cho HS. Có tính khả thi cao, có thể thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho HS

- Về thái độ, hứng thú của HS đối với giờ dạy: HS tham gia học tập hứng thú, sôi nổi và tự giác. Qua gợi dẫn của GV, HS đã chiếm lĩnh đƣợc kiến thức của bài học, thảo luận sôi nổi, nêu đƣợc những cảm nhận riêng về bài thơ. Từ đó chứng tỏ HS hứng thú với cách tiếp cận bài học từ góc độ thi pháp học.

 Thu thập ý kiến đánh giá của trƣờng THPT Thái Nguyên:

- Về thiết kế: Giáo án công phu, tỉ mỉ, đáp ứng mục tiêu bài học. Thiết kế có nhiều mới mẻ về phƣơng pháp

- Về hoạt động tổ chức giờ dạy: GV tổ chức bài giảng hợp lí, gợi dẫn phù hợp, đối thoại cởi mở, thảo luận nhóm và phát huy tính chủ động của HS. Hệ thống tranh ảnh băng hình, tƣ liệu phong phú, gợi đƣợc sự tò mò, lôi cuốn HS khám phá và chiếm lĩnh giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Thái độ, hứng thú của học sinh đối với giờ dạy: HS tham gia học tập hứng thú, sôi nổi và tự giác. Qua gợi dẫn của GV, HS đã chiếm lĩnh đƣợc kiến thức của bài học, thảo luận sôi nổi, nêu đƣợc những cảm nhận riêng về bài thơ. Từ đó chứng tỏ HS hứng thú với cách tiếp cận bài thơ theo hƣớng thi pháp.

 Giáo viên dạy thực nghiệm tự đánh giá

- Thiết kế thể nghiệm mà chúng tôi đƣa ra nhìn chung đã đảm bảo đƣợc nội dung bài học, hƣớng dẫn HS đọc hiểu Chùm thơ thu dƣới góc độ thi pháp học. Qua đó cung cấp cho HS tri thức về thi pháp học, kĩ năng khai thác các yếu tố thuộc về thi pháp nhƣ: không gian, thời gian, ngôn ngữ, nhân vật…trong đó chúng ta đặc biệt chú ý đến cách sử dụng từ ngữ của tác giả.

- Đề tài mà chúng tôi thực hiện hƣớng đến cách khai thác mới mà hiện nay đang đƣợc giới nghiên cứu quan tâm đó là khai thác tác phẩm theo hƣớng thi pháp. Với HS đây là một vấn đề không dễ tiếp cận. Cho nên chúng tôi đã có ý thức đầu tƣ cho bài giảng một cách chu toàn nhất, đồng thời lựa chọn cách diễn đạt dễ hiểu nhất để HS tiếp cận dễ dàng. Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: HS chủ động tích cực tham gia bài học, khả năng phản ứng và tiếp thu tri thức của học sinh khá nhanh và nhạy, phản ứng linh hoạt với các câu hỏi mà giáo viên đƣa ra. Từ đó, chúng tôi

100

nhận định: hƣớng thiết kế giáo án mà chúng tôi đƣa ra phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh. “Hướng dẫn học sinh đọc hiểu Chùm thơ thu dưới góc độ thi pháp” là một đề tài mang tính khả thi cao, đúng đắn và có thể ứng dụng rộng rãi trong dạy học cho chƣơng trình cơ bản, nếu dạy nâng cao thì cần phải đầu tƣ hệ thống câu hỏi nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, để đạt đƣợc một giờ dạy hiệu quả cần phải có sự nỗ lực cao từ cả hai phía GV và HS. Giáo dục trong những năm gần đây thƣờng xuyên đổi mới nên cả HS và GV chƣa thật sự bắt kịp yêu cầu của thời đại. Hơn thế, tiếp cận tác phẩm dƣới góc độ thi pháp là một hƣớng tiếp cận khó, khô khan và mang cả kiến thức lí luận nên mặc dù các em đã lĩnh hội đƣợc tri thức những vẫn gặp không ít khó khăn. Qua sự góp ý chân thành của các giáo viên, chúng tôi sẽ điều chỉnh giáo án để hoạt động dạy đọc hiểu bài thơ đƣợc hiệu quả hơn.

- Với những nhận xét còn mang tính chủ quan, chúng tôi mong rằng thiết kế này sẽ đƣợc áp dụng linh hoạt cho các đối tƣợng học sinh và luận văn sẽ là tƣ liệu tham khảo bổ ích cho các GV khi dạy bài thơ Câu cá mùa thu ở trƣờng Phổ thông.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 105 - 107)