Dạy đối chứng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 107 - 113)

Để so sánh và đánh giá tƣơng đối khách quan chất lƣợng giáo án thể nghiệm và chất lƣợng thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành dạy đối chứng bài thơ Câu cá mùa thu. Chúng tôi tiến hành dạy đối chứng tại lớp 11A3, trƣờng THPT Nguyễn Huệ. Chƣơng trình dạy là chƣơng trình cơ bản và GV lên lớp bằng giáo án đối chứng

- Ngày dạy: 19/8/2013

- Tiết dạy: 07, Đọc văn Câu cá mùa thu

- Lớp dạy: 11A3, Trƣờng THPT Nguyễn Huệ - Ngƣời dạy: Bùi Lƣu Giang

- Ngƣời dự giờ: Lê Ngọc Tĩnh, Hồ Mai Hƣơng, Hoàng Mai Quyên, Trần Thị Ngọc.

101 Tiết 7 Đọc văn

CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu). Nguyễn Khuyến Ngày soạn: 2/8/2012 Ngày dạy: 20/8/2012 A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh:

- Cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân:Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hƣơng đất nƣớc và tâm trạng thời thế.

- Thấy đƣợcc tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, gieo vần, sử dụng từ ngữ…

B. Phƣơng tiện thực hiện. - SGK, SGV ngữ văn 11. - Giáo án.

- Máy chiếu.

C. Cách thức tiến hành.

- Phƣơng pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, nêu vấn đề bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.

D. Tiến trình giờ học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt.

HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK GV: Trình bày những hiểu biết về tác giả?

HS: Trả lời

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả 2. Tác phẩm

102 1. Đọc

GV: Hƣớng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

HS: đọc 2. Xuất xứ

- Em hãy giới thiệu đôi nét về chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?

HS: suy nghĩ, trả lời 3. Thể loại

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật

GV: Điểm nhìm cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy nhà thơ đã bao quát cảnh thu nhƣ thế nào?

HS: suy nghĩ và trả lời

GV: Những từ ngữ hình ảnh nào gợi lên đƣợc nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?

- Xuất xứ

Nằm trong chùm ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm

3. Thể loại.

- Đây là bài thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đƣờng luật.

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật.

4.1. Cảnh thu.

- Điểm nhìn từ trên thuyền câu -> nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời -> nhìn tới ngõ vắng -> trở về với ao thu.

-> Cảnh thu đƣợc đón nhận từ gần -> cao xa -> gần. Cảnh sắc thu theo nhiều hƣớng thật sinh động.

- Mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:

+ Màu sắc: Trong veo, sóng biếc, xanh ngắt

+ Đƣờng nét, chuyển động: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng.

-> Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xƣa.

103 GV: Hãy nhận xét về không gian

thu trong bài thơ qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh?

GV:

Nhan đề bài thơ có liên quan gì đến nội dung của bài thơ không? Không gian trong bài thơ góp phần diễn tả tâm trạng nhƣ thế nào?

"Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo" ( Xuân Diệu ).

- Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn: + Vắng teo

+ Trong veo Các hình ảnh đƣợc miêu tả + Khẽ đƣa vèo trong trạng thái ngƣng + Hơi gợn tí. chuyển động, hoặc chuyển + Mây lơ lửng động nhẹ, khẽ.

- Đặc biệt câu thơ cuối tạo đƣợc một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo -> không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngƣợc lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật -> Thủ pháp lấy động nói tĩnh.

4.2.Tình thu.

- Nói chuyện câu cá nhƣng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng.

+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần + Một sự chờ đợi: Lâu chẳng đƣợc.

+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động.. - Không gian thu tĩnh lặng nhƣ sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.

-> Nguyễn khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nƣớc, một tấm lòng yêu nƣớc thầm kín mà sâu sắc.

104 -GV: Em hãy cho biết cách gieo

vần trong bài thơ có gì đặc biệt? cách gieo vần ấy cho ta cảm nhận về cảnh thu nhƣ thế nào?

HS: Suy nghĩ và trả lời

HS đọc phần ghi nhớ SGK

III: Củng cố bài học. - Đọc diễn cảm bài thơ. - Đọc thuộc lòng bài thơ.

- Em hãy nếu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

4.3. Đặc sắc nghệ thuật.

- Cách gieo vần đặc biệt: Vần " eo "(tử vận) khó làm, đƣợc tác giả sử dụng một cách thần tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.

- Lấy động nói tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phƣơng Đông.

III. Ghi nhớ. - SGK.

IV. Củng cố.

- Về nội dung: Vẻ đẹp của mùa thu làng cảnh Việt Nam. Cảnh thu đẹp nhƣng buồn và tĩnh lặng. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hƣơng đất nƣớc và tâm sự thời thế của tác giả.

- Về nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đƣờng luật, cách gieo vần không chỉ là hình thức chơi chữ mà dùng để diễn đạt nội dung. Từ ngữ và hình ảnh thơ và mang đậm chất dân tộc.

4. Hƣớng dẫn về nhà.

- Đọc lại văn bản. Đọc diễn cảm. Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm nội dung bài học.

- Soạn bài theo phân phối chƣơng trình  Thu thập ý kiến đánh giá:

- Về thiết kế: Thiết kế trình bày rõ ràng, đáp ứng đƣợc mục tiêu bài học. Định hƣớng HS phát hiện đƣợc vẻ đẹp của cảnh thu miền Bắc nƣớc ta. Có triển khai đọc hiểu từ góc độ thi pháp học.

105

- Về hoạt động tổ chức giờ dạy: Tổ chức thời gian hợp lí, đƣa ra câu hỏi sát với nội dung bài học, số câu hỏi nhằm phát huy sáng tạo và khả năng phát hiện vấn đề còn hạn chế. GV không phát phiếu học tập chuẩn bị từ nhà và không giới thiệu cho HS một cách khái quát về thi pháp thơ Nôm Nguyễn Khuyến, bài soạn còn sơ sài, kiến thức chƣa sâu. Cần cung cấp thêm một số tranh ảnh tƣ liệu về Nguyễn Khuyến và cảnh quê đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt chƣa có sự liên hệ giữa ba bài thơ để làm nổi bật phong cách thơ Nguyễn Khuyến.

- Thái độ, hứng thú của học sinh với giờ dạy:

Học sinh có tham gia phát biểu ý kiến nhƣng vẫn còn rụt rè chƣa sôi nổi bởi câu hỏi gợi dẫn ít ỏi. Do vậy, các em chƣa thực sự phát huy tối đa tính tích cực chủ động, nhìn chung các em hiểu bài nhƣng chƣa thực sự hứng thú với bài học.

 GV dạy đối chứng tự đánh giá:

Bài soạn đã đáp ứng đƣợc mục tiêu bài học, tổ chức dạy học hợp lí, cung cấp những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Tuy nhiên, cách thức mà chúng tôi gợi dẫn chƣa thực sự phát huy đƣợc hiệu quả: chƣa chú ý nhiều hơn đến câu hỏi đọc hiểu, câu hỏi phát huy tính chủ động sáng tạo ở HS. Chƣa đƣa hệ thống tranh ảnh vào giờ dạy. Do vậy, HS có nắm đƣợc bài nhƣng chƣa thực sự hứng thú. Qua sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và mức độ nhận thức của HS, chúng tôi sẽ điều chỉnh giáo án sao cho phù hợp.

 Nhận xét của tác giả luận văn về giờ dạy đối chứng:

Qua việc dự giờ, đánh giá tiết dạy đối chứng một tiết đọc văn Câu cá mùa thu

của Nguyễn Khuyến chúng tôi nhận thấy:

GV đã có ý thức soạn bài lên lớp đầy đủ, nghiêm túc, học sinh soạn bài tỉ mỉ, rõ ràng. GV có ý thức đối thoại với HS cởi mở, tổ chức giờ dạy nghiêm túc. Tuy nhiên, GV chƣa thực sự chủ động trong quá trình lên lớp, còn bị phụ thuộc vào thời gian, giáo án. Kết thúc mỗi một nội dung bài hoc, GV chƣa chốt lại vấn đề.

Bên cạch đó, giáo án thể nghiệm chƣa khai thác đƣợc những yếu tố thuộc về thi pháp trong giờ dạy. GV cần đƣa ra nhiều câu hỏi hơn, cụ thể và sâu sắc hơn để HS có thể nắm đƣợc tri thức một cách tối đa. Từ quá trình dự giờ thể nghiệm chúng tôi

106

nhận thấy mức độ hứng thú với giờ học của HS chƣa cao, kĩ năng đọc hiểu và thái độ học tập cần đƣợc nâng cao hơn.

Qua quá trình dạy học thực nghiệm và dạy học đối chứng, chúng tôi nhận thấy đề tài luận văn của chúng tôi có tính khả thi và đáp ứng phần nào mục đích dạy học văn bậc THPT đó là cung cấp tri thức nền tảng, tri thức công cụ và tri thức phƣơng pháp để học sinh có khả năng tự đọc, tự học, độc lập và sáng tạo.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)